Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 2K

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,341
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề ôn thi cuối kì 2 lớp 10 văn CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 43 trang. Các bạn xem và tải đề ôn thi cuối kì 2 lớp 10 văn về ở dưới.
ĐỀ ÔN CUỐI HỌC KÌ II

MÔN NGỮ VĂN 10

ĐỀ 1:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy
Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy
Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời…



Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Mặt chúng tôi ngửa lên như đất
Những màu mây sẽ thôi không héo quắt
Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên
Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền
Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ
Rồi kháo nhau
Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời…
Ôi ước gì được thấy mưa rơi
Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát
Giãy giụa tơi bời trên mặt cát
Như con cá rô rạch nước đón mưa rào
Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào
Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi…



Chúng tôi ngồi ôm súng đợi mưa rơi
Lòng thắc thỏm niềm vui không nói hết
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm, chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi… mưa li ti… cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước



Một giọt nhỏ thôi, cát cũng dịu đi nhiều
Ôi hòn đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi…



Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi…

Đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa
Mùa khô 1981


(Đợi mưa trên đảo sinh tồn, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Xác định thể thơ của văn bản.

A. Thơ tự do

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ lục bát

Câu 2. Những chiến sĩ trên đảo sinh tồn mong chờ điều gì?

A. Ánh nắng

B. Mây giông

C. Cơn mưa

D. Sấm sét

Câu 3. Câu thơ nào miêu tả cơn mưa trong mong ước của người lính đảo?

A. Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng


B. Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển
Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời…


C. Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi
Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời…


D. Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa


Câu 4. Dòng nào sau đây nêu đúng về biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: “Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người/ Như đá vững bền, như đá tốt tươi…”?

A. Nhân hoá

B. Ẩn dụ

C. Điệp từ

D. So sánh

Câu 5. Dòng nào nêu đúng cảm nhận về cuộc sống và phẩm chất của người lính trên đảo Sinh Tồn?

A. Cuộc sống gian lao, vất vả nhưng tâm hồn người lính luôn lạc quan, yêu đời, có ý chí và nghị lực kiên cường.

B. Tuy vất vả, gian khổ, đầy những khó khăn nhưng tâm hồn người lính luôn sống lạc quan, yêu đời

C. Cuộc sống phải đối mặt với những mất mát, hi sinh, nhưng những người lính đảo luôn hồn nhiên, nhí nhảnh.

D. Cuộc sống đầy những thử thách khác nghiệt, nhưng người lính đảo luôn lạc quan, kiên cường với thử thách

Câu 6. Câu thơ “Ôi ước gì được thấy mưa rơi” được điệp lại 3 lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Diễn tả niềm mong ước, khao khát chát bỏng của người lính đảo về những cơn mưa

B. Nhấn mạnh nỗi niềm mong đợi đến nao lòng của người lính đảo

C. Khẳng định sự kiên cường bất khuất, dù khắc nghiệt, ngừi lính vẫn kiên cường

D. Tô đậm nỗi mong chờ đến khắc khoải, nỗi khao khát đến cháy bỏng của người lính đảo

Câu 7. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

A. Bài thơ miêu tả cuộc sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn của ngườ lính đảo, nhưng họ luôn hướng tới những điều tốt đẹp

B. Bài thơ là niềm mong chờ mòn mỏi và khát khao cháy bỏng về mưa, qua đó nói lên được những khó khăn, thiếu thốn của người lính đảo.

C. Bài thơ diễn tả niềm hạnh phúc của những người lính đảo khi những cơn mưa xuất hiện, đã thoả niềm khao khát bấy lâu

D. Bài thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Kể tên một số bài thơ viết về những người lính biển của nhà thơ Trần Đăng Khoa?

Câu 9. Qua bài thơ hãy rút ra bài học học có ý nghĩa nhất.

Câu 10. Hãy đặt mình là người lính trên đảo Sinh Tồn, hãy phát biểu cảm xúc của anh/chị khi được tham dự bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ “Đợi mưa trên đảo sinh tồn” của Trần Đăng Khoa.

ĐỀ 2:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên

Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên...


Hải Phòng, 1981

(Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa, Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Xác định thể thơ của văn bản.

A. Thơ tự do

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ lục bát

Câu 2. Bài thơ nói về cuộc chia tay giữa ai với ai?

A. Anh và em

B. Người lính biển và em

C. Chàng trai và cô gái

D. Cả A&C

Câu 3. Cuộc chia tay của hai nhân vật diễn ra ở địa điểm nào?

A. Thành phố

B. Trên tàu

C. Bến cảng

D. Bờ biển

Câu 4. Dòng nào sau đây nói không đúng về biện pháp tư từ trong hai câu thơ: “Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía/Biển một bên và em một bên ....”?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Điệp từ

D. Nhân hoá

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu đúng về vẻ đẹp hình ảnh người lính biển trong khổ thơ thứ 4?

A. Cuộc sống gian lao, vất vả nhưng tâm hồn người lính luôn lạc quan, yêu đời, có ý chí và nghị lực kiên cường.

B. Tuy vất vả, gian khổ, đầy những khó khăn nhưng tâm hồn người lính luôn sống lạc quan, yêu đời

C. Người lính vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh, cầm chắc tay súng nơi đảo xa để bảo vệ tổ quốc.

D. Dù khó khăn thử thách, phải gạt đi tình cảm riêng tư, nhưng người lính vẫn kiên cường nơi hải dảo xa xôi.

Câu 6. Câu thơ “Biển một bên và em một bên” được điệp lại 5 lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Diễn tả niềm mong ước, khao khát chát bỏng của người lính đảo được gặp lại người yêu nơi xa

B. Nhấn mạnh nỗi khao khát của người lính đảo về một hạnh phúc lứa đôi, dù phải trải qua những giờ phút vất vả.

C. Khẳng định trong tâm hồn người lính biển, tình yêu lứa đôi luôn hòa quyện với tình yêu biển trời tổ quốc.

D. Khẳng định sự kiên cường bất khuất, của người lính đảo, và tình yêu luôn hoà trong tình yêu tổ quốc

Câu 7. Hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng” có ý nghĩa biểu tượng như thế nào?

A. Những nỗi đau mà đất nước đã từng trải qua không chỉ là nỗi đau thiên tai bão lũ mà còn là những mất mát của chiến tranh.

B. Vành khăn tang của những người dân có người chết vì thiên tai, bão tố, của những người lính đã hi sinh vì tổ quốc

C. Những nỗi đau mà người dân phải trải qua trong cuộc sống bám biển, họ phải trải qua những cơn lũ lụt, thiên tai

D. Những mất mát, hi sinh của người lính biển không chỉ diễn ra ở trong thời chiến mà cả trong thời bình.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ”?

Câu 9. Theo anh, chị “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân nào?

Câu 10. Đoạn thơ cho em cảm nhận gì về hình tượng người lính biển? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ “Thơ tình của người lính biển” của Trần Đăng Khoa

ĐỀ 3:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.



Chợt thấy anh giặc hoảng hốt xin hàng

Có thằng sụp dưới chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi, nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công.



Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong



Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Anh là chiến sĩ Giải phóng quân.



Tên Anh đã thành tên đất nước
Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân


3 - 1968

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân, Thơ người lính, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội 1997, tr.431)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là phương thức nào?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

Câu 2. Chủ đề của văn bản là gì?

A. Vẻ đẹp người lính

B. Nỗi buồn chiến tranh

C. Tình yêu đôi lứa

D. Khát vọng tự do

Câu 3. Hình tượng nhân vật trung tâm trong văn bản là ai?

A. Anh giải phóng quân

B. Người lính biển

C. Cô thanh niên xung phong

D. Anh bộ đội

Câu 4. Hình ảnh nào sau đây ca ngợi vẻ đẹp của anh giải phóng quân?

A. Súng nổ tiến công

B. Đang đứng bắn

C. Bức thành đồng

D. Đứng lặng im

Câu 5. Ngôn ngữ trong bài thơ có đặc điểm gì?

A. Tính truyền cảm

B. Tính cá thể

C. Tính hình tượng

D. Tất cả đều đúng

Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng”?

A. Làm nổi bật dáng đứng hiên ngang trước hòn tên mũi đạn của người chiến sĩ giải phóng quân.

B. Nổi bật tình yêu đất nước, sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ gìn độc lập, tự do cho tổ quốc

C. Miêu tả dáng vẻ hiên ngang, bất khuất, khiên cường của anh giải phóng quân trước kẻ thù

D. Làm nổi bật tư thế hiên ngang và thái độ ngưỡng mộ, lòng khâm phục đối với người chiến sĩ

Câu 7. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau: “Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất / Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”

A. Từ dáng đứng hiên ngang của anh, tổ quốc ngập tràn hi vọng về sự đổi thay về một mùa xuân mới tốt đẹp.

B. Đó là dáng đứng hiên ngang, bất khuất, không khuất phục quân thù, sự hi sinh ấy đem lại độc lập tự do cho nhân dân

C. Từ dáng đứng của “anh” đã mở ra một chân trời mới tràn ngập niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam.

D. Sự hi sinh của người lính đã tạo nên một mùa xuân tươi đẹp cho toàn thể dân tộc Việt Nam, đó là một sự hi sinh cao cả.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
“Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng nào?

Câu 9. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị qua bài thơ?

Câu 10. Bài thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với sự hy sinh của người chiến sĩ Giải phóng quân? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân.



ĐỀ 4:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Đất nước

Của thơ ca

Của bốn mùa hoa nở

Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian

Nghe xôn
xao trong gió nội mây ngàn



Đất nước

Của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa



Đất nước

Của những người mẹ

Mặc áo thay vai

Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu



Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa
hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi
nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.


(Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!, Nam Hà, Trường Sơn – Đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia, 2009)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Ngũ ngôn

C. Lục bát

D. Bảy chữ

Câu 2. Văn bản viết về đề tài nào?

A. Chiến tranh

B. Đất nước

C. Tình yêu

D. Tự do

Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ?

A. Hào hùng

B. Ngợi ca

C. Bi thương

D. Tự hào

Câu 4. Tác giả dùng hình ảnh nào để nói về đất nước?

A. Người nông dân

B. Người chiến sĩ

C. Những người mẹ

D. Hạt lúa, củ khoai

Câu 5. Vẻ đẹp đất nước được cảm nhận ở phương diện nào?

A. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm

B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm

C. Tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm

D. Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất

Câu 6. Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ: “Của những người con gái con trai/ Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép”?

A. Làm nổi bật vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam: vừa đẹp, vừa anh dũng, kiên cường

B. Nổi bật tình yêu đất nước của tuổi trẻ Việt Nam: hiên ngang, bất khuất, kiên cường.

C. Lòng yêu nước của những con người Việt Nam, đáng khâm phục và ngưỡng mộ

D. Thái độ ngưỡng mộ, lòng khâm phục đối với những con người Việt Nam trẻ tuổi

Câu 7. Các dòng thơ sau gợi ca ngợi phẩm chất nào của con người Việt Nam?

Đất nước

Của những người con gái con trai

Đẹp như hoa
hồng, cứng như sắt thép

Xa nhau không hề rơi
nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.


A. Trung hậu, đảm đang.

B. Phẩm chất hiên ngang, dũng cảm

C. Tình yêu đất nước

D. Phẩm chất kiên cường sáng ngời

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. T
ình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích?

Câu 9. Nhận xét của anh/chị về hình ảnh người mẹ Việt Nam trong chiến tranh qua đoạn thơ: “Đất nước/ Của những người mẹ/ Mặc áo thay vai/ Hạt lúa củ khoai/ Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu”.

Câu 10. Từ đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (5-10 dòng), nêu suy nghĩ về trách nhiệm đối với quê hương, đất nước của mỗ công dân trong hoàn cảnh hiện tại.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn trích trong phần Đọc- hiểu (trích Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!, Nam Hà)



ĐỀ 5:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng chịu cho lòng ta yên
Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ
Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa
Em hát một câu thơ cũ
Cái say mê một thời thiếu nữ
Mỗi mùa hoa đỏ về
Hoa như mưa rơi rơi
Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi
Như máu ứa một thời trai trẻ
Hoa như mưa rơi rơi
Như tháng ngày xưa ta dại khờ
Ta nhìn sâu vào mắt nhau
Mà thấy lòng đau xót
Trong câu thơ của em
Anh không có mặt
Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết
Anh đâu buồn mà chỉ tiếc
Em không đi hết những ngày đắm say
Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ
Không cho ai có thể lạnh tanh
Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ
Như vết xước của trái tim
Sau bài hát rồi em lặng im
Cái lặng im rực màu hoa đỏ
Anh biết mình vô nghĩa đi bên em
Sau bài hát rồi em như thể
Em của thời hoa đỏ ngày xưa
Sau bài hát rồi anh cũng thế
Anh của thời trai trẻ ngày xưa.


(Màu hoa đỏ, Thanh Tùng, 100 bài thơ tình, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr.201)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Văn bản được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do

B. Ngũ ngôn

C. Lục bát

D. Bảy chữ

Câu 2. Văn bản viết về đề tài gì?

A. Chiến tranh

B. Đất nước

C. Tình yêu

D. Tự do

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Chàng trai

B. Cô gái

C. Tác giả

D. Anh

Câu 4. Điệp khúc “Hoa như mưa rơi rơi” được nhắc lại mấy lần trong văn bản?

A. Ba lần

B. Bốn lần

C. Năm lần

D. Hai lần

Câu 5. Hình ảnh nào trở thành tâm điểm của cảm xúc, nối niềm day dứt khôn nguôi trong bài thơ?

A. Màu hoa đỏ

B. Hoa như mưa rơi rơi

C. Tiếng ve kêu

D. Bài hát

Câu 6. Dòng nào sau đây nêu không đúng về nội dung của đoạn thơ sau?

Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao
Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng
Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh
Chẳng chịu cho lòng ta yên


A. Hình ảnh của một bầu trời rực lửa với màu hoa, một màu lửa cháy như làm nền cho cái sự khát khao đang dồn nén trong lòng người trai ấy.

B. Khung cảnh nên thơ với đôi tình nhân đang yêu nhau say mê, dưới ngày hè có hoa phượng đỏ bung nở và tiếng ve sôi

C. Khung cảnh buồn man mác với con đường vắng ngập đầy hoa đỏ, nơi đôi tình nhân từng nắm tay nhau, khao khát và thề hẹn

D. Tình yêu của hai người tựa như “một thời hoa đỏ” nóng rực và quyến rũ một góc trời, khiến trưa hè yên tĩnh cũng trở nên náo động

Câu 7. Dòng nào nói không đúng về tâm trạng của tác giả trong văn bản?

A. Cay đắng

B. Hạnh phúc

C. Đau khổ

D. Nuối tiếc

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8
. Hình ảnh “màu hoa đỏ” trở đi trở lại, ngập tràn trong cả bài thơ mang ý nghĩa gì?

Câu 9. Thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản?

Câu 10. Cảm nhận của anh/chị về tình yêu của tác giả qua bài thơ?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận đánh giá về nội dung, nghệ thuật bài thơ “Màu hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng

ĐỀ 6:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


[…]

Dần dần Tân cũng quen với đứa trẻ lặng lẽ sống bên mình. Mỗi lần đi về, Tân lại đến cạnh cái nôi, vén tấm màn trắng lên và nhìn một lát đứa bé nằm trong đó vẫn hai tay cọ quậy và con mắt lờ đờ nhìn mọi vật. Tuy vậy, Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi.

Một lần, chàng đang ngồi làm việc ở bàn giấy thì nghe tiếng vợ tắm cho đứa bé ở trong buồng. Vợ chàng gọi:

- Cậu vào đây hộ tôi một tý.

Tân quay mặt vào phía buồng, đáp:

- Con sen đâu, sao không gọi nó?

- Nó còn bận giặt ngoài kia. Thì cậu vào hộ tôi một tí có làm sao. Giữ hộ tôi cái đầu để tôi tắm cho nó thôi mà.

Tân ngần ngại bỏ dở công việc:

- Nào thì vào!

Rồi chàng vào trong buồng ngồi xuống bên cái chậu, hai tay giữ lấy đầu đứa bé. Vợ chàng nói lấy lòng:

- Cậu chỉ cầm một tý thôi. Tôi tắm cho nó xong ngay bây giờ đây.

Tân nhìn đứa bé, không thích một chút nào. Cái thân hình ngắn ngủi và chân tay khẳng khiu của nó làm chàng khó chịu không muốn để ý đến. Chàng càu nhàu mắng đứa bé:

- Nằm im! Mày cứ cọ quậy bắn cả nước lên tao đây này.

Cái đầu đứa bé đầy xà phòng nên càng trơn khó giữ. Tân đã thấy mỏi tay. Chàng bảo vợ:

- Thôi, giữ lấy nó, tôi mỏi tay lắm rồi.

Vợ chàng hơi gắt:

- Hãy giữ một chút nữa. Mới có một tí thế đã kêu mỏi!

Cái giọng nói ấy làm cho Tân không bằng lòng. Chàng buông đứa trẻ, đứng dậy trả lời xẵng:

- Không phải công việc của tôi. Với lại tôi trông nó khó chịu lắm.

Tân không nhận thấy nét mặt ngạc nhiên và buồn rầu của vợ, bước ra ngoài. Một chút hối hận, đến cửa, làm chàng quay mặt lại: vợ chàng đang ôm đầu đứa bé trong lòng khóc nức nở.

Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi.

Từ khi hai vợ chồng lấy nhau, những cuộc cãi cọ nhỏ mọn, không có nghĩa lý gì, vẫn thường xảy ra luôn. Vì một câu nói, vì một cớ không đâu, hai vợ chồng lại giận nhau. Mà cũng như lần này, Tân cảm thấy chàng chỉ nói một lời dịu ngọt, êm ái, là đủ cho hai bên hòa hợp lại như cũ. Nhưng những câu ấy tan đi trên miệng trước khi nói ra lời. Một ý xấu khiến chàng yên lặng, và xui chàng giận dữ thêm lên để lấy phần phải về mình.

Khi Tân trở lại phòng, chàng thấy vợ đang ngồi cho con bú. Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở. Thỉnh thỏang nó ầm ừ trong miệng có vẻ rất bằng lòng.

Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày phá hoại cuộc đời.

Từ đấy, đứa con như cái dây giữ sự hòa hợp trong hai vợ chồng. Tân và vợ chàng không cãi nhau nữa. Mà nếu có xảy ra cuộc hờn giận, hai người chỉ cùng trông đứa trẻ mũm mỉm là lại hòa hợp như cũ.

Thỉnh thỏang vợ chồng bồng con đưa đến trước mặt Tân, chỉ cho chàng biết những cái thay đổi trong đứa bé.

- Này cậu trông, cái thóp bây giờ đã nhỏ đi rồi đấy.

Tân cũng chăm chú xem, rồi nói chuyện với con. Lúc chàng ngẩng lên nhìn, chàng thấy vợ ngượng nghịu muốn giấu sự vui mừng làm ửng hồng đôi gò má. Tân cũng thấy trong tâm can một sự vui vẻ khác thường.

Buổi sáng nay, vừa bước chân vào trong nhà, Tân đã hỏi vợ:

- Em đâu?

- Nó ngủ, cái gì thế?

- Tôi có cái này hay lắm.

Tân giơ lên cho vợ xem một đôi bít tất len trắng xinh đẹp. Chàng bước lại bên cạnh cái nôi rủ màn trắng sạch sẽ.

Vợ chàng vội nói:

- Ấy, khẽ chứ cậu, để nó ngủ. Tôi vừa mới đặt xong.

Tân rón rén, khe khẽ giở tấm màn tuyn, nhìn thấy đứa trẻ nằm gọn trong vải trắng. Chàng cúi mình xuống, yên lặng đợi trên cặp môi nhỏ bé một nụ cười.

Và Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy.


(Trích Đứa con đầu lòng, Thạch Lam, Tuyển tập Thạch Lam, NXB Thời đại, tr.10-12)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Xác định ngôi kể của truyện.

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 2. Tác giả chọn điểm nhìn nào?

A. Từ nhân vật Tân

B. Từ vợ Tân

C. Từ người vú em

D. Từ tác giả

Câu 3. Đoạn trích viết về đề tài gì?

A. Tình yêu quê hương

B. Cuộc sống gia đình

C. Tình cha con

D. Tình vợ chồng

Câu 4. Không gian của đoạn trích diễn ra ở đâu?

A. Căn phòng hộ sinh

B. Căn phòng trọ

C. Nhà mẹ Tân

D. Căn nhà của vợ chồng Tân

Câu 5. Đoạn trích viết về chủ đề gì?

A. Tình cảm vợ chồng thắm thiết, thuỷ chung

B. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình mẫu tử.

C. Sự nảy nở kì diệu, thiêng liêng của tình phụ tử.

D. Tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý.

Câu 6. Khi được vợ nhờ giữ đứa con mới sinh để tắm cho con, thái độ của Tân thế nào?

A. Khó chịu, càu nhàu

B. Vui vẻ, nhiệt tình

C. Bực tức, khó chịu

D. Thờ ơ, lạnh nhạt

Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung khái quát của đoạn trích?

A. Nỗi buồn của Tân khi đứa con đầu lòng chào đời

B. Những rung động của Tân khi vợ sinh con đầu lòng

C. Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời.

D. Trạng thái, cảm xúc của Tân khi ngắm con đầu lòng

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Nêu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích?

Câu 9. Thông điệp nhà văn gửi gắm đến độc giả qua đoạn trích?

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về tình phụ tử

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam

ĐỀ 7:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Máy bay cất cánh trong mưa. Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay. Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ. Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này. Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu.

Máy bay hẫng một cái như hụt bước. Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run. Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế. Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm.

Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên.

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng. Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi. Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây.

Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn.

Tay vận complet nhấc mi mắt lên. Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu.

Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?

Tay nọ làm thinh.

Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?

Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm. Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế. Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền. Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé.

Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn. Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó.

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy. Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây. Bà chẳng ăn chút gì. Lúc người ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc. Bà hỏi cô tiếp viên:

Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ. Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17.

Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng.

Ấy chết, mở thế nào được ạ. Cô gái bật cười.

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát. Trên rất cao này, trời vẫn còn mây. Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay. Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn.

Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại.

Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới.

Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ.

Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt.

Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc.

Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn.

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng.


(Mây trắng còn bay, Bảo Ninh, Nguồn )

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1
. Văn bản được viết theo thể loại nào?

A. Truyện ngắn

B. Tiểu thuyết

C. Nghị luận

D. Thơ tự do

Câu 2. Xác định ngôi kể ?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ ba

C. Ngôi thứ hai

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3

Câu 3. Văn bản viết về đề tài gì?

A. Cuộc sống con người trong thời chiến

B. Cuộc sống con người thời hậu chiến

C. Nỗi buồn thời hậu chiến

D. Ảnh hưởng của chiến tranh đến con người

Câu 4. Bà cụ yêu cầu cô tiếp viên điều gì khi đi qua vĩ tuyến 17?

A. Thắp hương giúp cụ

B. Thắt dây an toàn

C. Xem giờ đồng hồ

D. Mở cửa sổ máy bay

Câu 5. Dòng nào nói đúng về chủ đề của tác phẩm?

A. Những ảnh hưởng của chiến tranh đến số phận, cuộc sống con người thời hậu chiến.

B. Chiến tranh đã đem lại nhiều nỗi đau cho con người, lớn nhất là sự mất mát về người

C. Nỗi đau của những người mẹ có con ra chiến trận, thời gian không thể nào chữa lành.

D. Chiến tranh qua đi để lại cho con người quá nhiều vết thương mà không thể nào chữa lành được.

Câu 6. Bà cụ hỏi cô tiếp viên “Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con”, đã hé lộ mục đích đi máy bay của cụ là gì?

A. Đến thăm con trai

B. Để xuống máy bay

C. Để cất hành lí

D. Chuẩn bị đồ ăn

Câu 7. Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ chêm xen?

A. Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn.

B. Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo

C. Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi

D. Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8
. Ý nghĩa của hình ảnh biểu tượng: “Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.”?

Câu 9. Ý nghĩa nhan đề “Mây trắng còn bay”?

Câu 10. Bài học có ý nghĩa nhất với anh/chị qua văn bản?

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tính, đánh giá nhân vật bà cụ trong tác phẩm “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh.

ĐỀ 8:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


CHÚNG TA LÀ AI TRONG CUỘC ĐỜI NÀY? CUỘC SỐNG MÀ BẠN MONG ĐỢI NHẤT?

[…]

Chúng ta là ai trong cuộc đời này?

[…]

"Sao ta lại được sinh ra?".

Những câu hỏi tưởng chừng như vô nghĩa không có lời giải đáp chính xác nào nhưng dường như trong chính chúng ta lại tự có câu trả lời. Và tại sao chúng ta lại đặt những câu hỏi như vậy. Cuộc sống vốn dĩ đối với mỗi người không phải ai cũng như nhau, không phải ai cũng được suôn sẻ và không phải ai cũng được sống hạnh phúc như chính chúng ta mong đợi.

Chúng ta cần gì từ cuộc sống này? […] Chúng ta sinh ra – lớn lên – đi học – đi làm – lập gia đình – sinh con – nuôi dưỡng con cái – hết đời. Nếu thật sự là như vậy thì cuộc sống có lẽ sẽ rất nhàm chán, ắt hẳn phải có một ý nghĩa nào đó lớn hơn cho việc chúng ta sinh ra ở cuộc đời này.

Rồi khi quan sát nhìn thấy những khổ đau ở người khác cũng như chính bản thân mình, thấy cuộc sống này sao khổ quá, mình đã tự hỏi liệu có hay không một con đường khác hạnh phúc hơn.

Rồi dòng đời đưa đẩy cho mình gặp biến cố này đến sự kiện khác phải ở trong đó trải nghiệm rồi tự chiêm nghiệm mình mới thấu được nỗi khổ của bản thân, mới cảm thấy thất vọng, cảm thấy đau khổ, cảm thấy không ai hiểu mình, cảm thấy xung quanh mọi thứ dường như trở nên vô nghĩa sụp đổ. Bản thân dường như rơi vào hố sâu vô định, tuyệt vọng! Tại vì sao chúng ta lại yếu đuối như vậy? Không phải chúng ta nghe rằng mỗi người sẽ có mỗi tính cách khác nhau sao?

Nhưng khi gặp đau khổ tuyệt vọng thì chỉ có một dạng người xuất hiện: yếu đuối! Kém cỏi! Thất bại! Tiêu cực! Chúng ta không thể được như họ, nhìn họ xem, họ giàu có, họ có tất cả mọi thứ mà ta khát khao, cuộc sống của họ thật tuyệt vời, sao cuộc đời lại bất công với chính mình như vậy chứ? Cảm giác mọi thứ xung quanh đều sụp đổ, và bạn hoàn toàn bất lực.

… Đến khi nào chúng ta mới có thể kết thúc vòng luẩn quẩn này, đến khi nào ta mới thấu hiểu chính bản thân ta.

Vậy thì thật ra chúng ta có thể là gì chứ?

Vậy thì thật ra chúng ta có thể là gì chứ? Câu trả lời ở chính các bạn, cuộc đời do chính bạn tạo ra, cần sự gìn giữ, cần niềm tin chính mình và cần sự bộc phá, không phải ai trong chính chúng ta cũng tìm được cách để sống một cách toàn diện.

Nhưng chắc chắn chúng ta đều sẽ có một lý tưởng riêng cho mình, hiện tại không biết, thì vẫn còn tương lai, còn sau này, còn rất nhiều thứ chúng ta cần đối diện, để biết chúng ta là ai trong cuộc sống này, tốt hơn hết bạn nên hỏi chính bạn, đừng nhìn cách sống của người khác, đừng nghe lời họ nói, tự tin là chính bạn thì ắt hẳn bạn sẽ nhận ra nhiều thông điệp cuộc sống!


(Chúng ta là ai trong cuộc đời này ? Cuộc sống mà bạn mong đợi nhất?, Tác giả YN'Story, Nguồn https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/...ma-ban-mong-doi-nhat-6358d4d525a20d445d12d219)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1.
Cuộc sống nhàm chán do đâu?

A. Do ai cũng đều phải trải qua hành trình: sinh ra – lớn lên – đi học – đi làm – lập gia đình – sinh con – nuôi dưỡng con cái – hết đời.

B. Do cuộc sống luôn tạo nên những biến cố bất ngờ đầy đau đớn

C. Do những áp lực về kinh tế về gia đình đè nặng lên mỗi chúng ta

D. Do cuộc đời không như là mơ

Câu 2. Để biết chúng ta là ai trong cuộc sống này, theo tác giả bài viết, chúng ta nên làm gì?

A. Đặt ra câu hỏi với cuộc đời

B. Trải nghiệm cuộc đời của mình và những người xung quanh

C. Đưa ra thật nhiều phán đoán

D. Nên hỏi chính bạn, đừng nhìn cách sống của người khác, đừng nghe lời họ nói

Câu 3. Dạng người yếu đuối, kém cỏi là dạng người nào?

A. Lẩn trốn thực tại

B. Tự xây lên cuộc sống trong tưởng tượng, trong mơ

C. Gặp biến cố thì khổ đau thất vọng, mọi thứ vô nghĩa, rơi vào hố sâu vô định, tuyệt vọng

D. Hành hạ, sỉ nhục, hạ thấp người khác để che lấp đi con người yếu đuối, hèn kém bên trong

Câu 4. Phép tu từ nổi bật trong đoạn văn: Rồi dòng đời đưa đẩy cho mình gặp biến cố này đến sự kiện khác phải ở trong đó trải nghiệm rồi tự chiêm nghiệm mình mới thấu được nỗi khổ của bản thân, mới cảm thấy thất vọng, cảm thấy đau khổ, cảm thấy không ai hiểu mình, cảm thấy xung quanh mọi thứ dường như trở nên vô nghĩa sụp đổ

A. Điệp

B. Đối

C. Đảo ngữ

D. So sánh

Câu 5. Tác dụng của việc đặt ra những câu hỏi trong văn bản?

A. Nhấn mạnh băn khoăn của mỗi người về hành trình đi tìm lẽ sống của chính mình.

B. Nhấn mạnh sự đam mê lí tưởng của chính mình, sự sáng tạo vô biên của con người

C. Nhấn mạnh việc trải nghiệm rồi tự chiêm nghiệm mới thấu được nỗi khổ của bản thân

D. Nhấn mạnh cuộc đời do chính bạn tạo ra, cần sự gìn giữ, cần niềm tin chính mình.

Câu 6. Vì sao khi tin chính mình ta lại có thể bộc phá?

A. Vì tin vào chính mình ta sẽ nhận ra được ta là một, là riêng, là duy nhất

B. Vì tin vào chính mình ta sẽ nhận ra được đam mê lí tưởng của chính mình, ta sẽ phát hiện ra những năng lực giấu kín và sự sáng tạo vô biên của bản thân

C. Vì tin vào chính mình ta sẽ nhận ra được thế giới này tươi đẹp và đáng sống

D. Vì tin vào chính mình ta sẽ nhận ra được những giá trị cao đẹp của sự sống

Câu 7. Có thể hiểu cụm từ “sống một cách toàn diện” như thế nào?

A. Sống để trải nghiệm cả sung sướng, lẫn khổ đau, có cuộc sống riêng mình nhưng cũng thấu hiểu thế giới xung quanh, sống để phát huy tối đa năng lực bản thân về tất cả mọi mặt trí tuệ, bản lĩnh, tâm hồn, hình thể,…

B. Sống đủ một cuộc đời 3 vạn 6 ngàn ngày

C. Phải trải qua đủ mọi hành trình cuộc sống: sinh ra – lớn lên – đi học – đi làm – lập gia đình – sinh con – nuôi dưỡng con cái – hết đời

D. Sống với cuộc đời phiêu du muôn nơi để nhận thức được cả thế giới

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Tác giả đưa ra lí lẽ nào để thuyết phục người khác nên đi tìm lẽ sống của chính mình trong văn bản?

Câu 9. Tác giả muốn truyền tải tới người đọc thông điệp gì?

Câu 10. Em đã tìm thấy lẽ sống của chính mình chưa? Chia sẻ về lẽ sống đẹp mà em đã lựa chọn

PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết văn bản nghị luận trình bày vai trò của sống đẹp trong cuộc đời mỗi con người.

ĐỀ 9:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


BẢN THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI CỦA CHÍNH MÌNH

(HẢI BÙI - SỐNG TÍCH CỰC)​

Thay vì luôn chỉ là người theo sau để trở thành một “phiên bản hoàn hảo” của người khác, hãy thiết kế nên một phiên bản cuộc đời toàn vẹn của chính mình.

Bạn có đang mải miết đuổi bắt những “tấm gương” – hình mẫu bạn cho rằng “hoàn hảo” hơn mình?

Những tấm gương tốt theo một cách nào đó cũng là sự đối chiếu để chúng ta soi vào, nhìn ra những điều thiếu sót của chính mình để dần hoàn thiện. Đừng soi vào những “tấm gương hoàn hảo” và cố biến mình trở thành những ảo ảnh phản chiếu ấy. Chúng ta sẽ mãi chỉ đuổi bắt theo cái bóng của người khác chứ không thật sự sở hữu nó.

Như thể mọi cá nhân đều đang khám phá cuộc đời với một chiếc la bàn được thiết kế độc nhất vô nhị. Tinh hoa của một người nằm trong chính cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ với sự tồn tại không cầu mà có của anh ta, cái thế giới chứa đầy những tấm gương – chỗ dựa duy nhất của anh ta, niềm tin đối với bản thân hành trình cuộc sống.” (Trích từ cuốn sách Power vs Force – David R. Hawkins)

Chạy theo “phiên bản mẫu” của người khác và sống với cuộc sống họ để có cảm giác trở nên thành công hơn chỉ khiến hao tổn tinh thần của chính mình. Phải đạt được các thành tựu như người ta mới chứng tỏ mình cũng thành đạt? Phải kiếm được nhiều tiền như người ta; Phải có được xe xịn như người ta; Phải có vị trí cao như người ta; Phải có cuộc sống trong mơ như người ta mới là thành công;… Những quan niệm sống như thế này mãi mãi là một cuộc chạy đua không hồi kết, chỉ làm lãng phí thời gian tận hưởng cuộc sống thực. Khi có được những thứ như người ta thì chính ta cũng chỉ là một “bản sao” mà thôi.

Sống phải hạnh phúc với quá trình chinh phục mục tiêu của riêng mình thì khi đơm hoa kết trái mới khiến mọi thứ đáng giá. Còn sống với nỗi dày vò, tham vọng theo đuổi những thứ như người ta, tâm trí đã đủ mệt nhoài. Lúc đạt được các giá trị đó rồi làm sao có thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn.

Thay vì thế, sao ta không vẽ nên cho mình một lộ trình mục tiêu và đạt được các “thành tựu” phù hợp với chính con người mình. Để các giá trị đạt được là thật chứ không phải giá trị ảo. Đừng biến cuộc đời mình trở thành một “bản copy” của người khác. Bản thiết kế quan trọng nhất là thiết kế nên cuộc đời của chính mình.

Thiết kế nên cuộc sống của riêng mình và khiến phiên bản của chính mình trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày. Khi làm chủ bản thiết kế cuộc đời của mình, chúng ta sở hữu “một phiên bản độc quyền” mà không phải chỉ là một “bản copy” từ người khác.“Một cuộc sống được thiết kế chỉn chu sẽ có khả năng tự làm mới chính nó, đó là một đời sống sáng tạo, phong phú, luôn biến đổi, tiến triển và không bao giờ thiếu những bất ngờ thú vị. Có vô số phiên bản thiết kế cuộc đời, hướng đi nào cũng ngập tràn hi vọng, cơ hội sáng tạo và mở ra một thực tại khiến cuộc đời trở nên thật đáng sống. Cuộc sống của bạn không phải là một món đồ, đó là một hành trình trải nghiệm, và niềm vui thú thật sự đến từ việc thiết kế, đồng thời tận hưởng trải nghiệm đó.” (Trích từ cuốn sách “Thiết kế một cuộc đời đáng sống” (Designing your life) – Bill Burnett & Dave Evans)

Hãy tạo ra những điều thú vị, bất ngờ cho cuộc sống của chính mình. Đây cũng là cách tưới tắm tâm hồn của bạn luôn tươi mới. Đừng quên thiết kế cho cuộc sống của mình để từng giây phút cuộc đời thật ý nghĩa và đáng sống.

Trong cuốn sách “Thiết kế một cuộc đời đáng sống” (Designing your life) – tác giả Bill Burnett & Dave Evans cho rằng, bí mật về hạnh phúc trong thiết kế cuộc sống không phải là đưa ra lựa chọn đúng mà là học cách giỏi lựa chọn. Bạn lựa chọn sống hạnh phúc? Lựa chọn cuộc sống vật chất? Lựa chọn cuộc sống khỏe mạnh hay lựa chọn sự bình yên trong tâm hồn?… Nó không chỉ đòi hỏi ở bạn khả năng đặt ra những lựa chọn và các phương án thay thế tích cực, mà đó còn là khả năng sống với chúng một cách trọn vẹn.

Bản thiết kế cuộc sống hoàn chỉnh của bạn sẽ mang một diện mạo và cảm nhận riêng biệt. Định hình nên một cá tính rõ nét cho bản thân và sống hạnh phúc với phiên bản của chính mình!

(Bản thiết kế cuộc đời của chính mình, Trích từ sách Sống tích cực, Thanh Hải, nguồn )

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1.
Những tác hại khi bạn cố đuổi bắt những “tấm gương” – hình mẫu?

A. Chỉ đuổi bắt theo cái bóng của người khác chứ không thật sự sở hữu nó, hao tổn tinh thần của chính mình, lãng phí thời gian tận hưởng cuộc sống thực

B. Là sự đối chiếu để chúng ta soi vào, nhìn ra những điều thiếu sót của chính mình để đau đớn, xót xa

C. Là một cuộc chạy đua không hồi kết khiến bạn mất đi niềm tin đối với bản thân

khiến bạn không bao giờ trở thành hình mẫu hoàn hảo hơn chính mình

Câu 2. Thái độ của tác giả trước lối sống mải miết đuổi bắt những “tấm gương”?

A. Đồng tình

B. Không đồng tình

C. Lên án, phê phán gay gắt

D. Vừa đồng tình vừa không đồng tình

Câu 3. Em hiểu cụm từ “thiết kế cuộc đời” như thế nào?

A. Tạo lập, xây dựng và sống cuộc sống của chính mình

B. Vẽ lên một cuộc đời trong mộng tưởng

C. Chuẩn bị đầy đủ hành trang cho cuộc sống

D. Sống hết mình với những vật liệu mà cuộc đời ban tặng

Câu 4. Bí mật về hạnh phúc trong thiết kế cuộc sống là gì?

A. Đưa ra lựa chọn đúng

B. Là học cách giỏi lựa chọn.

C. Là sống không hối tiếc

D. Là khả năng sống tích cực

Câu 5. Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn bản “Sống phải hạnh phúc với quá trình chinh phục mục tiêu của riêng mình thì khi đơm hoa kết trái mới khiến mọi thứ đáng giá. Còn sống với nỗi dày vò, tham vọng theo đuổi những thứ như người ta, tâm trí đã đủ mệt nhoài. Lúc đạt được các giá trị đó rồi làm sao có thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn.”

A. So sánh

B. Giải thích

C. Bác bỏ

D. Chứng minh

Câu 6. Mạch triển khai của văn bản:

A. Khơi mở vấn đề -> Luận bàn về lối sống coppy -> Tự thiết kế cuộc đời -> Khẳng định lối sống có ý nghĩa

B. Khơi mở vấn đề -> Tự thiết kế cuộc đời -> Khẳng định lối sống có ý nghĩa -> Luận bàn về lối sống coppy

C. Khơi mở vấn đề -> Khẳng định lối sống có ý nghĩa -> Tự thiết kế cuộc đời -> Luận bàn về lối sống coppy

C. Khơi mở vấn đề -> Luận bàn về lối sống coppy -> Khẳng định lối sống có ý nghĩa -> Tự thiết kế cuộc đời

Câu 7. Sống với những lựa chọn một cách trọn vẹn là sống như thế nào?

A. Sống bằng tất cả nhiệt huyết, đam mê và năng lực vốn có của bản thân

B. Sống trọn cả cuộc đời

C. Sống trọn bằng niềm tin và tình yêu đối với bản thân

D. Sống trọn từng giây từng phút

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Tác dụng của việc đưa ra những trích dẫn?

Câu 9. Tại sao khi làm chủ bản thiết kế cuộc đời của mình, chúng ta sở hữu “một phiên bản độc quyền”?

Câu 10. Em hài lòng với điều gì nhất trong bản thiết kế cuộc đời của chính mình? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về việc theo đuổi ước mơ của mỗi người.

ĐỀ 10:

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:


Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này. Mùa hè oi bức của những người dân da đen bất mãn sẽ không qua đi, cho tới khi làn gió thu của tự do và bình đẳng tới. 1963 sẽ không phải là năm kết thúc, mà là năm bắt đầu. Với những ai đang hy vọng viển vông rằng người da đen chỉ đang xả bớt sự bực bội và rồi sẽ trở nên hài lòng, thì xin thưa, nếu nước Mỹ phớt lờ chúng tôi để trở lại với công việc kinh doanh thường nhật, thì người da đen sẽ khiến họ phải giật mình tỉnh giấc. Nước Mỹ sẽ không bình yên cho tới khi người da đen nhận được quyền công dân của mình. Những cơn lốc của các cuộc nổi dậy sẽ làm rung chuyển nền móng của nước Mỹ chừng nào công lý chưa soi sáng nơi đây.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của lâu đài công lý, rằng trong quá trình lấy lại địa vị đáng có của chúng ta, chúng ta không được phép để bản thân phạm phải tội lỗi. Đừng thỏa mãn cơn khát tự do của chúng ta bằng cách uống chén hận thù và cay đắng. Chúng ta vĩnh viễn phải cư xử dựa trên nền tảng phẩm cách và nguyên tắc cao. Chúng ta không được cho phép cuộc kháng nghị sáng tạo của chúng ta trở nên bạo lực. Xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nâng bản thân lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất có thể gặp được sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu mới đang sục sôi bên trong cộng đồng người da đen không được phép dẫn chúng ta tới việc ngờ vực toàn bộ tất cả người da trắng, bởi vì rất nhiều người anh em da trắng, những người có mặt ở đây ngày hôm nay, đã nhận ra rằng vận mệnh của tất cả chúng ta gắn liền với nhau, rằng tự do của tất cả chúng ta là không thể tách rời.

Chúng ta không thể bước đi đơn độc.

Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta đang đồng hành cùng nhau.

Chúng ta không thể quay lưng.

Sẽ có những người hỏi, “Chừng nào thì các bạn mới hài lòng?” Chúng tôi sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen vẫn còn là nạn nhân của những hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát. Chúng tôi sẽ không hài lòng, khi tấm thân mệt mỏi sau một quãng đường dài vẫn không thể tìm được nơi nghỉ ngơi trong các nhà nghỉ bên đường hay khách sạn trong thành phố. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những người da đen còn phải di chuyển từ khu tập trung da đen nhỏ tới khu tập trung da đen lớn hơn. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những đứa trẻ da đen bị tước đoạt nhân phẩm và tự trọng bởi những tấm biển “Chỉ dành cho người da trắng”. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi một người da đen ở Mississippi không được bầu cử, khi một người da đen ở New York tin rằng anh chẳng có gì để bầu. Không, không, chúng tôi không hài lòng, và chúng tôi sẽ không hài lòng cho đến khi mưa công lý tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa.

Tôi hiểu rằng để các bạn tới được đây, có những người đã phải vượt qua nhiều gian nan và thử thách lớn. Có những người chỉ vừa mới bước ra khỏi xà lim. Có những người đến từ khu vực mà hành trình kiếm tìm tự do khiến bạn phải đối diện với giông bão bức hại cùng những cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát. Các bạn đã trở thành những con người khổ đau nhưng sáng tạo. Hãy tiếp tục với niềm tin rằng khổ đau rồi sẽ có ngày hồi báo. Hãy quay trở lại Mississippi, trở lại Alabama, trở lại Nam Carolina, trở lại Georgia, trở lại Louisiana, trở lại những khu ổ chuột và khu tập trung của người da đen tại các thành phố phía Nam, và mang trong mình niềm tin rằng bằng cách này hay cách khác, tình thế có thể và sẽ thay đổi.

Đừng đắm chìm trong tuyệt vọng, tôi xin được chia sẻ với mọi người ở đây hôm nay, các bạn của tôi.


(Trích Tôi có một giấc mơ – Diễn văn chính trị của Martin Luther King năm 1963, Dẫn theo http://trithucvn.org)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1.
Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

A. Nghị luận

B. Thuyết minh

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Văn bản sử dụng thao tác lập luận nào là chính?

A. Bác bỏ

B. Bình luận

C. Phân tích

D. So sánh

Câu 3. Văn bản đề cập tới vấn đề nào?

A. Nạn phân biệt chủng tộc

B. Ảnh hưởng bạo lực

C. Tác động của công lí

D. Tác động của vật chất

Câu 4. Theo tác giả, điều gì “Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này’?

A. Cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát

B. Sự đối xử thiếu bình đẳng

C. Sự bất mãn của người da đen

D. Hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát

Câu 5. Mục đích của văn bản là gì ?

A. Đòi quyền tự do, dân chủ, xoá bỏ chính sách phân biệt chủng tộc, đòi quyền được đối xử bình đẳng của người da đen

B. Thảm cảnh của người da đen dưới chính sách phân biệt chủng tộc của người Mĩ, đòi quền bình đẳng, tự do dân chủ

C. Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen

D. Lên án cuộc chiến tranh phân biệt chủng tộc, đối xử thiếu bình đẳng của chính quyền Mĩ đối với người da đen

Câu 6. Quan điểm của tác giả trong bài viết là gì?

A. Người da đen cần phải được bố trí việc làm đầy đủ

B. Người da đen phải được tự do như người da trắng

C. Kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

D. Người da đen phải được đối xử bình đẳng với người da trắng

Câu 7. Ý nào khái quát được nội dung của đoạn trích

A. Bài viết đưa ra thực trạng người da đen đang phải chịu đó là sự bất bình đẳng, vì thế người da đen đã đang và sẽ đấu tranh đòi quyền bình đẳng của mình. Chừng nào người da đen được bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại

B. Cảnh báo thực trạng nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang gia tăng, người da đen đang tổ chức biểu tình, làn sóng biểu tình đang dâng cao, điều ấy gây bất ổn cho cục diện chính trị nước Mỹ.

C. Cảnh báo những nguy cơ của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ đang diễn ra vào mùa hè, làm sóng đấu trang của người da đen đang bùng phát mạnh mẽ, và nó chỉ dừng lại khi người Mỹ đối xủa công bằng với họ.

D. Những tác hại tiềm ẩn của tình trạng phân biệt chủng tộc ở Mỹ, người da đen bị đối xử bất công, điều ấy sẽ gây ra tình trạng bất ổn về chính trị ở nước Mỹ trong thời gian sắp tới, và chỉ dừng lại khi người da đen được đối xủa công bằng

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8.
Cái nhìn, quan điểm của tác giả về đại dịch COVID-19 trong văn bản là gì?

Câu 9. Nội dung văn bản được triển khai theo trình tự nào? (Chỉ rõ một cách ngắn gọn)

Câu 10. Theo em những điều tác giả dự báo trong văn bản có tác động gì đến suy nghĩ, hành động của mỗi người và toàn nhân loại không? Vì sao?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.









ĐÁP ÁN:



Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
C
0.5​
3
A
0.5​
4
D
0.5​
5
A
0.5​
6
D
0.5​
7
B
0.5​
8
Một số bài thơ viết về những người lính biển của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
- Thơ tình của người lính biển
- Lính đảo hát tình ca trên đảo….
0.5​
9
Gợi ý một số bài học:
-Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào cũng cần có niềm tin và khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Phải có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ đó
- Đôi khi phải chờ đợi. Nhiều khi chờ đợi sẽ có được “trái ngọt” về sau
- Trân trọng những gì mình đã và đang có. Để đến khi những điều bình thường như những cơn mưa không còn là ước muốn cao vời.
1,0​
10
Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng phải diễn tả được cảm xúc:
- Cảm xúc rưng rưng, mừng vui chan chứa, vô bờ bến …khi niềm mong mỏi bất lâu nay được thoả mãn..
- Cảm xúc phải chân thành tự nhiên
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Đợi mưa trên đảo sinh tồn” của Trần Đăng Khoa.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ
I. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Gợi ý: Ba mươi năm đối với một đời người không dài nhưng với sự tồn tại của một bài thơ là cả một vấn đề. Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn (1982) của Trần Đăng Khoa được biết đến trong khoảng thời gian như thế, nhưng đến hôm nay thi phẩm vẫn còn nguyên nét mới mẻ, hiện đại:
Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn
Bóng đen sẫm như khúc cây khô cháy
………………………………………
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi


II. Thân bài
Sống trong đất liền, hằng ngày ta vẫn vô tình lãng phí nước, khó có thể hình dung ra bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt của người lính Trường Sa. Với họ, nước quý hơn mọi thứ mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị bởi nước ngọt quyết định sự tồn tại của họ. Thường nhật, họ phải đối diện với nỗi lo thiếu nước song tâm hồn người lính vẫn ấm áp những kỉ niệm tuổi thơ. Hình ảnh các cậu bé trụi trần tắm mưa với những tràng cười trong veo của buổi chiều đầu hạ không thể thiếu trong hành trang kí ức của các anh. Mong mưa đến hay các anh đang lật giở những ngày tháng tuổi thơ đầy ắp niềm vui bên gia đình và bè bạn. Mơ mộng và giàu khát vọng là thế nhưng người lính đảo phải trở về với thực tại:
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo
Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng
Nhưng làm sao mưa cứ ngại ngùng
Chập chờn bay phía xa khơi…

Các điệp khúc: Ôi ước gì được thấy mưa rơi, mưa đi… tô đậm nỗi mong chờ đến khắc khoải, nỗi khát khao đến triền miên và dai dẳng trong tâm tư người lính biển. Họ mong ước mưa đến như mong chờ một người thân từ đất liền đến thăm đảo, một cánh thư của người yêu phương xa. Càng ước mong, trí tưởng tượng của họ càng thêm bay bổng. Mưa đang đến với họ dù trong ý tưởng: đầu tiên là ánh chớp xanh (bởi ánh sáng có tốc độ nhanh hơn âm thanh), tiếp theo là sấm sét đùng đùng, tiếp nữa là những giọt giọt rơi. Mưa như trêu ngươi họ, vẫn cứ chập chờn bay phía xa khơi. Đặt mình vào tâm trạng thắc thỏm, mong ngóng của người lính đảo, ta càng thương yêu và khâm phục các anh thêm bội phần. Sống giữa gian khổ nhưng các anh vẫn háo hức một niềm vui đón đợi:
Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho mãnh liệt
Mưa lèm nhèm chúng tôi chẳng thích đâu
Nhưng không có mưa rào thì cứ mưa ngâu
Hay mưa bụi… mưa li ti… cũng được
Mặt chúng tôi ngửa lên hứng nước
Một hạt nhỏ thôi cát cũng dịu đi nhiều

Cơn mưa thật mỗi lúc một xa vời, còn cơn mưa trong tâm tưởng các anh càng lúc càng gần hơn. Đầu tiên là mưa mãnh liệt, mưa rào, tiếp đến là mưa ngâu, mưa lèm nhèm, và cuối cùng là mưa bụi, một hạt nhỏ thôi… Cách nói giảm dần diễn tả một thực tế khắc nghiệt: không hề có mưa dù người lính có khát khao, có mong đợi đến ngậm ngùi. Các anh chẳng ước gì niềm vui cho riêng mình khi cơn mưa tới mà chỉ mong một giọt nhỏ thôi để xua tan không khí oi nồng, để đảo cát không còn nóng bỏng. Dù kết quả của nỗi mong chờ là không có thật nhưng các anh không hề thất vọng mà luôn nuôi dưỡng niềm tin:
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong nhịp đập trái tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi..

Ý thơ gợi một liên tưởng thú vị về tên của hòn đảo thân yêu và sự tồn sinh của người lính trên đảo. Cho dù vất vả, gian khó đến mấy, họ vẫn chắc tay súng, canh giữ vùng trời địa phận của đất nước. Và họ cũng như hòn đảo kia vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão. Đến đây, Trần Đăng Khoa đã nhân hóa đá Trường Sa, so sánh người lính đảo với hòn đá ngàn năm, đá vững bền, đá tốt tươi. Những hòn đá vô tri vô giác trở nên có linh hồn, biểu trưng cho sự sống Trường Sa kiên cường, vững chãi. Cảm khái về người lính đảo, Hồ Tĩnh Tâm trong một thi phẩm đã viết:
Những người lính đem tình thương hi vọng
Xẻ chiến hào trên cát bỏng Trường Sa
Giữ lấy chủ quyền thiêng liêng ngoài biển sóng
Dù một nhành rong, một mảnh vỏ hàu…

(Với Trường Sa)
Trần Đăng Khoa đã dám đem người lính sánh với đá vững bền, những hòn đá thi gan cùng tuế nguyệt. Vật đổi sao dời và thế sự cuộc đời không dịch chuyển được ý chí bền vững, kiên trung của các anh. Bài thơ kết lại cũng bằng nỗi mong chờ đón đợi những cơn mưa. Biết rằng mưa không bao giờ tới nhưng trong tâm tưởng người lính, mưa mãi là nàng công chúa điệu đà, tưởng gần gụi mà hóa xa vời:
Mưa vẫn giăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi

Đời lính thật gian khổ nhưng cũng lắm niềm vui. Niềm vui ấy có thể sẻ chia cùng đồng đội từ một lá thư, một mẩu tin nhà, một điếu thuốc, một hớp nước uống chung và cả niềm mong ngóng những trận mưa hiếm hoi trên đảo cát nóng bỏng. Đọc lại bài thơ, ta bỗng thấy lòng rưng rưng dù rằng giọng điệu thơ tếu táo đùa nghịch, hình ảnh thơ không một chút bi lụy, bi quan. Trong đau khổ, mất mát, hi sinh, những chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài đảo xa vẫn ấp ủ niềm ước ao lãng mạn mà hiện thực. Chính những ao ước, mơ mộng đó là chất men say để anh vững tay súng, nuôi dưỡng những khát vọng mãnh liệt vượt lên thực tại khốn cùng. Các anh vẫn ấp ủ niềm tin vào một tương lai xán lạn của đất nước như ấp ủ niềm vui được đón đợi cơn mưa.
Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là bài thơ mang đậm chất lính. Thi phẩm mộc mạc, giản dị như cuộc đời người lính biển nhưng lại có sức gợi mở sâu xa. Phải chăng thi sĩ gởi gắm điều gì qua việc khắc đậm nỗi mong chờ một cơn mưa trên hòn đảo cháy nắng???
Một quần đảo nghìn đời nay vẫy gọi
Những cánh chim trời bay đến trú mưa dông
Nơi in dấu bàn chân mở lối
Của ông cha bao thế hệ sinh tồn

(Hồ Tĩnh Tâm)
Từ niềm ước mong nhỏ bé, đơn sơ của người chiến sĩ hải quân đóng trên đảo Sinh Tồn, bài thơ cho ta hiểu thêm về hiện thực trần trụi của cuộc sống nơi đảo xa, ý chí và bản lĩnh tuyệt vời của người lính biển sẵn sàng đạp bằng mọi khó khăn. Nếu không có những người lính ăn tuyết nằm sương, sẵn sàng chấp nhận thử thách để canh giữ biển trời thì liệu chúng ta có cuộc sống hòa bình như hôm nay?
III. Kết bài
Tận hưởng sự thay da đổi thịt của Tổ Quốc hôm nay, chúng ta không thể nào quên được những tháng ngày gian khổ, hi sinh của những người lính ở mọi miền đất nước nói chung và Trường Sa nói riêng. Vẳng bên tai ta lời Bác dạy ngày nào: Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó. Mong rằng những người lính đảo xa luôn mạnh khoẻ, tiếp tục sống xứng đáng với niềm tin của nhân dân, hoàn thành tốt nhiệm vụ nặng nề nhưng vô cùng vinh quang mà Tổ quốc giao phó. Với chúng ta, Trường Sa mãi mãi là nhịp đập của trái tim mình, bởi nơi ấy có:
Quần đảo thân yêu in hình Tổ quốc
Từ những bàn chân đi mở đất bao đời
Những người lính gắn tâm hồn với đảo
Súng đạn hoá nên lời hẹn ước, tuổi xuân ơi

(Với Trường Sa – Hồ Tĩnh Tâm)
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 2:


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
B
0.5​
3
C
0.5​
4
D
0.5​
5
C
0.5​
6
D
0.5​
7
A
0.5​
8
Dù phải hi sinh, phải trở về với cát bụi, dù cuộc sống có như thế nào, anh vẫn luôn nhớ về “em”, nhớ về những khoảnh khắc có ý nghĩa trong cuộc đời anh khi có “em” bên cạnh.
0.5​
9
“Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” vì những nguyên nhân:
– Vì chiến tranh, vì kẻ thù luôn gây chiến;
- Vì thiên tai bão lụt khắc nghiệt;
- Vì những khó khăn thử thách…..
1,0​
10
Suy nghĩ về hình ảnh người lính đang canh giữ biển đảo quê hương: Họ đang ngày đêm làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc. Họ hi sinh thầm lặng để canh giữ biển trời Tổ Quốc. Họ đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách để giữ vững chủ quyền. Họ là những người lính kiên cường đối mặt với quân thù và bão tố. Họ có tình yêu lý tưởng và tình yêu đất nước, yêu Tổ Quốc thiết tha. Chúng ta cảm thông, chia sẻ, cảm phục, trân trọng, biết ơn những người lính biển.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ “Thơ tình của người lính biển” của Trần Đăng Khoa
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
Gợi ý:
Thơ viết về đề tài chiến tranh, có những bài thật xúc động neo giữ bền chặt trong lòng bao thế hệ. Đó là những cuộc chia tay của người đi bảo vệ Tổ quốc và người yêu ở lại. Tiêu biểu như “Chia tay trong đêm Hà Nội” của Nguyễn ĐìnhThi, “Cuộc chia ly màu đỏ” của Nguyễn Mỹ, “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn…
Theo dòng cảm xúc đó, Trần Đăng Khoa có bài “Thơ tình người lính biển”. Đây cũng là cuộc chia tay đầy lưu luyến, đầy lãng mạng và cũng rất đỗi tự hào của người lính hải quân đi làm nhiệm vụ giữ biên hải thiêng liêng của Tổ quốc. Tình cảm này đại diện cho tình yêu của hậu phương tạo thêm sức mạnh cho người lính biển ra khơi đến với biển đảo xa xôi để bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc.
2. Thân bài
(Đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ)
“Thơ tình của người lính biển” ra đời đã được nhiều thế hệ đón nhận. Và khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc đã nhanh chóng đi vào lòng người và trở thành bài ca đi cùng năm tháng.
Bài thơ thật bình dị, thật gần gũi. Cái bình dị, gần gũi được gói gọn trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và tình yêu lứa đôi thủy chung của người lính biển. Câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” được lặp lại như một điệp khúc trong năm khổ thơ của bài thơ. Nhịp điệu bài thơ khoan thai, dìu dặt tựa như những con sóng vỗ chao mạng thuyền. Nhưng được người lính lắng lại. Rồi tĩnh tâm để cân bằng hai đối trọng. Ta cùng thả hồn cùng tác giả, thì giai điệu câu thơ lại nghiêng về “Biển”. Thật vậy, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã nhận ra điều này. Ông đã đưa giai điệu “Biển một bên” tha thiết vút cao và “Em một bên” dịu xuống rồi ngân dài. Nhưng giai điệu câu thơ không vì thế mà mất cân bằng. Luôn tạo ra đối trọng tương hỗ nhau để con thuyền băng băng ra biển lớn. Phải chăng, giai điệu ấy đã thôi thúc người lính biển bao giờ cũng đặt tình yêu Tổ quốc trên hết. Câu thơ thật lãng mạng cũng thật trí tuệ. Biển, đấy là Tổ quốc. Em, đấy là tình yêu lứa đôi. Đại diện cho cái rộng lớn và cái nhỏ bé. Cái chung và cái riêng cùng vun đắp cho khát vọng niềm tin của người lính biển. Nhà thơ Tế Hanh trong bài tứ tuyệt “Sóng” cũng viết: “Biển một bên, em một bên”. Theo tôi, Tế Hanh chỉ dừng lại ở một vế nói lên tình yêu lứa đôi mặc dù vẫn có hình ảnh em và biển. Còn Trần Đăng Khoa thay dấu phẩy bằng liên từ “và” vừa tách bạch vừa liên thông giữa hai nhân vật biển và em đại diện cho hai tình yêu Tổ quốc và riêng tư luôn tương quan chia sẻ tạo ra sức mạnh và niềm tin của người lính trẻ. Tình cảm đó đã tạo thành câu thơ điệp lại năm lần trong năm khổ thơ dệt nên điểm nhấn cho bài thơ thật hay.
Bài thơ được khởi nguyên bằng ba từ thật đơn giản: “Anh ra khơi”. Đằng sau ba từ ấy lại đong đầy tâm trạng của người lính biển. Mà mở đầu là hình ảnh cặp uyên ương chia tay nhau trên bến cảng. Một hình ảnh rất thực, khi đọc lên ai cũng hình dung ra được. Người lính biển rảo bước cùng người yêu của mình và ở đó anh nhận ra những vầng mây treo ngang trời như những cánh buồm trắng. Đấy là những hình ảnh thân quen của người lính biển. Thật lạc quan khi người lính nhìn mây treo ngang trời như cánh buồm phiêu du, như thôi thúc anh tạm xa người yêu về cùng với biển đảo thân yêu. Giờ, trong khoảnh khắc, cái hạnh phúc thật dung dị, thật hiếm hoi, biển và em lại ngân lên. Đấy là Tổ quốc thiêng liêng, là tình em chung thủy đan cài…Dấu chấm lửng đặt sau câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” tạo cho người đọc sự đồng cảm, sẻ chia của sự cách xa trong tình yêu đôi lứa và những tâm sự thiết tha chưa kịp nói hết. Tất cả vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc thân yêu.
Trong khoảnh khắc hạnh phúc lứa đôi, họ sánh bước bên nhau bên chân sóng, nơi bến cảng xôn xao, nhà thơ đã khắc họa tính cách của biển và em: “Biển ồn ào, em lại dịu êm”. Hai hình ảnh ngỡ như tương phản nhau. Không, trong cảnh huống này đấy là sự tương thuộc. Bởi cả hai đã lắng sâu trong trái tim người lính biển.
Bên chân sóng rì rào, người con gái buông câu nói diết da tình ái, rồi nén nỗi chia xa đầy luyến lưu của người ở lại. Rồi lặng lẽ mỉm cười, như lời động viên tha thiết của mình khi ngoài kia biển đang thôi thúc tinh thần và trách nhiệm làm trai. Để rồi người lính đi giữa cái chung và riêng trước phút chia tay mà hóa thân thành con tàu lắng sóng từ hai phía. Và trái tim lại ngân lên: “ Biển một bên và em một bên…”
Trong khoảnh khắc ấy, người lính biển chợt nhận ra: “Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn/ Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc/Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc/Biển một bên và em một bên…” Hai từ “ngày mai” được viết liền nhau hai lần như sự khẳng định chắc chắn nơi anh sẽ đến để thực hiện nghĩa vụ cao quý của mình bằng tâm thế thật lạc quan. Và người đọc có thể hình dung, có thể định lượng được bằng cảm quan rằng, nơi anh đóng quân thật xa xôi, thật cách trở. Và không gian ấy được trải dài vô tận với thăm thẳm nước trời, với chùm sao xa lắc. Ở đó có thể là đảo chìm, đảo nổi, có thể anh đang cùng đồng đội trên tàu tuần tra…Trước biển trời bao la, con người được xem như nhỏ bé, đơn độc là điều dễ hiểu. Nhưng “anh không cô độc” bởi trong anh có tình yêu Tổ quốc, có đồng đội, có hậu phương, có hình bóng em nơi quê nhà…
Xưa nay khi nói về biển, người ta thường nghĩ tới những hiểm họa. Nào kẻ thù đang rình rập xâm lấn, nào thiên tai, nhân tai, nào những bất trắc khôn lường… Vì lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, đã có không ít chàng trai Việt ra đi không trở về, thi thể họ vùi chôn nơi đáy biển nghìn thu. Và biết bao ngôi mộ gió khắc khoải ru hồn: “ Đất nước gian nan chưa bao giờ bình yên/Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”. Nhưng không vì thế làm cho người thanh niên Việt Nam chùn bước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ sẵn sàng đi đến nơi đầu sóng ngọn gió để hoàn thành nghĩa vụ của mình một cách hiên ngang: “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng”. Tác giả thật tài hoa khi dùng dấu chấm để ngắt nhịp câu thơ, tạo thành ba cụm câu, đã đem lại hiệu quả biểu cảm thật cao, tạo cho người đọc sự liên tưởng đến những vất vả, gian lao của người lính biển, nhưng cũng thật tự hào. Hình ảnh “Anh đứng gác.”đã hóa thân thành cột mốc kiên định chủ quyền lãnh hải, là biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Từ thuở cha ông bằng thuyền nan dong buồm đi cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển. Các thế hệ của dân tộc ta luôn nối tiếp nhau vượt qua bao gian nan thử thách để giữ vững chủ quyền của dân tộc. Các anh luôn trung thành, luôn thủy chung với tình yêu đất nước, với tình yêu lứa đôi dẫu bao giả định, bao bất trắc có thể xảy ra. Đó là tình yêu vĩnh hằng thiêng liêng của người lính biển: “Vòm trời kia có thể sẽ không em/Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ/Cho dù thế thì anh vẫn nhớ/Biển một bên và em một bên…”
3. Kết bài
“Thơ tình người lính biển” là bài thơ với những hình ảnh ấn tượng. Vừa sâu lắng, vừa mãnh liệt cùng với âm điệu lúc trầm lúc bổng, lúc nhanh lúc chậm. Tất cả cùng hòa điệu trong âm hưởng “Biển một bên và em một bên…” tạo ra sự lan tỏa sâu rộng về tình yêu Tổ quốc quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi lay thức trách nhiệm công dân trong lòng bao thế hệ.
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 3:


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
B
0.5​
2
A
0.5​
3
A
0.5​
4
C
0.5​
5
D
0.5​
6
D
0.5​
7
C
0.5​
8
“Dáng đứng Việt Nam” mang ý nghĩa biểu tượng về những con người hiên ngang, bất khuất, kiên cường, anh dũng trong chiến đấu.
0.5​
9
Học sinh có thể trình bày một số thông điệp sau:
Thông điệp:
- Sống có trách nhiệm
- Sống có lí tưởng
- Trân trọng và biết ơn những thế hệ đi trước.
……
1,0​
10
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc đối với sự hy sinh của người chiến sĩ (Cảm phục, thấu hiểu, biết ơn,…)
- Đề cao, ngợi ca tinh thần chiến đấu, sự hi sinh của anh chiến sĩ giải phóng quân
- Lòng biết ơn đối với sự hi sinh kiên cường của người chiến sĩ
- Thấu hiểu sự gian nan, vất vả, nguy hiểm mà người chiến sĩ phải trải qua một cách đầy dũng cảm, đầy hiên ngang
- Sự hi sinh ấy là tấm gương, phẩm chất cao đẹp khiến kẻ thù phải khâm phục, ngưỡng mộ.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lính trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ
Gợi ý:
Trải qua bao đời chinh chiến giành lại độc lập chủ quyền cho dân tộc, ông cha ta đã trở thành một tấm bia anh hùng dân tộc cho muôn đời sau. Hiểu được nỗi vất vả khó nhọc của những người lính, nhiều nhà thơ đã sáng tác ra những tác phẩm để đời nhằm ca ngợi công lao cũng những vị anh hùng. Nổi bật là bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” của tác giả Lê Anh Xuân.
“Dáng đứng Việt Nam”là một bài thơ điển hình cho đề tài người lính trong kháng chiến. Đề tài này cũng chính là khởi đầu cho nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của bất kì nhà thơ yêu nước nào. Bài thơ giúp chúng ta như được trở về thời chiến đấu đầy đau thương mà oanh liệt, giúp chúng ta cảm nhận và thêm bao tự hào về tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng của các anh chiến sĩ oai hùng.
Bốn câu thơ đầu đã cho ta thấy được hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật oai phong, lừng lẫy:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

Mặc dù người chiến sĩ đã kiệt sức, ngã xuống vì chiến trường khốc nghiệt, vì bom rơi đạn nổ trên đường băn Tân Sơn Nhứt. Nhưng ý chí sắt đá và lòng yêu nước đã dìu người chiến sĩ vùng dậy bằng chút sức lực cuối cùng để tì súng trên xác trực thăng tiếp tục chiến đâu. Anh ra đi giữa cơn mưa lửa đạn. Từng tên địch ngã xuống là từng giọt máu anh rơi, anh đã đánh đổi cả mạng sống, gửi gắm cả tấm lòng vào nơi chiến trường với hi vọng đất nước được độc lập, con cháu được ấm no, hạnh phúc.
Chính sự ra đi anh hùng, khí thế lừng lẫy đó của anh đã làm giặc khiếp sợ:
Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công
Giặc có mạnh đến đâu nhưng cũng phải đầu hàng trước ý chí bất diệt của chiến sĩ Việt Nam ta. Anh ra đi nhưng tâm hồn anh vẫn ở đó, tiếp thêm động lực cho những người bạn nơi chiến trường, tạo nỗi bàng hoàng cho quân giặc. Anh ra đi nhưng lòng dũng cảm vẫn ở đó làm nên tấm bia kiến cố cho đồng đội đội nổ súng tiến công. Anh ra đi nhưng những công lao của anh vẫn được ghi nhớ đến muôn đời.
Tác giả Lê Anh xuân đã khắc họa thành công bức tượng đài người lính giải phóng quân khiên trung, bất khuất. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, đất nước dù có đổi mới, phát triển đến đâu nhưng lịch sử vẫn sẽ nêu vang tên anh, nêu vang những người anh hùng thầm lặng. Những người anh hùng vất vả ngày đêm, hao tổn trí và sức lực để rồi ngã xuống anh dũng vì bảo vệ tổ quốc. Dẫu lúc hi sinh họ chỉ để lại vỏn vẹn một đôi dép nhưng đó cũng chính là sự phi thường, kiệt xuất của người lính được hiện thực hóa trong những điều bình dị, giản đơn. Bởi đâu phải những con người vĩ đại mới có thể làm nên những điều lớn lao mà từ những điều tưởng chừng đơn giản mới hình thành nên con người vĩ đại. Dẫu ta không thể biết được tên tuổi những vị anh hùng đó nhưng họ vẫn mãi là bức tượng đài quý giá của dân tộc. Chính họ đã tạo dựng nên dáng đứng oai hùng của Việt Nam ta.
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng
Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ
Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong
Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ
Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Anh hi sinh cho tổ quốc mà không màng danh lợi. Những giọt mồ hôi, giọt máu anh đỗ đã hòa chung với máu của biết bao chiến sĩ khác để kết tinh nên một màu cờ sắc thắm của Tổ quốc Việt Nam mến yêu. Sự hi sinh của anh đã tạo nên dáng đứng oai hùng, là mốc son chói lọi đánh dấu thời kì đổi mới của tổ quốc, thời kì tiến thời hòa bình, bát ngát mùa xuân.
Lê Anh Xuân đã khéo léo sử dụng ngôn ngữ mang tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính truyền cảm cao làm khắc họa rõ nét và nổi bật hình bức tượng đài vững trãi với dáng đứng lừng lẫy muôn đời của người chiến sĩ Việt Nam khiên trung, anh dũng.
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 4:


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
B
0.5​
3
D
0.5​
4
C
0.5​
5
A
0.5​
6
A
0.5​
7
D
0.5​
8
Tình cảm của tác giả đối với đất nước được thể hiện trong đoạn trích: tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào với non sông đất nước
0.5​
9
- Người mẹ trong kháng chiến rất bình dị, cần cù, bền bỉ, chăm chỉ.
-Tần tảo, hi sinh, chịu mọi vất vả cực nhọc. Đó là người mẹ hi sinh hết thảy cho gia đình.
- Cao cả hơn, người mẹ ấy còn là một người mẹ anh hùng. Mẹ hi sinh những người thân yêu nhất của mình cho Tổ quốc.
.-> Mẹ là đại biểu cho người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
1,0​
10
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được vấn đề.
- Trước hết, mỗi công dân phải ý thức được trách nhiệm bảo vệ tổ quốc mình, lãnh thổ mình trong tình hình hiện nay.
- Mỗi công dân phải nỗ lực hết mình học tập, phấn đấu để đem sức mình đóng góp làm giàu đất nước, đưa đất nước ngành càng phát triển phù hợp với xu thế phát triển của toàn cầu.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn trích trong phần Đọc- hiểu (trích Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi!, Nam Hà)
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ
Gợi ý:
- Nhà thơ Nam Hà bắt đầu viết khúc tráng ca này khi cùng đồng đội hành quân trên đường Trường Sơn năm 1964. Nhà thơ kể rằng, trên đường đi, cứ nghĩ đến việc quân ta đương đầu với giặc Mỹ, ông luôn tin tưởng cuộc chiến tranh có diễn ra khốc liệt đến đâu cuối cùng dân tộc ta cũng chiến thắng. Tên bài thơ, ý tưởng, nội dung từng đoạn thơ cứ dần hình thành, ông cũng đã viết được một vài đoạn... Cứ nghĩ vào chiến trường sẽ viết tiếp, nhưng đến Khu 6, đơn vị ông phải lao vào phát rẫy, trồng sắn, bắp để kiếm cái ăn. Nhiều lần nhớ đến bài thơ, ông lại lấy ra làm nhưng vẫn không xong. Mãi đến năm 1966, khi đơn vị tham gia một trận đánh lớn ở Bắc Bình - Bình Thuận, thắng lợi giòn giã cùng sự hồn nhiên của những người bạn lính đã làm mạch thơ của ông tuôn chảy trở lại. Và trong vòng hai giờ đồng hồ, ông đã hoàn thành bài hùng ca ấy.
- Từ đây, mở đầu cho mỗi khổ thơ, điệp khúc “Đất nước...” lại vang lên như bồi đắp thêm lòng tự hào về quê hương, xứ sở. Mảnh đất cong hình chữ S này đã ẩn chứa trong mình biết bao huyền sử, biết bao trầm tích văn hóa: “Đất nước/Của thơ ca/Của bốn mùa hoa nở/Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian và Của những dòng sông/Nghe mát rượi tâm hồn/Ngọt lịm những giọng hò xứ sở”. Nhưng đất nước ấy không chỉ có thơ ca mà còn có những trang sử “chói ngời sắc đỏ”, đã vượt qua biết bao bão giông của những thế lực ngoại bang. Hình ảnh bà mẹ tảo tần, nghèo khó “Mặc áo thay vai/hạt lúa củ khoai/Bền bỉ nuôi con, nuôi chồng chiến đấu” chính là biểu tượng cao cả cho khát vọng độc lập tự do ngàn đời của dân tộc.
- Sau phút lắng lại cùng lịch sử văn hóa dân tộc, giọng thơ vút lên, trào dâng niềm tự hào và nhiệt huyết tuổi trẻ: Đất nước/Của những người con gái, con trai/Đẹp như hoa hồng, cứng như sắt thép/Xa nhau không hề rơi nước mắt/Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt… Đọc những câu thơ này, tưởng như thấy lại những năm tháng hào hùng của thời chống Mỹ, với những chàng trai từ giã làng quê, mái trường, người thân ra trận với quyết tâm vì một ngày đoàn viên. Những người lính ấy “sung sướng được làm người con đất nước”, khi ra trận “băng tới trước quân thù như triều như thác”, “trút hờn căm để làm nên những vinh quang bất diệt”...
- Vượt qua sự khắc nghiệt của thời gian, “Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi” đã trở thành khúc tráng ca bất tử về tình yêu đất nước. Chiến tranh đã qua đi, nhưng mỗi khi nghe lại bài thơ này vẫn không khỏi xúc động, bởi để đem lại mùa xuân cho đất nước có biết bao người đi mãi không về!
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 5:


Môn: NGỮ VĂN


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
C
0.5​
3
D
0.5​
4
B
0.5​
5
A
0.5​
6
D
0.5​
7
B
0.5​
8
Câu 8. Hình ảnh “màu hoa đỏ” trở đi trở lại, ngập tràn trong cả bài thơ mang ý nghĩa gì?
A. Diễn tả tình yêu, rạo rực, say đắm và cả ồn ào
0.5​
9
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được thông điệp của bài thơ.
Gợi ý:
- Tình yêu chính là sự hy sinh và độ lượng
- Hi sinh vì người mình yêu
- Tôn trọng những quyết định của người mình yêu
- Luôn mong cho người mình yêu được hạnh phúc
1,0​
10
Cảm nhận về tình yêu của tác giả qua bài thơ: Một tình yêu cao thượng, rộng lượng, không có bất cứ một sự dằn vặt, ghen tuông nào nơi chàng trai. Chàng trai đã đặt lòng mình vào người thiếu nữ ấy, chỉ tiếc rằng cuộc tình dang dở, không đi đến hết những ngày đắm say của yêu đương.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có lí giải hợp lí.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận đánh giá về nội dung, nghệ thuật bài thơ “Màu hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ
Gợi ý:
Ký ức luôn là chủ đề quen thuộc của văn chương khi mà tương lai chẳng ai rõ, còn hiện tại không phải lúc nào cũng dễ chịu. Và thế là người ta hồi tưởng những gì ở thời quá khứ để lại nhớ nhung, nhất là tình yêu đã đi qua cuộc đời; để được “sống” lại trong giây lát với những niềm vui, nỗi sầu. “Thời hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng có lẽ là một trong những bài thơ hoài niệm tình yêu hay nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại, và bài thơ càng nổi tiếng hơn khi được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên bất hủ.
Bốn câu thơ đầu, hình ảnh của một bầu trời rực lửa với màu hoa, một màu lửa cháy như làm nền cho cái sự khát khao đang dồn nén trong lòng người trai ấy. Tưởng như hạnh phúc đang đến bên họ: “Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng”. Con đường vắng với cái nắm tay nhẹ nhàng nghe sao xao xuyến: chỉ có hai người thôi. Nhưng không đâu, “tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh” cũng đồng nghĩa với niềm yêu thương cũng chẳng để ta yên. Nỗi niềm khát khao cũng chẳng để ta yên: “Anh mải mê về một màu mây xa/ Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ/ Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa”.
“Màu mây xa” - một hình ảnh vừa thực vừa mơ. Cái thực hình như ở phía kia, trước mắt người trai ấy là màu mây trắng nhưng lại cũng như mơ như ảo trong kí ức xa xăm trở về. Một kí ức “về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ”, một kí ức đầy “vẻ thần kỳ của ngày xưa”. Dường như, người trai đang bồng bềnh ngoái nhìn về quá khứ. Và em: “Em hát một câu thơ cũ/ Cái say mê một thời thiếu nữ”.
Em cất lên tiếng hát cho một câu thơ cũ, câu thơ cũ đấy nhưng nó hiện về cái thời thiếu nữ em mê say, khao khát với đời, với cuộc sống, với tình yêu. Cái thời thiếu nữ ấy, rực cháy đam mê như màu hoa đỏ phượng vĩ đến mùa hè cháy bỏng: “Mỗi mùa hoa đỏ về/ Hoa như mưa rơi rơi/ Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi/ Như máu ứa một thời trai trẻ/ Hoa như mưa rơi rơi/ Như tháng ngày xưa ta dại khờ”.
Ôi chao! Mỗi mùa hoa đỏ về, là mỗi mùa hè đến, là mỗi mùa phượng vĩ tan tác đỏ cái màu ấy, cái màu đỏ tươi như màu máu chảy trong thân thể người trai ấy, màu đỏ của niềm yêu thương tha thiết, mê đắm, màu đỏ của cuồng si của những năm tháng dại khờ. Những năm tháng của tuổi trẻ yêu đương: “Hoa như mưa rơi rơi, hoa như mưa rơi rơi...”.
Một dải lụa đỏ phủ quanh đôi lứa ấy, để rồi họ nhìn nhau, nhìn nhau trong cái khổ đau, chua xót: “Ta nhìn sâu vào mắt nhau/ Mà thấy lòng đau xót/ Trong câu thơ của em/ Anh không có mặt/ Câu thơ hát về một thời yêu đương tha thiết/ Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/ Em không đi hết những ngày đắm say”.
Trong câu thơ của em, anh không có mặt” - sự xót xa của người trai dường như trở nên thẳm sâu hơn bởi câu thơ ấy viết về cái thời yêu đương tha thiết, viết về mối tình của người nữ đang bên anh nhưng lại đắm chìm về quá khứ, về nỗi yêu đương của tuổi trẻ, của người đã từng đi qua trái tim của nàng - người đó không phải là anh. Người trai ấy, đã yêu, mê đắm hiến dâng, nhưng, trái tim của nàng, vẫn trọn vẹn dành cho quá khứ. Có lẽ, nỗi dằn vặt, nỗi nhớ nhung, nỗi khát khao yêu này càng trở nên tang thương hơn gấp bội.
Nhưng, cao thượng biết bao, rộng lượng biết bao khi anh nói: “Anh đâu buồn mà chỉ tiếc/ Em không đi hết những ngày đắm say”. Không có bất cứ một sự dằn vặt, ghen tuông nào nơi anh. Anh đã đặt lòng mình vào người nữ ấy, tiếc rằng, cuộc tình em dang dở, không đi đến hết những ngày đắm say của yêu đương. Thật là nhân văn. Cái nhìn đầy nhân văn của một người trai dành cho tình yêu của mình. Tưởng như anh đang lắc đầu, thở dài trong nỗi tiếc thương thay cho em - người phụ nữ anh đã yêu đến thế. Ta chợt nhớ đến câu thơ nổi tiếng của “Mặt trời của thi ca Nga” Puskin: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”. Có lẽ, chạm đến đỉnh cao của tình yêu chính là sự hy sinh và độ lượng của những người trai tràn lòng yêu như vậy.
Lời buông lời như thủ thỉ, như nhắn nhủ với người con gái anh yêu: “Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ/ Không cho ai có thể lạnh tanh/ Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ/ Như vết xước của trái tim”.
Hoa cứ rơi, bây giờ và ngày xưa. Cũng như cái sự hoa đã làm cho lòng chúng ta không thể lạnh, nghĩa là ta không thể không rung động, như tuổi trẻ chúng ta đã yêu, đã say đắm vậy. Và vô tình hoa đã để trong trái tim chúng ta một vết xước. Một vết xước không bao giờ mất đi - vết xước của tình yêu tuổi trẻ. Sự đổ lỗi rất dễ thương cho hoa của tác giả, chỉ đơn giản là để an ủi người con gái ấy mà thôi: “Sau bài hát rồi em lặng im/ Cái lặng im rực màu hoa đỏ/ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em”.
Tiếng hát em ngừng. Mọi thứ dường thinh lặng. Chỉ là cái thinh lặng bên ngoài mà thôi. Bởi hồn em “rực màu hoa đỏ”, cảm xúc dâng tràn với biết bao kỷ niệm đẹp đẽ của quá khứ chợt sống lại trong em; những niềm yêu thương tha thiết, những đam mê say đắm, những nhớ nhung, khao khát... Mọi thứ ùa về và em đắm chìm nơi ấy... Và anh, anh biết mình vô nghĩa đi bên em. Thật trớ trêu cho một chữ Tình. Trái tim lặng, hẳn là người trai ấy? Bởi có nỗi đau nào hơn nỗi yêu vô vọng? Dù trái tim anh trọn đời dâng hiến - chỉ riêng em thôi - nhưng - anh vẫn chỉ là vô nghĩa với em. Nỗi đau tự rên xiết buốt lạnh trong tình yêu anh: “Sau bài hát rồi em như thể/ Em của thời hoa đỏ ngày xưa/ Sau bài hát rồi anh cũng thế/ Anh của thời trai trẻ ngày xưa”.
Sau bài hát, anh đã thấy em, chính là người con gái của cái thời hoa đỏ ngày xưa ấy. Không phải của bây giờ - không phải của anh.
Anh nói với nàng, nhưng là anh độc thoại. Chút an ủi mong manh “sau bài hát rồi anh cũng thế, anh của thời trai trẻ ngày xưa”. Và anh cũng muốn, anh là của thời trai trẻ đã qua. Với niềm yêu, niềm thương dạt dào, với những giấc mơ tuổi trẻ.
Kết thúc bài thơ dù nhẹ nhàng, an ủi, nhưng dường như thấm đẫm nỗi bi thương của một cuộc tình dang dở. Sự luyến tiếc, xót xa của tình yêu đã đi qua và “vết xước”, dư âm ngọt ngào còn đọng lại. Đủ cho ta thấy, sự tinh tế, bao dung của tác giả lớn biết nhường nào? Hay rộng hơn, những tấm lòng trai trẻ ấy - niềm khát khao yêu mãnh liệt ấy - đã mãi mãi tồn tại vượt thời gian, không gian - cho những nốt nhạc tràn đầy yêu thương thi vị của tuổi trẻ sống mãi trong mỗi chúng ta.
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 6:

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
C
0.5​
2
A
0.5​
3
B
0.5​
4
D
0.5​
5
C
0.5​
6
A
0.5​
7
C
0.5​
8
Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
- Cốt truyện đơn giản, không phức tạp
- Đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
- Ngôn ngữ trong sáng, giàu tình cảm, giàu chất thơ
0.5​
9
Thông điệp:
- Sự ấm áp của tình yêu thương
- Trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình
- Trân trọng vẻ đẹp giản dị của cuộc sống thường nhật
1,0​
10
HS bày tỏ suy nghĩ về tình phụ tử bằng đoạn văn 5 – 7 câu:
- Tình phụ tử - những tình cảm mà người cha giành cho người con của mình
- Vai trò: Tình phụ tử sẽ giúp chúng ta bước qua sóng gió cuộc đời, nó cũng như tình mẹ vậy, vô cùng mãnh liệt, vô cùng vững bền. Cha cũng như mẹ, luôn lo lắng cho ta, luôn bao dung cho ta mọi lỗi lầm cùng như sai trái. Nếu như mẹ ân cần khuyên bảo, nhẹ nhàng răn dạy chúng ta để chúng ta đi đúng con đường đời thì cha lại khác.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích truyện “Đứa con đầu lòng” - Thạch Lam
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: Phân tích và đánh giá nhân vật Tân trong đoạn trích.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề phân tích.
2. Thân bài
Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:
- Những cảm giác của Tân khi đón đứa con đầu lòng chào đời (từ lúc ở phòng hộ sinh, khi về nhà, từ chôc thấy xa lạ, thậm chí khó chịu, đến khi nhận ra một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy)
- Câu chuyện chỉ giản đơn xoay quanh Tân và sự chào đời của đứa con đầu lòng của vợ chồng chàng. Không làm độc giả thót tim với những tình tiết gay cấn hay lấy nước mắt bao anh chàng, cô nàng bằng những câu chuyện tình trắc trở, những tình tiết và suy nghĩ của nhân vật gắn chặt với cuộc sống, rất chân thật. Truyện vẫn nối tiếp phong cách văn chương của Thạch Lam khi là một dòng chảy của suy cảm, mênh mang bao cảm xúc của nhân vật Tân.
- Những suy nghĩ ấy có thể phân chia làm ba giai đoạn:
+ Trong lúc vợ sinh con, mâu thuẫn trong lần tắm cho em bé và sau cùng là những thay đổi tích cực trong tâm tưởng chàng. Những đối thoại giữa các nhân vật với nhau rất thưa thớt và kiệm lời, thay vào đó là dòng suy nghĩ miên man.
+ Nhìn ngắm đứa con vừa mới lọt lòng, chàng “thấy một cảm tưởng lạ, không rõ rệt, nẩy nở trong lòng. Nhưng cái rúm thịt động đậy, cái mầm sống nhỏ mọn và yếu ớt kia hình như không có một chút liên lạc gì với chàng cả. Tân không thấy cảm động như chàng tưởng, và cũng không thấy có một cảm tình gì đối với đứa con mới đẻ”. Rồi chàng làm quen với việc có thêm một thành viên đặc biệt trong gia đình, song với chàng “Tân không nhận thấy rõ rệt cái liên lạc gì với đứa trẻ. Vả lại chàng cũng không nghĩ sâu xa gì về sự đó, chỉ thoáng qua trong trí mà thôi”. Những ý nghĩ lạ lùng này khiến người đọc băn khoăn và quyết tâm theo dõi đến cùng câu chuyện.
+ Đỉnh điểm của chuỗi cảm xúc này là việc Tân khó chịu khi phải giúp vợ tắm cho con. Với Tân, đó là lần chàng làm vợ buồn vì hờ hững, thậm chí bực dọc khi giúp vợ tắm cho con. Những suy nghĩ hỗn loạn, người ta biết mình sai nhưng không có đủ can đảm để sửa chữa: “Ra ngoài, Tân mới nhận thấy cái cử chỉ vô lý của mình. Một tình thương nảy nở trong lòng chàng. Tân muốn trở vào an ủi vợ, xin lỗi nàng vì đã làm nàng phải buồn rầu. Chàng đứng lại, định quay vào, nhưng không biết cái gì vẫn giữ chàng lại. Tân đến ngồi bên bàn, nghĩ ngợi”.
Phải có đủ thời gian và đủ thử thách, cuối cùng Tân mới nhận ra với chàng, với cuộc sống bình thường trước kia, đứa bé thật sự là một điều kì diệu. Chàng kịp nhận ra vẻ đẹp đáng nâng niu của con chàng: “Đứa bé tắm rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xắn của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che chở”. Và từ đây, nó trở thành một phần không thể bức lìa trong cuộc sống của chàng, là mối dây ràng buộc chàng với gia đình
Tân lại gần cúi nhìn đứa bé. Chàng thấy trong lòng một mối cảm động êm đềm và phiền phức. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống, và nhận thấy chính cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày đang phá hoại cuộc đời”. Và cuối truyện, khi mọi chuyện được giải quyết, trong Tân một dòng suy nghĩ khác lại ngự trị “Tân thấy trong lòng rung động khẽ như cánh bướm non, một tình cảm sâu xa và mới mẻ chàng chưa từng thấy”. Một câu chuyện, bao cảm xúc, quắn quện nhiều khi đến đạm đặc, nhưng rất người, rất thật, làm rung động sâu xa trong lòng người
3. Kết bài
- Nêu nhận xét, đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả
- Nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nhân vật Tân
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2,5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 7:


PhầnCâuNội dungĐiểm
IĐỌC HIỂU6,0
1A0,5
2A0,5
3B0,5
4D0,5
5A0,5
6A0,5
7A0,5
8Biểu tượng của tình mẫu tử cao đẹp và cũng là sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng- hi sinh con mình vì Tổ quốc.0,5
9.- “Mây trắng còn bay” cái tên lãng mạn như một bài thơ nhưng cái kết lại vỡ òa bi tráng.
- Mây trắng thì lúc nào chẳng ở trên bầu trời nhưng chữ “còn” lại mang cho con người ta một suy nghĩ khác. Có thể:
+ Mây trắng giống như tấm màng che giấu những kí ức đau buồn của bầu trời những năm chiến tranh.
+ Mây trắng trong tác phẩm như hình ảnh con trai của bà cụ.
1,0


10Hs có thể chỉ ra nhiều bài học hoặc diễn đạt tương đương đều cho điểm tối đa.
Bài học(gợi ý)
Chiến tranh đi qua để lại nhiều mất mát đau thương mà không thể nào hàn gắn được. Chúng ta cần biết trân trọng quá khứ, ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh vì tổ quốc
1,0
IIVIẾT4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
Mối quan hệ giữa nhan đề và khía cạnh nội dung của truyện Mây trắng còn bay
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
2,0
a.Là một bà lão “ quê mùa” được khắc họa
* Gián tiếp:
- Vẻ ngạc nhiên, của bà cụ khi lần đầu đi máy bay đối lập với tâm trạng của những hành khách khác
- Khi chuyến bay gặp thời tiết xấu
- Bình thản, ngạc nhiên ngắm nhìn mây
=> Do bà cụ chưa đi máy bay bao giờ nên cụ không biết thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự an toàn của chuyển bay để mà lo sợ
- Khi nhìn thấy những đám mây:
+ Lời nói
“thốt kêu lên” một cách ngạc nhiên “Mây ngay ngoài, các bác kìa!”
“Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ?”
“Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác?”
+
Cách so sánh giản dị, thân thuộc với những người dân quê
“Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Y thể cây lá ngoài vườn.”
+ Qua cái nhìn của nhân vật “tôi”: bà cụ lạc lõng giữa cuộc sống hiện đại: “Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây. Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế”.
- Trực tiếp: qua cuộc đối thoại với tiếp viên hàng không:
+ Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến. bà không muốn nhận khay đồ ăn. Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền.
+ Đề nghị cô tiếp viên mở cửa sổ máy bay: Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng
b. Bà cụ- người mang trong mình vết thương chiến tranh
- Cuộc đối thoại với cô tiếp viên hàng không. Bà hỏi bao giờ đến sông Bến Hải
Việc bà cụ hỏi cô tiếp viên Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con? Hé lộ mục đích đi máy bay của cụ: đến thăm con.
- Hành động của bà cụ:
+ Lập một cái bàn thờ nhỏ trên máy bay.
+Dáng người cụ: Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc.
+ Khi bị những hành khách phàn nàn, bà cụ: Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất.
Sự đau đớn của người mẹ mất con
chiến tranh qua đi để lại cho con người quá nhiều vết thương mà dù cho thời gian qua đi cũng không thể nào chữa lành được.
- Hình ảnh biểu tượng: “Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.”
+ “ Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo”: Con trai cụ- những phi công hy sinh vì tổ quốc được mọi người ngợi ca, ghi tạc công lao.
+ “Người phi công còn rất trẻ”: biểu tượng cho một thế hệ trẻ, họ hiến dâng tuổi thanh xuân- phần đời đẹp nhất của mình cho Tổ quốc. Họ là những người hùng, những con người vĩ đại của một thời chiến tranh.
+ Tờ báo“ đã xưa cũ”: sự hy sinh ấy liệu bây giờ có ai còn nhớ.
Bức ảnh là hình ảnh duy nhất của người con mà bà mẹ có được.
+ Đó là biểu tượng của tình mẫu tử cao đẹp và cũng là sự hy sinh của những bà mẹ Việt Nam anh hùng- hy sinh con mình vì Tổ quốc
+ Hiện thực nghiệt ngã: chiến tranh qua đi, hòa bình trở lại nhưng những vết thương mà nó để lại vẫn sẽ mãi ám ảnh con người
+ Hiện thực: con người sống trong thời bình, chủ nghĩa cá nhân lên ngôi, họ quên đi những mất mát, hy sinh, quên đi chiến tranh gian khổ mà chỉ nghĩ cho cái lợi của bản thân
* Đánh giá về nhân vật:
Một người mẹ vĩ đại, mang trong mình nỗi đau mất con. Một người mẹ điển hình cho những người mẹ VN anh hùng
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
.Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.
.
- Đánh giá chung:
+ Nhan đề phù hợp, khó thay thế; góp phần làm nên giá trị, sức dẫn của truyện.
+ Tài năng nghệ thuật và lòng nhân đạo của tác giả.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.0,5
I + II10


Đề 8:


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
D
0.5​
3
C
0.5​
4
A
0.5​
5
A
0.5​
6
B
0.5​
7
A
0.5​
8
- Nêu những câu hỏi để đánh thức những băn khoăn, trăn trở của người đọc về lẽ sống
- Đưa lí lẽ về những biến cố cuộc đời khiến con người yếu đuối, kém cỏi.
- Con người cần sống tích cực để lan toả những điều tốt đẹp trong cuộc sống
0.5​
9
Thông điệp gợi ý :
- Hãy sống là chính mình
- Sống tích cực
- Sống một cách toàn diện……
1,0​
10
HS tự thể hiện quan điểm, suy nghĩ cá nhân.
Gợi ý:
Cuộc sống của con người thật đa dạng và mỗi người đều có một quan điểm riêng của mình về cuộc sống. Và em đã tìm được lẽ sống của chính mình, đó là sống có lí tưởng, sống có mục đích. Luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức tốt, hiếu thảo với cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái, hòa nhã với bạn bè, biết nghe theo những lời hay, lẽ phải mà cha mẹ và thầy cô thường dạy bảo.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Viết văn bản nghị luận trình bày vai trò của sống đẹp trong cuộc đời mỗi con người.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: Vai trò của sống đẹp trong cuộc đời mỗi con người.

I. Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí sống đẹp
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
.”​
Đây là một ca dao nói về vẻ đẹp trong trắng của hoa sen. Hoa sen dù sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn, một hình ảnh rất đẹp. ý nghĩa hoa sen còn nhắc đến một đạo lí của của con người đó là sống đẹp. chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu rõ hơn về sống đẹp ở con người.
II. Thân bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí sống đẹp
1. Thế nào là sống đẹp:
Sống đẹp là sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh
Sống đẹp là có lối sống lành mạnh, phong phú
Sống đẹp là sống không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức
Sống đẹp là sống theo pháp luật, sống theo đạo lí con người
Sống đẹp là sống vui tươi, hạnh phúc
2. Biểu hiện của sống đẹp:
Sống văn minh
Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
Sống lạc quan, yêu đời
3. Ý nghĩa của sống đẹp:
Được mọi người yêu quý
Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
4. Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
Sống phải biết nghĩ cho người khác
Phải biết cống hiến
Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tư tưởng đạo lí sống đẹp
- Khẳng định vai trò và ý nghĩa của sống đẹp
- Em sẽ làm thế nào để có lối sống đẹp
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0


Đề 9:


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
B
0.5​
3
A
0.5​
4
C
0.5​
5
C
0.5​
6
D
0.5​
7
A
0.5​
8
Nhấn mạnh việc không nên sống bắt chước theo cách của người khác mà hãy tạo lập và sống cuộc đời riêng của chính mình.
0.5​
9
Nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm trong văn bản: Các luận điểm được trình bày, sắp xếp theo trình tự nhất định của một quá trình đấu tranh. Chúng ta không thể đảo luận điểm ước mơ của người da đen lên trước luận điểm người da đen bị đối xử bất công, bởi phải chỉ ra người da đen bị đối xử bất công thì mới dẫn đến ước mơ.
1,0​
10
- Phân biệt chủng tộc là một vấn đề nam giải của toàn nhân loại
- Hiểu đơn giản, phân biệt chủng tộc là phân biệt đối xử giữa các nhóm người dựa trên đặc điểm màu da, nguồn gốc dân tộc
- Nạn phân biệt chủng tộc sẽ khiến chia rẽ dân tộc, có thể trở thành căn nguyên của bạo loạn, nội chiến, gây tổn hại nghiê trọng đến nền kinh tế và sự phát triển của xã hội
- Cuộc chiến chống nạn phân biệt chủng tộc chưa khi nào chấm dứt và cần sự chung tay của những lương tri công bằng và nhân ái
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về việc theo đuổi ước mơ của mỗi người.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: việc theo đuổi ước mơ của mỗi người.
1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ước mơ
2. Thân bài
a. Giải thích
Ước mơ: khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, đề cao tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống con người.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống có ước mơ:
Chăm chỉ làm việc, khi gặp khó khăn không nản, luôn kiên trì, bền bỉ với việc mình đang làm.
Nỗ lực học tập, không bỏ qua bắt cứ cơ hội học tập nào, trau dồi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình.
Biết đặt ra mục tiêu phấn đấu vì mục tiêu đó.
- Ý nghĩa của việc sống có ước mơ:
Người có ước mơ là người có lí tưởng sống, có ý chí vươn lên, sẽ học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân.
Khi ta vấp ngã, biết đứng lên tiếp tục theo đuổi ước mơ, ta sẽ có thêm nhiều bài học quý giá mà không phải ai cũng có được.
Việc xây dựng ước mơ không chỉ khiến cho bản thân tốt đẹp hơn mà còn đóng góp cho xã hôi, cho đất nước phát triển.
c. Chứng minh
Học sinh lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ nổi bật, tiêu biểu mà được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong xã hội vẫn còn nhiều người sống không có ước mơ, hoài bão, vô cảm, phó mặc cho cuộc đời. Lại có người sống có ước mơ nhưng không cố gắng thực hiện mà chỉ hão huyền, viển vông về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của ước mơ và rút ra bài học cho bản thân.
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0

Đề 10:

Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6,0
1
A
0.5​
2
B
0.5​
3
A
0.5​
4
C
0.5​
5
C
0.5​
6
D
0.5​
7
A
0.5​
8
Cái nhìn thể hiện sự tin tưởng vào tương lai những triển vọng trong tương lai mà đại dịch mang lại, quan điểm khoa học, cụ thể
0.5​
9
* Trình tự triển khai nội dung của văn bản:
- Đầu tiên văn bản giới thiệu khái quát bối cảnh khi suy nghĩ về mất mát, rủi ro, phí tổn, rồi đưa ra những tác động tiềm ẩn trong tương lai của đại dịch COVID-19.
- Sau đó, tác giả trình bày cụ thể từng tác động/ ảnh hưởng nhiều mặt của đại dịch COVID-19 trên phạm vi toàn cầu trong tương lai.
- Cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận, nêu quan điểm riêng của mình về những tác động tiềm ẩn của đại dịch COVID-19 với thế giới.
* Nhận xét về trình tự triển khai nội dung của văn bản:
- Trình tự triển khai nội dung đi từ khái quát đến cụ thể, theo logic nhân – quả từ hiện thực dự báo tương lai.
- Các nội dung được trình bày rõ ràng, mạch lạc, cụ thể theo từng khía cạnh, có đánh dấu bằng hình thức trình bày kiểu chữ khác nhau
1,0​
10
- Những điều tác giả dự báo trong văn bản có thể có tác động nhất định đến đến suy nghĩ, hành động của mỗi người và toàn nhân loại, trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội.
- Lý do:
+ Những dự báo dựa trên căn cứ cụ thể, từ thực tế những gì đã diễn ra trong đại dịch COVID-19 gồm những mất mát, rủi ro, thách thức.
+ Những dự báo triển vọng, tác động của đại dịch dựa trên những phương pháp khoa học, tư duy từ việc quan sát, thống kê, tổng kết; dựa trên cơ sở logic của những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội… Vì vậy, những dựa báo này có sức thuyết phục, đáng tin cậy, mang tính chính xác, đúng đắn cao.
+ Những dự báo ở đây khá toàn diện, cụ thể, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá… Mỗi nội dung, tác giả lại có sự phân tích, lý giải thấu đáo, trên các căn cứ cụ thể, thực tế.
+ Những dự báo của tác giả có thể giúp mỗi người và thế giới nhận thức rõ hơn về dịch bệnh, về thực tế phải đối mặt, những nguy cơ và triển vọng trong tương lai gần/ xa. Vì thế, chúng có thể trở thành một kênh gợi ý, thông tin tham khảo để mỗi cá nhân, các chính phủ hoạch định chiến lược, các kế hoạch, chương trình hành động về mọi lĩnh vực xã hội, khắc phục các hậu quả của dịch bệnh, phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống con người, hướng tới sự phát triển bền vững.
1,0​
II
VIẾT
4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
Hãy viết bài văn nghị luận bàn về vấn đề đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận.
– Xác định đúng vấn đề: Bàn về vấn đề đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
2. Thân bài
a. Giải thích
Cuộc hành trình vượt qua những khó khăn thử thách: sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc sống với một tinh thần, năng lượng tích cực. Là một con người và đặc biệt là giới trẻ, chúng ta cần có tinh thần vượt khó để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn.
Người có tinh thần vượt khó sẽ tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần cù, lạc quan, từ đó, đường đi đến thành công sẽ được rút gọn hơn.
Tinh thần vượt khó, sẵn sàng đi tiếp sẽ mang đến cho con người những thành quả ngọt ngào sau bao nỗ lực, cố gắng và khiến chúng ta được người khác yêu thương, tin tưởng và học tập theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; khi vấp ngã không đủ tinh thần dũng cảm đứng dậy bước tiếp,… những người này nên bị chỉ trích, phê phán.
3. Kết bài
Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.
- Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
– Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt.
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0,25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0,5​
Tổng điểm
10.0

1683357765487.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---ĐỀ ÔN CUÔI K2 L10.docx
    138.3 KB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    đề cương anh văn lớp 10 đề cương giữa kì 2 văn 6 đề cương môn văn 10 hk2 đề cương môn văn lớp 10 học kì 1 đề cương môn văn lớp 10 kì 2 đề cương ngữ văn 10 học kì 1 đề cương ngữ văn 10 học kì 2 đề cương ngữ văn 10 học kì 2 violet đề cương ngữ văn lớp 10 cuối học kì 2 đề cương ngữ văn lớp 10 kì 2 đề cương ngữ văn tuyển sinh lớp 10 đề cương ôn tập anh văn 10 học kì 1 đề cương ôn tập anh văn 10 học kì 2 đề cương ôn tập anh văn lớp 10 hk1 đề cương ôn tập anh văn lớp 10 hk2 đề cương ôn tập môn ngữ văn 10 kì 2 đề cương ôn tập môn văn 10 hk1 đề cương ôn tập ngữ văn 10 hki đề cương ôn tập ngữ văn 10 kì ii đề cương ôn tập văn 10 giữa học kì 1 đề cương ôn tập văn 10 học kì 1 đề cương ôn tập văn 10 học kì 1 violet đề cương ôn tập văn 10 kì 2 đề cương ôn tập văn vào 10 đề cương ôn thi văn 10 đề cương ôn thi văn 10 học kì 2 đề cương ôn thi vào 10 môn văn violet đề cương ôn văn vào 10 đề cương ôn văn vào lớp 10 đề cương ôn vào 10 môn văn đề cương toán 10 lê văn đoàn đề cương toán 10 lê văn đoàn file word đề cương tuyển sinh lớp 10 môn văn đề cương văn 10 đề cương văn 10 cuối kì 1 đề cương văn 10 giữa học kì 1 đề cương văn 10 giữa học kì 2 đề cương văn 10 học kì 1 đề cương văn 10 học kì 2 đề cương văn 10 kì 1 đề cương văn 10 kì 2 đề cương văn 8 giữa học kì 1 đề cương văn lớp 10 học kì 1 đề cương văn lớp 10 học kì 2 đề cương văn thi vào lớp 10 đề thi 10 môn văn đề thi anh văn giữa học kì 1 lớp 10 đề thi anh văn giữa kì 1 lớp 10 đề thi giữa kì 1 anh văn 10 đề thi giữa kì 1 môn anh văn lớp 10 đề thi giữa kì 1 môn văn 10 đề thi giữa kì 1 toán 10 thpt chu văn an đề thi giữa kì 1 văn 10 tỉnh bắc ninh đề thi giữa kì văn 10 kì 1 đề thi hk2 văn 10 có đáp án đề thi hk2 văn 10 trao duyên đề thi văn vào 10 hải dương 2018 đề thi học kì i văn 10 đề thi hsg văn 10 cấp trường đề thi hsg văn 10 có đáp án đề thi môn văn 10 học kì 1 đề thi môn văn 10 học kì 2 đề thi ngữ văn 10 giữa kì 1 đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn rạch giá đề thi văn 10 đề thi văn 10 2021 đề thi văn 10 các tỉnh đề thi văn 10 có đáp án đề thi văn 10 cuối học kì 1 đề thi văn 10 cuối học kì 2 đề thi văn 10 cuối kì 1 đề thi văn 10 cuối kì 2 đề thi văn 10 giữa học kì 1 đề thi văn 10 giữa học kì 2 đề thi văn 10 giữa kì 1 đề thi văn 10 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 10 giữa kì 2 đề thi văn 10 hà nội đề thi văn 10 hà nội 2017 đề thi văn 10 hà nội 2018 đề thi văn 10 hà nội 2019 đề thi văn 10 hà nội 2020 đề thi văn 10 hà nội 2021 đề thi văn 10 hk1 đề thi văn 10 học kì 1 đề thi văn 10 học kì 1 có đáp án đề thi văn 10 học kì 2 có đáp án đề thi văn 10 học kì 2 tỉnh quảng nam đề thi văn 10 học sinh giỏi đề thi văn 10 khánh hoà đề thi văn 10 kì 1 đề thi văn 10 kì 2 đề thi văn 10 kì 2 có đáp án đề thi văn 10 năm 2019 đề thi văn 10 năm 2020 đề thi văn 10 năm 2021 đề thi văn 10 năm gần đây đề thi văn giữa kì 1 lớp 10 đề thi văn giữa kì 1 lớp 10 bắc ninh đề thi văn khối 10 đề thi văn lớp 10 đề thi văn lớp 10 2020 đề thi văn lớp 10 2021 đề thi văn lớp 10 bắc giang đề thi văn lớp 10 bình dương đề thi văn lớp 10 có đáp án đề thi văn lớp 10 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 10 giữa kì 1 đề thi văn lớp 10 hà nội đề thi văn lớp 10 học kì 1 đề thi văn lớp 10 khánh hòa đề thi văn lớp 10 kiên giang đề thi văn lớp 10 năm 2019 đề thi văn lớp 10 năm 2020 đề thi văn lớp 10 năm 2021 đề thi văn lớp 10 nghệ an đề thi văn lớp 10 tại hà nội đề thi văn lớp 10 đà nẵng đề thi văn thpt lớp 10 đề thi văn thpt quốc gia 10 năm gần đây đề thi văn tuyển 10 tây ninh đề thi văn tuyển sinh 10 đề thi văn tuyển sinh 10 năm 2018 đề thi văn tuyển sinh 10 năm 2019 đề thi văn tuyển sinh 10 năm 2020 đề thi văn tuyển sinh lớp 10 năm 2016 đề thi văn tuyển sinh lớp 10 năm 2017 đề thi văn tuyển sinh lớp 10 năm 2021 đề thi văn vào 10 đề thi văn vào 10 bắc giang 2020 đề thi văn vào 10 bắc ninh đề thi văn vào 10 bắc ninh 2019 đề thi văn vào 10 bắc ninh 2020 đề thi văn vào 10 bình định đề thi văn vào 10 bình định 2018 đề thi văn vào 10 bình định 2019 đề thi văn vào 10 bình định 2020 đề thi văn vào 10 các năm gần đây đề thi văn vào 10 có đáp án đề thi văn vào 10 hải dương đề thi văn vào 10 hải dương 2017 đề thi văn vào 10 hải dương 2019 đề thi văn vào 10 hải dương 2020 đề thi văn vào 10 hải dương 2021 đề thi văn vào 10 hưng yên đề thi văn vào 10 hưng yên 2015 đề thi văn vào 10 hưng yên 2017 đề thi văn vào 10 hưng yên 2018 đề thi văn vào 10 hưng yên 2019 đề thi văn vào 10 hưng yên 2020 đề thi văn vào 10 hưng yên 2021 đề thi văn vào 10 năm 2017 đề thi văn vào 10 năm 2018 đề thi văn vào 10 năm 2019 đề thi văn vào 10 năm 2020 đề thi văn vào 10 năm 2021 đề thi văn vào 10 năm 2021 hà nội đề thi văn vào 10 năm 2021 hải phòng đề thi văn vào 10 những ngôi sao xa xôi đề thi văn vào 10 ở hà nội đề thi văn vào 10 phú thọ đề thi văn vào 10 phú thọ 2015 đề thi văn vào 10 phú thọ 2016 đề thi văn vào 10 phú thọ 2017 đề thi văn vào 10 phú thọ 2018 đề thi văn vào 10 phú thọ 2019 đề thi văn vào 10 phú thọ 2020 đề thi văn vào 10 phú yên đề thi văn vào 10 quảng ngãi đề thi văn vào 10 quảng ninh 2014 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2016 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2017 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2018 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2019 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2020 đề thi văn vào 10 quảng ninh 2021 đề thi văn vào 10 tại hà nội năm 2018 đề thi văn vào 10 thái bình đề thi văn vào 10 thái nguyên đề thi văn vào 10 thanh hóa đề thi văn vào 10 thanh hóa 2018 đề thi văn vào 10 thanh hóa 2019 đề thi văn vào 10 thpt uông bí đề thi văn vào 10 tp hồ chí minh đề thi văn vào lớp 10 bà rịa vũng tàu đề thi văn vào lớp 10 mới nhất đề thi vào 10 môn văn bà rịa vũng tàu đề thi vào 10 môn văn hà nội 2018 đề thi vào 10 môn văn hà nội 2019 đề thi vào 10 môn văn hà nội 2020 đề thi vào 10 môn văn hà nội 2021 đề thi vào 10 môn văn mùa xuân nho nhỏ
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,329
    Bài viết
    37,798
    Thành viên
    140,532
    Thành viên mới nhất
    H Hùng

    Thành viên Online

    Top