- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,153
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 20+ Đề thi thử tốt nghiệp thpt quốc gia 2024 môn văn (Đề ôn theo từng tác phẩm môn ngữ văn 2023) CHỌN LỌC được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi thử tốt nghiệp thpt quốc gia 2024 môn văn về ở dưới.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trı́ch Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tuổi trẻ Viêt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mı̃ đươc tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hı̀nh ảnh nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về những vẻ đẹp của hình tượng ngườ lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Từ nội dung ở phẩn Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.
Câu 2
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...
Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác qua đoạn trích trên. Từ đó nêu lên ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân sinh sâu sắc Mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích dưới đây:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ
Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trı́ch Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tuổi trẻ Viêt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mı̃ đươc tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hı̀nh ảnh nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”?
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về những vẻ đẹp của hình tượng ngườ lính thời kì chống Mĩ được thể hiện trong đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Từ nội dung ở phẩn Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.
Câu 2
Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u đui mù...
Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!
Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!
Xác hàng thịt: Có thật thế không?
Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…
Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...
(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ,
Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr.153)
Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr.153)
Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác qua đoạn trích trên. Từ đó nêu lên ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân sinh sâu sắc Mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần/ Câu | Nội dung |
I | ĐỌC HIỂU |
1 | Thể thơ tự do |
2 | Tuổi trẻ Viêt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mı̃ đươc tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hı̀nh ảnh: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình (chỉ cần chọn 2 hình ảnh). |
3 | - Nội dung câu thơ: “Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên”: + Hoa là vẻ đẹp của sức mạnh, ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ. + Mùa xuân là thắng lợi, thành quả. -> Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù Nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả đối với tuổi trẻ. |
4 | - Những vẻ đẹp của hình tượng ngườ lính thời kì chống Mĩ: + Vẻ đẹp kiên cường, đoàn kết, mạnh mẻ, lãng mạn, nhiệt huyết… + Vẻ đẹp sẵn sang chiến đấu và hiến dnag6 tuồi thanh xuân cho đất nước. |
II | LÀM VĂN |
1 | Suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm |
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm. Có thể theo hướng sau: - Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ được giao. - Giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. - Được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. - Có được lòng tin của mọi người. - Phê phán, lên án những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội.. | |
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | |
e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận. | |
2 | Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác. Nêu lên ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân sinh sâu sắc Mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề nghị luận; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận Phân tích đoạn đối thoại giữa hồn và xác. Nêu lên ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân sinh sâu sắc Mà Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: | |
* Mở bài (xem Đề 1) | |
* Thân bài: | |
- Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, Hồn TB gặp rất nhiều phiền toái và bản thân TB cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Những điều đó làm TB vô cùng đau khổ. - Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, HTB khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn dời xa mi tức khắc!”. | |
- Nội dung lời nói của Hồn Trương Ba: + Hồn có cơ hội bày tỏ tâm trạng uất ức, tức giận vì phải chung sống với xác thô lỗ, tầm thường, dung tục. Hồn cũng không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với xác, “kẻ âm u đui mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”...; kẻ có nhu cầu vật chất thấp kém gần với con thú (thèm ăn ngon, thèm rượu thịt), sức mạnh thể chất gắn với sự tàn bạo. + Hồn cũng phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, khẳng định linh hồn có đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”… => Hồn mong muốn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi đau khổ bị dồn nén bấy lâu khi có cơ hội cất lên tiếng nói của mình. | |
- Xác hàng thịt: không bị động, nhún nhường mà có thái độ khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh với những câu hỏi mang tính phản biện đầy bỡn cợt, châm chọc. - Nội dung lời nói của xác hàng thịt: + Xác âm u, đui mù nhưng có thể lấn át, sai khiến, thậm chí đồng hóa linh hồn cao khiết. Hồn không thể còn nguyên vẹn, trong sạch, khi phải chung sống và chiều theo những đòi hỏi của xác thịt dung tục. + Hồn Trương Ba đã có cảm giác xao xuyến, khao khat khi đứng bên vợ hàng thịt, đến nỗi chân tay run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại, đã có cảm xúc lâng lâng trước các món ăn mà ông cho là dung tục như tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, đã sử dụng vũ lực mà ông cho là tàn bạo để tát thằng con toé máu mồm, máu mũi… -> Hồn Trương Ba đã nhiễm những thói hư tật xấu của xác hàng thịt). => Hồn Trương Ba đau đớn, dằn vặt, khao khát khẳng định mình vẫn là mình, nhưng cuối cùng phải thừa nhận rằng, mình đang sống nhờ thể xác kẻ khác và bị thể xác đó điều khiển, dẫn đến sự tha hoá không có cách gì chuyển biến được. Bi kịch của Hồn Trương Ba, vì thế, không những không được giải tỏa, mà còn trở nên đau đớn, xót xa hơn. - Cuộc đối thoại căng thẳng, quyết liệt giữa hồn và xác mang ý nghĩa sâu sắc. + Hồn Trương Ba có khát vọng sống cao thượng, thánh thiện của con người, khi bị những cám dỗ vật chất phàm tục làm cho tha hoá, biến chất. + Xác hàng thịt suy nghĩ sai lầm của về người: đó là thói quen đề cao tinh thần mà coi thường vật chất, tự ru ngủ mình trong những giấc mơ cao thượng mà quên đi rằng, cần phải thiết lập mối quan hệ hoà hợp, gắn bó giữa chúng. => Hồn và xác là những ẩn dụ nghệ thuật lớn, và cuộc đối thoại giữa hồn và xác là một tình huống kịch đặc sắc, tô đậm bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”, sự thiếu hài hòa, không thống nhất trên các phương diện: linh hồn và thể xác, vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bản năng và lý tưởng, cao cả và tầm thường...ở mỗi con người. | |
* Thông điệp vở kịch (xem đề 1) | |
* Kết bài (xem đề 1) | |
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!