Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Tăng cường kiểm tra nội bộ để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đặt vấn đề
Cơ sở khoa học và mục đích của vấn đề nghiên cứu
Từ một phó hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở được điều động về làm hiệu trưởng trường tiểu học bên cạnh khó khăn về đối tượng cũng như nội dung chương trình giáo dục có nhiều điểm khác với cấp học THCS thì khó khăn lớn nhất đối với tôi là đội ngũ giáo viên rất quen với nếp quản lý của ban giám hiệu cũ có tính chất sự vụ hành chính là chủ yếu, tức là hiệu trưởng thông báo các chủ trương nhiệm vụ đến các thành viên trong nhà trường, các thành viên tự giác thực hiện và báo cáo kết quả đạt được cho hiệu trưởng. Vì vậy giáo viên làm việc thiếu tích cực, hình thức và có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chất lượng dạy và học chưa cao, trường chỉ được xếp loại khá trong huyện.
Làm thế nào để phát huy được tiềm năng của mỗi thành viên thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng giao dục toàn diện là điều tôi trăn trở. Tôi đã suy nghĩ tới nhiều giải pháp: Tổ chức lại bộ máy nhân sự, tăng cường dạy 8 buổi/ tuần, thi đua động viên khen thưởng… nhưng một trong những giải pháp được tôi chú ý là tăng cường kiểm tra nội bộ bởi theo những lý luận về công tác quả lý thì kiểm tra không những là chức năng của nhà quả lý mà còn là biện pháp của quản lý. Kiểm tra là một phương thức thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy định đã dự kiến trước hay không. Chỉ rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể , những lệch lạc sai phạm phải được kịp thời uốn nắn. Kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động của nhà trường, không kiểm tra coi như không quản lý và hậu quả sẽ nghiêm trọng. Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao, người quản lý sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, có biện pháp kịp thời giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm học 2009 – 2010 và tiếp theo năm học 2010 – 2011 Bộ giáo dục đã triển khai chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản công tác kiểm tra nội bộ, coi đây là một trong những biện pháp góp phần đổi mới quản lý.
Đặt vấn đề
Cơ sở khoa học và mục đích của vấn đề nghiên cứu
Từ một phó hiệu trưởng của trường Trung học cơ sở được điều động về làm hiệu trưởng trường tiểu học bên cạnh khó khăn về đối tượng cũng như nội dung chương trình giáo dục có nhiều điểm khác với cấp học THCS thì khó khăn lớn nhất đối với tôi là đội ngũ giáo viên rất quen với nếp quản lý của ban giám hiệu cũ có tính chất sự vụ hành chính là chủ yếu, tức là hiệu trưởng thông báo các chủ trương nhiệm vụ đến các thành viên trong nhà trường, các thành viên tự giác thực hiện và báo cáo kết quả đạt được cho hiệu trưởng. Vì vậy giáo viên làm việc thiếu tích cực, hình thức và có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, chất lượng dạy và học chưa cao, trường chỉ được xếp loại khá trong huyện.
Làm thế nào để phát huy được tiềm năng của mỗi thành viên thúc đẩy các hoạt động giáo dục trong nhà trường để không ngừng nâng cao chất lượng giao dục toàn diện là điều tôi trăn trở. Tôi đã suy nghĩ tới nhiều giải pháp: Tổ chức lại bộ máy nhân sự, tăng cường dạy 8 buổi/ tuần, thi đua động viên khen thưởng… nhưng một trong những giải pháp được tôi chú ý là tăng cường kiểm tra nội bộ bởi theo những lý luận về công tác quả lý thì kiểm tra không những là chức năng của nhà quả lý mà còn là biện pháp của quản lý. Kiểm tra là một phương thức thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn, quy định đã dự kiến trước hay không. Chỉ rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể , những lệch lạc sai phạm phải được kịp thời uốn nắn. Kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt đối với các hoạt động của nhà trường, không kiểm tra coi như không quản lý và hậu quả sẽ nghiêm trọng. Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao, người quản lý sẽ đánh giá đúng từng giáo viên, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, có biện pháp kịp thời giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Năm học 2009 – 2010 và tiếp theo năm học 2010 – 2011 Bộ giáo dục đã triển khai chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” đã thôi thúc tôi đi sâu nghiên cứu và thực hiện một cách bài bản công tác kiểm tra nội bộ, coi đây là một trong những biện pháp góp phần đổi mới quản lý.