- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,945
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 33 đề ôn thi tốt nghiệp thpt môn văn 2024-2025 (CHỦ ĐỀ TRUYỆN) được soạn dưới dạng file word gồm 33 FILE trang. Các bạn xem và tải đề ôn thi tốt nghiệp thpt năm 2024 môn văn về ở dưới.
ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Hơn 90% các tai nạn đuối nước xảy ra tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.
Để đánh dấu Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước lần đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu cùng nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình và cộng đồng, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu vào tháng 04 năm 2021 và lựa chọn ngày 25 tháng 07 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước. Chủ đề của năm nay là “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống!”
Trong thập kỉ vừa qua, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Con số nghiêm trọng này còn chưa bao gồm số người tử vong do tai nạn giao thông đường thủy và thảm họa, thiên tai. Tại Việt Nam, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
[…]
Mất một đứa trẻ do đuối nước là một bi kịch mà gia đình phải gánh chịu, và không cha mẹ nào nên trải qua nỗi đau đó, không ai phải trải qua cả”, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết. “Chính phủ và các đối tác đã có những giải pháp giảm tử vong do đuối nước, tuy nhiên ở cấp độ cộng đồng, chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức của mỗi gia đình để bảo vệ con em mình khỏi đuối nước.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1: Chỉ ra các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Trong câu: Để đánh dấu Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước lần đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu cùng nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình và cộng đồng, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Theo anh/chị, vì sao trẻ em là đối tượng dễ bị đuối nước nhiều hơn cả?
Câu 5: Nếu được cùng các cơ quan chức năng chung tay phòng chống đuối nước, anh/chị sẽ làm những gì?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu.
Câu 2: (4.0 điểm)
Trong truyện ngắn Cô áo lụa hồng, nhà văn Thạch Lam có viết:
…Nhiều lần, theo sau một cô thiếu nữ xinh xắn một thôi đường cũng khá mỏi chân, Hiệp chỉ muốn tiến lên tìm cách làm quen hay nói chuyện với thiếu nữ. Nhưng cái tính rụt rè làm cho Hiệp, khi sắp sửa nói, lại ngượng nghịu, tự thấy câu mình sắp nói không có ý nghĩa gì hết. Thành thử, dưới đôi con mắt ngạc nhiên của thiếu nữ, Hiệp lúng túng rồi lại lùi xuống giữ cái địa vị đi theo như cũ…
Có lẽ thiếu nữ cũng biết anh ta theo, nên thỉnh thoảng nàng quay lại nhìn Hiệp mỉm cười. Qua phố hàng Ngang, hàng Đường, chợ Đồng Xuân,... thiếu nữ rẽ qua hàng Lược, rồi đứng dừng lại trên hè, ngơ ngác nhìn hai dãy phố như người tìm số nhà.
Cố thu hết can đảm trong người, Hiệp bước rảo đến trước mặt thiếu nữ. Chàng ngả mũ chào rất lễ phép:
- Thưa cô... thưa cô...
[…]
Thấy cái vẻ lúng túng của Hiệp, thiếu nữ như có ý thương hại. Đột ngột nàng hỏi :
- Anh Tân đấy à?
Hiệp đứng ngây người ra một lát. Nhưng một ý nghĩ thoáng qua trong óc Hiệp, một cách có thể thoát khỏi cái thời khắc ngượng nghịu, Hiệp liền liều trả lời :
- Vâng... chính tôi...
Thiếu nữ bỗng có vẻ vồn vã, ân cần, bước lại gần Hiệp, nói :
- Chết chửa! Thế mà tôi không nhận ra đấy. Trông bây giờ anh khác hẳn trước kia, nhớn hơn nhiều...
Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Câu chuyện mỗi lúc thêm thân mật, như hai người bạn cũ gặp nhau. Hiệp đóng vai anh Tân nào đó thật là hoàn toàn, trả lời một cách kín đáo... Có khi Hiệp cũng ngập ngừng về một câu nói, nhưng thiếu nữ hình như vui mừng gặp người cũ, không để ý đến gì cả.
Đến lúc chia tay, anh ta đã biết rõ thiếu nữ là Lan, lưu học sinh trường nữ sư phạm. Anh ta lại biết cả số nhà ở hàng Lược và lại được cô hẹn đến chủ nhật sau đến cửa trường học đón cô đi chơi…
Hôm ấy gặp Lan, Hiệp cảm động, hồi hộp […]
Hiệp lại ngập ngừng:
- Câu chuyện của anh... em tha thứ cho nhé. Hôm ấy, anh đã nói dối em, vì anh...không phải là Tân!
Lan cười ròn vui vẻ, đáp:
- Em cũng không phải là Lan!
Hiệp ngơ ngác, chàng hỏi :
- Thế là làm sao? Anh không hiểu.
Lan lấy tay che miệng, giảng :
- Có gì đâu. Hôm ấy em thấy anh cứ lúng túng mãi, nên em mới giả vờ hỏi thế cho anh đỡ ngượng, chứ có anh Tân, anh Tiếc nào đâu... […]
(Trích truyện Cô áo lụa hồng, Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam, NXB Văn học, 1998, chương VIII,tr 192)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật cô áo lụa hồng trong đoạn trích trên.
(Tóm tắt tác phẩm:
Cô áo lụa hồng là truyện ngắn kể về cuộc nhân duyên kì lạ giữa nhân vật Hiệp và người con gái Hà thành xinh như hoa ở phố Hàng Lược tên là Lan.
Hiệp vốn nhút nhát không dám mở lời làm quen mà chỉ biết đi theo, ngắm nhìn các cô gái từ phía xa rồi nuối tiếc cho đến khi bóng người mất dạng. Nhưng khi trông thấy Lan, đã khiến cho anh bỗng dưng có dũng khí để đi đến trước mặt cô gái nhưng chàng bàng hoàng đứng ngẩn người ra như phỗng, quên mất cả cái lễ phép tránh sang một bên để nhường lối cho thiếu nữ đi.
Biết Hiệp chần chừ ngượng ngùng, Lan đã tiến lên bắt chuyện đầy tinh tế, phá tan sự mặc cảm của Hiệp, đẩy lùi khoảng cách giữa hai người.)
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
| ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 12, NĂM HỌC 2024-2025 THỜI GIAN: 120 phút (không tính thời gian giao đề) |
Đọc đoạn trích:
25/7 - NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC
Mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Hơn 90% các tai nạn đuối nước xảy ra tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.
Để đánh dấu Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước lần đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu cùng nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình và cộng đồng, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần đầu tiên trong lịch sử đã thông qua Nghị quyết về vấn đề đuối nước toàn cầu vào tháng 04 năm 2021 và lựa chọn ngày 25 tháng 07 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước. Chủ đề của năm nay là “Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng chống!”
Trong thập kỉ vừa qua, đuối nước cướp đi sinh mạng của hơn 2,5 triệu người trên toàn cầu. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 236.000 người tử vong do đuối nước và đuối nước là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Con số nghiêm trọng này còn chưa bao gồm số người tử vong do tai nạn giao thông đường thủy và thảm họa, thiên tai. Tại Việt Nam, mặc dù kết quả ban đầu đáng khích lệ với việc giảm trung bình 100 trường hợp trẻ em đuối nước mỗi năm nhưng đuối nước vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
[…]
Mất một đứa trẻ do đuối nước là một bi kịch mà gia đình phải gánh chịu, và không cha mẹ nào nên trải qua nỗi đau đó, không ai phải trải qua cả”, Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết. “Chính phủ và các đối tác đã có những giải pháp giảm tử vong do đuối nước, tuy nhiên ở cấp độ cộng đồng, chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức của mỗi gia đình để bảo vệ con em mình khỏi đuối nước.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1: Chỉ ra các yếu tố phi ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Trong câu: Để đánh dấu Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước lần đầu tiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Vận động Chính sách Y tế toàn cầu cùng nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng và sâu sắc của đuối nước đối với gia đình và cộng đồng, từ đó kêu gọi sự phối hợp đa ngành cho các giải pháp cứu sống sinh mạng, người viết đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 4: Theo anh/chị, vì sao trẻ em là đối tượng dễ bị đuối nước nhiều hơn cả?
Câu 5: Nếu được cùng các cơ quan chức năng chung tay phòng chống đuối nước, anh/chị sẽ làm những gì?
II. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu.
Câu 2: (4.0 điểm)
Trong truyện ngắn Cô áo lụa hồng, nhà văn Thạch Lam có viết:
…Nhiều lần, theo sau một cô thiếu nữ xinh xắn một thôi đường cũng khá mỏi chân, Hiệp chỉ muốn tiến lên tìm cách làm quen hay nói chuyện với thiếu nữ. Nhưng cái tính rụt rè làm cho Hiệp, khi sắp sửa nói, lại ngượng nghịu, tự thấy câu mình sắp nói không có ý nghĩa gì hết. Thành thử, dưới đôi con mắt ngạc nhiên của thiếu nữ, Hiệp lúng túng rồi lại lùi xuống giữ cái địa vị đi theo như cũ…
Có lẽ thiếu nữ cũng biết anh ta theo, nên thỉnh thoảng nàng quay lại nhìn Hiệp mỉm cười. Qua phố hàng Ngang, hàng Đường, chợ Đồng Xuân,... thiếu nữ rẽ qua hàng Lược, rồi đứng dừng lại trên hè, ngơ ngác nhìn hai dãy phố như người tìm số nhà.
Cố thu hết can đảm trong người, Hiệp bước rảo đến trước mặt thiếu nữ. Chàng ngả mũ chào rất lễ phép:
- Thưa cô... thưa cô...
[…]
Thấy cái vẻ lúng túng của Hiệp, thiếu nữ như có ý thương hại. Đột ngột nàng hỏi :
- Anh Tân đấy à?
Hiệp đứng ngây người ra một lát. Nhưng một ý nghĩ thoáng qua trong óc Hiệp, một cách có thể thoát khỏi cái thời khắc ngượng nghịu, Hiệp liền liều trả lời :
- Vâng... chính tôi...
Thiếu nữ bỗng có vẻ vồn vã, ân cần, bước lại gần Hiệp, nói :
- Chết chửa! Thế mà tôi không nhận ra đấy. Trông bây giờ anh khác hẳn trước kia, nhớn hơn nhiều...
Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Câu chuyện mỗi lúc thêm thân mật, như hai người bạn cũ gặp nhau. Hiệp đóng vai anh Tân nào đó thật là hoàn toàn, trả lời một cách kín đáo... Có khi Hiệp cũng ngập ngừng về một câu nói, nhưng thiếu nữ hình như vui mừng gặp người cũ, không để ý đến gì cả.
Đến lúc chia tay, anh ta đã biết rõ thiếu nữ là Lan, lưu học sinh trường nữ sư phạm. Anh ta lại biết cả số nhà ở hàng Lược và lại được cô hẹn đến chủ nhật sau đến cửa trường học đón cô đi chơi…
Hôm ấy gặp Lan, Hiệp cảm động, hồi hộp […]
Hiệp lại ngập ngừng:
- Câu chuyện của anh... em tha thứ cho nhé. Hôm ấy, anh đã nói dối em, vì anh...không phải là Tân!
Lan cười ròn vui vẻ, đáp:
- Em cũng không phải là Lan!
Hiệp ngơ ngác, chàng hỏi :
- Thế là làm sao? Anh không hiểu.
Lan lấy tay che miệng, giảng :
- Có gì đâu. Hôm ấy em thấy anh cứ lúng túng mãi, nên em mới giả vờ hỏi thế cho anh đỡ ngượng, chứ có anh Tân, anh Tiếc nào đâu... […]
(Trích truyện Cô áo lụa hồng, Tuyển tập truyện ngắn Thạch Lam, NXB Văn học, 1998, chương VIII,tr 192)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích nhân vật cô áo lụa hồng trong đoạn trích trên.
(Tóm tắt tác phẩm:
Cô áo lụa hồng là truyện ngắn kể về cuộc nhân duyên kì lạ giữa nhân vật Hiệp và người con gái Hà thành xinh như hoa ở phố Hàng Lược tên là Lan.
Hiệp vốn nhút nhát không dám mở lời làm quen mà chỉ biết đi theo, ngắm nhìn các cô gái từ phía xa rồi nuối tiếc cho đến khi bóng người mất dạng. Nhưng khi trông thấy Lan, đã khiến cho anh bỗng dưng có dũng khí để đi đến trước mặt cô gái nhưng chàng bàng hoàng đứng ngẩn người ra như phỗng, quên mất cả cái lễ phép tránh sang một bên để nhường lối cho thiếu nữ đi.
Biết Hiệp chần chừ ngượng ngùng, Lan đã tiến lên bắt chuyện đầy tinh tế, phá tan sự mặc cảm của Hiệp, đẩy lùi khoảng cách giữa hai người.)
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN 12, NĂM HỌC 2024-2025
ĐỀ THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN 12, NĂM HỌC 2024-2025
PHẦN | Nội dung | Điểm |
I. ĐỌC HIỂU | 4,0 | |
Câu 1 | Yếu tố phi ngôn ngữ: Hình ảnh, số liệu. Hướng dẫn chấm: Trả lời như đáp án 0,5 điểm Trả lời được một yếu tố 0,25 điểm Trả lời hoặc không đúng đáp án 0,0 điểm | 0,5 |
Câu 2 | Biện pháp tu từ: Liệt kê Hướng dẫn chấm: Trả lời như đáp án 0,5 điểm Trả lời sai hoặc không đúng đáp án 0,0 điểm | 0,5 |
Câu 3 | Nội dung chính của đoạn trích: Cảnh báo tình trạng đuối nước ở trẻ em và hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đuối nước. Hướng dẫn chấm: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 |
Câu 4 | Trẻ em là đối tượng dễ bị đuối nước nhiều hơn cả vì: - Do bản tính hiếu động, tò mò; thích bơi, lội, nghịch nước. - Chưa nhận thức được sự nguy hiểm của ao, hồ, sông, suối. - Sự lơ là, chủ quan của người lớn. - Không có kĩ năng bơi lội cũng như kĩ năng xử lí tình huống khi bị ngạt nước. ………………………… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 3/4 ý trên , cho điểm tối đa. - Học sinh trả lời được 2 ý cho 0.75 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý cho 0.5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. - Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 |
Câu 5 | - Kêu gọi mọi người tăng cường tham gia học bơi và những kĩ năng xử lí tình huống khi bơi lội. - Khuyến cáo mọi gia đình nên che chắn những nơi có nguồn nước sâu, nguy hiểm, dễ tiềm ẩn nguy cơ đuối nước. - Nhắc nhở các bậc phụ huynh luôn theo dõi, giám sát con em mình khi cho con đi bơi. - Khuyến khích các bạn/em không nên tự ý đến những khu vực sông, suối, ao, hồ khi chưa có sự đồng tình của người lớn. …………………………… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng 3/4 ý trên cho 1,0 điểm - Học sinh trả lời được 2 ý cho 0.75 điểm - Học sinh trả lời được 1 ý cho 0.5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. - Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 |
II. LÀM VĂN | ||
Câu 1 | Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu. | 2,0 |
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn. Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng - phân - hợp; bảo đảm yêu cầu về cấu trúc đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu | 0,25 | |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận * Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: - Giải thích: + Sự thay đổi là những biến chuyển về suy nghĩ, nhận thức, hành động, tình cảm…trong mỗi cá nhân. + Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa. - Để trở thành công dân toàn cầu thanh niên Việt Nam, cần: + Nỗ lực trong học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân, trang bị khả năng sử dụng thông thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh) để hội nhập. + Tích cực, chủ động tiếp cận công nghệ 4.0, rèn luyện tư duy phản biện, kĩ năng giao tiếp và khả năng thích ứng với một thế giới liên tục thay đổi… + Tăng cường trải nghiệm trong cuộc sống để hình thành kĩ năng sống. + Phấn đấu theo những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị được UNESCO công nhận. - Mở rộng trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện: Lên án một bộ phận thanh niên không chịu học hỏi, nghiên cứu, sống thụ động.... - Công dân toàn cầu là ước mơ của tuổi trẻ Việt Nam, để trở thành công dân toàn cầu, mỗi chúng ta phải có thái độ sống phù hợp với xu thế chung của thế giới, phải phấn đấu để thực hiện mong muốn đó bằng những hành động, việc làm thiết thực. * sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn | 0,5 | |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay để trở thành công dân toàn cầu - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Hướng dẫn chấm (phần c, d, đ) Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm). Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm – 0,75 điểm). Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). * Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. | 0,5 | |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dung từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm không thể hiện sự sáng tạo | 0,25 | |
Câu 2 | Viết bài văn nghị luận phân tích nhân vật cô áo lụa hồng trong đoạn trích trên. | 4,0 |
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Xác định được yêu cầu của kiểu bài nghị luận văn học | 0.25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhân vật cô áo lụa hồng trong đoạn trích Hướng dẫn chấm: - Thí sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Thí sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm | 0.5 | |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết * Xác định được các ý chính của bài viết * Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. - Triển khai vấn đề nghị luận: + Khái quát sơ lược về đoạn trích + Phân tích nhân vật cô gái áo hồng: . Cô gái trong truyện thông minh, tinh tế phán đoán được ý nguyện của người khác, hiểu được sự lúng túng của Hiệp và giúp anh thoát khỏi tình trạng đó bằng cách giả vờ nhận nhầm người. . Là cô gái duyên dáng, khéo léo trong giao tiếp dẫn tới làm Hiệp cuốn theo và có sự hiểu lầm dễ thương. * Đánh giá - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả kể chuyện theo ngôi thứ ba, từ góc nhìn của chàng trai; đối thoại giữa các nhân vật tự nhiên, gần gũi như lời ăn tiếng nói hàng ngày; truyện giản dị với những xúc cảm mong manh, mơ hồ mà tinh tế, ... - Cô áo lụa hồng là một sáng tác khá tiêu biểu cho ngòi bút trữ tình của Thạch Lam. Qua nhân vật Lan, nhà văn đã gởi đến người đọc thông điệp về giao tiếp ứng xử của những người trẻ (Làm thế nào để giúp người khác không lúng túng khi giao tiếp? Có nên thẳng thắn để tránh bị hiểu lầm?...) Hướng dẫn chấm: + Phân tích đầy đủ nội dung, nghệ thuật, triển khai rõ ràng, mạch lạc: 0,75 điểm - 1,0 điểm + Phân tích được một số nét chính về nội dung, triển khai ý không mạch lạc: 0,5 điểm + Phân tích chung chung, không biết cách triển khai ý: 0,25 điểm | 1,0 | |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Triển khai được các luận điểm như trên. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng. Hướng dẫn chấm Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,5 điểm). Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm – 1,25 điểm). Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm – 0,5 điểm). | 1,5 | |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 | |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm không thể hiện sự sáng tạo | 0,5 | |
TỔNG ĐIỂM | 10,0 |
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!