- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,796
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Giáo án âm nhạc 9 cánh diều đủ cả năm 2024-2025 THEO TỪNG CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm 9 file trang. Các bạn xem và tải Giáo án âm nhạc 9 cánh diều đủ cả năm về ở dưới.
BÀI 1 - TIẾT 1
– Hát bài Tuổi mười lăm
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
– Nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ gõ.
– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm.
– Một vài ví dụ minh hoạ về quãng.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)
GV yêu cầu HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài Tuổi mười lăm; Xem lại phần giới thiệu về quãng trong SGK.
- Nhận xét giờ học.
BÀI 1 - TIẾT 2
– Ôn tập bài hát Tuổi mười lăm
– Một số thể loại nhạc đàn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
– Nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn (bài ca không lời, vanxơ, dạ khúc, khúc luyện tập).
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ gõ.
– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm.
– Tư liệu minh hoạ nội dung: Một số thể loại nhạc đàn.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhạc không lời là gì?; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn tập bài hát Tuổi mười lăm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa; tìm hiểu thêm về một số thể loại nhạc đàn; tiếp tục hoàn thành nội dung trải nghiệm khám phá.
- Nhận xét giờ học.
– Luyện đọc quãng theo mẫu; Bài đọc nhạc số 1
– Bài hoà tấu số 1
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Đọc đúng cao độ các quãng theo mẫu; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.
– Chơi được Bài hoà tấu số 1 cùng các bạn.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
– Nhạc cụ gõ: thanh phách, maracas (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
– File audio (hoặc video) bài hát Tiến lên Đoàn viên.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu
GV cho HS nghe bài hát Tiến lên Đoàn viên (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) kết hợp vỗ tay nhịp nhàng; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
Nội dung 2: Bài hoà tấu số 1 (khoảng 22 – 23 phút)
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp; ôn tập lại các bè của Bài hòa tấu số 1.
- Nhận xét giờ học.
– Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm
– Ôn tập Bài hoà tấu số 1
– Trải nghiệm và khám phá: Điền thêm cao độ cho nét nhạc
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm.
– Chơi thành thạo Bài hoà tấu số 1 cùng các bạn.
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Chủ động, tích cực, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
– Nhạc cụ gõ: thanh phách, maracas (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
– File audio (hoặc video) nhạc đệm bài Tuổi mười lăm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu
GV yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp điệu bài Tuổi mười lăm; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
3. Củng cố, dặn dò
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học và của cả chủ đề.
- Dặn dò HS về nhà ôn tập bài hát Tuổi mười lăm kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể; ôn tập Bài hòa tấu số 1.
- Nhận xét giờ học.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 9
Chủ đề 1 : TUỔI MƯỜI LĂM
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
Chủ đề 1 : TUỔI MƯỜI LĂM
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
BÀI 1 – Hát: Bài hát Tuổi mười lăm – Thường thức âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn – Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng | Tiết 1 (Tuần 1) | – Hát bài Tuổi mười lăm – Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng |
Tiết 2 (Tuần 2) | – Ôn tập bài hát Tuổi mười lăm – Một số thể loại nhạc đàn – Trải nghiệm và khám phá: Chia sẻ thông tin và cảm nhận về một tác phẩm nhạc đàn | |
BÀI 2 – Đọc nhạc: Luyện đọc quãng theo mẫu; Bài đọc nhạc số 1 – Nhạc cụ: Thể hiện tiết tấu; Bài hoà tấu số 1 | Tiết 1 (Tuần 3) | – Luyện đọc quãng theo mẫu; Bài đọc nhạc số 1 – Bài hoà tấu số 1 |
Tiết 2 (Tuần 4) | – Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm – Ôn tập Bài hoà tấu số 1 – Trải nghiệm và khám phá: Điền thêm cao độ cho nét nhạc |
BÀI 1 - TIẾT 1
– Hát bài Tuổi mười lăm
– Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.
– Nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ gõ.
– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm.
– Một vài ví dụ minh hoạ về quãng.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)
GV yêu cầu HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
Nội dung 1: Hát bài Tuổi mười lăm (khoảng 30 – 31 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Giới thiệu tác giả: Nhạc sĩ Trương Quang Lục có những đóng góp xuất sắc cho mảng âm nhạc thiếu nhi cả về số lượng và chất lượng. Ông đã sáng tác hơn 400 ca khúc cho tuổi thơ, trong số đó có rất nhiều ca khúc hay như: Xỉa cá mè, Chỉ có một trên đời, Tuổi mười lăm, Tuổi hồng, Chồng nụ chồng hoa, Tổ quốc yêu thương, Nếu em là..., Tuổi thần tiên, Điều em muốn,... Đặc biệt, ông có 2 ca khúc được bình chọn vào danh sách “50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX” là Màu mực tím và Trái Đất này của chúng em (phổ thơ Định Hải). | - Cho HS xem tranh ảnh hoặc một số tư liệu về tác giả của bài hát và giới thiệu một vài nét chính về tác giả. | - Tập trung quan sát và lắng nghe. |
- Giới thiệu bài hát: Bài hát gồm có 2 đoạn + Đoạn 1: 10 nhịp (từ đầu đến mẹ hát ầu ơ). + Nét nhạc nối tiếp: 2 nhịp. + Đoạn 2: 11 nhịp (từ Ôi đẹp lắm đến hết bài). + Với giai điệu vui tươi, trong sáng, lời ca trong trẻo, dạt dào cảm xúc, bài hát Tuổi mười lăm thể hiện sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của lứa tuổi 15 – lứa tuổi trăng tròn với biết bao hoài bão và ước mơ. | - Trình chiếu bản nhạc bài hát và thuyết trình. | - Tập trung quan sát và lắng nghe. - Có thể tự tìm hiểu nội dung của bài hát thông qua lời ca rồi trình bày trước lớp. |
- Nghe hát mẫu. | - Mở file nhạc mẫu hoặc tự trình bày bài hát. | – Nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. |
- Khởi động giọng. | - Sử dụng đàn hướng dẫn HS khởi động giọng. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Dạy bài hát (Lời 1) Đoạn 1: + Câu 1: Em bước vào ... tháng năm.+ Câu 2: Bao ước vọng ... dòng thơ. + Câu 3: dịu dàng … ầu ơ. Đoạn 2 + Câu 4: Ôi đẹp lắm ... thế chăng?. | - Chia câu và đánh dấu những chỗ lấy hơi. - Đàn và dạy HS hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2 và câu | - Tập hát theo hướng dẫn của GV. |
+ Câu 5: Ôi đẹp lắm ... trăng rằm. + Câu 6: tròn hạnh phúc ... trăng rằm. | hát 3; câu hát 4 nối với câu hát 5 và câu hát 6. Lưu ý HS những chỗ có tiết tấu đảo phách; những tiếng hát có luyến; giữa đoạn 1 và đoạn 2 có nét nhạc nối dài 2 ô nhịp; tiếng “rằm” cuối bài ngân 6 phách;… (Nếu HS hát sai cần dừng lại ngay để sửa cho đúng). | |
- Dạy bài hát (lời 2) | - Đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2. | - Tập hát lời 2 theo tiếng đàn của GV. |
- Hát hoàn chỉnh cả bài. | - Mở nhạc đệm và chỉ huy. | - Hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp. |
- Luyện tập thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. | - Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. | - Hát theo hướng dẫn của GV. |
- Luyện tập củng cố. | - Giao nhiệm vụ cho HS. - Chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong tổ, nhóm, cá nhân trình diễn bài hát. - Đánh giá, xếp loại, động viên HS. | - Luyện tập và trình diễn bài hát theo yêu cầu của GV (theo dõi và nhận xét phần trình diễn của các bạn). |
- Bài học giáo dục: Yêu trường lớp, bạn bè; tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ. | - Yêu cầu HS nêu cảm nhận về nội dung, tính chất của bài hát. - Nhận xét, bổ sung phần trả lời của HS và rút ra bài học giáo dục. | - Thực hiện yêu cầu của GV. |
Nội dung 2: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng
(khoảng 11 – 12 phút)
(khoảng 11 – 12 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Theo dõi ví dụ minh hoạ về quãng | - Dùng nhạc cụ hoặc các file âm thanh cho HS nghe hoặc xem. | - Tập trung theo dõi và lắng nghe. |
- Tìm hiểu về quãng + Khoảng cách từ nốt Son lên nốt Đô (nốt Pha lên nốt La; nốt Rê xuống nốt Mi;…) có mấy bậc âm? +Có bao nhiêu cung? | - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Nêu các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức. | - Thảo luận nhóm rồi trả lời các câu hỏi của GV. |
- Giới thiệu về quãng + Khái niệm về quãng : quãng là sự kết hợp cao độ của hai âm thanh. Khi hai âm thanh vang lên cùng một lúc tạo thành quãng hòa thanh, vang lên lần lượt tạo thành quãng giai điệu. Âm dưới của quãng gọi là âm gốc còn âm trên là âm ngọn. + Cách xác định và gọi tên quãng: Quãng được xác định bởi hai độ lớn là độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng. Độ lớn số lượng thể hiện bằng số lượng bậc âm có trong quãng. Độ lớn chất lượng thể hiện bằng số cung và nửa cung chứa trong quãng. | - Nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu: khái niệm về quãng, cách xác định và gọi tên quãng | - Tập trung lắng nghe. |
- Bài tập củng cố style='mso-bidi-font-style:normal'> | - Yêu cầu HS xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng của các quãng ở các ví dụ (SGK trang 9). | - Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV. |
style='font-size:14.0pt;mso-no-proof:yes'> coordsize="21600,21600" o:spt="75" oreferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"> o:title=""/> | - Trình chếu đáp án | - Chú ý theo dõi |
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc bài Tuổi mười lăm; Xem lại phần giới thiệu về quãng trong SGK.
- Nhận xét giờ học.
BÀI 1 - TIẾT 2
– Ôn tập bài hát Tuổi mười lăm
– Một số thể loại nhạc đàn
– Trải nghiệm và khám phá: Chia sẻ thông tin và cảm nhận
về một tác phẩm nhạc đàn
về một tác phẩm nhạc đàn
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết biểu diễn bài hát theo các hình thức khác nhau.
– Nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn (bài ca không lời, vanxơ, dạ khúc, khúc luyện tập).
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ gõ.
– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm.
– Tư liệu minh hoạ nội dung: Một số thể loại nhạc đàn.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhạc không lời là gì?; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
- Nội dung 1: Ôn tập bài hát Tuổi mười lăm (khoảng 15 – 16 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Khởi động giọng hát. | - Sử dụng đàn hướng dẫn HS khởi động giọng. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Nghe lại giai điệu bài hát. | - Mở file nhạc mẫu hoặc tự trình bày bài hát. | - Nghe bài hát kết hợp vỗ tay nhịp nhàng. |
- Ôn tập bài hát. | - Mở nhạc đệm và chỉ huy cho HS hát một đến hai lần. - Sửa những chỗ HS hát sai (nếu có). | - Hát theo yêu cầu của GV, chú ý thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng. |
- Luyện tập biểu diễn bài hát: Hát đối đáp Đoạn 1:Nhóm 1: Em bước vào … tháng năm. Nhóm 2: Bao ước vọng … ầu ơ. Đoạn 2: Hai nhóm cùng hát: Ôi đẹp lắm ... trăng rằm. | - Hướng dẫn và phân công nhiệm vụ cho các nhóm và cá nhân. | - Luyện tập biểu diễn theo yêu cầu của GV. |
(Lời 2: tương tự như hát lời 1) Hát có lĩnh xướng Lời 1: Đồng caLời 2: - Đoạn 1: Lĩnh xướng (Em giã từ ... biển khơi.) - Đoạn 2: Đồng ca (Ôi đẹp lắm … trăng rằm.) | ||
- Luyện tập bài hát theo tổ, nhóm, cặp. | - Giao nhiệm vụ cho HS. | - Luyện tập theo yêu cầu của GV. |
- Biểu diễn bài hát với các hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca... | - Chỉ định hoặc hoặc gọi theo tinh thần xung phong. - Nhận xét, đánh giá, động viên và xếp loại cho HS. | - Biểu diễn bài hát trước lớp (theo dõi và nhận xét phần thể hiện của các bạn). |
Nội dung 2: Một số thể loại nhạc đàn (khoảng 18 – 20 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Nghe ví dụ minh họa trích đoạn tác phẩm nhạc đàn ở các thể loại: bài ca không lời, vanxơ, dạ khúc, khúc luyện tập. | - Mở file nhạc cho HS nghe. | - Tập trung lắng nghe. |
- Tìm hiểu về một số thể loại nhạc đàn style='mso-bidi-font-style:normal'> + Nhạc đàn là tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng giọng hát hay bằng nhạc cụ? style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>+Nêu tên những thể loại nhạc đàn mà em biết. style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>+ Mỗi thể loại có đặc điểm gì? style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>+Kể tên một vài tác phẩm thuộc từng thể loại. | - Giao nhiệm vụ cho các nhóm. - Nêu các yêu cầu và câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức style='mso-bidi-font-style:normal'> | - Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV. |
- Giới thiệu một số thể loại nhạc đàn: Nhạc đàn (khí nhạc) là những tác phẩm âm nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ. Nhạc đàn được hình thành và phát triển muộn hơn nhạc hát. Cũng như nhạc hát, nhạc đàn gồm nhiều thể loại khác nhau. Dưới đây là một số thể loại nhạc đàn: + Bài ca không lời (Song Without Words) là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn piano, violin | - Nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu | - Tập trung lắng nghe. |
hoặc violoncello. Bài ca không lời phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hoà nhạc nhỏ có tính gia đình. Nhạc sĩ người Đức F. Mendelssohn là người sáng tạo ra thể loại này. Ông đã viết tập Bài ca không lời gồm 48 bản cho đàn piano. Ví dụ: Bài ca mùa xuân (F.Mendelssohn), Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền (P.I.Tchaikovsky), Quê hương (Lưu Cầu),… | ||
+ Vanxơ (Waltz) là thể loại âm nhạc gắn liền với loại nhịp gồm 3 phách, có nguồn gốc từ sinh hoạt múa dân gian. Vanxơ có các dạng khác nhau như vanxơ Đức, vanxơ Pháp và vanxơ của thành Viên (Thủ đô nước Áo). Nhiều nhạc sĩ yêu thích thể loại này nên đã sáng tác những bản vanxơ thể hiện trang thái tình cảm đa dạng, phong phú của con người. Ví dụ: Waltz in A Minor (F. Chopin), The Blue Danube (J. Strauss II), Waltz Favorite (W. A. Mozart),… + Dạ khúc (Nocturne) là tên gọi của loại tác phẩm một chương, có đặc điểm ca xướng trữ tình thể hiện những ước mơ, gợi sự yên tĩnh, hình tượng về đêm. Dạ khúc thường viết ở nhịp độ vừa phải hoặc chậm rãi. Ví dụ: Nocturne in Eb Major (F. Chopin), Nocturne in D Major (W. A. Mozart), Nocturne in F Minor (M. Glinka),… + Với hình thức như là những tác phẩm độc lập, mỗi khúc luyện tập (Étude) nhằm giải quyết một yêu cầu nào đó về kĩ thuật cho người học nhạc cụ. Tuy nhiên, bên cạnh các khúc luyện tập mang tính chất sư phạm còn có cả những khúc luyện tập là tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao dùng để biểu diễn trong buổi hoà nhạc. Ví dụ: | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'> | |
Étude số 3 – Nỗi buồn (F. Chopin), Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt), Étude số 3 (S. Prokofiev),… Ngoài các thể loại nhạc đàn kể trên còn có nhiều thể loại khác nữa như: prelude, ballad, sonata, concerto, symphony (giao hưởng),… | ||
- Xem thêm một số ví dụ minh hoạ | - Mở video hoặc yêu cầu những HS biết chơi nhạc cụ biểu diễn một bản nhạc đàn. | - Tập trung theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV. |
Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá: Chia sẻ thông tin
và cảm nhận về một tác phẩm nhạc đàn (khoảng 6 – 7 phút)
và cảm nhận về một tác phẩm nhạc đàn (khoảng 6 – 7 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Chia sẻ với các bạn những thông tin của mình về một tác phẩm nhạc đàn đã được nghe (SGK trang 9). | - Nêu yêu cầu của hoạt động. | - Các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV. |
- Thực hiện hoạt động | - Theo dõi và hỗ trợ học sinh. | - Các nhóm thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV. |
- Báo cáo kết quả hoạt động. * Lưu ý: Tuỳ vào điều kiện thực tế và thời gian của tiết học, GV cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà và báo cáo kết quả của mình trong tiết học sau. | - Yêu cầu các nhóm (hoặc đại diện nhóm) báo cáo kết quả hoạt động. - Nhận xét, góp ý, đánh giá phần trình bày của các nhóm. | - Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình (các nhóm khác theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn tập bài hát Tuổi mười lăm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa; tìm hiểu thêm về một số thể loại nhạc đàn; tiếp tục hoàn thành nội dung trải nghiệm khám phá.
- Nhận xét giờ học.
BÀI 2 - TIẾT 1
– Luyện đọc quãng theo mẫu; Bài đọc nhạc số 1
– Bài hoà tấu số 1
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Đọc đúng cao độ các quãng theo mẫu; đọc đúng tên nốt, cao độ và trường độ Bài đọc nhạc số 1; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp.
– Chơi được Bài hoà tấu số 1 cùng các bạn.
– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
– Nhạc cụ gõ: thanh phách, maracas (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
– File audio (hoặc video) bài hát Tiến lên Đoàn viên.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu
GV cho HS nghe bài hát Tiến lên Đoàn viên (Nhạc và lời: Phạm Tuyên) kết hợp vỗ tay nhịp nhàng; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
Nội dung 1: Luyện đọc quãng theo mẫu theo mẫu; Bài đọc nhạc số 1
(khoảng 18 – 20 phút)
(khoảng 18 – 20 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Đọc gam Đô trưởng đi lên và đi xuống; đọc các nốt trục đi lên và đi xuống: C – E – G – C. | - Sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi hướng dẫn HS luyện tập. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
1. Luyện đọc quãng theo mẫu | | |
| – Chỉ bảng hoặc mở video cho HS đọc các quãng kết hợp gõ phách theo mẫu. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
2. Bài đọc nhạc số 1 | ||
- Giới thiệu Bài đọc nhạc số 1 + Được trích và dịch giọng từ giai điệu bài hát Tiến lên Đoàn viên (Phạm Tuyên). | - Thuyết trình. | - Chú ý lắng nghe. |
+ Viết ở nhịp | ||
- Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 1 + Có những cao độ và trường độ nào? (Cao độ: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La; Trường độ: trắng chấm dôi, trắng, đen chấm dôi, đen, móc đơn). + Có mấy nét nhạc? (bài đọc nhạc có 4 nét nhạc: 4 nhịp + 4 nhịp + 4 nhịp + 5 nhịp). | - Nêu các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, Bài đọc nhạc số 1. | - Trả lời câu hỏi của GV. |
- Luyện tập tiết tấu Mẫu tiết tấu 1 Mẫu tiết tấu 2 | - Thị phạm và hướng dẫn. | - Luyện tập tiết tấu theo hướng dẫn của GV. |
- Luyện tập đọc từng nét nhạc kết hợp gõ phách; ghép nối các nét nhạc với nhau: + Nét nhạc 1: 4 nhịp. + Nét nhạc 2: 4 nhịp. + Nét nhạc 3: 4 nhịp. + Nét nhạc 4: 5 nhịp. | - Sử dụng đàn lấy cao độ chuẩn rồi hướng dẫn HS luyện tập. | - Đọc nhạc theo hướng dẫn của GV |
- Đọc nhạc hoàn chỉnh cả bài: + Kết hợp gõ đệm theo phách. + Kết hợp đánh nhịp. | - Đàn và chỉ huy. (Sửa sai nếu có) | - Đọc nhạc theo yêu cầu của GV. |
- Luyện tập củng cố: Trình bày bài đọc nhạc theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân. | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>- Giao nhiệm vụ cho HS. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại phần trình bày của HS. style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'> | – Luyện tập theo tổ, nhóm, cặp, cá nhân sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
Nội dung 2: Bài hoà tấu số 1 (khoảng 22 – 23 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
-Tìm hiểu bài hoà tấu và các ngón bấm để chơi phần bè của mình. | - Phân chia HS theo các bè nhạc cụ, rồi giao nhiệm vụ cho từng bè. | – Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ. |
- Nghe mẫu các bè nhạc cụ. | - Chơi mẫu từng bè. | - Tập trung theo dõi. |
- Các bè luyện tập chơi từng nét nhạc; ghép nối các nét nhạc với nhau. | - Hướng dẫn ngón bấm, cách chơi cho từng bè. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Từng bè trình diễn phần bè của mình. | - Yêu cầu các bè trình diễn. | - Thực hiện yêu cầu của GV |
- Ghép nối các bè theo từng nét nhạc. | - Hướng dẫn và chỉ huy. | - Ghép các bè theo chỉ huy của GV. |
- Luyện tập và trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm. | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>- Giao nhiệm vụ cho HS. - Nhận xét, đánh giá, xếp loại cho HS. | - Luyện tập theo yêu cầu của GV sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Dặn dò HS về nhà ôn lại Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách hoặc đánh nhịp; ôn tập lại các bè của Bài hòa tấu số 1.
- Nhận xét giờ học.
BÀI 2 - TIẾT 2
– Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm
– Ôn tập Bài hoà tấu số 1
– Trải nghiệm và khám phá: Điền thêm cao độ cho nét nhạc
I. Yêu cầu cần đạt
1. Năng lực
– Thể hiện đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể, biết ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm.
– Chơi thành thạo Bài hoà tấu số 1 cùng các bạn.
– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.
– Chủ động, tích cực, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.
2. Phẩm chất
– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
– Đàn phím điện tử.
– Nhạc cụ thể hiện giai điệu, thể hiện hoà âm (kèn phím,…).
– Nhạc cụ gõ: thanh phách, maracas (có thể thay thế bằng 2 loại nhạc cụ gõ khác).
– File audio (hoặc video) nhạc đệm bài Tuổi mười lăm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động mở đầu
GV yêu cầu HS hát và vận động theo nhịp điệu bài Tuổi mười lăm; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...
2. Nội dung bài mới
Nội dung 1: Thể hiện tiết tấu; ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm
(khoảng 17 – 18 phút)
(khoảng 17 – 18 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
1. Thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể | ||
- Đọc các mẫu tiết tấu kết hợp vỗ tay: Mẫu 1 Mẫu 2 | - Thị phạm và hướng dẫn. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
- Thể hiện các mẫu tiết tấu bằng âm sắc của 2 nhạc cụ gõ. | - Thị phạm và hướng dẫn. | - Luyện tập theo nhóm với thanh phách và maracas. |
- Thể hiện tiết tấu với các động tác cơ thể | - Thị phạm và hướng dẫn. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
2. Ứng dụng đệm cho bài hát Tuổi mười lăm | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'> | |
- Gõ đệm mẫu. | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>- Mở video hoặc vừa hát vừa gõ mẫu cho HS theo dõi. | - Chú ý theo dõi. |
- Luyện tập đệm bài hát: Đoạn 1 | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif";mso-bidi-font-weight: bold'>- Hướng dẫn và yêu cầu HS luyện tập theo nhóm. | - Luyện tập theo hướng dẫn của GV. |
Đoạn 2 | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif";mso-bidi-font-weight: bold'> | |
- Trình diễn theo nhóm, cặp, cá nhân (có thể vừa hát vừa gõ đệm, hoặc một nhóm hát, một nhóm gõ đệm,…). | - Giao nhiệm vụ cho HS. - Nhận xét, đánh giá và xếp loại phần trình bày của HS. | – Luyện tập theo nhóm, cặp, cá nhân sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
Nội dung 2: Ôn tập Bài hoà tấu số 1 (khoảng 14 – 16 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Các bè tự ôn tập. | - Giao nhiệm vụ cho các bè. | - Các bè ôn luyện theo nhóm hoặc cá nhân. |
- Từng bè trình diễn phần bè của mình. | - Yêu cầu các bè trình diễn. Sửa những chỗ chưa đúng (nếu có). | - Từng bè lần lượt trình diễn. |
- Các bè hoà tấu cùng nhau. | - Chỉ huy. | - Hoà tấu theo chỉ huy của GV. |
- Trình diễn bài hoà tấu theo tổ, nhóm. | style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'>- Chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong. - Góp ý, nhận xét, đánh giá, xếp loại phần trình diễn của HS. | - Tổ, nhóm trình diễn trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình diễn của các bạn). |
- Luân chuyển tập chơi các bè khác nhau (bài tập mở, có thể không thực hiện). | - Giao nhiệm vụ cho HS. style='font-size:14.0pt;font-family:"Times New Roman","serif"'> | - Luyện tập theo yêu cầu của GV. |
Nội dung 3: Trải nghiệm và khám phá: Điền thêm cao độ cho nét nhạc
(khoảng 7 – 8 phút)
(khoảng 7 – 8 phút)
Nội dung | HĐ của GV | HĐ của HS |
- Chép lại câu nhạc, sau đó điền thêm cao độ còn bỏ trống để có một câu hát hoàn chỉnh(SGK trang 11). | - Nêu yêu cầu của hoạt động. - Cho HS xem một số ví dụ tham khảo. | - Tập trung theo dõi. |
- Thực hiện hoạt động | - Yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện. | - Các nhóm thực hiện theo yêu cầu của GV. |
- Báo cáo kết quả hoạt động. * Lưu ý: Tuỳ vào điều kiện thực tế và thời gian của tiết học, GV cũng có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà và báo cáo kết quả của mình trong tiết học sau. | - Yêu cầu các nhóm (hoặc đại diện nhóm) báo cáo kết quả hoạt động. - Nhận xét, góp ý, đánh giá phần trình bày của các nhóm. | - Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm mình (các nhóm khác theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn). |
- Chốt lại nội dung, yêu cầu của tiết học và của cả chủ đề.
- Dặn dò HS về nhà ôn tập bài hát Tuổi mười lăm kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ và động tác cơ thể; ôn tập Bài hòa tấu số 1.
- Nhận xét giờ học.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- YOPO.VN---AN - CD1 - Tuoi muoi lam.docx453.2 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN - CD6 - Am thanh cao nguyen.docx133.7 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD2 - Giai dieu que huong.docx274.8 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD3 - Cong on thay co.docx366.4 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD4 - Am nhac nuoc ngoai.docx501.7 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD5 - Đoàn kết.docx376.2 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD7 - Canh dieu uoc mo.docx254.9 KB · Lượt tải : 0
- YOPO.VN---AN9 - CD8 - Tam biet mai truong.docx311.8 KB · Lượt tải : 0