Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
TÌM HIỂU THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC HUẾ (Nguyễn Phú Yên) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 31 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

TÌM HIỂU THANG ÂM NGŨ CUNG
TRONG ÂM NHẠC HUẾ

Nguyễn Phú Yên

Thang âm và điệu thức là yếu tố cơ bản và nổi bật trong mỗi nền âm nhạc của
một dân tộc hoặc một cộng đồng cư dân có thể trải dài trên một địa bàn rộng
lớn. Có thể nói đó chính là ngôn ngữ âm nhạc của mỗi dân tộc, thể hiện lối sáng
tạo trong tư duy nghệ thuật của dân tộc đó. Chính vì vậy đó là chủ đề được
nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc từ cổ đại đến hiện đại quan tâm và tìm hiểu, từ
nguyên lý hình thành đến cách cấu tạo thang âm và điệu thức, từ đó xây dựng
nền tảng lý thuyết âm nhạc và nhạc luật cho một dân tộc.
I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC THANG ÂM TRONG LỊCH SỬ ÂM NHẠC.
Âm nhạc xuất hiện khi đời sống loài người hình thành, từ dạng cổ sơ với các bộ
tộc sinh sống ở khắp các châu lục. Thế giới âm thanh và tiếng động bao quanh
chúng ta. Người ta lắng nghe âm thanh của thiên nhiên như tiếng rì rào của lá cây
trong gió, tiếng chim kêu trong đại ngàn, tiếng sấm rền như tiếng trống, tiếng rì rào
êm dịu của dòng nước... và mô phỏng nó bằng những dụng cụ thô sơ nhất là những
vật dụng trong đời sống. Đó là chiếc kèn từ ống xương, chiếc tù và bằng sừng con

thú, tiếng sáo từ cây lau sậy hoặc âm thanh của đá hoặc kim loại khi gõ vào... Và
nhạc cụ hình thành như thế, ngay từ thời tiền sử.
Ở thời Hy Lạp cổ đại, Pythagore (582-493 trước CN) đã phát hiện "ngũ độ tương
sinh" hay còn gọi là vòng quãng 5, tức là các âm bậc lần lượt theo quãng 5 từ thấp
lên cao. Thời ấy người Hy Lạp thường dùng ít âm bậc, sau đó đến thế kỷ thứ 8, thứ
7 trước CN mới hoàn thành thang âm thất cung là mi fa sol la si do re. Đến thế kỷ
thứ 4 trước CN thì Aristoxene mới phát hiện nguyên lý thang 12 âm luật điều hòa.
Ả Rập cổ đại đã dùng quãng 4 đúng để xây dựng thang 17 tiểu âm, còn Ấn Độ cổ
đại cũng đã phát hiện thang 22 tiểu âm (sruti), từ đó hình thành thang âm do re mi
fa sol la si.
Thời cận đại, khoảng năm 1691, nhà lý luận người Đức Andreas Werckmeister
(1645-1706) đề xuất thang 12 âm bình quân luật được vận dụng phổ biến cho đến
ngày nay.
Ở Trung Hoa, từ khoảng năm 2500 trước CN có học giả Linh Luân đã sáng chế hệ
thống ngũ cung mà mỗi tên tượng trưng cho mỗi giai cấp trong xã hội, từ vua cho
tới dân. Truyền thuyết kể rằng Linh Luân trong khi thổi những ống trúc đã chú ý
đến tương quan giữa chiều dài các ống trúc và âm thanh phát ra. Ông nhận thấy từ
ống trúc đầu tiên có một âm thanh, nếu cắt ống thứ hai thành hai phần ba thì sẽ có
một quãng 5. Cứ như thế đối với ống trúc thứ ba, thứ tư, thứ năm... thì ông có một
vòng quãng 5. Các âm đó tạo thành thang âm ngũ cung (đây chỉ là quy luật ngũ
cung chứ chưa phải là nhạc ngũ cung). Các nhà âm nhạc học đã tìm thấy thang âm
ngũ cung này trong nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Nhật Bản, các nước
châu Á cho đến nước Mỹ, vùng Groenland và cả ở châu Âu nữa. Có phải đây là nét
đặc thù của âm nhạc phương Đông chăng vì ở các nước này thang âm này xuất
hiện nhiều hơn? Hay là thang âm ngũ cung là sự kéo dài của một hệ thống tam âm
mà hiện chúng ta còn tìm thấy ở những bộ tộc nguyên thủy ở châu Phi và châu
Mỹ?
Vào năm 1058 trước CN, triều đình nhà Chu ở Trung Hoa đã thành lập Bộ Lễ nhạc
và đã sử dụng năm âm cung thương giốc chủy vũ để hình thành thang âm ngũ
cung. Hệ thống lễ nhạc cung đình nhà Chu trở thành mẫu mực cho lễ nhạc cung
đình Trung Hoa mà sau này gọi là nhã nhạc. Thời Chiến quốc (thế kỷ 4 trước CN),
Quản Tử cũng phát hiện luật "tam phân tổn ích" tương tự ngũ độ tương sinh. Thời
Hán Nguyên đế (thế kỷ I trước CN) Khổng giáo được khôi phục, nhã nhạc đã trở
thành luật, song nhã nhạc thời Chu đã thất truyền nên phải sáng chế nhã nhạc mới
từ âm nhạc dân gian và cả âm nhạc ngoại tộc. Kinh Phòng (77-37 trước CN) phát

hiện luật về âm sai cổ đại và tính đến 60 luật. Còn Tiền Lạc Chi, khoảng thế kỷ thứ
5, lại đẩy giới hạn đến 360 luật.
Ở Nhật Bản, thời kỳ Nara (553-794) chứng kiến sự xác lập nhà nước quân chủ
cùng với sự du nhập đạo Phật và âm nhạc lục địa vào Nhật Bản. Năm 645, theo

lệnh hoàng đế Mommu đã thành lập bộ phận chuyên trách âm nhạc gọi là gagaku-
ryo, gồm hơn 400 nhạc công và vũ công. Năm 701, âm nhạc cung đình được nhập

từ Trung Hoa và Triều Tiên, nhà nước đã thành lập Văn phòng âm nhạc cung đình
trông coi và sử dụng hàng trăm nhạc công và vũ công nước ngoài. Năm 736, các
giáo sĩ Ấn Độ và Chămpa mang đến Nhật Bản phong cách âm nhạc Ấn Độ và
Đông Nam Á. Năm 746 âm nhạc cung đình Nhật Bản có thêm bộ phận âm nhạc
Bokkaigaku của những người di dân từ quốc gia Bokkai. Đến thời kỳ Heian (794-
1185) là thời thịnh trị nhất của âm nhạc cung đình Nhật Bản. Suốt thế kỷ tiếp theo
loại nhạc này được biểu diễn thường xuyên. Từ thế kỷ 14, Nhật có hơn 200 năm
loạn lạc, âm nhạc vì thế cũng bị suy thoái, tuy vậy nhờ bộ sách của Toyohara mà
hệ thống lý thuyết, bài bản được lưu giữ lại. Phải đợi đến thời kỳ Thiên hoàng
Komei (1847-1866) âm nhạc cung đình mới được vực dậy và phát triển trong thế
kỷ 20.
Ở Triều Tiên, vào thế kỷ IV trước CN, âm nhạc được trình diễn ở các lễ hội nông
nghiệp. Sau đó là thời kỳ Koguryo tiếp nhận lề lối âm nhạc của Trung Hoa, chiếc
đàn komungo của họ cũng mô phỏng theo đàn cầm Trung Hoa. Vương quốc
Paekche chịu ảnh hưởng âm nhạc nam Trung Hoa, du nhập loại nhạc múa mặt nạ
Gigaku. Thế kỷ thứ IV, vương quốc Silla kém phát triển, tách biệt giao lưu văn
hóa. Cuối thế kỷ thứ VII, nhạc cụ điển hình của Silla là cây đàn 12 dây kayakum
phỏng theo đàn tranh Trung Hoa. Thời kỳ hoàng kim sau đó có hai loại nhạc là
Hyangak có nguồn gốc bản địa và loại Tangak du nhập từ âm nhạc đời Đường.
Đến thời Koryo (938 - 1392), âm nhạc Phật giáo thịnh hành và bắt đầu hình thành
âm nhạc cung đình Triều Tiên gọi là Aak (nhã nhạc). Thế kỷ 12 có dàn nhạc
Tungga đánh trên thềm và Hon'ga đánh dưới sân, lại tiếp nhận múa nghi lễ và các
lễ thức cung đình. Triều đại Yi (1392 - 1910) lấy Tống Nho làm quốc giáo, lối hát
Phật giáo suy yếu, xuất hiện thêm hai loại nhạc Hyangak và Koch'wi và ủng hộ
nhạc cung đình Aak. Thế kỷ XVI, XVII Triều Tiên bị Nhật Bản rồi người Mãn
Châu xâm chiếm, Aak thất truyền nhưng sau đó lại được trình diễn trong cung
đình. Thế kỷ XVIII xuất hiện tên mới là Habak dùng chỉ thứ nhạc trình diễn bởi
nhạc cụ Triều Tiên và Trung Hoa phối hợp. Tóm lại Aak là loại nhạc nghi lễ và
giải trí cung đình, giai điệu sử dụng thang âm thất cung ít luyến láy.
Ở Ấn Độ, thánh kinh Sama - Veda cho biết Đấng Brahma đã cho người dân của
ngài cây đàn vina được người Ấn yêu thích; với họ âm nhạc cũng quan trọng như

sự hài hòa của vũ tru, tương tự như với tôn giáo. Nhạc cụ cổ nhất của họ là từ đảo
Ceylan. Theo truyền thuyết, vua Ravana khoảng 7000 năm trước đã sáng chế cây
đàn được đặt tên là Ravanastron, đó là tổ tiên của các loại đàn dây.

1708741503155.png





https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top