Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 611

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Tài liệu ôn hsg văn 11 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn hsg văn 11 về ở dưới.
ĐỀ 1

Câu 1 (8,0 điểm):


Điều khiến sa mạc trở nên tuyệt đẹp, là đâu đó trong nó ẩn giấu một cái giếng.

(Hoàng tử bé, Antoine de Saint-Exupéry)​

Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (12,0 điểm):

Nguyễn Minh Châu quan niệm: Người cầm bút phải biết rất nhiều nhưng không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo đến thế.

(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009, trang 378)​

Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.

......................................Hết......................................

II. YÊU CẦU CỤ THỂ



Câu
Nội dung
Điểm
1
Suy nghĩ về câu nói: Điều khiến sa mạc trở nên tuyệt đẹp, là đâu đó trong nó ẩn giấu một cái giếng.
8,0























a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
0,5
- Sa mạc: Ẩn dụ cho những khó khăn, thất bại, khổ đau, bất hạnh...
- Cái giếng: Ẩn dụ cho những điều tốt đẹp, hạnh phúc...
- Ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống giống như một sa mạc với rất nhiều những gian khổ, khó khăn nhưng cuộc sống vẫn đẹp bởi nó còn ẩn chứa nhiều điều tốt lành, diệu kì.
=> Thông điệp của câu nói: Con người cần có niềm tin, hi vọng, sự lạc quan ngay cả trong hoàn cảnh khốn cùng.
c.2. Bình luận
5,0
- Quy luật của cuộc sống: Cuộc sống luôn bao gồm cả khổ đau và hạnh phúc, thất bại và thành công, mất mát và may mắn…Những yếu tố đó đan xen lẫn nhau, chứa đựng trong nhau. Con người trong hành trình của mình đều sẽ đối diện, trải qua tất cả những sắc thái ấy của cuộc sống.
- Thái độ sống quyết định chất lượng và giá trị sống của con người:
+ Khi đối diện với sa mạc khô cằn, con người cần có thái độ tích cực, niềm tin, hi vọng để thấy được cái giếng ẩn giấu trong đó. Thái độ sống ấy sẽ giúp con người có nghị lực mạnh mẽ vượt qua khó khăn, thử thách; tìm thấy niềm vui, hạnh phúc; nắm bắt được cơ hội quý giá; vươn tới ước mơ, gặt hái được nhiều thành công; có được một cuộc đời ý nghĩa.
+ Nếu không dám đương đầu với thất bại, khổ đau, luôn bi quan, tuyệt vọng về hoàn cảnh thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã giữa “sa mạc”, sống cuộc đời bất hạnh, tăm tối và vô nghĩa.
- Sa mạc cuộc đời chính là nơi rèn luyện ý chí, bản lĩnh của con người. Bởi vậy cái đẹp không chỉ nằm ở đích đến – những cái giếng của sự thành công, hạnh phúc, mà còn nằm trong cả hành trình đầy gian nan, vất vả. Câu nói đem lại cho chúng ta một nhận thức khác về những nỗi buồn trong cuộc sống, khuyến khích con người hãy luôn sống hết mình, trân trọng cuộc sống với tất cả những thăng trầm của nó.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh hoạ cho các ý trên)​

c.3. Bài học nhận thức và hành động
0,5
- Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối, cam chịu hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối theo hướng tiêu cực.
- Ý kiến đúng đắn, sâu sắc như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực lạc quan, có niềm tin hi vọng khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5
2
Nguyễn Minh Châu quan niệm: Người cầm bút phải biết rất nhiều nhưng không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo đến thế.
(Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009, trang 378)
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
12


0,5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích nhận định
1.0
- Người cầm bút phải biết rất nhiều: Người cầm bút phải có những hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống, phải tinh tường những vấn đề sống còn của đời sống xã hội và của cả đời sống văn chương.
- không phải biết để biết hay cất đi mà để sáng tạo: Sự hiểu biết của người nghệ sĩ không phải để dành riêng cho bản thân họ, mà sẽ trở thành sự hiểu biết chung của công chúng. Nhưng con đường người nghệ sĩ đem sự hiểu biết đó đến cho mọi người phải là sự sáng tạo. Tức là người nghệ sĩ không mô phỏng lại hiện thực mình biết một cách máy móc mà truyền đạt qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc.
- sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo đến thế: Sự sáng tạo của người nghệ sĩ nên là riêng, là duy nhất, không lặp lại ai, không lặp lại nguyên si hiện thực khách quan, tạo nên được những điều mới mẻ, kì diệu mà văn học trước đó cũng như cuộc sống vốn không có.
=> Ý kiến của Nguyễn Minh Châu là sự khẳng định về vai trò quan trọng của vốn sống và năng lực vận dụng, sáng tạo của người nghệ sĩ để tạo nên những tác phẩm độc đáo, toàn thiện toàn mỹ.











c.2. Bàn luận, chứng minh
8,0
* Bàn luận
2,0
- Người cầm bút phải sống thật sâu, sống đến tận cùng với thời đại của mình mới có đủ hiểu biết, “vốn liếng” để viết:
+ Sẽ chẳng có văn chương nếu thiếu đi cuộc đời. Hiện thực cuộc sống là đề tài, là cảm hứng vô tận cho nhà văn, như Chế Lan Viên từng nói: Hãy cảm ơn đời đã cho thơ chất mặn. Bởi vậy nhà văn - chủ thể sáng tạo phải luôn mở lòng mình ra để đón nhận những dư vang của cuộc đời.
+ Nhà văn không chỉ lắng nghe, cảm nhận mà còn cần tự mình trải nghiệm, lặn ngụp trong những vỉa tầng của cuộc sống để có những hiểu biết đích thực, sâu sắc.
Ví dụ: Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi; Vũ Trọng Phụng sống cả cuộc đời ở phố Hàng Bạc đầy me Tây, cờ bạc bịp; Basho đi khắp đất nước Nhật Bản để viết du kí...
- Người nghệ sĩ có hiểu biết phong phú nhưng không thể đơn thuần và dễ dãi liệt kê tất cả vào trang viết. Những hiểu biết sau bao chặng đường xa, bao lần khám phá, viễn chinh phải được chuyển thành tác phẩm văn học bằng những sáng tạo nghệ thuật: xây dựng nhân vật điển hình, tình huống truyện hấp dẫn, tứ thơ mới lạ, chi tiết nghệ thuật đặc sắc, điểm nhìn độc đáo, ngôn ngữ sống động… Để không bị lặp lại và loại trừ, nhà văn luôn phải là người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao).
- Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập (Marcell Proust). Người nghệ sĩ chân chính bằng tấm lòng cao đẹp và khát vọng sáng tạo mãnh liệt của mình sẽ tạo nên những thế giới nghệ thuật tươi mới. Thế giới nghệ thuật ấy không giống với bất cứ thế giới nghệ thuật nào đã có trước đó trong địa hạt văn chương, cũng không trùng với đời sống, thậm chí so với cuộc đời thì thế giới ấy “hoàn hảo” hơn. Bởi thế giới nghệ thuật bao giờ cũng là nơi kí thác khát vọng, gửi gắm ước mơ của nhà văn nên thế giới ấy có thể tốt đẹp, trọn vẹn hơn hiện thực cuộc đời, hướng người đọc đến cái thiện, cái mỹ.
Ví dụ: Bát cháo hành của thị Nở giúp Chí Phèo hồi sinh, chữ của Huấn Cao cảm hóa viên quản ngục, Giăng-Văn-Giăng khôi phục uy quyền nhờ tình yêu thương…






* Chứng minh
6,0
Học sinh có thể lấy các hiện tượng văn học, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu để chứng minh cho nhận định như: Hồ Xuân Hương với Tự tình, Tản Đà với Thề non nước, Nam Cao với Chí Phèo, Đời thừa, các nhà Thơ mới, Nguyễn Huy Tưởng với Vũ Như Tô… Song cần chứng minh theo định hướng:
- Nhà văn đã có những trải nghiệm, hiểu biết, vốn sống phong phú về cuộc sống như thế nào để viết nên tác phẩm.
- Từ sự hiểu biết phong phú về đời sống đó, nhà văn đã sáng tạo ra cái chưa bao giờ có, không những trong văn học trước đó, mà trong cuộc đời cũng chưa bao giờ có, hoặc chưa bao giờ hoàn hảo đến thế như thế nào. Cần làm nổi bật sự tiên phong, mở đường của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực một cách sâu sắc, độc đáo.

c.3. Tổng kết, đánh giá
1,0
- Ý kiến của Nguyễn Minh Châu khẳng định và đề cao sứ mệnh của người cầm bút trong việc đem lại hiểu biết và những sáng tạo đầy giá trị, thẩm mỹ.
- Bài học sáng tác: Nhà văn phải ý thức được trách nhiệm và sứ mệnh của ngòi bút, dùng cả trí tuệ, tâm hồn của mình để làm nên những tác phẩm “hoàn hảo”.
- Bài học tiếp nhận: Người đọc không nên đến với tác phẩm một cách nông nổi, hời hợt, cần đọc bằng cả tâm hồn mình để thấy được hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm.


d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5
0,5
------------- HẾT -------------

ĐỀ 2

Câu 1
(8,0 điểm):

ÔNG LÃO VỨT BỎ ĐÔI GIÀY



Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai nhặt được đôi giày, nói không chừng họ có thể mang vừa nó thì sao!”.


Anh/Chị có suy nghĩ gì về hành động của Gandhi trong câu chuyện trên?

Câu 2 (12,0 điểm):

Thế giới nghệ thuật của một tác giả được tạo nên từ những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh.

(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 2002)

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình tác phẩm văn học anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Câu
Nội dung
Điểm
1
Viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ về hành động của nhân vật Gandhi trong câu chuyện.
6,0























a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Đối với những mất mát không thể lấy lại, con người phải học cách buông bỏ để mang lại cơ hội tốt đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
0,25​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
1,0
- Gandhi đánh rơi chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ trong khi xe lửa đang chạy trên cao tốc: Sự đánh mất những thứ có giá trị, không thể lấy lại được.
- Ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó: Quyết định từ bỏ thứ có giá trị để mang lại cơ hội cho người khác.
-> Hành động của Gandhi đưa đến một bài học: Đối với những mất mát không thể lấy lại, con người phải học cách buông bỏ để mang lại cơ hội tốt đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

0,5

0,5
c.2. Bàn luận, mở rộng vấn đề
3,25
- Hành động của ông lão Gandhi là một hành động tỉnh táo, giàu tính nhân văn.
+ Chiếc giày dù có đắt và đẹp đến đâu nhưng chỉ có một chiếc cũng không thể dùng được. Nếu vì tiếc mà giữ lại, mỗi lần nhìn thấy, ta sẽ có cảm giác khổ sở, tiếc nuối, tự trách mình. Cuộc sống vì vậy sẽ trở nên nặng nề. Ngược lại, khi dứt khoát buông bỏ, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Sự thực là điều không thể thay đổi, quan trọng là cách chúng ta đón nhận và ứng xử với nó.
+ Khi vứt nốt chiếc giày còn lại ra ngoài, ông lão đã nghĩ đến người khác có thể may mắn nhặt được cả đôi và mang vừa chúng. Lúc đó, đôi giày sẽ có ích, người nhặt được nó sẽ có niềm vui, có niềm tin vào những may mắn trong cuộc đời.
- Hành động của Gandhi là một điều cần thiết, có ý nghĩa tốt đẹp.
+ Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta muốn giữ lại những thứ không còn hữu ích với mình cũng như cố chấp giữ lấy nỗi buồn, sự đau khổ chỉ vì không có đủ dũng cảm và lòng vị tha. Và chính điều đó sẽ khiến chúng ta khó chịu, buồn phiền. Lòng ích kỉ, sự tham lam không chỉ làm cho chúng ta trì trệ mà còn ngăn cản ta đến với hạnh phúc
+ Biết nghĩ cho người khác sẽ giúp chúng ta có được hạnh phúc và tìm thấy sự giải thoát cho chính mình. Đó là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống hạnh phúc bởi niềm vui đôi khi không đến từ việc được nhận mà đến từ việc cho đi.
- Cần phân biệt hành động buông bỏ để trao tặng của ông lão Gandhi với sự buông xuôi, dễ dàng bỏ cuộc. Bởi một bên là hành động có ý nghĩa tích cực xuất phát từ trí tuệ sáng suốt, trái tim nhân ái còn một bên là lối sống hời hợt, thụ động, thiếu lý trí – biểu hiện của một tâm hồn nghèo nàn.
- Phê phán những con người cố chấp, ích kỉ, tham lam…Những con người này không chỉ sống đơn điệu, vô nghĩa mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh, khiến cuộc sống mất đi giá trị cốt lõi là yêu thương và chia sẻ.
(HS đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp)​
0,5



0,5




0,5


0,75


0,5
c.3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thấy hành động của ông lão Gandhi trong câu chuyện là một hành động đẹp, đáng được ca ngợi và noi theo.
- Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi cần rèn luyện, tu dưỡng để có thể làm nhiều việc có ý nghĩa, giúp cuộc đời thêm tốt đẹp. Trước bất cứ tình huống nào, chúng ta cũng không nên chỉ nghĩ đến hoàn cảnh của bản thân mình mà còn phải nghĩ đến quyền lợi của người khác bởi Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình (Tố Hữu)
0,25

0,25
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,5​
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25​
2
Thế giới nghệ thuật của một tác giả được tạo nên từ những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh.
(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh, NXB Giáo dục, 2002)​
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về hai tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao), hãy làm sáng tỏ.
14


a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
0,5​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mỗi tác phẩm văn học là một thế giới nghệ thuật riêng được tạo nên bởi những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh; Chứng minh qua Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao).
0,5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
c.1. Giải thích
3.0
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Thế giới nghệ thuật
là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lưu). Ở đây Thế giới nghệ thuật của một tác giả được hiểu là một không gian nghệ thuật riêng được nhà văn, nhà thơ tạo nên trong tác phẩm. Đó vừa là sự phản ánh cuộc sống, sự mô phỏng hiện thực khách quan, vừa là kết quả của những tìm tòi, khám phá riêng, chứa đựng những tâm tình và thể hiện cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
- phát hiện riêng về chân lý đời sống: là cách nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận riêng của mỗi người nghệ sĩ về cuộc sống để phát hiện ra những sự thật, những quy luật đúng đắn của cuộc đời.
- triết lý riêng về nhân sinh: là những quan điểm, lập trường riêng, những sự đánh giá, lí giải, đúc rút mang tính cá nhân của người nghệ sĩ khi quan sát, khám phá về cuộc sống, con người.
=> Nhận định bàn về một trong những đặc trưng của tác phẩm văn chương: mỗi tác phẩm là một thế giới nghệ thuật riêng, được tạo nên bởi những suy ngẫm, tìm tòi, khám phá, những quan điểm, triết lý… về cuộc sống, con người mang dấu ấn cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến trên đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ đặc trưng của văn học: Văn học phản ánh cuộc sống, được chưng cất lên từ hiện thực cuộc đời nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản, thuần túy, không phải sự sao chép khách quan, khô cứng mà phải gắn liền với việc thể hiện những tư tưởng, tình cảm sâu sắc của nhà văn. Mỗi tác phẩm phải là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, mang trong đó những tình cảm, thái độ, tư tưởng, triết lý riêng của người nghệ sĩ.
- Xuất phát từ khát vọng của người viết: Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn. Mỗi tác giả khi sáng tác bằng tất cả tâm huyết của mình bao giờ cũng muốn gửi gắm vào trong tác phẩm những tư tưởng, triết lí, lí tưởng, cảm xúc… và truyền đến cho người đọc để được chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm.
- Xuất phát từ yêu cầu đối với hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ: Mỗi nhà văn thực sự luôn phải đồng thời là một nhà tư tưởng, là một cá tính riêng, có một bản sắc riêng, không trộn lẫn. Bởi vậy, thế giới nghệ thuật của một tác giả muốn có chỗ đứng trong lòng độc giả và có giá trị, có sức sống lâu bền phải chứa đựng trong đó sự trăn trở, nung nấu, nghiền ngẫm, được thể hiện ở những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh mang tâm huyết, bản lĩnh, cá tính của người nghệ sĩ.
- Xuất phát từ thực tiễn: Trong sáng tác văn chương từ xưa tới nay, những tác phẩm có giá trị đều là những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, chứa đựng những khám phá, phát hiện, những triết lý nhân sinh riêng biệt, mới mẻ, mang cá tính sáng tạo của người cầm bút.


1,0

















0,5



0,5



0,5





0,5
c.2. Chứng minh qua Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao)
* Chứng minh qua Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
3,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh trong tác phẩm:
+ Cuộc sống luôn có những cuộc gặp gỡ, những mối nhân duyên bất ngờ khiến cho những con người vốn dĩ xa lạ lại trở thành tri kỉ, khiến cho những người đối lập nhau trên bình diện xã hội lại trở thành tri âm với nhau trên bình diện nghệ thuật.
+ Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, thiện – ác, tốt – xấu, ánh sáng – bóng tối luôn tồn tại song song, thậm chí cùng hiện hữu trong một con người: Trong hoàn cảnh đề lao, nơi người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có một viên quản ngục với tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay; viên quan cai ngục vốn dĩ quen với những mánh khóe hành hạ người tù ở chốn đề lao lại là người có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có những sở thích cao quý.
+ Cái đẹp, cái thiện có sức chinh phục, cảm hóa lớn lao: Sự ngưỡng mộ, trân trọng đối với Huấn Cao và niềm đam mê với thú chơi chữ đã khiến quản ngục vượt qua những nỗi lo lắng, sợ hãi, quên đi những mánh khóe hành hạ thường ngày để biệt đãi Huấn Cao, để mong ông Huấn viết cho mấy chữ trên chục vuông lụa trắng, để sẵn sàng tiếp nhận những lời khuyên nhủ của Huấn Cao trong một trạng thái thành kính, thiêng liêng; Bản thân Huấn Cao nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối bao giờ nhưng khi cảm cái tấm lòng của quản ngục thì lại sẵn sàng cho chữ để không phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ sự trân trọng đối với những giá trị văn hóa truyền thống, gửi gắm lòng yêu nước thầm kín.
+ Cái đẹp có thể được sản sinh ra giữa miền đất chết nhưng không thể sống chung với cái xấu, cái ác: Huấn Cao có thể cho chữ ở ngay trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián nhưng vẫn khuyên quản ngục rằng: “Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”, “thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến việc chơi chữ”.
+ Cái đẹp, cái thiện luôn chiến thắng và có sức sống bất diệt: niềm đam mê với cái đẹp chính là một trong những yếu tố giúp quản ngục giữ được thiên lương và khát khao hướng thiện; chính vì là chủ nhân của cái đẹp, cái thiện mà Huấn Cao luôn giữ được khí phách hiên ngang dù rơi vào cảnh cùng đường; cuộc đời ông Huấn có thể phải kết thúc khi lí tưởng còn dang dở nhưng những hoài bão tung hoành mà ông gửi trong nét chữ dành tặng cho quản ngục thì sẽ mãi mãi trường tồn.
- Những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh được thể hiện qua việc tạo dựng được một tình huống truyện độc đáo; qua dựng cảnh, dựng người như chạm khắc, nhân vật rõ nét, cảnh như cuốn phim quay châm; qua ngôn ngữ giàu hình ảnh vừa cổ kính, vừa hiện đại, có nhịp điệu riêng, truyền cảm, nhiều câu văn có dư ba; sử dụng hiệu quả thủ pháp đối lập. Mỗi trang viết đều toát lên sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.
0,25


0,25



0,5






0,5










0,5






0,25





0,5
* Chứng minh qua Chí Phèo (Nam Cao)
3,5
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh trong tác phẩm:
+ Hoàn cảnh có sự chi phối mạnh mẽ đến tính cách con người: Chí Phèo là một sự khám phá, phát hiện mới mẻ của Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng người nông dân. Dù cũng nghèo khổ, bần cùng như nhiều hình tượng nông dân khác nhưng nỗi bất hạnh lớn nhất của Chí không phải là cảnh đói cơm rách áo mà là bi kịch bị cướp mất cả nhân hình lẫn nhân tính. Thiếu tình thương từ nhỏ lại bị lợi dụng, bóc lột, áp bức một cách bất công, bị nhào nặn trong nhà tù thực dân, bị lừa phỉnh, dụ dỗ một cách tinh vi... đã khiến Chí từ một người nông dân hiền lành, lương thiện, có khao khát giản dị về một mái ấm gia đình trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại đã phá nát bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, làm đổ máu và nước mắt của bao nhiêu người dân vô tội...
+ Con người luôn có khát khao hướng thiện, luôn muốn trở về với bản chất tốt đẹp vốn có của mình: Chí dù đã để cuộc đời mình chìm đắm trong những cơn say vô tận, đã quen với kiếp sống của một con quỷ dữ, sẵn sàng làm bất cứ điều gì được Bá Kiến sai bảo... nhưng chỉ cần có cơ hội thì mong muốn từ bỏ phần con để tìm lại phần người lại trỗi dậy. Khi cảm thấy Thị Nở có thể mở đường, có thể là cây cầu đưa hắn trở lại với xã hội của những người lương thiện, Chí đã khao khát được làm hòa với mọi người, được nhận lại vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện.
+ Tình người có thể đánh thức tính người, tình yêu có sức mạnh cảm hóa lớn lao: Sau bao năm sống kiếp đời quỷ dữ, thứ khiến Chí Phèo thức tỉnh, thay đổi không chỉ là một trận ốm, một sự thay đổi về sinh lí, một nỗi lo sợ về tuổi già đói rét, cô độc, ốm đau,... mà quan trọng hơn là sự quan tâm, chăm sóc mộc mạc, ân cần, không vụ lợi của Thị Nở. Lần đầu tiên được chăm sóc bởi một bàn tay đàn bà, được đem cho mà không phải dọa nạt hay giật cướp đã khiến hắn cảm động, ăn năn. Được Thị Nở đối xử bình thường như một con người, được gần gũi, được yêu thương đã khiến Chí tìm lại được những cảm xúc rất con người, tìm lại được bản tính hiền lành vốn có, tìm lại được khát vọng hạnh phúc vốn đã ngủ quên, từ đó khiến hắn thèm lương thiện và mong muốn được trở lại là một phần của cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Qua đó, nhà văn kêu gọi: Hãy tin vào con người, hãy tìm và thức dậy ở mình và người khác “tính bản thiện”.
+
Đằng sau vẻ ngoài xấu xí rất có thể là một tâm hồn đẹp: Dù xấu ma chê quỷ hờn lại ngờ nghệch, ngẩn ngơ nhưng Thị Nở lại là người có lòng trắc ẩn, có tình yêu thương mộc mạc, chân thành và có khát vọng bình dị về hạnh phúc. Dù tình cảm của thị có phần nông nổi, giản đơn như chính con người thị nhưng đó là những bản chất tốt đẹp, mang thiên tính của con người.
- Những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí tài tình; qua nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn nhất quán, chặt chẽ; qua hệ thống ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện, nghệ thuật, vừa gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày; qua cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính và luôn biến hóa bất ngờ; qua giọng văn vừa tỉnh táo, sắc lạnh vừa đằm thắm, yêu thương…Mỗi trang viết của Nam Cao đều khẳng định ông là một nghệ sĩ lớn.
0,25



0,5







0,75








0,75











0,5





0,5

c.3. Đánh giá, nâng cao vấn đề
1,5
- Ý kiến của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã phản ánh đúng một trong những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn chương và cũng là yêu cầu cho hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Hai tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và Chí Phèo (Nam Cao) với giá trị, sức hấp dẫn riêng đã được kiểm chứng qua thời gian, qua nhiều thế hệ bạn đọc có thể coi là những minh chứng rõ nét, thuyết phục cho điều này.
- Ý kiến là bài học ý nghĩa:
+ Với người nghệ sĩ: để tạo dựng được một thế giới nghệ thuật thật sự riêng biệt, có giá trị và sức hấp dẫn lâu bền cần phải quan sát, tìm tòi, nghiền ngẫm bằng tất cả tâm huyết và sự tinh nhạy trước cuộc đời, từ đó có được những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh.
+ Với độc giả: đến với một tác phẩm, để thấy hết được giá trị của nó thì ngoài những rung động thẩm mĩ còn cần biết cảm nhận, trân trọng những những phát hiện riêng về chân lý đời sống và những triết lý riêng về nhân sinh, không chỉ để đồng cảm, tri âm với nhà văn mà còn để bồi đắp tình cảm, nhận thức cho bản thân mình.

0,5

0,5



0,25


0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
1,0​
e. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,5​
------------- HẾT -------------

ĐỀ 3

Câu 1. (6 điểm)


Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ.

(Danh ngôn)

Suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề trên?

Câu 2. (10 điểm)

Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính…”.

(Định nghĩa về thơ của những cây bút thơ, theo Tri thức trẻ - 2013)​

Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm sáng tỏ điều đó?



B. YÊU CẦU CỤ THỂ


II


1
Làm văn
16.0
Trình bày suy nghĩ về câu danh ngôn:Hãy vươn tới bầu trời dù không thể hái được vì sao sáng nhất nhưng ít ra bạn cũng có thể đứng giữa muôn vàn tinh tú để thắp sáng ước mơ.
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của thái độ sống chủ động, mạnh dạn vươn tới những tầm cao.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Có thể triển khai theo định hướng sau:
4.0


0.5









3.0




















0.5
* Giải thích:
- Vươn tới bầu trời: hướng tới một không gian cao rộng, bước ra một môi trường mới rộng lớn hơn→ đặt mình vào môi trường có nhiều thử thách và cơ hội.
- Vì sao sáng nhất: kết quả tốt nhất, thành công rực rỡ nhất
- Đứng giữa muôn vàn tinh tú: được tiếp xúc, làm việc với những con người ưu tú, nổi bật, tiêu biểu...
→ Ý nghĩa câu danh ngôn:Lời khuyên con người trong cuộc sống nên chủ động, mạnh dạn tìm đến với một môi trường mới, sân chơi mới, mở rộng tầm nhìn để có cơ hội cọ xát, tôi luyện, khẳng định bản thân, hiện thực hóa ước mơ của mình…
* Bàn luận:
- Vì sao “Hãy vươn tới bầu trời……. ước mơ”?:
+ Môi trường lớn sẽ có những cơ hội lớn để học hỏi, giao lưu, mở mangtri thức, tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết, tiếp thu nhiều điều mới mẻ, tự bổ sung những khuyết thiếu của bản thân…
+ Môi trường ấy cũng sẽ đưa đến nhiều thách thức, khó khăn khiến ta không đạt được kết quả tốt đẹp như mình mong muốn “không hái được vì sao sáng nhất”, thậm chí là thất bại. Nhưng điều đó cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm quý báu giúp ta giày dạn, trưởng thành hơn.
+ Và quan trọng: được ở giữa muôn vàn tinh tú bản thân có cơ hội để thể hiện mình, phát huy những sở trường, thế mạnh, tăng thêm sự tự tin. Được gặp gỡ, giao lưu với những người xuất sắc, giỏi giang là cơ hội mở mang tầm nhìn, tạo dựng các mối quan hệ gắn kết. Đồng thời cũng là cơ hội nhìn lại mình,phải cố gắng nhiều hơn đểtiếp tục nuôi dưỡng và thắp sáng ước mơ …
- Phê phán những người ngại thử thách, sợ thất bại, không dám bước ra khỏi “vùng an toàn”…
(Lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng)
- Mở rộng:
+ Sự chủ động, mạnh dạn thực sự là cần thiết nhưng phải phù hợp hoàn cảnh, thời điểm, năng lực đối tượng…
+ Câu danh ngôn tạo cảm hứng rất lớn, tiếp thêm động lực cho những người trẻ, đặc biệt lànhững thanh niên trong thời đại 4.0 hiện nay.
*Bài học nhận thức, hành động:
- Khẳng định ý nghĩa của câu danh ngôn.
- Tích cựctham gia các hoạt động xã hội, mở rộng giao lưu; Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên, chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức…
- Sẵn sàng, tự tin đối mặt với những thử thách, khó khăn, thất bại
- Chuẩn bị những hành trang cần thiết cho bản thân…
d. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
0.5
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
0.5
2
Định nghĩa về thơ, nhà thơ vĩ đại nước Anh T.S Eliot cho rằng: “Thơ không phải là một vòng quay chậm rãi của cảm xúc mà là một lối thoát của cảm xúc, không phải là sự biểu hiện của tính cách, nhưng một lối thoát cho cá tính…”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu hãy làm sáng tỏ điều đó?
10.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.5
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng cơ bản của thơ: cảm xúc mãnh liệt và cá tính sáng tạo
0.5
1695961945665.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--- TÀI LIỆU ÔN THI HSG VĂN 11.zip
    1.3 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bảng hệ thống kiến thức ngữ văn 11 câu hỏi trắc nghiệm môn văn lớp 11 câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 11 học kì 1 câu hỏi trắc nghiệm văn 11 đây thôn vĩ dạ chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn lớp 11 chuẩn kiến thức kĩ năng môn văn lớp 11 chuẩn kiến thức kĩ năng văn 11 chuẩn kiến thức ngữ văn 11 chuyên de đọc hiểu văn bản văn học lớp 11 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 11 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 11 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 11 pdf chuyên đề chuyên sâu ngữ văn 11 chuyên đề lí luận văn học 11 chuyên đề môn ngữ văn lớp 11 chuyên đề ngữ văn 11 chuyên đề ngữ văn 11 hay chuyên đề ngữ văn lớp 11 chuyên đề ôn học sinh giỏi văn 11 chuyên đề ôn thi học sinh giỏi văn 11 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn học trung đại lớp 11 chuyên đề văn lớp 11 chuyên đề vật lý 11 thân văn thuyết dạy học theo chuyên đề môn ngữ văn 11 de thi trắc nghiệm ngữ văn 11 học kì 2 giáo án chuyên đề ngữ văn 11 hệ thống kiến thức anh văn 11 hệ thống kiến thức môn ngữ văn 11 hệ thống kiến thức ngữ văn 11 kì 2 kiểm tra văn 11 giữa học kì 1 kiểm tra văn 11 giữa học kì 2 kiến thức anh văn 11 kiến thức anh văn lớp 11 kiến thức gdcd 11 kiến thức lý luận học thi hsg văn lớp 11 kiến thức ngữ văn 11 kiến thức ngữ văn 12 kiến thức trọng tâm văn 11 kiến thức văn 10 kiến thức văn 11 kiến thức văn 11 pdf kiến thức văn 12 kiến thức văn lớp 11 olympic văn 11 trắc nghiệm ôn tập văn 11 học kì 1 ôn tập văn 11 học kì 2 sách chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn lớp 11 sách trắc nghiệm ngữ văn 11 sổ tay kiến thức toán văn anh lớp 11 tóm tắt kiến thức anh văn 11 tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 tổng hợp kiến thức anh văn 11 tổng hợp kiến thức ngữ văn 11 học kì 1 tổng hợp kiến thức văn 10 11 12 tổng hợp kiến thức văn 11 tổng hợp kiến thức văn 11 học kì 2 trắc nghiệm anh văn 11 trắc nghiệm anh văn 11 chương trình mới trắc nghiệm anh văn 11 giữa kì 1 trắc nghiệm anh văn 11 học kì 1 trắc nghiệm anh văn 11 unit 1 trắc nghiệm anh văn 11 unit 10 trắc nghiệm anh văn 11 unit 2 trắc nghiệm anh văn 11 unit 3 trắc nghiệm anh văn 11 unit 4 trắc nghiệm anh văn 11 unit 6 trắc nghiệm anh văn 11 unit 7 trắc nghiệm anh văn 11 unit 9 trắc nghiệm anh văn lớp 11 trắc nghiệm môn anh văn lớp 11 trắc nghiệm môn văn 11 trắc nghiệm môn văn lớp 11 trắc nghiệm ngữ văn 11 trắc nghiệm ngữ văn 11 bài câu cá mùa thu trắc nghiệm ngữ văn 11 bài chí phèo trắc nghiệm ngữ văn 11 bài chữ người tử tù trắc nghiệm ngữ văn 11 bài thương vợ trắc nghiệm ngữ văn 11 bài tràng giang trắc nghiệm ngữ văn 11 bài tự tình trắc nghiệm ngữ văn 11 chí phèo trắc nghiệm ngữ văn 11 chữ người tử tù trắc nghiệm ngữ văn 11 hai đứa trẻ trắc nghiệm ngữ văn 11 học kì 2 trắc nghiệm ngữ văn 11 thương vợ trắc nghiệm ngữ văn 11 đây thôn vĩ dạ trắc nghiệm ngữ văn lớp 11 trắc nghiệm online ngữ văn 11 trắc nghiệm tin học văn phòng 11 trắc nghiệm tin học văn phòng lớp 11 trắc nghiệm văn 11 trắc nghiệm văn 11 bài ca ngất ngưởng trắc nghiệm văn 11 bài câu cá mùa thu trắc nghiệm văn 11 bài chí phèo trắc nghiệm văn 11 bài chữ người tử tù trắc nghiệm văn 11 bài hai đứa trẻ trắc nghiệm văn 11 bài lưu biệt khi xuất dương trắc nghiệm văn 11 bài thương vợ trắc nghiệm văn 11 bài tự tình trắc nghiệm văn 11 bài vào phủ chúa trịnh trắc nghiệm văn 11 bài vội vàng có đáp án trắc nghiệm văn 11 bài đây thôn vĩ dạ trắc nghiệm văn 11 chí phèo trắc nghiệm văn 11 chí phèo phần 1 trắc nghiệm văn 11 chiều tối trắc nghiệm văn 11 chữ người tử tù trắc nghiệm văn 11 giữa học kì 1 trắc nghiệm văn 11 giữa kì 1 trắc nghiệm văn 11 hai đứa trẻ trắc nghiệm văn 11 hạnh phúc của một tang gia trắc nghiệm văn 11 hk1 trắc nghiệm văn 11 học kì 1 trắc nghiệm văn 11 học kì 2 trắc nghiệm văn 11 khái quát văn học việt nam trắc nghiệm văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí trắc nghiệm văn 11 thương vợ trắc nghiệm văn 11 tình yêu và thù hận trắc nghiệm văn 11 từ ấy trắc nghiệm văn 11 tự tình trắc nghiệm văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc trắc nghiệm văn 11 vào phủ chúa trịnh trắc nghiệm văn 11 vietjack trắc nghiệm văn 11 vội vàng trắc nghiệm văn 11 đây thôn vĩ dạ trắc nghiệm văn giữa kì 1 lớp 11 trắc nghiệm văn lớp 11 trắc nghiệm vật lý 11 trần văn hậu trọng tâm kiến thức ngữ văn 11 đề thi chuyên văn 11 đề thi chuyên văn lớp 11
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,153
    Bài viết
    37,622
    Thành viên
    139,816
    Thành viên mới nhất
    phước toàn

    Thành viên Online

    Top