Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mục tiêu mới của giáo dục hiện nay,một yêu cầu được đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi từ phương thức lấy giáo viên làm trung tâm sang hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Bộ môn lịch sử ở trường THPT cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử thực chất là giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức lịch sử của học sinh? Muốn kĩ năng học tập bộ môn của học sinh hình thành và phát triển, giáo viên cần đặt cho học sinh trước tình huống có vấn đề một cách sinh động, lý thú nhằm kích thích sự tìm tòi, sang tạo của học sinh trong học tập lịch sử. đây là kiểu dạy học nêu vấn đề, nó có thể đáp ứng được phần nào yêu cầu của giáo dục hiện tại.
Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác trong việc học tập. Với một bài soạn được thiết kế theo nhiều tình huống khác nhau xoay quanh một vài đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá trình, diễn biến tiết học, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá về những kết quả thu được của bản thân.
Đây là phương pháp được vận dụng nhiều không chỉ riêng bộ môn lịch sử mà còn trong các môn học khác. Nhưng trong thực tế giảng dạy, giáo viên lại gặp phải nhiều khó khăn khi vận dụng kiểu dạy học này:
- Thứ nhất, đâu là tình huống có vấn đề cần đưa ra giải quyết trong bài học?
- Thứ hai, dạng bài diễn biến lịch sử có thể vận dụng được kiểu dạy học này không?
Bởi lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, nên khi dạy diễn biến lịch sử, giáo viên phải dung phương pháp tường thuật, kể chuyện để tái hiện lại lịch sử theo một trình tự thời gian xảy ra các sự kiện một cách liền mạch; như vậy việc dừng lại, ngắt quãng diễn biến để nêu vấn đề có làm giảm sút sự hứng thú của học sinh và hiệu quả của tiết học hay không?
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy, tôi mạnh dãn được góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường THPT với sang kiến “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử”.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
2.1 Thuận lợi
Với kiến thức bộ môn của mình cũng như kinh nghiệm của 5 năm giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tôi đã tương đối nắm vững kiến thức của chương trình dạy học bộ môn, trên cơ sở đó, nhận định được đâu là những kiến thức trọng tâm, cơ bản của từng bài học để từ đó rút ra được những vấn đề có tính gợi mở nhưng không kém phần thú vị để kích thích khả năng tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
Đa số học sinh tích cực trong học tập, chịu khó tìm hiểu, khám phá lịch sử nên cũng rất hứng thú để tự mình giải đáp được những thắc mắc về một vấn đề lịch sử nào đó.
Hiện nay, phương tiện thong tin rất gần, nhất là Internet, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với những kiến thức lịch sử thời quá khứ cũng như quá trình gắn kết giữa quá khứ - hiện tại – tương lai của bộ môn lịch sử.
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mục tiêu mới của giáo dục hiện nay,một yêu cầu được đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi từ phương thức lấy giáo viên làm trung tâm sang hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Bộ môn lịch sử ở trường THPT cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử thực chất là giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức lịch sử của học sinh? Muốn kĩ năng học tập bộ môn của học sinh hình thành và phát triển, giáo viên cần đặt cho học sinh trước tình huống có vấn đề một cách sinh động, lý thú nhằm kích thích sự tìm tòi, sang tạo của học sinh trong học tập lịch sử. đây là kiểu dạy học nêu vấn đề, nó có thể đáp ứng được phần nào yêu cầu của giáo dục hiện tại.
Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác trong việc học tập. Với một bài soạn được thiết kế theo nhiều tình huống khác nhau xoay quanh một vài đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá trình, diễn biến tiết học, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá về những kết quả thu được của bản thân.
Đây là phương pháp được vận dụng nhiều không chỉ riêng bộ môn lịch sử mà còn trong các môn học khác. Nhưng trong thực tế giảng dạy, giáo viên lại gặp phải nhiều khó khăn khi vận dụng kiểu dạy học này:
- Thứ nhất, đâu là tình huống có vấn đề cần đưa ra giải quyết trong bài học?
- Thứ hai, dạng bài diễn biến lịch sử có thể vận dụng được kiểu dạy học này không?
Bởi lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, nên khi dạy diễn biến lịch sử, giáo viên phải dung phương pháp tường thuật, kể chuyện để tái hiện lại lịch sử theo một trình tự thời gian xảy ra các sự kiện một cách liền mạch; như vậy việc dừng lại, ngắt quãng diễn biến để nêu vấn đề có làm giảm sút sự hứng thú của học sinh và hiệu quả của tiết học hay không?
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy, tôi mạnh dãn được góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường THPT với sang kiến “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử”.
2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
2.1 Thuận lợi
Với kiến thức bộ môn của mình cũng như kinh nghiệm của 5 năm giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, tôi đã tương đối nắm vững kiến thức của chương trình dạy học bộ môn, trên cơ sở đó, nhận định được đâu là những kiến thức trọng tâm, cơ bản của từng bài học để từ đó rút ra được những vấn đề có tính gợi mở nhưng không kém phần thú vị để kích thích khả năng tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
Đa số học sinh tích cực trong học tập, chịu khó tìm hiểu, khám phá lịch sử nên cũng rất hứng thú để tự mình giải đáp được những thắc mắc về một vấn đề lịch sử nào đó.
Hiện nay, phương tiện thong tin rất gần, nhất là Internet, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với những kiến thức lịch sử thời quá khứ cũng như quá trình gắn kết giữa quá khứ - hiện tại – tương lai của bộ môn lịch sử.