- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
TÀI LIỆU XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 THCS NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 121 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Ma trận đề kiểm tra
a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra
- Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
- Một ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương.
- Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng.
b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra
Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:
Tên Bảng ma trận- Ký hiệu (nếu cần)
- Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)
+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần
+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)
Dạng thức câu hỏi
Lĩnh vực kiến thức
Cấp độ/thang năng lực đánh giá
Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra
- Các thông tin hỗ trợ khác
c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:
Mục tiêu đánh giá (objectives)
Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
Tổng số câu hỏi
Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
Các lưu ý khác…
d. Ví dụ minh họa mẫu ma trận đề kiểm tra
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
a. Khái niệm bản đặc tả
Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.
Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.
b. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra
Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau:
(i) Mục đích của đề kiểm tra
Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):
Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá.
Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
Nhận biết sự khác biệt giữa người học với người học.
Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học.
(ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá
Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học.
Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom...
(iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra
Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.
(iv). Cấu trúc đề kiểm tra
Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.
Ví dụ minh họa mẫu bảng đặc tả đề kiểm tra
3. Một số lưu ý đối với việc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và tự luận
3.1. Vai trò của trắc nghiệm
Trắc nghiệm trong giảng dạy được xem như một công cụ để thực hiện các phép đo lường, đánh giá trình độ, năng lực cũng như kết quả học tập của người học. Mặc dù không phải là một phương pháp đánh giá trực tiếp, trắc nghiệm được sử dụng từ rất lâu đời và rộng rãi trong lịch sử giáo dục và dạy học, nhờ sự thuận tiện và tính kinh tế, cũng như việc dễ dàng can thiệp bằng các kỹ thuật phù hợp nhằm tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của thông tin về người học mà trắc nghiệm mang lại.
Để hình thành nên một bài trắc nghiệm, chúng ta cần có các câu hỏi, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm thu thập thông tin chi tiết về từng kiến thức, kỹ năng, hay từng khía cạnh năng lực cụ thể mà người học làm chủ. Người ta chia các loại hình câu hỏi trắc nghiệm thành hai nhóm: khách quan và chủ quan. Câu trắc nghiệm khách quan là những câu hỏi mà việc chấm điểm hoàn toàn không phụ thuộc chủ quan của người đánh giá cho điểm. Một số dạng thức điển hình của câu trắc nghiệm khách quan như câu trả lời Đúng/Sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết. Ngược lại, chúng ta có một số loại hình câu hỏi mà kết quả đánh giá có thể bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm điểm. Điển hình cho nhóm này là các loại câu hỏi tự luận: câu hỏi mà người học phải tự mình viết ra phần trả lời, thay vì chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn.
Mặc dù có sự khác biệt như vậy về mức độ khách quan của đánh giá, nhưng không vì thế mà nhóm câu hỏi này được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn nhóm câu hỏi kia. Cả hai nhóm câu trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những điểm mạnh riêng, và chúng ta cần có đủ hiểu biết về mỗi loại hình câu hỏi để có thể khai thác sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
XÂY DỰNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 THCS
Phần I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN NGỮ VĂN 6,7,8,9 THCS
Phần I.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Ma trận đề kiểm tra
a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra
- Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
- Một ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương.
- Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng.
b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra
Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:
Tên Bảng ma trận- Ký hiệu (nếu cần)
- Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)
+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần
+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)
Dạng thức câu hỏi
Lĩnh vực kiến thức
Cấp độ/thang năng lực đánh giá
Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra
- Các thông tin hỗ trợ khác
c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:
Mục tiêu đánh giá (objectives)
Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
Tổng số câu hỏi
Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
Các lưu ý khác…
d. Ví dụ minh họa mẫu ma trận đề kiểm tra
2. Bản đặc tả đề kiểm tra
a. Khái niệm bản đặc tả
Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.
Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.
b. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra
Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau:
(i) Mục đích của đề kiểm tra
Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):
Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá.
Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
Nhận biết sự khác biệt giữa người học với người học.
Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học.
(ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá
Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học.
Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom...
(iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra
Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.
(iv). Cấu trúc đề kiểm tra
Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.
Ví dụ minh họa mẫu bảng đặc tả đề kiểm tra
3. Một số lưu ý đối với việc viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và tự luận
3.1. Vai trò của trắc nghiệm
Trắc nghiệm trong giảng dạy được xem như một công cụ để thực hiện các phép đo lường, đánh giá trình độ, năng lực cũng như kết quả học tập của người học. Mặc dù không phải là một phương pháp đánh giá trực tiếp, trắc nghiệm được sử dụng từ rất lâu đời và rộng rãi trong lịch sử giáo dục và dạy học, nhờ sự thuận tiện và tính kinh tế, cũng như việc dễ dàng can thiệp bằng các kỹ thuật phù hợp nhằm tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của thông tin về người học mà trắc nghiệm mang lại.
Để hình thành nên một bài trắc nghiệm, chúng ta cần có các câu hỏi, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm thu thập thông tin chi tiết về từng kiến thức, kỹ năng, hay từng khía cạnh năng lực cụ thể mà người học làm chủ. Người ta chia các loại hình câu hỏi trắc nghiệm thành hai nhóm: khách quan và chủ quan. Câu trắc nghiệm khách quan là những câu hỏi mà việc chấm điểm hoàn toàn không phụ thuộc chủ quan của người đánh giá cho điểm. Một số dạng thức điển hình của câu trắc nghiệm khách quan như câu trả lời Đúng/Sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền khuyết. Ngược lại, chúng ta có một số loại hình câu hỏi mà kết quả đánh giá có thể bị ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người chấm điểm. Điển hình cho nhóm này là các loại câu hỏi tự luận: câu hỏi mà người học phải tự mình viết ra phần trả lời, thay vì chọn câu trả lời từ các phương án cho sẵn.
Mặc dù có sự khác biệt như vậy về mức độ khách quan của đánh giá, nhưng không vì thế mà nhóm câu hỏi này được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn nhóm câu hỏi kia. Cả hai nhóm câu trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những điểm mạnh riêng, và chúng ta cần có đủ hiểu biết về mỗi loại hình câu hỏi để có thể khai thác sử dụng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
3.2. Phân loại các dạng thức câu hỏi kiểm tra đánh giá
3.3. So sánh trắc nghiệm khách quan với tự luận
Trắc nghiệm khách quan | Tự luận |
Chấm bài nhanh, chính xác và khách quan. | Chấm bài mất nhiều thời gian, khó chính xác và khách quan |
Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. | Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra. Cách chấm bài duy nhất là giáo viên phải đọc bài làm của học sinh. |
Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn. | Mất nhiều thời gian để tiến hành kiểm tra trên diện rộng |
Biên soạn khó, tốn nhiều thời gian, thậm chí sử dụng các phần mềm để trộn đề. | Biên soạn không khó khăn và tốn ít thời gian. |
Bài kiểm tra có rất nhiều câu hỏi nên có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức và kĩ năng của học sinh, tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ. | Bài kiểm tra chỉ có một số rất hạn chế câu hỏi ở một số phần, số chương nhất định nên chỉ có thể kiểm tra được một phần nhỏ kiến thức và kĩ năng của học sinh, dễ gây ra tình trạng học tủ, dạy tủ. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!