MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
87,128
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 56 Đề văn on thi vào lớp 10 có đáp an CHỦ ĐỀ; Đề đọc hiểu thơ thi vào 10 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 56 FILE trang. Các bạn xem và tải đề đọc hiểu thơ thi vào 10 về ở dưới.

*ĐỀ MINH HỌA ÔN THI VÀO LỚP 10

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (4 điểm)

Đọc văn bản sau:

BÀN GIAO

Rồi ông sẽ bàn giao cho cháu
Bàn giao gió heo may
Bàn giao góc phố
Có mùi ngô nướng bay

Ông sẽ chẳng bàn giao những tháng ngày vất vả
Sương muối đêm bay lạnh mặt người
Đất rung chuyển, xóm làng loạn lạc
Ngọn đèn mờ, mưa bụi rơi

Ông bàn giao tháng giêng hương bưởi
Cỏ mùa xuân xanh dưới chân giày
Bàn giao những mặt người đẫm nắng
Đẫm yêu thương trên trái đất này

Ông chỉ bàn giao một chút buồn
Ngậm ngùi một chút, chút cô đơn
Câu thơ vững gót làm người ấy(1)
Ông cũng bàn giao cho cháu luôn.

(Theo Vũ Quần Phương”(2) Văn nghệ quân

đội Xuân Giáp Ngọ 2014, tr.86)

Chú thích:

(1) Câu thơ Cắn răng mà chịu thiệt, vững gót để làm người.

(2) Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc, quê ở Nam Định nhưng ông hầu như sinh sống và gắn bó cả đời với mảnh đất Hà Nội. Thơ ông giản dị, sâu sắc mà hóm hỉnh, suy tưởng mà ăm ắp trữ tình.

* Ghi chú: Nhà thơ Vũ Quần Phương viết bài này vào tháng 11/2003. Ông viết cho mình, về mình nhưng cũng là viết cho những người ông đang đi gần đến cuối cuộc đời

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm).
Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm). Trong bài thơ, nhân vật người ông sẽ bàn giao cho cháu những thứ gì? Qua đó, em hiểu gì về tấm lòng, tình cảm của người ông?

Câu 3 (0,5 điểm). Ở khổ thơ thứ hai, có những thứ mà người ông chẳng bàn giao cho cháu. Theo em, vì sao người ông lại không muốn bàn giao cho cháu những thứ đó?

Câu 4 (1,0 điểm). Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điệp từ “bàn giao” trong bài thơ?

Câu 5 (1,0 điểm). Chúng ta hôm nay đã nhận bàn giao từ thế hệ đi trước rất nhiều điều quý giá, thiêng liêng. Theo em, chúng ta cần làm gì trước những điều được bàn giao ấy?

PHẦN II. VIẾT (6 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích hai khổ thơ đầu của văn bản “Bàn giao” được trích trong phần đọc hiểu.

Câu 2 (4,0 điểm). Bàn giao vừa bao hàm nghĩa trao lại, gửi lại vừa là giao trách nhiệm, giao nghĩa vụ. Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ để trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để trở thành một người con hiếu thảo và có trách nhiệm với gia đình?”.

------------------Hết------------------





HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần
Câu
Nội dung
Điểm

I
1
Thể thơ: tự do
0,5​
2
- Ông bàn giao cho cháu:
+ Gió heo may
+ Góc phố có mùi ngô nướng
+ Tháng giêng hương bưởi
+ Cỏ mùa xuân xanh
+ Mặt người đẫm nắng, đẫm yêu thương.
+ Một chút buồn, một chút ngậm ngùi, chút cô đơn.
+ Câu thơ vững gót làm người
- Tình cảm, tấm lòng của ông:
+ Yêu thương, quan tâm đến cháu.
+ Muốn cháu biết trân trọng những điều bình dị, tốt đẹp.
0,5





0,5​
3
Ông không bàn giao cho cháu, vì:
- Đó là những tháng ngày lam lũ, vất vả....
- Ông rất yêu thương cháu, mong cháu được hưởng cuộc sống tốt đẹp...
0,5​
4
Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ “bàn giao”:
- Tạo cho lời thơ giàu giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp nhàng, lời thơ thiết tha sâu lắng như lời tâm tình của ông với cháu.
- Nhấn mạnh những điều ông muốn bàn giao và không muốn bàn giao cho cháu. Qua đó, làm nổi bật những mong muốn tốt đẹp, những điều quý giá thiêng liêng mà thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sau; đồng thời cho thấy tình yêu thương của ông dành cho cháu.
- Thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng của cháu đối với tình cảm của ông...
1,0​
5
Những việc làm trước điều được bàn giao:
- Hiểu được sự hi sinh thầm lặng của thế hệ trước dành cho thế hệ sau.
- Yêu quê hương, đất nước và yêu những điều bình dị trong cuộc sống.
- Trân trọng, biết ơn các thế hệ đi trước.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
II
































1
Đoạn văn
2,0
a. Đảm bảo dung lượng, cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ: Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật; thân đoạn phân tích làm rõ được nội dung chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ; kết đoạn khái quát, tổng hợp lại.
0,5​
b. Xác định đúng yêu cầu phân tích: phân tích nội dung chủ đề, đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của một số yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ.
c. HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần phân tích bám sát các dấu hiệu nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ. Gợi ý:
* Nội dung chủ đề: Tình cảm yêu thương, những ước mong mà người ông muốn gửi lại cho người cháu.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Đoạn thơ sử dụng từ ngữ giàu sức gợi (sương muối, đất rung, loạn lạc, ngọn đèn, mưa bụi …), ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc (gió heo may, góc phố có mùi ngô nướng,...)
- Nghệ thuật tu từ:
+
Điệp từ: "Bàn giao"
+ Phép liệt kê "gió heo may, góc phố..."
-> Thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn không đều, với sự linh hoạt về vần nhịp, giọng điệu chân thành, tha thiết rất phù hợp để diễn tả tâm tình của ông dành cho cháu, khiến đoạn thơ như lời chuyện trò của người ông. Ngôn ngữ, hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi. Có những hình ảnh là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người... Tất cả đã làm nổi bật những điều mà ông muốn gửi trao, muốn bàn giao cho cháu. Đặc sắc nhất là việc sử dụng kết hợp nhiều biện pháp tu từ. Trong đó đặc biệt là nghệ thuật điệp ngữ nhắc đi nhắc lại động từ chỉ hành động “bàn giao” như sợi chỉ đỏ xâu chuỗi các khổ thơ. Thể hiện tình cảm dào dạt, tấm lòng yêu thương của người ông dành cho người cháu của mình, cũng là của thế hệ đi trước muốn dành lại cho thế hệ sau.
1,25​
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp.
0,25​
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ.
2
Bài văn
4,0
a. Đảm bảo độ dài, cấu trúc bài nghị luận:
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0,5​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
- Giải thích:
+ Hiếu thảo là lòng biết ơn, kính trọng, yêu thương và chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+ Trách nhiệm với gia đình là có ý thức, có hành động tự giác, tích cực đóng góp vào việc xây dựng và duy trì hạnh phúc gia đình.
=> Trong xã hội hiện đại với nhiều thay đổi về lối sống và giá trị, việc giáo dục và nuôi dưỡng lòng hiếu thảo, trách nhiệm với gia đình đang gặp không ít khó khăn.
- Thực trạng
+
Hiện nay, nhiều người vẫn giữ được truyền thống hiếu thảo, yêu thương và có trách nhiệm với gia đình. Họ biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, giúp đỡ việc nhà và luôn cố gắng học tập tốt để làm vui lòng gia đình.
+ Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ có biểu hiện thiếu quan tâm, vô lễ với ông bà, cha mẹ, ham chơi, lười học, không giúp đỡ việc nhà, thậm chí có những hành vi chống đối...
- Nguyên nhân:
+
Sự ảnh hưởng của lối sống hiện đại với nhiều tiện nghi, giải trí khiến một số học sinh trở nên ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân mà quên đi trách nhiệm với gia đình.
+ Sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình và nhà trường. Một số bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái dẫn tới việc con cái không biết làm việc nhà, chưa biết chia sẻ, đỡ đần cha mẹ,…
+ Môi trường xã hội như một số thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội, phim ảnh có nội dung bạo lực, thiếu lành mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của học sinh.
- Hậu quả:
+ Tình cảm gia đình rạn nứt, mất đi sự gắn kết, yêu thương.
+ Con cái trở nên hư hỏng, sa vào các tệ nạn xã hội.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức...
+ Gây bất ổn trong xã hội...
- Giải pháp (trọng tâm của bài viết): HS có thể nêu một số giải pháp song cần đảm bảo tư duy lập luận chặt chẽ, thuyết phục, mang lại hiệu quả cao. VD:
+ Lòng thiếu thảo không dừng lại ở suy nghĩ mà cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đó có thể là những việc làm nhỏ như hỏi thăm sức khỏe ông bà, cha mẹ mỗi ngày, giúp đỡ việc nhà...
+ Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của ông bà, cha mẹ, không cãi lại hay tỏ thái độ không hài lòng...
+ Học tập, rèn luyện đạo đức để thể hiện lòng hiếu thảo, làm cha mẹ vui lòng.
+ Sống trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội...
+ Cha mẹ cần làm gương cho con cái, thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và trách nhiệm với ông bà, cha mẹ. Dạy dỗ con cái biết yêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình...
+ Nhà trường cần tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, tiết học GDCD, lồng ghép hợp lí trong các tiết học,…
+ Tuyên truyền, phổ biến những giá trị tốt đẹp về gia đình; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, hạn chế thông tin, hình ảnh có nội dung bạo lực, thiếu lành mạnh

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học nhận thức và hành động, thông điệp.
3,0​
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp.
0,25​
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.



FULL FILE
1735317526632.png

1735317533754.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO 10 (2025) Đọc hiểu thơ.zip
    1.8 MB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề ngữ văn 9 ôn thi vào 10 bộ đề thi ngữ văn vào lớp 10 các de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tphcm các đề thi ngữ văn vào 10 các đề thi văn vào 10 những năm gần đây de thi tuyển sinh lớp 10 môn toán de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn đà nẵng de thi vào 10 môn văn hà nội de thi vào 10 môn văn thanh hóa các năm file de thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf đề cương ôn tập ngữ văn 9 thi vào 10 đề kiểm tra văn vào lớp 10 đề ngữ văn 10 đề ngữ văn lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 đề ngữ văn thi vào lớp 10 2019 hà nội đề ngữ văn vào 10 đề ngữ văn vào 10 hà nội đề thi môn ngữ văn vào 10 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi môn ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi môn ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn tuyển sinh vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 đề thi ngữ văn vào 10 bắc ninh đề thi ngữ văn vào 10 bình định đề thi ngữ văn vào 10 các năm đề thi ngữ văn vào 10 chuyên sư phạm đề thi ngữ văn vào 10 có đáp án đề thi ngữ văn vào 10 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội các năm đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2014 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2016 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2018 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2019 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2020 đề thi ngữ văn vào 10 hải phòng 2021 đề thi ngữ văn vào 10 hưng yên đề thi ngữ văn vào 10 năm 2015 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2017 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2018 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2019 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi ngữ văn vào 10 nghệ an đề thi ngữ văn vào 10 ở hà nội đề thi ngữ văn vào 10 quảng ngãi đề thi ngữ văn vào 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào 10 thái bình đề thi ngữ văn vào 10 tỉnh hải dương đề thi ngữ văn vào 10 violet đề thi ngữ văn vào lớp 10 bến tre đề thi ngữ văn vào lớp 10 các tỉnh đề thi ngữ văn vào lớp 10 chuyên đề thi ngữ văn vào lớp 10 hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2019 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2020 đề thi ngữ văn vào lớp 10 năm 2021 đề thi ngữ văn vào lớp 10 tại hà nội đề thi ngữ văn vào lớp 10 tỉnh đồng nai đề thi thử môn ngữ văn vào 10 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 hà nội đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2024-2025 tphcm đề thi tuyển sinh ngữ văn vào lớp 10 đề thi và đáp án ngữ văn vào lớp 10 đề thi văn vào 10 2020 hà nội đề thi văn vào 10 chuyên ngữ đề thi văn vào 10 hà nội 2021 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2020 đề thi văn vào 10 hà nội năm 2021 đề thi văn vào 10 hà nội qua các năm đề thi văn vào 10 năm 2020 hà nội đề thi văn vào lớp 10 chuyên ngữ hà nội đề thi vào 10 2020 văn đề thi vào 10 hà nội 2020 văn đề thi vào 10 môn ngữ văn bình định đề thi vào 10 môn ngữ văn có đáp án đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2015 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2016 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2017 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn ngữ văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn ngữ văn hải dương đề thi vào 10 môn ngữ văn hải phòng đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh phú thọ đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh quảng ninh đề thi vào 10 môn ngữ văn tỉnh vĩnh phúc đề thi vào 10 môn ngữ văn violet đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn bắc ninh đề thi vào lớp 10 môn văn nghệ an 2024-2025 đề thi vào lớp 10 ngữ văn nghệ an đề và đáp án thi vào 10 môn ngữ văn đề văn vào 10 hà nội 2020
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top