- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,751
- Điểm
- 113
tác giả
WORD Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS năm 2024
Tiếng Anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại hội nhập, chính vì thế chính phủ và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng to lớn của dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng trong hệ thống các trường phổ thông ở Việt Nam. Học và sử dụng Tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bắt kịp với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ 21.
Trong những năm gần đây, Tiếng Anh đã được đưa vào dạy bắt buộc trong các trường THCS và THPT. Ngoài ra Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở các trường Tiểu học. Chương trình Tiếng Anh THCS mới được xây dựng theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh THCS mới được phân thành các chủ đề cụ thể liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng theo nguyên tắc xoắn ốc giúp học sinh (HS) luôn được củng cố và phát triển nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học. Các kỹ năng được luyện tập phối hợp trong nhiều dạng bài giúp HS phát triển kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung. Việc triển khai phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp (communicative approach) đã tạo ra những giá trị nhất định đối với học sinh. Do đó việc sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh xuyên suốt các bậc học.
Tuy nhiên, sau một số năm học Tiếng Anh ở Tiểu học và bốn năm học Tiếng Anh ở THCS, khả năng thực hành nói Tiếng Anh của nhiều em còn rất hạn chế, chứ chưa nói đến khả năng thuyết trình trước đám đông. Các em không thể nói nổi một vài câu bằng Tiếng Anh, đặc biệt là việc vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp trong cuộc sống rất bế tắc. Các em ngại hoặc sợ nói Tiếng Anh, hoặc khi gặp tình huống cụ thể thì thiếu tự tin, không thể giao tiếp được mặc dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu, đọc được, viết được. Chính vì thế, đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh đang là một nội dung quan trọng được quan tâm. Trong các trường THCS trên địa bàn huyện, công tác đổi mới hoạt động dạy học nói chung và đổi mới hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng đã được thực hiện từ nhiều năm trước, với rất nhiều phương pháp có hiệu quả tuy nhiên việc cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại, khoa học, thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới luôn là mục tiêu trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây giáo dục “STEM - STEAM” đã được áp dụng vào việc giảng dạy các môn học nói chung và môn Tiếng Anh cũng không ngoại lệ, nhằm nâng cao khả năng vận dụng những kiến thưc đã học vào thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tế một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đối với bộ
môn Tiếng Anh, học sinh có thể tự tin phát huy, vận dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học, để đạt được mục tiêu giao tiếp của mình ( đặc biệt là kỹ năng thuyết trình). Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS.
Môn Tiếng Anh mang sắc thái riêng khác biệt với các môn học khác. Nó không chỉ là dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn bao gồm cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán, lối sống văn hoá của nhân loại. Nó cũng không chỉ là chuyện học để biết, mà học là phải có tư duy và chiều sâu. Nên trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp phổ thông, việc rèn kỹ năng nói Tiếng Anh chưa được khai thác triệt để bởi những khó khăn như sĩ số lớp đông, trình độ bất đồng đều, động cơ học tập của học sinh không cao. Không những thế, giáo viên còn phải không ngừng học tập, vận dụng các phương pháp dạy học mới, sáng tạo và linh hoạt vào các bài dạy của mình; thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng thường xuyên; nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh theo địa bàn mình đang giảng dạy. Cho nên, nhiệm vụ chính của đề tài là đưa ra phương pháp và các hoạt động học tập có tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM cụ thể giúp giáo viên biết cách tạo tình huống, giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm và phát triển năng lực của mình. Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong các tiết học và không cảm thấy nặng nề, quá tải.
Giúp học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, từ đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và khó quên nhờ quá trình tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc thông tin theo yêu cầu của các hoạt động trải nghiệm.
Thúc đẩy việc học đi đôi với hành, tạo cơ hội cho học sinh được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tự tin trong giao tiếp bằng Tiếng Anh với bạn của mình.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỤC LỤC
ª
PHẦN MỞ ĐẦU | 1 |
I. Lý do chọn đề tài | 1 |
II. Nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài | 2 |
1. Nhiệm vụ | 2 |
2. Mục tiêu | 2 |
III. Đối tượng nghiên cứu | 3 |
IV. Giới hạn của đề tài | 3 |
V. Phương pháp nghiên cứu | 4 |
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu | 4 |
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn | 4 |
2.1. Phương pháp quan sát | 4 |
2.2. Phương pháp điều tra bằng câu hỏi | 4 |
2.3. Phương pháp thống kê toán học | 4 |
PHẦN NỘI DUNG | |
I. Cơ sở lý luận | 5 |
1. Khái niệm giáo dục STEAM | 5 |
2. Phân biệt giữa STEM và STEAM | 6 |
3. Vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEAM | 6 |
4. Một số ưu điểm và hạn chế khi tiếp cận giáo dục STEAM | 7 |
4.1. Ưu điểm | 7 |
4.2. Hạn chế | 7 |
II. Thực trạng vấn đề | 8 |
1. Đặc điểm tình hình | 8 |
1.1. Thuận lợi | 8 |
1.2. Khó khăn | 8 |
2. Phân tích và đánh giá tình hình | 8 |
2.1. Tình hình giảng dạy của các giáo viên bộ môn Tiếng Anh những năm gần đây | 9 |
2.2. Tình hình thực hành kĩ năng nói Tiếng Anh của học sinh | 9 |
2.3. Đánh giá khả năng tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM | 10 |
2.4. Tình hình cơ sở vật chất cho việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM | 11 |
III. Nội dung và hình thức của phương pháp giáo dục STEAM | 12 |
1. Mục tiêu | 12 |
2. Nội dung và cách thức thực hiện | 12 |
3. Một số chủ đề STEAM có thể áp dụng trong môn Tiếng Anh | 16 |
4. Điều kiện để thực hiện | 16 |
5. Ví dụ cụ thể về việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM trong môn Tiếng Anh | 16 |
6. Kết quả của việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM trong việc nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh của học sinh | 18 |
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | |
I. Kết luận | 21 |
II. Kiến nghị | 21 |
PHỤ LỤC | 23 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 26 |
ª
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ª
VIẾT ĐẦY ĐỦ | VIẾT TẮT |
Trung học cơ sở | THCS |
Trung học phổ thông | THPT |
Sách giáo khoa | SGK |
Công nghệ thông tin | CNTT |
Số lượng | SL |
Phần trăm | % |
Phương pháp dạy học | PPDH |
Học sinh | HS |
- Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Tiếng Anh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại hội nhập, chính vì thế chính phủ và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng to lớn của dạy và học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng trong hệ thống các trường phổ thông ở Việt Nam. Học và sử dụng Tiếng Anh như là một ngoại ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa đất nước bắt kịp với những tiến bộ của nhân loại trong thế kỷ 21.
Trong những năm gần đây, Tiếng Anh đã được đưa vào dạy bắt buộc trong các trường THCS và THPT. Ngoài ra Tiếng Anh đã được đưa vào dạy ở các trường Tiểu học. Chương trình Tiếng Anh THCS mới được xây dựng theo quan điểm chủ điểm (Thematic approach) và đường hướng giao tiếp. Các chủ điểm trong chương trình Tiếng Anh THCS mới được phân thành các chủ đề cụ thể liên tục tái sử dụng và dần dần mở rộng theo nguyên tắc xoắn ốc giúp học sinh (HS) luôn được củng cố và phát triển nội dung kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ đã học. Các kỹ năng được luyện tập phối hợp trong nhiều dạng bài giúp HS phát triển kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, qua đó nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung. Việc triển khai phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp (communicative approach) đã tạo ra những giá trị nhất định đối với học sinh. Do đó việc sử dụng tốt Tiếng Anh trong giao tiếp đang là mục tiêu hướng đến của hoạt động dạy - học môn Tiếng Anh xuyên suốt các bậc học.
Tuy nhiên, sau một số năm học Tiếng Anh ở Tiểu học và bốn năm học Tiếng Anh ở THCS, khả năng thực hành nói Tiếng Anh của nhiều em còn rất hạn chế, chứ chưa nói đến khả năng thuyết trình trước đám đông. Các em không thể nói nổi một vài câu bằng Tiếng Anh, đặc biệt là việc vận dụng Tiếng Anh vào thực tế giao tiếp trong cuộc sống rất bế tắc. Các em ngại hoặc sợ nói Tiếng Anh, hoặc khi gặp tình huống cụ thể thì thiếu tự tin, không thể giao tiếp được mặc dù các em vẫn hiểu bài, nắm được cấu trúc câu, đọc được, viết được. Chính vì thế, đổi mới hoạt động dạy và học tiếng Anh đang là một nội dung quan trọng được quan tâm. Trong các trường THCS trên địa bàn huyện, công tác đổi mới hoạt động dạy học nói chung và đổi mới hoạt động dạy học tiếng Anh nói riêng đã được thực hiện từ nhiều năm trước, với rất nhiều phương pháp có hiệu quả tuy nhiên việc cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại, khoa học, thích hợp với xu hướng phát triển của thế giới luôn là mục tiêu trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây giáo dục “STEM - STEAM” đã được áp dụng vào việc giảng dạy các môn học nói chung và môn Tiếng Anh cũng không ngoại lệ, nhằm nâng cao khả năng vận dụng những kiến thưc đã học vào thực tiễn, giải quyết vấn đề thực tế một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đối với bộ
môn Tiếng Anh, học sinh có thể tự tin phát huy, vận dụng những kiến thức ngôn ngữ đã học, để đạt được mục tiêu giao tiếp của mình ( đặc biệt là kỹ năng thuyết trình). Chính vì những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEM nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh ở trường THCS.
Nhiệm vụ và mục tiêu của đề tài
Nhiệm vụMôn Tiếng Anh mang sắc thái riêng khác biệt với các môn học khác. Nó không chỉ là dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn bao gồm cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán, lối sống văn hoá của nhân loại. Nó cũng không chỉ là chuyện học để biết, mà học là phải có tư duy và chiều sâu. Nên trong giảng dạy ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp phổ thông, việc rèn kỹ năng nói Tiếng Anh chưa được khai thác triệt để bởi những khó khăn như sĩ số lớp đông, trình độ bất đồng đều, động cơ học tập của học sinh không cao. Không những thế, giáo viên còn phải không ngừng học tập, vận dụng các phương pháp dạy học mới, sáng tạo và linh hoạt vào các bài dạy của mình; thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng thường xuyên; nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối tượng học sinh theo địa bàn mình đang giảng dạy. Cho nên, nhiệm vụ chính của đề tài là đưa ra phương pháp và các hoạt động học tập có tiếp cận phương pháp giáo dục STEAM cụ thể giúp giáo viên biết cách tạo tình huống, giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm và phát triển năng lực của mình. Học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong các tiết học và không cảm thấy nặng nề, quá tải.
Mục tiêu
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một trong những môn học khá khó đối với học sinh bậc THCS. Với đặc thù của địa phương, đặc biệt là các vùng nông thôn thì môi trường để học tập, thực hành và vận dụng ngôn ngữ còn nhiều hạn chế, việc nói tiếng Anh đối với học sinh bậc THCS lại càng khó hơn. Làm sao để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả tốt, đúng theo định hướng, làm sao để tạo ra sự say mê, hứng thú học tập của học sinh? Và đặc biệt là làm sao để học sinh có thể tự tin giao tiếp, thuyết trình bằng tiếng Anh? Đó cũng chính là mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích đạt được các hiệu quả sau:Giúp học sinh có thể phát huy khả năng sáng tạo, tính tự chủ trong học tập, từ đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và khó quên nhờ quá trình tìm hiểu, tập hợp rồi chọn lọc thông tin theo yêu cầu của các hoạt động trải nghiệm.
Thúc đẩy việc học đi đôi với hành, tạo cơ hội cho học sinh được áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, tự tin trong giao tiếp bằng Tiếng Anh với bạn của mình.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!