Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 705

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Ngân hàng đề thi tiếng việt lớp 3 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 65 trang. Các bạn xem và tải ngân hàng đề thi tiếng việt lớp 3 về ở dưới.
NGÂN HÀNG ĐỀ TIẾNG VIỆT CUỐI NĂM
KHỐI 3- NĂM HỌC: 2022- 2023
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
ĐỀ 1
Đọc thầm bài “Rô-bốt ở quanh ta” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 114). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
RÔ-BỐT Ở QUANH TA
Năm 1920, rô-bốt xuất hiện lần đầu tiên trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng. Đó là nhân vật người máy, biết làm theo mệnh lệnh của con người. “Tuyệt quá! Nếu giao hết việc nặng nhọc, nguy hiểm cho rô-bốt thì chúng ta nhàn nhã bao nhiêu!”. Ai xem kịch cũng nghĩ thế. Rồi người ta bắt đầu nghiên cứu, chế tạo rô-bốt thật, thường có hình dạng như người, làm việc chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy. Giờ đây, rô-bốt đã có thể di chuyển vật nặng, có thể chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương, …
Rô-bốt còn được tạo ra để giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, … Dự báo, không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống.
(Theo Ngọc Thủy)​
Câu 1: Nhân vật người máy (rô-bốt) xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920, trong vai nhân vật của một vở kịch viễn tưởng.
Xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo.
Xuất hiện lần đầu tiên năm 1920.
Câu 2: Bài đọc cho biết rô-bốt được con người chế tạo đã có khả năng làm những việc gì?
Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương.
Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.
Rô-bốt có thể di chuyển vật nặng, chữa cháy, cứu nạn, thăm dò vũ trụ, khám phá đại dương. Giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng, …
Câu 3: Vì sao không bao lâu nữa, rô-bốt sẽ được sử dụng rộng rãi trong đời sống?
Vì rô-bốt rất dễ sử dụng.
Vì rô-bốt giúp con người làm những việc thường ngày.
Vì rô-bốt làm được tất cả những việc con người có thể làm, rô-bốt làm chẳng biết mệt mỏi, chẳng sợ hiểm nguy.
Câu 4: Nội dung chính của bài tập đọc: “Rô-bốt ở quanh ta” là?
Bài đọc cho biết những thông tin về rô-bốt.
b. Bài đọc cho biết những thông tin về sự xuất hiện lần đầu tiên của rô-bốt, vai trò của rô-bốt trong cuộc sống, tương lai của rô-bốt.
c. Bài đọc cho biết vai trò của rô-bốt trong cuộc sống.
Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Trong câu “Rô-bốt giúp chúng ta những việc thường ngày: rửa bát, quét nhà, bán hàng.” dấu hai chấm được dùng để làm gì?
Báo hiệu phần kết thúc câu
Báo hiệu phần giải thích, liệt kê
Báo hiệu sau đó là lời nhân vật
Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
Thảo Cầm Viên giống như……………………………………………………
Câu 8: Chọn cặp từ trái nghĩa để hoàn thành câu tục ngữ sau: “Mau sao thì …, vắng sao thì….”
lở - bồi
nắng - mưa
lên - xuống
Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

















HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 6, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 5, 7, 9: Mỗi câu 1 điểm
  • Lưu ý:
  • Câu 9: Đặt đúng câu nói về tình cảm đối với quê hương, đất nước được 1 điểm.
  • (Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm)
2. Đáp án:
Câu 1: aCâu 2: cCâu 3: cCâu 4: bCâu 6: bCâu 8: b
Câu 5: Em mong muốn có một con rô-bốt như thế nào cho riêng mình?
- Em mong muốn có một con rô-bốt có thể làm việc nhà (0,5 điểm) để phụ giúp bố mẹ em, để bố mẹ đỡ vất vả. (0,5 điểm)
- Em mong muốn có một con rô-bốt thông mình (0,5 điểm) để có thể cùng em học tập, vui chơi. (0,5 điểm)
Câu 7: Điền từ ngữ phù hợp vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
Thảo Cầm Viên giống như một khu rừng thu nhỏ.
Câu 9: Đặt một câu nói về tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
Em rất yêu bãi biển quê mình.




ĐỀ 2
Đọc thầm bài “Trận bóng trên đường phố” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 37, 38). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
TRẬN BÓNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé chúi về phía trước. Bỗng một tiếng “kít…ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn.
Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Còn cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khụy xuống. Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng:
- Chỗ này là chỗ chơi bóng à?
Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.
Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”.
Theo Nguyễn Minh​
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
Các bạn chơi đá bóng ở sân trường.
Câu 2: Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
a. Vì các bạn mệt cần nghỉ ngơi.
b. Vì Long suýt nữa thì bị đụng vào xe gắn máy.
c. Vì Long mải đá bóng suýt tông vào xe gắn máy. May mà bác đi xe dừng lại kịp. Bác nổi nóng khiến cả bọn chạy tán loạn.
Câu 3: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
a. Vì hai đội không phân thắng bại.
b. Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khuỵu xuống.
c. Vì bác xích lô chạy đến quát không cho chơi nữa để không gây nguy hiểm cho người đi đường.
Câu 4: Thái độ của các bạn nhỏ như thế nào khi tai nạn xảy ra?
a. Thản nhiên
b. Cả bọn không sợ
c. Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy.
Câu 5: Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra?
a. Quang sợ run cả người.
b. Quang sợ tái cả người. Quang nhận thấy chiếc lưng còng của ông cụ sao giống ông nội thế. Quang vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”.
c. Quang òa khóc nức nở.
Câu 6: Nội dung chính của bài Trận bóng trên đường phố là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Câu 7: Điền dấu phẩy, dấu hai chấm vào câu văn sau cho phù hợp:
Trong vườn muôn hoa đua nhau khoe sắc mai vàng rực rỡ đào phơn phớt hồng mào gà đỏ thắm.
Câu 8: Từ có nghĩa trái ngược với từ “cẩu thả” là?
khiêm tốn
cẩn thận
trung thực
Câu 9: Đặt một câu cảm nói về một con vật hoặc một loài cây.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

Câu 1: Chọn S được 0,5 điểm.
Câu: 2, 3, 4; 5, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 7: Điền đúng dấu theo yêu cầu được 1 điểm.
  • Câu 6, 9: Mỗi câu 1 điểm.
Lưu ý: Câu 6: Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm.
Câu 7: Điền đúng 3 dấu phẩy, 1 dấu hai chấm được 1 điểm (HS điền đúng 1 dấu được 0,25 điểm).
Câu 9: Đặt đúng câu có từ “cẩn thận” được 1 điểm. ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm than).
2. Đáp án:
Câu 1: SCâu 2: cCâu 3: bCâu 4: cCâu 5: bCâu 8: b
Câu 6: Nội dung chính của bài tập đọc “Trận bóng trên đường phố” là:
Bài đọc khuyên chúng ta không được chơi bóng trên đường phố vì dễ gây tai nạn (0.5 điểm). Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của công cộng. (0.5 điểm).
Câu 7: Điền dấu phẩy, dấu hai chấm vào câu văn sau cho phù hợp:
Trong vườn, muôn hoa đua nhau khoe sắc: mai vàng rực rỡ, đào phơn phớt hồng, mào gà đỏ thắm.
Câu 9: Đặt một câu cảm nói về một con vật hoặc một loài cây.
Chú chim sâu trông thật đáng yêu!
Ôi, cây bưởi này thật trĩu quả làm sao!

ĐỀ 3
Đọc thầm bài “Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 122). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
NHỮNG ĐIỀU NHỎ TỚ LÀM CHO TRÁI ĐẤT
Chỉ là những điều nhỏ thôi, nhưng tớ tin rằng nếu mọi người cùng làm thì kết quả sẽ rất lớn.
  • 1. Không vứt rác bừa bãi
  • Nhiều bạn thản nhiên vứt rác ra đường, vì cho rằng có người dọn hộ. Nếu ai cũng như thế, Trái Đất sẽ biến thành núi rác khổng lồ.
  • Không dùng túi ni lông
  • Ước tính hiện nay có khoảng 300 triệu túi ni lông đang bị vứt trôi nổi trên đại dương. Để cứu sinh vật biển, chúng ta có thể dùng túi vải, túi giấy, … thay cho túi ni lông.
  • Không lãng phí thức ăn
  • Điều này chắc chắn ai cũng làm được. Không để thừa thức ăn là chúng ta tôn trọng người làm ra thức ăn cho mình. Và thế là Trái Đất cũng được tôn trọng.
  • Đến lượt bạn rồi. Hãy viết tiếp những điều thứ tư, thứ năm, …nhé.
  • (Theo Trang Nguyễn)
Câu 1: Những điều mọi người cần làm cho Trái Đất được nhắc đến trong bài đọc là gì?
Không vứt rác bừa bãi, không dùng túi ni lông, không lãng phí thức ăn.
Không vứt rác bừa bãi, không lãng phí thức ăn.
Không dùng túi ni lông, không lãng phí thức ăn.
Câu 2: Mọi người cần làm những điều đó để làm gì?
Mọi người cần làm những điều đó để rèn luyện sức khỏe.
Mọi người cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Mọi người cần làm những điều đó để hạn chế tối đa việc làm ô nhiễm môi trường, chung tay bảo vệ Trái Đất, môi trường sống của chúng ta.
Câu 3: Vì sao lại gọi đó là những điều nhỏ?
Vì không mất nhiều thời gian của mọi người.
Vì chúng ta ai cũng có thể làm được và rất dễ dàng để thực hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Vì mọi người cùng chung tay thực hiện.
Câu 4: Nội dung chính của bài “Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất” là:
Bài đọc chia sẻ thông điệp: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi học sinh.
Mọi người cần chung tay bảo vệ Trái Đất.
Bài đọc chia sẻ thông điệp: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi học sinh. Việc làm đó thể hiện cụ thể qua mỗi việc làm thường ngày của các bạn nhỏ.
Câu 5: Từ bài đọc trên, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nối các từ ở cột A với cột B để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:
A B

1. chăm chỉ a. xui xẻo
2. hèn nhát b. dũng cảm
3. tiết kiệm c. lười biếng
4. may mắn d. lãng phí
Câu 7: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Trong câu: “Lớp em chăm sóc cây xanh ở vườn trường.” bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” ở vườn trường.
Câu 8: Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành câu “Các bạn chọn tặng Vân cành mai vì ………….”
màu hoa ấm áp như màu nắng
nhờ có cảnh đẹp và không khí trong lành
có nhiều trò chơi thú vị
Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



















HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

Câu: 1, 2; 3; 4; 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 6: Ghép ý đúng dấu theo yêu cầu được 1 điểm
  • Câu 7: Ghi đáp án đúng theo yêu cầu được 0,5 điểm
  • Câu 5; 9: Mỗi câu 1 điểm
Lưu ý:
Câu 5: Trả lời đúng một việc được 0,5 điểm
Câu 6: Ghép đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
Câu 9: Đặt đúng câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.được 1 điểm.
( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm than)
2. Đáp án:
Câu 1: aCâu 2: cCâu 3: bCâu 4: cCâu 7: ĐCâu 8: a
Câu 5: Từ bài đọc trên, em thấy mình cần làm gì để bảo vệ môi trường?
Không vứt rác bừa bãi (0,5 điểm); Trồng cây và chăm sóc cây xanh (0,5 điểm); Sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm, hạn chế sử dụng túi ni lông; Không lãng phí thức ăn, …
Câu 6: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:
1 – c; 2 –b; 3 – d; 4 – a
Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.

Trăng trên biển lung linh quá!
Cánh đồng quê mới đẹp làm sao!

ĐỀ 4
Đọc thầm bài “Sông Hương” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 7). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
SÔNG HƯƠNG
Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.
Người ta kể rằng, xưa kia, dòng nước ở đây thường thoảng lên một mùi hương dìu dịu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ có tên là thạch xương bồ.
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ, ...
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
Theo Cửu Thọ​
Câu 1: Tác giả của bài đọc là ai?
a. Thanh Thảo b. Nam Cao c. Cửu Thọ
Câu 2: Ở Huế có dòng sông gì đặc biệt?
a. Sông Hương b. Sông Cửu Long c. Sông Đồng Nai
Câu 3: Người ta kể rằng hồi xưa dòng nước có mùi gì?
  • Mùi của lá cây
  • Mùi hương dìu bởi nguồn sông chảy qua một cánh rừng mọc dày một loại cỏ.
  • Mùi bùn đất dưới đáy sông bay lên
Câu 4: Cứ mỗi mùa hè đến hoa gì nở rực hai bên bờ sông?
a. Hoa sen b. Hoa hồng c. Hoa phượng vĩ
Câu 5: Dòng sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên như thế nào?
a. Trong lành
b. Làm tan biến những nổi ồn ào của chợ búa.
c. Làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
Câu 6: Nội dung chính của bài: “Sông Hương” là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Nêu tên 2 - 3 sự vật:
a. Có sẵn trong thiên nhiên: …………………………………………………..
b. Do con người tạo ra: ……………………………………………………...
Câu 8: “Thảo Cầm Viên giống như …………………….” từ ngữ phù hợp điền vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
a. Một khu rừng thu nhỏ
b. Một cánh đồng rộng bao la, bát ngát.
c. Khu đô thị với các tòa nhà cao chót vót.
Câu 9: Đặt một câu nói về vẻ đẹp của “Bầu trời”.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu 1, 2, 3, 4, 5, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 6; 7; 9 mỗi câu 1 điểm
  • Lưu ý: Câu 6: HS ghi đúng đầy đủ nội dung bài được 1 điểm (HS ghi đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
  • Câu 7: Tìm mỗi ý được từ 2 đến 3 từ ngữ cho 0,5 điểm (Tìm được 1 từ cho 0,25 điểm).
Câu 9: Đặt đúng câu nói về vẽ đẹp của “Bầu trời” được 1 điểm.
2. Đáp án:
Câu 1: cCâu 2: aCâu 3: bCâu 4: cCâu 5: cCâu 8: a
Câu 6: Nội dung chính của bài: “Sông Hương” là:
Bài đọc nói về nguồn gốc của cái tên sông Hương (0,5đ), vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hương ở những thời điểm khác nhau (0,5đ).
  • Câu 7: a. Mưa nắng, bầu trời, núi rừng...
  • b.Nhà cửa, đường sá, cầu cống......
Câu 9: Ví dụ: Mùa thu, bầu trời xanh thẳm, cao vời vợi.





ĐỀ 5
Đọc thầm bài “Núi quê tôi” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 83). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
NÚI QUÊ TÔI
Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng.
Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thỉnh thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượi là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.
Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nước chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá...
Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.
(Theo Lê Phương Liên)​
Câu 1: Khi về làng, tác giả đã thấy gì từ xa?
a. Ngôi nhà b. Bóng núi c. Con sông
Câu 2: Tác giả tả cảnh vật về cuối thu sang đông như thế nào?
a. Trên đỉnh núi có đàn cò bay.
b. Ánh sáng chớp nhoáng của cơn dông.
c. Trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
Câu 3: Người bà trong tác phẩm xuất hiện ở đâu?
a. Trên sông
b. Dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
c. Trong bếp
Câu 4: Xếp các từ ngữ sau đây vào nhóm thích hợp: Tổ quốc, bảo quản, giang sơn, giữ gìn, non sông, bảo vệ.
a. Từ có nghĩa giống với đất nước
b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn
.....................................................................​
..............................................................​

Câu 5: Nội dung chính của bài: “Núi quê tôi” là:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Trong câu: “Lớp em chăm sóc cây xanh ở vườn trường” có từ ngữ trả lời câu hỏi “Ở đâu?” là:
a. Lớp em
b. Chăm sóc cây xanh ở vườn trường
c. Ở vườn trường
Câu 7: Những từ có nghĩa giống với “đất nước” là:
a. Tổ quốc, giữ gìn, non sông, yêu quý.
b. Tổ quốc, non sông, giang sơn.
c. Non sông, giang sơn, yêu mến, gìn giữ.
Câu 8: Câu “Ông trồng đủ thứ cây: chanh, ổi, khế, sả, cúc, tía tô và cả một bụi tre nhỏ.” Dấu hai chấm được dùng để làm gì?
a. Báo hiệu phần kết thúc câu
b. Báo hiệu phần giải thích, liệt kê
c. Báo hiệu sau đó là lời nhân vật
Câu 9: Đặt một câu có sử dụng cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………





















HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu 1, 2, 3, 6, 7, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 4; 5; 9 mỗi câu 1 điểm
  • Lưu ý:
  • Câu 4: Nối đúng từng cặp cho 0,25 điểm
  • Câu 5: HS ghi đúng đầy đủ nội dung bài được 1 điểm (HS ghi đúng mỗi ý được 0,25 điểm)
  • Câu 9: Đặt đúng câu có sử dụng cặp từ có nghĩa trái ngược nhau được 1 điểm.
2. Đáp án:
Câu 1: bCâu 2: cCâu 3: bCâu 6: cCâu 7: bCâu 8: b
Câu 4 : Xếp các từ ngữ vào đúng nhóm thích hợp được 1 điểm.
a. Từ có nghĩa giống với đất nước
b. Từ có nghĩa giống với giữ gìn
Tổ quốc, giang sơn, non sông.​
Bảo quản, gìn giữ, bảo vệ.​
Câu 5: Nội dung chính của bài: “ Núi quê tôi ” là:
Bài đọc là bức tranh phong cảnh của một vùng quê với vẻ đẹp của ngọn núi được tô điểm bởi nhiều màu xanh của các sự vật. Thông qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.
Câu 9: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.




ĐỀ 6
Đọc thầm bài “Nhớ Việt Bắc” (Sách Tiếng Việt 3 - Cánh Diều, tập 2, trang 55, 56). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề)
NHỚ VIỆT BẮC
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.​
Tố Hữu​
Câu 1: Trong bài thơ, “ta và mình” dùng để chỉ ai?
a. Ta là người dân Việt Bắc, mình là cán bộ cách mạng.
b. Ta là cán bộ cách mạng, mình là người dân Việt Bắc.
c. Ta là tác giả, mình là người dân Việt Bắc.
Câu 2: Vùng Việt Bắc bao gồm mấy tỉnh?
a. 5 tỉnh
b. 6 tỉnh
c. 7 tỉnh
Câu 3: Tác giả nhớ những gì ở Việt Bắc?
a. Nhớ người.
b. Nhớ hoa.
c. Nhớ hoa và nhớ người.
Câu 4: Từ “hoa” trong câu: “Ta về, ta nhớ những hoa cùng người” dùng để chỉ điều gì?
a. Những em bé xinh đẹp.
b. Những bông hoa rực rỡ của núi rừng Việt Bắc.
c. Mọi cảnh vật thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc, trong đó có những bông hoa rực rỡ.
Câu 5: Trong bài thơ, cảnh rừng Việt Bắc hiện lên như thế nào?
a. Rất hoang vắng
b. Rất tươi đẹp
c. Rất nghèo khó
Câu 6: Nội dung chính của bài Nhớ Việt Bắc là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa thu, lá vàng rực cả một góc phố.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Khi nào?
b. Ở đâu?
c. Mùa nào?
Câu 8: Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành những câu thơ nói lên vẻ đẹp của cảnh vật Việt Bắc:
A B

1. Rừng xanha. rừng phách đổ vàng.
2. Ngày xuânb. trăng rọi hòa bình.
3. Ve kêuc. mơ nở trắng rừng.
4. Rừng thud. hoa chuối đỏ tươi.
Câu 9: Đặt câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………




HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 5, 7: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu : 6, 8, 9 : Trả lời, nối và đặt đúng câu được 1 điểm
  • Lưu ý: Câu 6: HS trả lời đúng được 1 điểm
  • Câu 8: HS nối đúng được 1 điểm
  • Câu 9: HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm. ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm than).
2. Đáp án:
Câu 1: cCâu 2: bCâu 3: cCâu 4: cCâu 5: bCâu 7: a
Câu 6: Nội dung của bài Nhớ Việt Bắc là ca ngợi vẻ đẹp của rừng núi Tây Bắc và sự dũng cảm của con người Tây Bắc khi đánh giặc ngoại xâm.
Câu 8: 1.d- 2.c- 3.a - 4.b
Câu 9: Trăng trên biển lung linh quá!








ĐỀ 7
Đọc thầm bài “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 41). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề)
LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC (Trích)
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
Ngày 27-3-1946
Hồ Chí Minh.
Câu 1: Bác Hồ đã khẳng định sức khỏe cần thiết thế nào trong xây dựng và bảo vệ đất nước?
  • Sức khỏe hết sức cần thiết cho mỗi người dân
  • Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới
  • Sức khỏe hết sức cần thiết cho mỗi người dân. Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới. Việc gì cũng phải có sức khỏe mới thành công.
Câu 2: Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục để làm gì?
Để khỏi tốn tiền đi bác sĩ.
Để thi đua với nước bạn.
Để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới.
Câu 3: Theo quan niệm của Bác Hồ, sức khỏe là:
Ăn uống đầy đủ, thường xuyên.
Lao động vừa sức kết hợp với nghỉ ngơi.
Ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ.
Câu 4: Vì sao tập thể dục là bổn phận của người dân yêu nước?
Vì việc đó không tốn kém, ai cũng làm được.
Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, vì mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vì mọi người ai cũng học tập tốt và làm việc nhiều hơn.
Câu 5: Nội dung của bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Những sự vật nào có sẵn trong thiên nhiên:
  • Bầu trời, xe cộ, mưa nắng
  • Biển cả, sông suối, mưa nắng
  • Nhà cửa, chim chóc, muông thú
Câu 7: Nối các từ chỉ sự vật ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật ở cột B sao cho phù hợp.
A B

mây trời
đồi núi
chập trùng
chói chang
bồng bềnh





Câu 8:
Trong câu “Sản phẩm của bạn Minh là cái máy hình con cua khổng lồ.” có từ chỉ đặc điểm nào?
  • sản phẩm
  • cái máy
  • khổng lồ
Câu 9: Tìm 2 cặp từ trái nghĩa có trong bài đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
………………………………………………………………………………………










HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 6, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu : 5, 7, 9: Trả lời và tìm đúng từ được 1 điểm
  • Lưu ý:
  • Câu 7: HS nối đúng hết 2 ý được 1 điểm (HS nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
  • Câu 9: Tìm đúng 2 cặp từ trái nghĩa có trong bài được 1 điểm.
2. Đáp án:
Câu 1: cCâu 2: cCâu 3: cCâu 4: bCâu 6: bCâu 8: c

Câu 5: Nội dung của bài đọc là:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của bác rất thuyết phục và đúng đắn. Qua đó, nhắc nhở mọi người có ý thức rèn luyện.
Câu 7: Nối các từ chỉ đặc điểm ở cột A phù hợp với từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B.
A B

chập trùng
chói chang
bồng bềnh
mây trời
đồi núi




  • Câu 9: gái – trai, già – trẻ
ĐỀ 8
Đọc thầm bài “ Bác sĩ Y- éc - xanh” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 109, 110). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề)
BÁC SĨ Y- ÉC- XANH
Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ, không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:
- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao?
Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối:
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.
Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát.
(Theo Cao Linh Quân)

Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
Bác sĩ Y – éc – xanh là người nước Mĩ.
Câu 2: Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y- éc- xanh ?
a. Vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch.”
b. Vì bà ngưỡng mộ và tò mò
c. Vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch. Phần vì bà tò mò muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống chân trời nơi góc biển này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Câu 3: Y – éc – xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ?
a. Y – éc – xanh ăn mặc lịch sự như một người giàu có.
b. Y – éc – xanh mặc bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba.
c. Y – éc – xanh ăn mặc lịch sự như một nhà trí thức.
Câu 4: Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc- xanh quên nước Pháp ?
a. Vì bà thấy Y- éc- xanh không có ý định trở về Pháp.
b. Vì bà thấy Y- éc- xanh không công nhận mình là người Pháp.
c. Vì bà thấy Y- éc- xanh rất yêu Nha Trang, ở đây tâm hồn ông mới được rộng mở, yên tĩnh.
Câu 5: Theo em, vì sao Y – éc – xanh ở lại Nha Trang?
  • Vì ở Nha Trang có điều kiện tốt để ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới. Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật.
  • Ông muốn thực hiện ước mơ của mình được đi du lịch.
  • Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông có điều kiện tốt để nghiên cứu.
Câu 6: Nội dung chính của bài “Bác sĩ Y- éc- xanh” là:
Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc – xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
b. Nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
c. Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc – xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại. Nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
Câu 7: Nối từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A B

Lễ
Hội
Lễ hội

Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.






Câu 8: Cho
câu sau “Trong gia đình, những đứa con phải biết thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau ”. Hãy tìm và ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu ?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 9: Em hãy điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu hai chấm thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:

Vừa tan học, em cùng các bạn trở về nhà Thấy em rất vui, mẹ hỏi Hôm nay con được cô giáo khen à



HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu 1: Điền S được 0,5 điểm.
  • Câu 2, 3, 4, 5, 6: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 7: Nối đúng theo yêu cầu được 1 điểm.
  • Câu 8; 9 làm đúng mỗi câu 1 điểm.
  • Lưu ý: Câu 7: HS nối đúng hết 3 ý được 1 điểm (HS nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm)
  • Câu 8: Ghi lại đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu được 1 điểm
  • Câu 9: Điền đúng 3 dấu câu được 1 điểm (HS điền đúng 1 dấu câu được 0,25 điểm)
2. Đáp án:
Câu 1: SCâu 2: cCâu 3: bCâu 4: cCâu 5: aCâu 6: c
Câu 7:
A B

Lễ
Hội
Lễ hội

Hoạt động tập thể có cả phần lễ và phần hội.
Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt.
Các nghi thức nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có ý nghĩa.






Câu 8:
Trong gia đình
Câu 9: Thứ tự các dấu câu: Dấu chấm, hai chấm, chấm hỏi.
Vừa tan học, em cùng các bạn trở về nhà. Thấy em rất vui, mẹ hỏi: Hôm nay con được cô giáo khen à ?
  • ĐỀ 9
Đọc thầm bài “Mèo đi câu cá” (Sách Tiếng Việt 3 – Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 55). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
MÈO ĐI CÂU CÁ

Anh em mèo trắng
Vác giỏ đi câu
Em ngồi bờ ao
Anh ra sông cái.

Hiu hiu gió thổi
Buồn ngủ quá chừng
Mèo anh ngả lưng
Ngủ luôn một giấc
Lòng riêng thầm nhắc
Đã có em rồi.

Mèo em đang ngồi
Thấy bầy thỏ bạn
Đùa chơi múa lượn
Vui quá là vui.



Mèo nghĩ: Ồ thôi
Anh câu cũng đủ
Nghĩ rồi hớn hở
Nhập bọn vui chơi.

Lúc ông mặt trời
Xuống núi đi ngủ
Đôi mèo hối hả
Quay về lều tranh
Giỏ em, giỏ anh
Không con cá nhỏ….
(Thái Hoàng Linh)​

Câu 1: Anh em mèo trắng vác giỏ đi đâu?
  • Đi câu
  • Đi bắt cá
  • Đi hái rau
Câu 2: Khi nhìn thấy bầy thỏ vui chơi, mèo em nghĩ gì?
  • Mèo sẽ tiếp tục ngồi câu cá cùng anh
  • Mèo em đi chơi cùng bầy thỏ
  • Mèo em xin phép anh đi chơi
Câu 3: Khi ra sông câu, mèo anh như thế nào?
  • Mèo anh siêng năng ngồi câu được nhiều cá
  • Mèo anh ham chơi
  • Mèo anh lười biếng, buồn ngủ
Câu 4: Kết quả buổi đi câu của hai anh em mèo như thế nào?
  • Câu được nhiều cá
  • Không được con nào
  • Câu được một con cá
Câu 5: Nội dung của bài thơ Mèo đi câu cá là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Trong câu “Chúng em phải chăm chỉ học tập để cha mẹ vui lòng.”. Bộ phận trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” là:
Chúng em
Chăm chỉ học tập
Cha mẹ vui lòng
Câu 7: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa giống nhau:

Chăm chỉ
Lười biếng
siêng năng
học tập
lười nhác





Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “Một hôm, chú gà trống đi lang thang trong vườn hoa.” trả lời cho câu hỏi nào?
Khi nào?
Ở đâu?
Như thế nào?
Câu 9: Điền dấu phẩy (,), hai chấm :)) hoặc chấm than (!) thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn sau:
Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất ….. vừa luôn miệng khuyến khích ….. “Cố lên ….. cố lên …”.










HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 6, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu : 5, 7, 9: Trả lời và điền đúng dấu được 1 điểm
  • Lưu ý:
  • Câu 7: HS nối đúng hết 2 ý được 1 điểm (HS nối đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
  • Câu 9: HS điền đúng dấu trong đoạn văn được 1 điểm.
2. Đáp án:
Câu 1: aCâu 2: bCâu 3: cCâu 4: bCâu 6: cCâu 8: b
Câu 5: Nội dung của bài đọc là:
Muốn nhắn nhủ chúng ta phải siêng năng, chịu khó, không ỷ lại vào người khác.
Câu 7: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa giống nhau:
Chăm chỉ
Lười biếng
siêng năng
học tập
lười nhác





Câu 9: Điền dấu phẩy (,); hai chấm :)) hoặc chấm than (!) thích hợp vào chỗ ….. trong đoạn văn sau:
Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu trượt tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên! Cố lên!”.

ĐỀ 10
Đọc thầm bài “Hương làng” (Sách Tiếng Việt 3 – Cánh diều, tập 2, trang 20; 21). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào có đất để trồng hoa. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng.
Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà, ... hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãi không thôi.
Theo BĂNG SƠN​
Câu 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?
a. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy những làn hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.
b. Tác giả cảm thấy mùi hương thơm nồng nàn của lúa đồng chín rộ.
c. Mỗi khi đi trong làng, tác giả luôn thấy mùi thơm của lá bưởi, lá chanh, lá xương sông.
Câu 2: Những từ ngữ trong bài văn tả hương thơm của hoa, lá.
a. Thơm hăng hắc, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, thơm thơm.
b. Thoảng nhẹ, thơm lạ lùng, thơm nồng nàn, đượm mùi thơm.
c. Thơm thơm, thơm lạ lùng, thơm ngọt ngào, đượm mùi thơm.
Câu 3: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?
  • Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm của cốm, hương lúa, hương rơm rạ.
  • Ngày mùa, làng quê tác giả còn có hương thơm của lúa, hoa cau, hoa cỏ.
  • Làng quê tác giả có hương thơm của lá bưởi, lá chanh.
Câu 4: Vì sao bài văn có tên là Hương làng?
  • Bài văn có tên là Hương làng vì tác giả tả toàn các sự vật có ở làng quê.
  • Bài văn có tên là Hương làng vì tác giả rất yêu làng quê của mình.
  • Bài văn có tên là Hương làng vì làng quê tác giả luôn có những làn hương mộc mạc, quen thuộc, chân chất.
Câu 5: Nội dung chính của bài Hương làng là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Tìm và gạch chân dưới những hoạt động được so sánh với nhau trong câu văn sau:
Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Dòng nào dưới đây có các từ ngữ viết chưa đúng chính tả.
a. rậm rạp, lạ lùng, chuyên cần, bâng khuâng, vâng lời.
b. mâm cổ, bân khuâng, múa lâng, miu trí, hoa lịu.
c. lạ lùng, bâng khuâng, vâng lời, hoa lựu, chắt chiu.
Câu 8: Dấu ngoặc kép trong câu sau:
Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!" có tác dụng gì?

a. Dẫn lời nói trực tiếp của bạn Hà.
b. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
c. Dùng để bắt đầu và kết thúc cho một câu.
Câu 9: Đặt câu nói về đặc điểm của một dụng cụ thể thao.
…………………………………………………………………………………………







HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 7, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu: 5, 6, 9: Trả lời, gạch chân và đặt đúng câu được 1 điểm.
  • Lưu ý: Câu 5: HS trả lời đúng nội dung được 1 điểm.
  • Câu 6: HS tìm và gạch chân đúng các hoạt động được so sánh được 1 điểm.
  • Câu 9: HS đặt được câu đúng yêu cầu được 1 điểm. ( Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm).
2. Đáp án:
Câu 1: aCâu 2: bCâu 3: aCâu 4: cCâu 7: bCâu 8: b
Câu 5: Bài đọc miêu tả những hương thơm của làng quê ở từng thời điểm khác nhau.
Câu 6: Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.
Câu 9: Chiếc vợt cầu lông mới tinh.








ĐỀ 11
Đọc thầm bài “Chuyện bên cửa sổ” (Sách Tiếng Việt 3 - Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2, trang 48). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề).
CHUYỆN BÊN CỬA SỔ
Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngồi nhà tầng có sân thượng.
Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những cây cảnh.
Ở ngôi biệt thự ba tầng kia, có một cậu bé đã nhìn thấy bầy chim sẻ. Không hiểu vì thích quá hay là đùa nghịch, cậu đã lên sân thượng cầm sỏi ném lũ sẻ. Con nọ theo con kia bay sang nhà khác. Bẵng đi một vài tuần, chẳng may cậu bé bị ốm. Nhìn sang sân thượng nhà bên, cậu thấy có đàn chim sẻ léo nhéo đến là nhộn. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau… nom vui quá.
Bấy giờ cậu bé mới ngẩn người nhớ ra: “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình.”.
(Theo Phong Thu)​
Câu 1: Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã thay đổi như thế nào?
a. Nơi ngày xưa là khu rừng, bây giờ đã được thay thế bằng những ngôi nhà tầng có sân thượng.
b. Thành các thành phố lớn với nhiều ngôi nhà.
c. Bây giờ đã thay thế bằng những cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát.
Câu 2: Câu nào sau đây miêu tả sự xuất hiện của đàn chim ở khu nhà tầng.
a. Con bay, con nhảy, có con nằm lăn ra rũ cánh, rồi mổ đùa nhau… nom vui quá.
b. Khu nhà xây đã lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến.
c. Cây cối ít nên vắng bóng chim
Câu 3: Lần đầu nhìn thấy bầy sẻ, cậu bé đã làm gì?
a. Lần đầu nhìn thấy bầy sẻ, cậu bé đã lên sân thượng cầm sỏi để ném chúng.
b. Cậu đã vãi gạo cho nó ăn.
c. Cậu đã ngắm chúng và làm tổ cho nó ở.
Câu 4: Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy gì ở sân thượng nhà bên?
a. Cậu bé thấy trên sân thượng nhà bên có mấy chậu hoa nở bông rất đẹp.
b. Sau khi bị ốm, cậu bé nhìn thấy đàn chim sẻ léo nhéo đến là vui nhộn ở sân thượng nhà bên.
c. Bầy chim rụt rè sà xuống những cây cảnh.
Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nội dung chính của bài: “Chuyện bên cửa sổ” là: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Nối các từ ngữ chỉ sự vật ở cột A với từ ngữ chỉ đặc điểm ở cột B sao cho phù hợp:
A B
mây trờibồng bềnh
đất đai
màu mỡ
ánh nắng
trập trùng
đồi núichói chang
Câu 8: Dòng nào dưới đây chỉ các dụng cụ khi tham gia hoạt động nghệ thuật.
a. Mĩ thuật, bản nhạc, hào hứng, giá vẽ.
b. Say mê, máy quay phim, âm nhạc, khiêu vũ thể thao.
c. Trống, đàn, giá vẽ, máy quay phim, trang phục.
Câu 9: Đặt câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu sau:
Mô – da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để thay thế cho bản nhạc bị đánh rơi.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………












HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu: 1, 2, 3, 4, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 7: Nối đúng theo yêu cầu được 0,25 điểm
  • Câu 5, 6: Mỗi câu 1 điểm
  • Câu 9: Đặt đúng câu hỏi được 0,5 điểm.
  • Lưu ý: Câu 7: HS nối đúng hết 4 ý được 1 điểm (HS nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm)
  • Câu 9: Đặt đúng câu hỏi cho từ ngữ được in đậm trong câu thì được 0,5 điểm.
  • (Cuối câu phải thay dấu chấm bằng dấu chấm hỏi).
2. Đáp án:
Câu 1: aCâu 2: bCâu 3: aCâu 4: bCâu 8: c
Câu 5: Theo em, cậu bé hiểu được gì từ những việc đã làm và những điều đã thấy?
Theo em, từ những việc đã làm và những điều đã nhìn thấy, cậu bé hiểu rằng việc làm của mình (0,25đ) đối với bầy chim sẻ lúc trước là không đúng (0,25đ). Cậu cảm thấy hối hận (0,25đ) và tiếc nuối vì đã có hành động như vậy (0,25đ).
Câu 6: Nội dung chính của bài: “Chuyện bên cửa sổ” là:
Bài đọc kể về cuộc gặp gỡ giữa cậu bé (0,25đ) và bầy chim sẻ ở sân thượng (0,25đ). Cậu bé đã không trân trọng những chú sẻ (0,25đ) để rồi vài tuần sau phải ngẩn người tiếc nuối (0,25đ).
Câu 7: Nối các từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho tương ứng .
  • a, 2 - b, 3 - d, 4 - c
  • Câu 9: Mô – da nảy ra sáng kiến viết một bản nhạc để làm gì?
ĐỀ 12
Đọc thầm bài tập đọc “Ngày hội rừng xanh” (Sách Tiếng Việt 3- Kết Nối Tri Thức, tập 2, trang 23, 24). Dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, em hãy chọn ý đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đó (hoặc viết và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của đề)
NGÀY HỘI RỪNG XANH
Chim Gõ Kiến nổi mõ
Gà Rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh!
Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.
Công dẫn đầu đội múa
Khuớu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.
Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say
Ơ kìa, anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!
Vương Trọng​
Câu 1: Bài thơ “Ngày hội rừng xanh” là sáng tác của nhà thơ nào?
Tố Hữu.
Vương Trọng.
Ngọc Mai.
Câu 2: Con vật nào không tham gia ngày hội rừng xanh cùng muôn loài?
Chim gõ kiến.
Gà rừng.
Voi con.
Câu 3: “Gọi vòng quanh đánh thức bạn bè” là hành động của con vật nào?
Gà rừng.
Kì nhông.
Khướu.
Câu 4: Gà rừng đã có hành động như thế nào trong ngày hội rừng xanh?
a. Nổi mõ thúc giục đi hội.
b. Diễn ảo thuật thay đổi màu da.
c. Gọi vòng quanh đánh thức bạn bè.
Câu 5: Con vật nào trình diễn ảo thuật thay đổi màu da?
Chim gõ kiến.
Khướu.
Kì nhông.
Câu 6: Nội dung chính của bài: “Ngày hội rừng xanh” là:
.......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 7: Nối từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành những cặp từ cùng nghĩa.
Tổ quốc
Bảo vệ
Xây dựng
Giữ gìn
Kiến thiết
Nước nhà
A B



Câu 8: Từ nào dưới đây viết sai chính tả:

a. nổi mõ. b. nhạc sáo. c. lĩnh sướng.
Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng trong câu sau: “Ê- đi- xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm
…………………………………………………………………………………………








HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT (ĐỌC) (10 điểm)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU & KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Biểu điểm:

  • Câu 1, 2, 3, 4, 5, 8: Khoanh đúng mỗi câu cho 0,5 điểm.
  • Câu 6: Ghi đúng câu trả lời cho 1 điểm
  • Câu 7; 9 mỗi câu 1 điểm
  • Lưu ý: Câu 6: HS ghi đúng đầy đủ nội dung câu hỏi được 1 điểm
Câu 7: HS nối đúng câu được 1 điểm
Câu 9: HS đặt đúng câu được 1 điểm
2. Đáp án:
Câu 1: bCâu 2:cCâu 3: aCâu 4: cCâu 5: cCâu 8: c
Câu 6: Bài đọc “Ngày hội rừng xanh” kể về các con vật tham gia vào ngày hội rừng xanh. Sáng sớm, các con vật đã thúc dục nhau dậy đi hội. Tất cả mọi người đều rất vui vẻ.
Câu 7:
A B

Tổ quốc
Bảo vệ
Xây dựng

Giữ gìn
Kiến thiết
Nước nhà

Câu 9: Ê- đi- xơn làm việc như thế nào?


MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC)
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG & KĨ NĂNG NGHE NÓI
1/Giáo viên chỉ định học sinh đọc một đoạn của một trong các bài Tập đọc sau:
Bài 1:
Nhà rông (Kết nối tri thức)
Bài 2: Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục (Kết nối tri thức)
Bài 3:
Chợ nổi Cà Mau (Cánh diều)
Bài 4:
Những tấm chân tình (Cánh diều)
Bài 5:
Chuyện của ông biển (Cánh diều)
Bài 6:
Ngày hội rừng xanh (Kết nối tri thức)
Bài 7:
Hai Bà Trưng (Kết nối tri thức)
Bài 8: Sự tích ông Đùng, bà Đùng (Kết nối tri thức)
Bài 9:
Rừng gỗ quý (Cánh diều)
Bài 10:
Trận bóng trên đường phố (Cánh diều)
2/
Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên nêu một câu hỏi ứng với nội dung bài tập đọc để học sinh trả lời:
I. Biểu điểm chung cho phần đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm).
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 2 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
2. Trả lời câu hỏi (1 điểm)
-
Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
ĐỀ 1
Em hãy đọc 1 đoạn của bà: Nhà rông (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 95) và trả lời các câu hỏi sau:
NHÀ RÔNG
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rộng càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi thơ trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.
Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.
(Theo Ay Duy và Lê Tấn)​
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì?
Ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Kiến trúc bên trong nhà rông có gì đặc biệt?
Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...

Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 3 : Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng

ĐỀ 2
Em hãy đọc 1 đoạn của bài: Lời kêu gọi toàn quốc tập thể dục ( Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 41) và trả lời các câu hỏi sau:
LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC TẬP THỂ DỤC
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
Ngày 27-3-1946
HỒ CHÍ MINH
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Bác Hồ đã khẳng định sức khỏe cần thiết thế nào trong xây dựng và bảo vệ đấtnước?
Bác Hồ đã khẳng định sức khỏe cần thiết trong xây dựng và bảo vệ đất nước:
+ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công.
+ Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Để có sức khỏe, mỗi người dân cần làm gì?
Để có sức khỏe, mỗi người dân cần luyện tập thể dục.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Câu nào trong bài cho thấy tấm gương tập thể dục của Bác?
Câu trong bài cho thấy tấm gương tập thể dục của Bác: Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
ĐỀ 3
Hãy đọc 1 đoạn của bài: Chợ nổi Cà Mau ( Cánh diều, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 10) và trả lời các câu hỏi sau:
CHỢ NỔI CÀ MAU
Chợ họp lúc bình minh lên. Hàng trăm chiếc ghe to, nhỏ đậu sát vào nhau thành một dãy dài, người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem hàng có những gì. Bạn cứ nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Đó là tiếng chào mời không lời. Chẳng cần rao bán, chèo kéo nhưng khách cầm lòng sao được với cái màu đỏ au au của chùm chôm chôm; vàng ươm của khóm, xoài; xanh riết của cóc, ổi; tím của cà,...
Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn, rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Theo NGUYỄN NGỌC TƯ​
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Chợ nổi Cà Mau họp lúc nào, ở đâu?
Chợ nổi họp vào lúc bình minh, ở trên sông.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Chợ nổi có gì khác lạ so với chợ trên đất liền?
Chợ nổi khác với chợ trên đất liền là: chợ nổi chủ yếu bán rau, bán trái cây miệt vườn, hàng hóa được đặt trên ghe, trên sông.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác gì?
Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác như gặp được những khu vườn, rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê hương tác giả.

ĐỀ 4
Hãy đọc 1 đoạn của bài: Những tấm chân tình ( Cánh diều, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 35) và trả lời các câu hỏi sau:
NHỮNG TẤM CHÂN TÌNH
Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nơi tôi sống. Thành phố đón tôi bằng cơn mưa rào bất chợt, Mưa đến nhanh và kết thúc cũng nhanh, chẳng rả rích như những cơn mưa ngoài Bắc.
Lần thứ hai trở lại, thành phố đón tôi bằng cái nắng chói chang. Tôi ghé quán hủ tiếu ven đường. Thấy tôi ngồi xe lăn, chú chủ quán vẫy tay gọi con: Út ơi, mang cho chị cái mâm nhỏ để đặt tô lên nhen!”. Tôi cảm ơn, chú xua tay: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”.
Có lần đi ăn tối, tôi đang loay hoay với bậc vỉa hè cao mà không lăn nổi xe thì bốn người ngồi uống cà phê ven đường ùa ra giúp. Sao mà thương và cảm động đến vậy! Tôi lại nghĩ tới câu nói của chú bán hủ tiếu: “Có gì đâu, con! Người với người trông nhau mà sống.”. Tôi còn thấy người nơi đây không chỉ “trông nhau” mà còn thương nhau nhiều lắm.
Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.
Theo LÊ HÀ​
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả có ấn tượng gì?
Lần đầu đến Thanh phố Hồ Chí Minh, tác giả bị choáng ngợp vì khác xa nơi tác giả sống. Có những cơn mưa rào nhanh đến nhanh đi, chứ không mưa rả rích như ngoài Bắc.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về điều gì?
Lần thứ hai đến thành phố, tác giả có thêm ấn tượng đặc biệt về sự tốt bụng, hiếu khách của chú chủ quán hủ tiếu.
Học sinh đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Bài viết thể hiện tình cảm của tác giả với Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Ở thành phố ít ngày nhưng tôi nhận được biết bao ân tình. Chỉ nhiêu đó thôi cũng khiến tôi yêu thành phố này và muốn trở lại nhiều lần nữa.
ĐỀ 5
Dựa vào nội dung bài: Chuyện của ông biển ( Cánh diều, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 85) hãy đọc 1 đoạn của bài và trả lời các câu hỏi sau:
CHUYỆN CỦA ÔNG BIỂN
Ông Biển không nhớ mình đã bao nhiêu tuổi. Chỉ biết rằng từ lúc khai thiên lập địa đã có ông rồi. Già như vậy nhưng suốt ngày đêm ông vẫn rì rầm kể chuyện không biết mệt. Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Nhưng mấy chục năm nay, ông thấy yếu đi nhiều. Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ.
Đi mãi, đi mãi, gặp một hòn đảo nhỏ, ông nói:
- Cháu nhận giúp ông một ít rác nhé!
Đảo nhỏ lắc đầu:
- Nhận rác của ông thì cháu biết để đâu!
Hướng về đất liền, ông thấy một bãi cát. Gió đang lùa rác từ bãi cát xuống biển, rồi sóng biển lại đưa rác lên bờ. “Không thể loanh quanh mãi thế này!” – Ông Biển thở dài.
Đang tuyệt vọng, ông Biển bỗng thấy trên bãi cát mấy cô bé, cậu bé mang theo những chiếc bao to nhặt rác. “Cứu tinh đây rồi!” – Ông reo lên và tặng các cô cậu những làn gió mát nhất.
Ông thầm mơ: “Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa.”.
Phỏng theo QUÁCH THIẾU VINH​
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Ông Biển đem lại những gì cho con người?
Ông thổi gió mát vào đất liền, đưa hơi nước lên trời làm mưa và mang đến cho con người bao nhiêu là sản vật.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Điều gì xảy ra khiến ông Biển phải đi tìm người giúp đỡ?
Bởi vì mỗi năm con người thải xuống biển hơn sáu triệu tấn rác. Tôm cá cứ chết dần. Ông Biển đành lên đường tìm người giúp đỡ.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Điều gì đã khiến ông Biển vui trở lại?
Con người sẽ không xả rác xuống biển nữa. Chẳng bao lâu, nước biển sẽ lại trong xanh, các loài sinh vật sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, biển sẽ lại vui như xưa.
ĐỀ 6
Hãy đọc 1 đoạn của bài: Ngày hội rừng xanh (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 23) và trả lời các câu hỏi sau:

NGÀY HỘI RỪNG XANH
Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh
Sáng rồi, đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, trúc thổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non

Công dẫn đầu đội múa
Khướu lĩnh xướng dàn ca
Kì nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da

Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say
Ơ kìa, anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!
Vương Trọng
Học sinh đọc đoạn 2 và 4 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Các sự vật dưới đây tham gia vào ngày hội như thế nào?
Trả lời: Các sự vật tham gia vào ngày hội:
- Tre, trúc thổi sáo nhạc
- Cọn nước chơi trò đu quay
- Nấm mang ô đi hội
- Khe suối gảy nhạc đàn
Học sinh đọc đoạn 1 và 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2 :
Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì?
Trả lời:
- Bài thơ nói đến những âm thanh:
+ Mõ
+ Nhạc sáo
+ Nhạc đàn
- Những âm thanh ấy có tác dụng:
+ Mõ: để đánh thức khu rừng dậy
+ Nhạc đàn, nhạc sáo: Tạo không khí vui tươi, nhộn nhịp, rộn ràng cho ngày hội.
Câu 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất hình ảnh công dẫn đầu đội múa.
Vì công có bộ lông rất đẹp, rất lớn, rất sặc sỡ và dẫn đầu đội múa sẽ có những màn múa ấn tượng.
ĐỀ 7
Hãy đọc 1 đoạn của bài: Hai Bà Trưng ( Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Sách Tiếng Việt 3, tập 2 trang 102) và trả lời các câu hỏi sau:
HAI BÀ TRƯNG
Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng, …. Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non song. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định biết vậy bèn lập mưu giết chết Thi Sách.
Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc trả lời:
-Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa. Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
(Theo Văn Lang)
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm.
Trả lời:
Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thủ lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cả sấu, thuồng luồng,…
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng: Quê quán, tài năng, chí hướng.
Trả lời:
Quê quán: huyện Mê Linh.
Tài năng: hai chị em dều giỏi võ nghệ.
Chí hướng: đều nuôi chí giành lại non sông.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3 :
Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Trả lời:
Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giết chết bởi tướng giặc Tô Định. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù.


ĐỀ 8
Hãy đọc 1 đoạn của bài : Sự tích ông Đùng, bà Đùng (bộ sách Kết nối tri thức sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 98, 99) và trả lời các câu hỏi sau:
SỰ TÍCH ÔNG ĐÙNG, BÀ ĐÙNG
Ngày xửa ngày xưa, ở sứ Mường Bi xuất hiện một đôi vợ chồng cao lớn khác thường. Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất. Người Mường gọi họ là ông Đùng, bà Đùng, nghĩa là ông bà khổng lồ.
Hồi ấy, đất thì cao thấp, lồi lõm. Cây cối hoang dại mọc chằng chịt. Nước thì chảy từ lòng đất, ngập lênh láng khắp nơi. Thấy vậy, ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Ông Đùng bàn với vợ làm một con đường dẫn nước đi, tránh nước đào lênh láng. Ông Đùng lom khom dùng tay bới đất đằng trước, bà Đùng vét đất đằng sau. Họ làm việc suốt ngày đêm, cùng trò chuyện vui vẻ. Thế rồi, theo con đường ông bà Đùng đào bới, nước đã chảy thành dòng, vượt qua đồi núi, đổ về xuôi. Đó chính là con sông Đà ngày nay.
Xong mọi việc, ông bà Đùng ngẩng đầu nhìn lại mới biết: Do vét đất ban đêm, không nhìn rõ, dòng sông đã không thẳng. Nơi chưa được vét, đất đá cản trở dòng chảy và tạo thành thác ghềnh. Vì thế sông Đà mới ngoằn ngoèo, có tới “trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh” như bây giờ.
(Theo Truyện cổ dân tộc Mường )
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Ông Đùng, bà Đùng có điểm gì khác thường về ngoại hình?
Trả lời:
Họ đứng cao hơn năm lần đỉnh núi cao nhất.
Học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Kể lại những việc ông bà Đùng đã làm khi chứng kiến cảnh đất hoang, nước ngập.
Trả lời:
Ông Đùng, bà Đùng liền ra tay. Chỉ một ngày, ông bà đã nhổ cây, san đất, làm thành cảnh đồng bằng phẳng, rộng rãi, lấy chỗ cho dân ở và cày cấy.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Việc làm của ông bà Đùng đã đem lại kết quả như thế nào?
Trả lời:
Kết quả đó chính là con sông Đà ngày nay.
ĐỀ 9
Hãy đọc 1 đoạn của bài : Rừng gỗ quý ( bộ sách Cánh diều sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 45, 46, 47) và trả lời các câu hỏi sau:
RỪNG GỖ QUÝ
Xưa, có một ông lão đi tìm gỗ làm nhà. Một đêm, ông nằm mơ thấy mình được tiên ban cho một chiếc hộp. Nàng tiên bảo:
- Về đến nhà, ông hãy mở nhé!
Ông lão cảm ơn nàng tiên rồi mang hộp về. Dọc đường, không nén nổi tò mò, ông mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé mở thì bao nhiêu cột gỗ, ván gỗ tuôn ra ào ào, rồi lao xuống suối, trôi đi mất. Cầm cái hộp không trong tay, ông lão tiếc ngẩn ngơ.
Ông đành quay lại tìm nàng tiên. Thấy ông lão nằn nì, nàng tiên đưa cho ông cái hộp khác và dặn:
- Thứ đựng trong hộp này quý hơn nhiều. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra đấy!
Về đến nhà, ông lão mở hộp ra, chỉ thấy những hạt cây nhỏ tí.
Nghe tiếng chim hót sau túp lều, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nghĩ mãi về giấc mơ, ông chợt hiểu ra: “Lúa ngô phải gieo trồng mới có thì gỗ rừng cũng vậy.".
Thế rồi ông lão bảo các con và dân làng tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng. Từ đó, dân làng có gỗ để làm nhà, đóng bàn, đóng ghế.
Truyện dân gian Tày – Nùng.​
Học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
Câu 1:
Ông lão mơ thấy nàng tiên cho ông thứ gì trong chiếc hộp thứ nhất?
Trả lời:
Chiếc hộp thứ nhất đựng rất nhiều cột gỗ, ván gỗ.
Học sinh đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
Câu 2:
Vì sao nàng tiên trong giấc mơ nói rằng thứ đựng trong chiếc hộp thứ hai quý hơn nhiều?
Trả lời:
Vì chiếc hộp thứ hai đựng nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.
Học sinh đọc đoạn 6 và trả lời câu hỏi:
Câu 3:
Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
Trả lời:
Câu chuyện muốn khuyên ta: Muốn có rừng gỗ quý phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.
ĐỀ 10
Hãy đọc 1 đoạn của bài: Trận bóng trên đường phố ( bộ sách Cánh diều sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang 37, 38, 39) và trả lời các câu hỏi sau:
TRẬN BÓNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang lấy được được bóng. Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ. Vũ dẫn bóng lên. Bốn, năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn đi, Vũ chuyền bóng cho Long. Long dốc bóng nhanh về phía khung thành đối phương. Cái đầu húi cua của cậu bé về phía trước. Bỗng một tiếng “kít..ít” làm cậu sững lại. Chỉ chút nữa là cậu tông phải xe gắn máy. Sợ quá, cả bọn chạy tán loạn.
Nhưng chỉ được một lát, bọn trẻ lại hò nhau xuống lòng đường. Lần này, Quang quyết định chơi bóng bổng. Con cách khung thành chừng năm mét, em co chân sút. Quả bóng đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già. Cụ lảo đảo, ôm lấy đầu và khuỵa xuống. Một bác đướng tuổi vội đỡ lấy cụ. Bác mắng:
- Chỗ này là chỗ chơi bóng đá à?
Đám học trò sợ hãi bỏ chạy.
Một chiếc xích lô xịch tới. Bác đứng tuổi dìu ông cụ lên xe. Quang sợ tái cả người. Cậu bỗng thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế. Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo: “Ông ơi…! Cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ.”
Theo Nguyễn Minh​
Câu 1: Vì sao lúc đầu trận bóng lại tạm dừng?
Trả lời:
Lúc đầu trận bóng lại tạm dừng vì chút nữa Long bị tông vào xe gắn máy.
Câu 2: Vì sao Quang cảm thấy ân hận khi chiếc xích lô chở ông cụ đi viện?
Trả lời:
- Vì Quang thấy cái lưng còng của ông cụ bị bóng đập vào đầu sao giống cái lưng ông nội thế.
Câu 3 : Em có đồng tình với hành động chơi bóng trên đường phố không? Vì sao?
Trả lời:
Em không đồng tình với hành động chơi bóng trên phố. Vì nó gây nguy hiểm cho người qua đường và người chơi, đường phố rất nhiều xe cộ đi lại.



















MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT)
PHẦN NGHE -VIẾT: 4 điểm (15 phút)
1. Nghe - viết: Con đường đến trường
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Con đường đến trường
Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.
Nghe – viết: Lá bàng
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Lá bàng
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
3. Nghe – viết: Bầu trời ngoài cửa sổ
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Bầu trời ngoài cửa sổ
Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên nền gạch. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây, khi thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Hà thích ngồi bên cửa sổ nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa…”
4. Nghe – viết: Chợ Hòn Gai.
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:

Chợ Hòn Gai
Chợ Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm cá... Những con cá chim mình dẹt như hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá nhụ béo núc, trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vảy. Những con tôm he tròn, thịt căng lên từng ngấn như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.
5. Nghe – viết: Chim chích bông
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Chim chích bông
Chích bông là một con chim bé xinh đẹp. Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.
Theo Tô Hoài
6. Nghe – viết: Bản em
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Bản em



Nhìn xuống sâu thung lũng
Nắng như rót mật vàng
Thác trắng tung dải lụa
Ngô xanh hai sườn non...
(Nguyễn Thái Vận)

Bản em trên chóp núi
Sớm bồng bềnh trong mây
Sương rơi như mưa dội
Trưa mới thấy mặt trời.

Cây pơ-mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Dừng đỉnh đèo hí vang.
7. Nghe – viết: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước.
8. Nghe – viết: Chuyện bên cửa sổ
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Chuyện bên cửa sổ
Ngày xưa, nơi ấy là rừng. Còn ngày nay, khu rừng ấy đã hết cây. Thay vào đó là những ngôi nhà tầng cỏ sân thượng.
Cây cối ít nên vắng bóng chim. Khu nhà đã xây lâu, nay mới thấp thoáng mấy con chim sẻ lách chách bay đến. Chúng ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi, cửa ngách để trú chân, làm tổ. Bầy chim rụt rè sà xuống những chậu cây cảnh.
9. Nghe – viết: Sông Hương
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Sông Hương
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh đó là một màu xanh có nhiều sắc độ, đậm nhạt khác nhau: màu xanh da trời, màu xanh của nước biếc, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ,...
Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
10. Nghe – viết: Bác sĩ Y- éc- xanh
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:


Bác sĩ Y- éc- xanh
Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: trái đất. Trái đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở và bình yên.




PHẦN: VIẾT SÁNG TẠO ( 6 ĐIỂM)


Đề 1: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một ngày hội em đã được chứng kiến.

Gợi ý:


- Giới thiệu về lễ hội: Hội gì?

- Lễ hội diễn ra ở đâu? Khi nào?

+ Diễn biến của lễ hội: Bắt đầu, tiếp theo, kết thúc

+ Cảm xúc sau khi chứng kiến lễ hội: vui vẻ, háo hức…

  • Khẳng định vai trò của lễ hội đối với quê hương.
Đề 2: Viết đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) nêu tình cảm, cảm xúc với một nghệ sĩ hoặc một nhân vật trong phim hoạt hình.

Gợi ý:


- Giới thiệu về nghệ sĩ hoặc nhân vật hoạt hình trong bộ phim em yêu thích: Đó là nghệ sĩ hay nhân vật nào? Tên là gì? Trong bộ phim nào?

- Đặc điểm ấn tượng về ngoại hình: chiều cao, khuôn mặt…

- Tính cách của nhân vật: Tốt bụng, thân thiện…

- Tài năng của nhân vật: Diễn kịch hay, biết ca hát…

- Lời nói, việc làm của nghệ sĩ hoặc nhân vật trong bộ phim mà người viết cảm thấy ấn tượng.

- Tình cảm dành cho nghệ sĩ hoặc nhân vật: yêu mến, kính trọng…

- Khẳng định lại tình cảm với nghệ sĩ hoặc nhân vật hoạt hình.



Đề 3: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một trận thi đấu thể thao hoặc một buổi luyện tập thể thao.

Gợi ý:


- Giới thiệu về trận thi đấu/ buổi luyện tập thể thao đó.

- Không khí của trận thi đấu/ buổi luyện tập.

- Nêu những hoạt động trong trận thi đấu/ buổi luyện tập đó.

- Kết thúc của trận thi đấu/ buổi luyện tập.

- Nêu cảm xúc của em về trận thi đấu/ buổi luyện tập đó.

Đề 4: Viết đoạn văn ngắn( từ 7 đến 9 câu) tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch.

Gợi ý:


- Giới thiệu về đồ vật: Đó là đồ vật gì? Từ đâu em có đồ vật ấy?

- Đặc điểm chung của đồ vật: Hình dáng, màu sắc, kích thước, cấu tạo, họa tiết.

- Đặc điểm nổi bật của đồ vật.Vai trò, ý nghĩa của đồ vật: Đồ vật ấy dùng để làm gì? Sự xuất hiện của đồ vật làm thay đổi gì trong cuộc sống của em không?

- Sử dụng và bảo quản đồ vật ra sao?

- Tình cảm của em với đồ vật ấy?



Đề 5: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp của đất nước Việt Nam.

Gợi ý:


- Giới thiệu cảnh đẹp: Tên là gì? Nằm ở đâu?

- Nêu tình cảm với cảnh đẹp.

- Miêu tả đôi nét về cảnh đẹp: Diện tích, Kiến trúc…

- Ấn tượng đặc biệt về cảnh đẹp đó: Khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, con người thân thiện, món ăn hấp dẫn…

- Kỉ niệm với cảnh đẹp: Làm quen với những người bạn mới, kỉ niệm đẹp đẽ bên gia đình…

- Cảm xúc của em trước cảnh vật nơi đó: Thích thú, say mê, yêu thích…

- Khẳng định lại tình cảm của em về cảnh đẹp đó.



Đề 6: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:


- Giới thiệu về việc làm tốt mà em đã làm: Đó là việc gì?

- Hoàn cảnh diễn ra việc làm tốt: Diễn ra khi nào? Ở đâu? Diễn biến của việc làm tốt.

- Kết quả của việc làm tốt: Giúp đỡ được mọi người; Nhận được lời cảm ơn…

- Cảm nhận của em sau khi làm việc tốt: vui vẻ, sung sướng…



Đề 7: Viết đoạn văn ngắn( từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

Gợi ý:


- Giới thiệu nhân vật tên gì trong câu chuyện nào?

- Nêu được lí do em thích nhân vật hay không thích nhân vật ấy : kể đức tính hay cách cư xử, .....Nêu được tình cảm của em với nhân vật đó ?

- Bài học rút ra cho bản thân.



1682651602450.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM---NGÂN HÀNG TV CN 22-23.docx
    195 KB · Lượt xem: 8
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    42 đề trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 bài tập tiếng anh 3 lên 4 bài tập trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 bài tập trắc nghiệm tiếng việt 3 bài tập trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 bài tập trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 kì 2 bài tập trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tuần 1 bài thi trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 bài trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 bộ đề thi môn tiếng việt lớp 3 kì 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 3 giữa kì 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 bộ đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 2 bộ đề thi tiếng việt lớp 3 học kỳ 1 bộ đề thi tiếng việt lớp 3 kì 2 bộ đề thi toán tiếng việt lớp 3 bố đề trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 các câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 các dạng đề thi tiếng việt lớp 3 câu hỏi trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 câu hỏi trắc nghiệm môn tiếng việt module 3 câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 violet download đề thi tiếng việt lớp 3 học kỳ 2 giải bài tập trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 giải đề thi tiếng việt lớp 3 mẫu đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 một số đề thi tiếng việt lớp 3 ôn hè tiếng anh 3 lên 4 sách trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 thi trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tiếng anh 3 lên 4 tiếng anh 3 lesson 2 tiếng anh 3 lesson 3 trắc nghiệm module 3 môn tiếng việt trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 trắc nghiệm tiếng việt 3 trắc nghiệm tiếng việt 3 tập 1 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 có đáp an trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 online trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tập 1 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tập 2 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 trang 20 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tuần 1 trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 tuần 8 trắc nghiệm đọc hiểu tiếng việt lớp 3 đáp án trắc nghiệm module 3 tiếng việt đề cương môn tiếng việt lớp 3 đề cương môn tiếng việt lớp 3 cuối năm đề cương môn tiếng việt lớp 3 học kì 1 đề cương môn tiếng việt lớp 3 học kì 2 đề cương môn tiếng việt lớp 3 học kỳ 1 đề cương ôn tập học kì 1 tiếng việt 5 đề cương on tập môn tiếng việt lớp 3 đề cương ôn tập môn tiếng việt lớp 3 hk1 đề cương ôn tập môn tiếng việt lớp 5 đề cương ôn tập tiếng việt 3 học kì 1 đề cương on tập tiếng việt lớp 3 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 3 cuối năm đề cương on tập tiếng việt lớp 3 học kỳ 1 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 3 kì 1 đề cương ôn tập tiếng việt lớp 3 violet đề cương on tập toán tiếng việt lớp 3 đề cương ôn tiếng việt lớp 3 học kì 1 đề cương tiếng việt đề cương tiếng việt 3 đề cương tiếng việt lớp 3 đề cương tiếng việt lớp 3 học kì 2 đề cương tiếng việt lớp 3 học kỳ 1 đề cương tiếng việt lớp 3 học kỳ 2 đề cương tiếng việt lớp 3 kì 2 đề kiểm tra trắc nghiệm tiếng việt 3 đề thi câu lạc bộ tiếng việt lớp 3 đề thi cuối học kì 1 môn tiếng việt 3 đề thi giao lưu tiếng việt lớp 3 violet đề thi giữa kì i môn tiếng việt lớp 3 đề thi hk2 tiếng việt lớp 3 violet đề thi học kì môn tiếng việt 3 đề thi học sinh giỏi tiếng việt lớp 3 violet đề thi học sinh giỏi toán tiếng việt lớp 3 đề thi hsg tiếng việt lớp 3 có đáp án đề thi khảo sát tiếng việt lớp 3 đề thi môn tiếng việt lớp 3 có đáp án đề thi môn tiếng việt lớp 3 giữa kì 1 đề thi môn tiếng việt lớp 3 học kì 2 đề thi môn tiếng việt lớp 3 năm 2020 đề thi olympic tiếng việt lớp 3 đề thi tiếng việt 3 đề thi tiếng việt 3 cuối học kì 2 đề thi tiếng việt 3 cuối kì 1 đề thi tiếng việt 3 cuối năm đề thi tiếng việt 3 giữa học kì 1 đề thi tiếng việt 3 giữa học kì 2 đề thi tiếng việt 3 giữa kì 1 đề thi tiếng việt 3 giữa kì 2 đề thi tiếng việt 3 học kì 1 đề thi tiếng việt 3 học kì 2 đề thi tiếng việt 3 kì 1 đề thi tiếng việt 3 kì 2 đề thi tiếng việt giữa học kì ii lớp 3 đề thi tiếng việt lớp 3 đề thi tiếng việt lớp 3 bài tính bạn đề thi tiếng việt lớp 3 cây gạo đề thi tiếng việt lớp 3 có ma trận đề thi tiếng việt lớp 3 có đáp án đề thi tiếng việt lớp 3 cuối hk2 đề thi tiếng việt lớp 3 cuối học kì 1 đề thi tiếng việt lớp 3 cuối học kì 2 đề thi tiếng việt lớp 3 cuối kì 1 đề thi tiếng việt lớp 3 cuối năm đề thi tiếng việt lớp 3 giữa học kì 1 đề thi tiếng việt lớp 3 hk1 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 2019 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 2020 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 2021 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 1 violet đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 2 2020 đề thi tiếng việt lớp 3 học kì 2 violet đề thi tiếng việt lớp 3 học kì i đề thi tiếng việt lớp 3 học kì ii đề thi tiếng việt lớp 3 học sinh giỏi đề thi tiếng việt lớp 3 kì 1 đề thi tiếng việt lớp 3 kì 1 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 3 kì 2 đề thi tiếng việt lớp 3 kì 2 năm 2019 đề thi tiếng việt lớp 3 kì 2 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 3 kì ii đề thi tiếng việt lớp 3 mới nhất đề thi tiếng việt lớp 3 môn tiếng việt đề thi tiếng việt lớp 3 năm 2016 đề thi tiếng việt lớp 3 năm 2018 đề thi tiếng việt lớp 3 năm 2019 đề thi tiếng việt lớp 3 năm 2020 đề thi tiếng việt lớp 3 năm 2021 đề thi tiếng việt lớp 3 nâng cao đề thi tiếng việt lớp 3 online đề thi tiếng việt lớp 3 tập 1 đề thi tiếng việt lớp 3 tập 2 đề thi tiếng việt lớp 3 theo thông tư 22 đề thi tiếng việt lớp 3 violet đề thi toán tiếng việt lớp 3 giữa kì 2 đề thi toán tiếng việt lớp 3 học kì 1 đề thi toán tiếng việt lớp 3 học kỳ 2 đề thi trắc nghiệm môn tiếng việt lớp 3 đề thi trạng nguyên tiếng việt 3 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 mới nhất đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 1 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 13 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 15 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 16 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 17 đề thi trạng nguyên tiếng việt lớp 3 vòng 18 đề thi và đáp án môn tiếng việt lớp 3 đề trắc nghiệm tiếng việt lớp 3 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,094
    Bài viết
    37,563
    Thành viên
    139,697
    Thành viên mới nhất
    Nau nnn

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top