Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ĐỀ THI TỔNG HỢP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 16 Đề kiểm tra giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 chân trời sáng tạo NĂM 2024 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 16 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


PHÒNG GD & ĐT ……………….
Chữ kí GT1: ...........................​
TRƯỜNG THCS…………...
Chữ kí GT2: ...........................​


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 1)

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (
Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………..
Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..​
Mã phách




Điểm bằng số



Điểm bằng chữ
Chữ ký của GK1
Chữ ký của GK2
Mã phách


ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm).
Đâu là cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân?

Suy nghĩ tích cực và lạc quan.

Thất vọng về bản thân.

Sợ hãi trước những thử thách mới.

Thiếu tập trung khi làm việc.

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là cách em dùng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc của bản thân?

Giữ im lặng, không bày tỏ bất kì thái độ nào ra ngoài.

Nói năng với những từ ngữ nhạy cảm nhằm xua tan cảm giác tiêu cực.

Không than thân trách phận để tránh những cảm xúc tiêu cực.

Dùng ngôn ngữ mình mong muốn để làm giảm các cảm xúc tiêu cực.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải lí do mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi?

Thích ứng với sự thay đổi để hòa nhập và phát triển

Sự thay đổi là quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng.

Cần giữ được nét đặc trưng riêng, không cần giống với khuôn mẫu của xã hội.

Thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh, môi trường sống.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là cách để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?

Kết bạn với tất cả các bạn trong trường lớp dù bạn đó có thói hư tật xấu hay không.

Hỏi thăm, gửi những lời chúc tới thầy cô giáo, bạn bè vào dịp lễ, tết hay sự kiện đặc biệt của trường.

Lập hội nhóm trên mạng xã hội để mời các bạn tham gia vào các hội, nhóm do mình tạo ra để bình luận về các thầy cô.

Cùng bạn bè tổ chức các hoạt động tự phát ngoài nhà trường, không có sự đảm bảo về mặt an toàn.

Câu 5 (0,5 điểm). Ý nào sau đây thể hiện nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân?

Tập trung vào việc tạo dựng sự nổi tiếng.

Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe.

Thiếu trách nhiệm với công việc được giao.

Phớt lờ những biển báo nơi công cộng.

Câu 6 (0,5 điểm). Để tuân thủ các nội quy, quy định của nhà trường, em phải làm gì?

Phản ánh lại sự không hài lòng về các quy định bản thân cho rằng không phù hợp.

Đưa ra lí do để tránh phải thực hiện các nội quy, quy định.

Làm chủ suy nghĩ, hành động, chịu trách nhiệm khi vi phạm.

Đề xuất những quy định mới bản thân cho rằng hợp lí hơn các quy định cũ.

Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là điều nên làm khi bắt đầu một mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội?

Tìm hiểu rõ bạn, người mà mình muốn xây dựng tình bạn cùng.

Chủ động kết bạn với những người bản thân thấy xinh đẹp hoặc có thiện cảm.

Trước khi đăng bài hoặc chia sẻ những bức hình và những câu chuyện của các bạn cần xin phép và được sự đồng ý của họ.

Quản lí bạn bè, chỉ kết bạn với những người mà mình quen biết.

Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách để mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng?

Nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

Nâng cao quan điểm của bản thân hơn quy định.

Noi gương những người sống kỉ luật.

Xây dựng nhóm bạn cùng rèn luyện tính kỉ luật.

Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là lí do dẫn đến việc chưa tuân thủ các quy định chung của nhà trường và cộng đồng?

Chưa hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Muốn xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân.

Sợ bị phê bình, nhắc nhở.

Muốn thể hiện nét sống văn minh, lịch sự.

Câu 10 (0,5 điểm). Kim là người tích cực trong thi đua học tập tốt của lớp, bạn luôn đặt ra những mục tiêu phấn đấu rất rõ ràng. Tuy nhiên, Kim ít khi tham gia các hoạt động tập thể nên kĩ năng xã hội còn nhiều hạn chế. Trong khi đó Minh là bạn thân của Kim lại rất nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể, phong trào của trường lớp, luôn cởi mở và thân thiện. Minh nên làm gì để Kim hoàn thiện kĩ năng sống hơn?

Cho Kim xem các ảnh mình chụp khi tham gia các hoạt động tập thể.

Phân tích cho Kim thấy được sự cần thiết của kĩ năng xã hội trong cuộc sống.

Lắng nghe những tâm sự, suy nghĩ của bạn về các hoạt động xã hội.

Yêu cầu Kim cùng tham gia các hoạt động xã hội để phục vụ cho việc học trên lớp.

Câu 11 (0,5 điểm). Đâu được xem là yếu tố tiên quyết để xây dựng một tình bạn tốt đẹp?

Hiểu rõ mong muốn của cả hai trước khi xây dựng mối quan hệ bạn bè.

Chấp nhận bao dung những lỗi lầm của bạn để không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn.

Thể hiện cảm xúc chân thật của mình để cả hai hiểu rõ tính cách của nhau hơn.

Giãi bày tất cả câu chuyện của mình để cả hai không có khoảng cách và bí mật với nhau.

Câu 12 (0,5 điểm). Gia đình Hoa là một gia đình kiểu mẫu, một gia đình hạnh phúc. Hoa luôn được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Hằng ngày, Hoa thường thấy bố vui vẻ sau mỗi buổi đi làm về và nghe bố kể về những thành tựu của bố tại công ty. Bỗng dưng tai nạn ập đến, bố Hoa vĩnh viễn mất đi sức lao động. Theo em Hoa nên là gì để vượt qua cú sốc này?

Hoa nên điều chỉnh cảm xúc để trở nên cứng rắn, mạnh mẽ và quyết đoán thay phần của bố trong cuộc sống, công việc hàng ngày.

Hoa nên cố gắng giấu cảm xúc, giữ những suy nghĩ cho riêng mình để không làm ảnh hưởng đến tinh thần của bố mẹ thêm.

Hoa nên giã bày cảm xúc thật với bố mẹ và nói ra suy nghĩ tiêu cực của bản thân để bố mẹ có thể chia sẻ cùng Hoa.

Hoa nên điều chỉnh cảm xúc của bản thân, tránh xúc động quá mức, suy nghĩ tích cực hơn để làm chỗ dựa về tinh thần cho bố mẹ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).
Xử lí tình huống và thể hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống:

- Tình huống 1: Trong lớp có nhóm bạn ba người chơi thân với nhau là Hùng, Nam và Ánh. Ba bạn luôn đồng hành cùng nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác trong cuộc sống. Tuy nhiên gần đây Hùng thường xuyên rủ Ánh học nhóm sau giờ học mà không rủ Nam. Nam cảm thấy bị tách biệt ra khỏi nhóm và có chút chạnh lòng vì không hiểu vì sao Hùng lại cư xử như vậy.

- Tình huống 2: An luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. An không bao giờ la cà hay đi chơi sau giờ học mà về nhà phụ giúp gia đình công việc. Vài hôm trở lại đây, An đi học về muộn hơn nhiều so với thường ngày. Thấy con về nhà muộn, bố An có hỏi “Hôm nay con lại đi đâu mà về muộn thế?”. An nghe bố hỏi thế rất bức xúc nói “Tại sao bố lúc nào cũng nghĩ con đi la cà là sao, con còn việc riêng của con nữa chứ!”. Nói xong, An vùng vằng bỏ vào phòng và khóa trái cửa.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy lên ý tưởng về một sự án truyền thông về truyền thống nhà trường.



BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………





BÀI LÀM:

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………....

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
A​
C​
C​
B​
B​
C​
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
B​
B​
A​
B​
A​
D​


B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)


Câu
Nội dung đáp án
Biểu điểm
Câu 1
(3,0 điểm
)​
Xử lí tình huống và thể hiện việc làm chủ và kiểm soát mối quan hệ với bạn bè ở các tình huống:
- Tình huống 1:
+ Hùng đã thiếu tế nhị khi có sự thân thiết hơn với Ánh trong khi nhóm có ba người.
+ Ánh nên giữ ý và để tâm hơn khi nhận được sự quan tâm đặc biệt của Hùng. Ánh nên lên tiếng rủ thêm cả Nam để nhóm bạn gắn kết hơn, tránh xảy ra sự hiểu lầm và rạn nứt không đáng có.
+ Nam có thể nói rõ với hai bạn về sự tế nhị và tôn trọng tình bạn của cả ba khi thể hiện qua cách ứng xử, đồng thời không cố chấp với cách ứng xử của hai bạn.
- Tình huống 2:
+ An đang trong độ tuổi phát triển tâm lí chưa ổn định, chưa thể đánh giá hành vi và lời nói của mình là đúng hay sai mà đơn thuần chỉ là sự bộc phát cảm xúc nhất thời khi được bố hỏi vì sao về muộn.
+ Bố mẹ thường lo lắng, quan tâm đối với con cái nhưng sự quan tâm quá mức có thể khiến con cái cảm thấy bị quản thúc, khó chịu.
+ Tuy nhiên cách ứng xử của An cần giữ đúng mực, không nên có lời nói, hành vi thiếu tôn trọng bố mẹ. An cần giải thích cho bố mẹ lí do mình về muộn hoặc chia sẻ những vấn đề đang vướng mắc trong học tập, bạn bè hoặc với chính bố mẹ. Hai bên cần có sự trao đổi thẳng thắn, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.

1,5 điểm









1,5 điểm

Câu 2
(1,0 điểm)
HS lên ý tưởng cho hoạt động truyền thông về truyền thống của nhà trường:
Gợi ý:
Lựa chọn nội dung truyền thông- Về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường.
- Về tên gọi của nhà trường.
- Về các phong trào học tập trong nhà trường: Bông hoa điểm tốt, Trường học thân thiện, học sinh tích cực, Cháu ngoan Bác Hồ,...
- Về các hoạt động ngoại khóa: Tham quan viện bảo tàng, du lịch các di tích lịch sử, xây dựng môi trường học tập xanh-sạch-đẹp,...
- Về các hoạt động tuyên truyền về pháp luật: Chống bạo lực ,bắt nạt học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội len lỏi vào trường học,...
Lựa chọn hình thức truyền thông- Phát động phong trào trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.
- Phát sóng trực tiếp, đăng tải những thông tin, hình ảnh chính thống về nhà trường.
- Viết bài, vẽ tranh tuyên truyền.
- Làm phóng sự, video clip.
- Thuyết trình, hùng biện...
Thực hiện truyền thông- Địa điểm tổ chức: Sân khấu, hội trường, sân trường, trên không gian mạng,...
- Thời gian: lựa chọn thời gian phù hợp để thu hút đông đảo người tham gia.
1,0 điểm




TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO


Tên bài học
MỨC ĐỘ
Tổng số câu

Điểm số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
VD cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1:
Phấn đấu hoàn thiện bản thân
2​
0​
3​
0​
1​
0​
0​
0​
6
0
3,0
Chủ đề 2: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi
1​
0​
1​
0​
1​
1​
0​
0​
3
1
4,5
Chủ đề 3:
Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường
1​
0​
2​
0​
0​
0​
0​
1​
3
1
2,5
Tổng số câu TN/TL
4
0
6
0
2
1
0
1
12
2
10,0
Điểm số
2,0
0
3,0
0
1,0
3,0
0
1,0
6,0
4,0
10,0
Tổng số điểm
2,0 điểm
20%
3,0 điểm
30%
4,0 điểm
40%
1,0 điểm
10%
10 điểm
100 %
10 điểm


TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 (BẢN 2)

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO



Nội dung


Mức độ


Yêu cầu cần đạt
Số câu TL/
Số câu hỏi TN
Câu hỏi
TN
(số câu)
TL
(số câu)
TN
TL
Chủ đề 1
6
0
Phấn đấu hoàn thiện bản thân
Nhận biết- Nhận diện được cách vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.
- Nhận biết được nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
2​
C1, C5​
Thông hiểuNhận diện, phân tích việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng.
3​
C6, C8, C9​
Vận dụngBiết điều thu hút các bạn cùng phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
1​
C10​
Vận dụng cao
Chủ đề 2
3
1
Tự tin và thích ứng với sự thay đổi
Nhận biết- Biết cách dùng ngôn ngữ để quản lí cảm xúc của mình.
1​
C2​
Thông hiểu- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè.
1​
C3​
Vận dụng- Biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong trường hợp thực tế cuộc sống.
- Thể hiện việc quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống thực tế.
1​
1​
C12​
C1 (TL)
Vận dụng cao
Chủ đề 3
3​
1​
Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường
Nhận biết- Nhận biết cách để phát triển mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.
1​
C4​
Thông hiểu- Làm chủ mối quan hệ với bạn bè qua mạng xã hội.
- Quản lí cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí.
2​
C7, C11​
Vận dụng
Vận dụng cao- Lên ý tưởng về một sự án truyền thông về truyền thống nhà trường.
1​
C2
(TL)

1709222193511.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--HĐTNHN 11_ CTST_DE THI GIUA HOC KI 1 TẬP 1.zip
    233.1 KB · Lượt xem: 0
  • YOPO.VN--HĐTNHN 11_ CTST_DE THI GIUA HOC KI 1 TẬP 2.zip
    251.7 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,114
Bài viết
37,583
Thành viên
139,719
Thành viên mới nhất
Uyendinh

Thành viên Online

Không có thành viên trực tuyến.
Top