- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,128
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 54 Đề ôn thi vào lớp 10 môn văn có đáp an CHỦ ĐỀ; ĐỌC HIỂU TRUYỆN NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 54 file trang. Các bạn xem và tải đề ôn thi vào lớp 10 môn văn có đáp an về ở dưới.
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.)
Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng[1], mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói "Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".
Mẹ cười:
- Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.
(...)
Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo[2], là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.
(...)
Hôm bữa Dung nói với ông:
- Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không.
(...)
Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ Dung đã quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra: tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...)
Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại”. Dung nói với ông, ông gật đầu:
- Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.
Dung tròn mắt:
- Thật ư?
Ông khẽ cốc đầu nó.
- Đừng có khinh ngoại.
Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”. Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm....
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nhân vật chính trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của việc tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những thay đổi của Dung từ khi bắt đầu sống với ông ngoại. Em hãy nhận xét về sự thay đổi đó.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay.
Câu 5 (1,0 điểm). Ngoại nói với Dung: Cây cối cũng có linh hồn. Hãy trình bày quan điểm của em về câu nói trên và lý giải vì sao em lại có quan điểm như vậy.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật ông ngoại trong văn bản ở phần Đọc - hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm):
Trong đoạn trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư đã đề cập đến một tình trạng phổ biến trong xã hội ngày nay là sự khác biệt giữa các thế hệ - hai thế giới - trong cùng một ngôi nhà.
Vậy, cần làm gì để rút ngắn “khoảng cách thế hệ” trong gia đình?
Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trả lời cho câu hỏi trên.
[1] Chậu kiểng: Chậu cây cảnh
[2] Nhựt báo: Báo ra hằng ngày
[3] Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ - quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư dành sự quan tâm yêu mến đặc biệt cho đối tượng trẻ em.
FULL FILE
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
ÔNG NGOẠI
(Trích)
(Trích)
(Tóm tắt đoạn đầu: Gia đình cậu mợ của Dung đậu phỏng vấn và đi định cư nước ngoài. Mẹ Dung quyết định cho Dung sang ở với ông Ngoại để tiện bề trông nom ông. Dung dù không muốn nhưng vẫn nghe lời mẹ.)
Sang bên ấy được hai hôm, Dung chạy về mẹ, than thở lướt sướt: "Ở với ông ngoại buồn muốn chết, đi học về, mở karaoke lại sợ ồn, nói chưa được mấy câu thì hết chuyện. Chẳng lẽ con lại nói chuyện tình yêu với ông ngoại à? Bọn bạn không dám lại nhà chơi. Ông khó lắm. Con mở nhạc cũng ngại, con nấu cơm khét ông mắng cả buổi. Suốt ngày ông cứ lo tỉa tót cho mấy chậu kiểng[1], mấy con cá vàng. Con hỏi: "Ngoại chăm sóc hoài không chán sao?", ngoại nói "Cây cũng có linh hồn. Con không tin, ghé tai vào nghe thử, có cây nào than buồn, có cây nào thèm nghe Michael Jackson đâu".
Mẹ cười:
- Con vì ông một chút, ông cũng vì con thôi, thử xem.
(...)
Thế nghĩa là có hai thế giới ở trong ngôi nhà. Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo[2], là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay. Sáng nó dậy thật sớm để nấu cơm, sau đó đi học, chiều lại học, buổi tối nó vù xe đến bạn chơi hoặc về nhà nghe mấy đứa em cãi nhau ỏm tỏi. Hai thế giới vừa giành giựt vừa hoà tan nhau.
(...)
Hôm bữa Dung nói với ông:
- Sao ông Chín bên nhà rủ ngoại đi tham gia câu lạc bộ gì đó, ngoại không đi?
Ông nhìn Dung thật lâu: "Ngoại sợ con ở nhà một mình buồn". Dung chột dạ, có bao giờ đi chơi mà mình nghĩ tới ông không.
(...)
Có những sự thay đổi Dung không thể ngờ được. Bây giờ mỗi đêm Dung trở mình nghe ông ngoại ho khúc khắc. Nghe cây mai nhỏ nứt mình, nảy chồi. Dung nghiện hương trầm tối tối ông thắp lên bàn thờ bà ngoại. Lắm khi lũ em Dung sang, chúng nó phá phách quậy tung cả lên, Dung mắng, chúng nó trề môi "Chị hai khó như một bà già", Dung giật mình. Có lẽ Dung đã quen với cái tĩnh lặng trong sân mà mỗi chiều Dung giúp ông tưới cây, cái khoảng không xanh lạc lõng trong khói bụi, đâu đó, trên tàng me già, dăm chú chim hót líu lo. Dung quen dáng ông ngoại với mái tóc bạc, với đôi mắt hõm, cái cằm vuông, mỗi tháng một lần cọc cạch lên phường nhận lương hưu. Có một điều Dung ngày càng nhận ra: tiếng ho của ông ngày càng khô và rời rạc như lời kêu cứu. (...)
Ngày 18 tháng 12, Dung mở tờ lịch mới, hôm nay là sinh nhật của nó. Hôm qua, mẹ cho Dung một món tiền kha khá, bọn bạn reo lên inh ỏi: “Party nghe Dung, làm xôm tụ, tụi này kéo lại”. Dung nói với ông, ông gật đầu:
- Ừ thì sinh nhật mà, con có mua bánh kem chưa? Ông biết làm đấy.
Dung tròn mắt:
- Thật ư?
Ông khẽ cốc đầu nó.
- Đừng có khinh ngoại.
Nói rồi hai ông cháu lăn vào khuấy bột, trộn sữa. Tay ông nhẹ nhàng, nắn nót mười tám nụ hồng trên mặt bánh, Dung thòm thèm mãi. Buổi sinh nhật thật rôm rả, bọn Dung khiêu vũ với nhau ông ngoại cũng nhảy, ông mặc chiếc áo màu xanh thắt nơ hoa rất đẹp. Lúc ông nắm tay nó, nhạc dạo bài Tango “Xa vắng”. Dung ngạc nhiên và buồn cười đến nỗi giẫm lên cả chân ông. Bọn bạn reo ầm lên, chúng khen bánh kem ngon, khen ông nhảy giỏi, Dung hãnh diện lắm....
(Nguyễn Ngọc Tư[3], Ông ngoại, NXB Trẻ, 2001)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nhân vật chính trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu tác dụng của việc tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những thay đổi của Dung từ khi bắt đầu sống với ông ngoại. Em hãy nhận xét về sự thay đổi đó.
Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau:
Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. Thế giới của Dung là tiếng nhạc gào thét xập xình, là sắc màu xanh đỏ, là quả đất như nằm gọn trong bàn tay.
Câu 5 (1,0 điểm). Ngoại nói với Dung: Cây cối cũng có linh hồn. Hãy trình bày quan điểm của em về câu nói trên và lý giải vì sao em lại có quan điểm như vậy.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật ông ngoại trong văn bản ở phần Đọc - hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm):
Trong đoạn trích Ông ngoại, Nguyễn Ngọc Tư đã đề cập đến một tình trạng phổ biến trong xã hội ngày nay là sự khác biệt giữa các thế hệ - hai thế giới - trong cùng một ngôi nhà.
Vậy, cần làm gì để rút ngắn “khoảng cách thế hệ” trong gia đình?
Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trả lời cho câu hỏi trên.
Phần I | Câu 1 | - Nhân vật chính: Ông ngoại và Dung | 0,5 |
Câu 2 (0,5) | - Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể thứ ba: + Giúp câu chuyện được hiện lên một cách khách quan, đầy đủ, trọn vẹn. + Giúp tác giả dễ dàng miêu tả những diễn biến trong cuộc sống của các nhân vật, đặc biệt là sự thay đổi trong tâm lý của Dung. + Ngôi kể này cũng tạo ra khoảng cách giữa người kể và nhân vật, từ đó người đọc có thể hình dung được toàn cảnh và có cảm nhận sâu sắc hơn sự khác biệt giữa thế giới của ông ngoại và thế giới của Dung. | ||
Câu 3 (1,0) | - Từ khi bắt đầu sống với ông ngoại, Dung đã có những thay đổi rõ rệt: + Ban đầu, Dung cảm thấy ở với ông ngoại buồn muốn chết + Sau đó, Dung trở nên quen thuộc với sự yên tĩnh, thích nghi với lối sống của ông ngoại, và bắt đầu thấu hiểu, yêu thương ông hơn: Dung nghiện hương trầm, quen với cái tĩnh lặng ..., quen với dáng ông ngoại ... - Sự thay đổi của Dung cho thấy quá trình trưởng thành trong tư duy và cảm xúc của cô bé. Dung không chỉ dần hiểu được tấm lòng của ông ngoại mà còn học cách chấp nhận và trân trọng những giá trị khác biệt, đồng thời thể hiện sự gắn kết đối với ông. Sự thay đổi này là một minh chứng cho việc: tình yêu thương chân thành có thể xóa bỏ những khác biệt giữa các thế hệ. | 0,25 0,25 0,5 | |
Câu 4 (1,0) | - Biện pháp: Liệt kê: Thế giới của ông là mấy ông bạn già, là mấy chồng nhựt báo, là cái radio đâu hồi còn đánh nhau, là trầm tư suy ngẫm, là mảnh sân hoa trái. - Tác dụng: + Giúp cho thế giới của ông ngoại và thế giới của Dung được hiện lên một cách cụ thể, chi tiết. + Khiến câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, có nhạc điệu + Thể hiện sự khách quan, thấu hiểu, cảm thông và tôn trọng của tác giả đối với hai thế giới hoàn toàn khác biệt. | 0,25 0,25 0,25 0,25 | |
Câu 5 (1,0) | Ngoại nói với Dung: Cây cối cũng có linh hồn. - HS đưa ra quan điểm của mình - HS có lí giải thuyết phục Có thể tham khảo ví dụ: Em đồng tình với quan điểm "Cây cối cũng có linh hồn". Vì: Đây là một cách nói ẩn dụ thể hiện sự gắn bó và tình cảm của con người với thiên nhiên. Cây cối tuy không có suy nghĩ hay cảm xúc như con người, nhưng việc chăm sóc và gắn kết với cây cối giúp tạo ra cảm giác gần gũi, thanh thản, và đem lại niềm vui cho người chăm sóc. Quan điểm này phản ánh triết lý sống sâu sắc của ông ngoại: biết trân trọng những gì xung quanh và tìm thấy niềm vui từ những điều giản dị, nhỏ bé trong cuộc sống. | 0,5 0,5 | |
Phần II | Câu 1 (2,0) | a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn: Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung: Xác định đúng nội dung đoạn văn: phân tích nhân vật ông ngoại trong văn bản ở phần Đọc - hiểu c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn: * Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý: - Nhân vật ông ngoại là nhân vật chính, đóng vai trò quan trọng, thể hiện chủ đề về tình cảm gia đình, sự kết nối giữa các thế hệ. - Ông ngoại là một người giàu kinh nghiệm, sống điềm tĩnh và giản dị, là biểu tượng cho những giá trị gia đình truyền thống. Trái ngược với thế giới năng động, ồn ào của lớp trẻ, ông luôn chăm sóc những điều nhỏ nhặt như tỉa cây, nuôi cá, thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự trầm lắng trong suy nghĩ. Ông cũng có những triết lý sống sâu sắc. Ông khuyên Dung hãy thử lắng nghe cây để hiểu rằng thiên nhiên cũng có linh hồn... - Ông còn là người rất yêu thương cháu. Dù có vẻ nghiêm khắc nhưng ông luôn quan tâm đến Dung, thậm chí từ chối những cơ hội giao lưu cá nhân để ở bên cháu mình. Trong những khoảnh khắc quan trọng như sinh nhật Dung, ông còn khiến Dung và các bạn ngạc nhiên vởi sự nhiệt tình: nhảy Tango, làm bánh kem... - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật ông ngoại được xây dựng qua những chi tiết về hành động và lời nói. Biện pháp đối lập khắc họa rõ nét sự khác biệt về thế hệ nhưng cũng làm nổi bật sự đồng cảm và tình yêu thương... - Đánh giá chung: Nhân vật ông ngoại không chỉ là một người ông gần gũi, quen thuộc trong các gia đình mà còn là biểu tượng cho những giá trị gia đình truyền thống trong bối cảnh hiện đại. * Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: - Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định. - Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý. - Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về nhân vật. đ. Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. e. Sáng tạo Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 |
[1] Chậu kiểng: Chậu cây cảnh
[2] Nhựt báo: Báo ra hằng ngày
[3] Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, quê ở Cà Mau. Giọng văn Nguyễn Ngọc Tư giàu chất Nam Bộ, lối kể nhẹ nhàng. Sáng tác của cô chủ yếu viết về những câu chuyện bình dị của con người vùng sông nước Nam Bộ - quê hương tác giả, mượn văn hóa Nam Bộ để bao bọc khát vọng đem tình người ấm áp hòa giải mọi ranh giới, mọi khoảng cách. Với trái tim nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư dành sự quan tâm yêu mến đặc biệt cho đối tượng trẻ em.
FULL FILE
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!