Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn GDCD ở trường trung học phổ thông được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 18 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Điều 27.1 Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”([1])
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”([2])
Quán triệt những quy định của Luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học đối với từng môn học.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Vì vậy, môn GDCD ở THPT cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện CNH, HĐH và phát triển KTTT định hướng XHCN. Đổi mới nội dung và đặc biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Qua việc vận dụng phương PPTLN để giảng dạy chương trình giáo dục công dân lớp 10, 11, 12, tôi thấy có nhiều thuận lợi, song cũng gặp nhiều khó khăn.
1. Thuận lợi
- Việc áp dụng PPTLN phù hợp với học sinh vì các em đã được làm quen ở hầu hết các môn học với phương pháp này, một số học sinh có kỹ năng, tổ chức quản lý nhóm đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công.
- PPTLN phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, kích thích tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Dạy học theo PPTLN là một trong những cách thức giúp học sinh tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng, tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và diễn đạt, đặc biệt là rất có ích đối với những học sinh nhút nhát.
- Trong quá trình tham gia thảo luận nhóm, học sinh sẽ học được tính hòa nhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động. Học sinh biết chia sẻ công việc một cách bình đẳng, biết cách giao việc cho nhau và có trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như cả nhóm. Đồng thời, thông qua hoạt động thảo luận nhóm sẽ tập cho các em kĩ năng làm việc theo nhóm, giúp các em tự tin hơn, có kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức làm việc theo nhóm, đặc biệt là tính năng động.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Điều 27.1 Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”([1])
Điều 28.2 Luật giáo dục xác định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”([2])
Quán triệt những quy định của Luật giáo dục, nhà trường THPT cần cụ thể hoá định hướng đổi mới phương pháp dạy học đối với từng môn học.
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Vì vậy, môn GDCD ở THPT cần tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện CNH, HĐH và phát triển KTTT định hướng XHCN. Đổi mới nội dung và đặc biệt là phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn GDCD phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với cơ chế thị trường, có phẩm chất và năng lực để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Đổi mới phương pháp dạy học là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thực hiện đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thế hệ trẻ. Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học sẽ là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giáo viên ở tất cả các môn học, trong đó có môn GDCD. Ở trường trung học phổ thông môn GDCD nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản, phù hợp với lứa tuổi về hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, văn hoá, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quá trình dạy học môn GDCD là quá trình nhằm khai thác và phát triển tính tích cực hoạt động nhận thức, năng lực hoàn thiện của học sinh. Có thể khẳng định rằng giáo dục công dân nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là môn học không thể thiếu trong chương trình của các trường phổ thông hiện nay. Bởi đây là một môn học tổng hợp nhiều tri thức khoa học, vừa góp phần nâng cao nhận thức vừa giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân. Tuy nhiên, với xu hướng kinh tế thị trường hiện nay thì e rằng việc xuống cấp và suy đồi về đạo đức của giới trẻ ngày càng trầm trọng và đáng lo ngại hơn. Cụ thể là ngay khi các em mới bắt đầu bước vào lớp đầu tiên của khối trung học cơ sở thì các em đã tỏ ra coi thường thậm chí học đối phó với môn GDCD vì cho đây là môn phụ… Thật vậy, bản thân là giáo viên giảng dạy môn GDCD tôi rất băn khoăn, trăn trở nên đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để làm sao tạo sự phấn khích cho các em trong học tập và đạt được kết quả cao nhất. Theo tôi, trong quá trình dạy học, giáo viên phải huy động , khai thác tối đa năng lực tư duy của học sinh, tạo cơ hội, động viên và khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đề đang học, từ đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Để làm được điều đó , ngoài các phương pháp như : Đàm thoại, vấn đáp, nêu vấn đề….thì phương pháp thảo luận nhóm ( PPTLN) cũng là một phương pháp tối ưu. Chính vì những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài “ Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy môn GDCD ở trường trung học phổ thông” để nghiên cứu trong bài viết này.
II . THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPTQua việc vận dụng phương PPTLN để giảng dạy chương trình giáo dục công dân lớp 10, 11, 12, tôi thấy có nhiều thuận lợi, song cũng gặp nhiều khó khăn.
1. Thuận lợi
- Việc áp dụng PPTLN phù hợp với học sinh vì các em đã được làm quen ở hầu hết các môn học với phương pháp này, một số học sinh có kỹ năng, tổ chức quản lý nhóm đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công.
- PPTLN phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập, kích thích tư duy, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Dạy học theo PPTLN là một trong những cách thức giúp học sinh tự giác học tập, rèn luyện kỹ năng, tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và diễn đạt, đặc biệt là rất có ích đối với những học sinh nhút nhát.
- Trong quá trình tham gia thảo luận nhóm, học sinh sẽ học được tính hòa nhập, chia sẻ để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, chủ động. Học sinh biết chia sẻ công việc một cách bình đẳng, biết cách giao việc cho nhau và có trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như cả nhóm. Đồng thời, thông qua hoạt động thảo luận nhóm sẽ tập cho các em kĩ năng làm việc theo nhóm, giúp các em tự tin hơn, có kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức làm việc theo nhóm, đặc biệt là tính năng động.