Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án điện tử gdcd 7 chân trời sáng tạo TÁCH TIẾT NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word, pptx gồm 2 THƯ MỤC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án điện tử gdcd 7 chân trời sáng tạo về ở dưới.
Ngày soạn: ................./..................../2023

Ngày giảng: : ................./..................../2023 ; Kiểm diện ...................................


TIẾT 1 - BÀI 1

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

1) Về kiến thức

Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2) Về năng lực.

Năng lực điều chỉnh hành vi : Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Biết học tập để phát huy những truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán với những hành vi không phù hợp

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại

3) Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương

Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học:
Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 ( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:


Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Học sinh chỉ ra được các truyền thống quê hương được thể hiện qua các bức tranh là

Bức tranh 1 - Truyền thống yêu nước

Bức tranh 2 - Truyền thống văn hóa

Bức tranh 3 - Truyền thống nghệ thuật

Bức tranh 4 - Truyền thống ẩm thực


d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV cho hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu từng bức tranh, và trả lời câu hỏi

Sau thời gian quát sát tranh, các học sinh thảo luận trong nhóm của mình, ghi kết thảo luận của nhóm để báo cáo trước lớp

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát các bức tranh, đọc thông tin chú thích ở từng bức tranh,

- Trao đổi cá nhân, trao đổi cùng nhau trong nhóm để phát hiện ra các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương được biểu hiện qua từng bức tranh.

- Phân công học sinh chuẩn bi báo cáo

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Giáo viên gọi 2 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình

Các nhóm còn lại cùng nhau góp ý bổ sung

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung : Việc tìm hiểu các giá trị tuyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá tốt đẹp của quê hương được truyền từ đòi này qua đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin cho mỗi người. Bài học này giúp em tìm hiểu về truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương; biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình.

2. Hoạt động 2: Khám phá

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Một số truyền thống của quê hương.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mình

b. Nội dung:

- GV cho học sinh thảo luận nhóm cùng tìm hiểu 2 nội dung nói về các hoạt động lễ hội được tổ chức ở Bắc Ninh và Bến tre và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

Nhóm 1,2: Tìm hiểu thông tin 1

Nhóm 3,4: Tìm hiểu thông tin 2

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Học sinh chỉ ra được

+ Thông tin thứ nhất: Nói về truyền thống văn hóa của tỉnh Bắc Ninh

+ Thông tin thứ hai: Nói về truyền thống yêu nước

Học sinh cảm thấy tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương


- Học sinh kể được:

+ Những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống đó

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm,
Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu thông tin 1
Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu thông tin 2

Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công, các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận để trả lời được câu hỏi

- Học sinh hoàn thành câu trả lời của nhóm, phân công học sinh làm nhiệm vụ báo cáo sản phẩm khi giáo viên yêu cầu
Báo cáo kết quả và thảo luận
Báo cáo kết quả
- Giáo viên gọi một số nhóm làm nhiệm vụ báo cáo kết quả tìm hiểu
- Các nhóm cùng tìm hiểu nội dung mà không phải báo cáo làm nhiệm vụ nhận xét, và bổ sung
Giáo viên tổ chức thảo luận chung: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương, hãy kể những truyền thống của quê hương em?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật một số truyền thống tốt đẹp của quê hương
Gv nhấn mạnh:
Trải qua quá trình lao động sản xuất, từ thực tiễn quá trình đấu tranh sinh tồn, xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã góp phần tạo nên những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước. Những truyền thống đó vừa là điểm tựa để mỗi cá nhân không ngững phát triển và kế thừa
I. Khám phá

1. Một số truyền thống của quê hương.​

Tự hào về truyền thống của quê hương là sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,..
3. Hoạt động 3: Luyện tập.

Bài tập 1:
Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm dưới đây? Vì sao

a. Mục tiêu:

HS củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

*
Học sinh làm việc cá nhân cùng nhau suy nghĩ về các ý kiến trong SGK và giải thích

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về các ý kiến sách giáo khoa đưa ra

+ Ý kiến a: Tán thành, vì chính dòng họ, tổ tiên mình là những người góp phần xây dựng và tạo ra các giá trị tốt đẹp của quê hương, đất nước

+ Ý kiến b: Không tán thành, vì nghề thủ công truyền thống là những nghề do cha ông tạo ra, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, hiện nay những nghề này vẫn có giá trị to lớn nên chúng ta cần duy trì và phát triển

+ Ý kiến c: Tán thành, vì truyện dân gian và những làn điệu dân ca chính là những giá trị tinh thần mà mỗi chúng ta cần giữ gìn và tự hào


d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, viết nội dung câu hỏi và vở ghi, có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận

4. Hoạt động 4: Vận dụng.

Bài tập 1: Em hãy tìm hiểu về một truyền thống của quê hương và viết bài giới thiệu truyền thống đó cho mọi người.

a. Mục tiêu:


HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung:

- Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu qua sách báo, sưu tầm, và nhờ sự tư vấn của người lớn để lựa chọn được một truyền thống tốt đẹp và viết bài về truyền thống đó

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

Bài viết của học sinh nói về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh lựa chọn một truyền thống tốt đẹp của quê hương và viết bài viết để giới thiệu truyền thống đó với mọi người

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hoc sinh về nhà tìm hiểu, chia sẻ với bố mẹ, ông bà... để hoàn thành bài tập được giao

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Các học sinh nộp sản phẩm của mình theo yêu cầu của giáo viên

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuyên cho học sinh các nhóm
































Ngày soạn: ................./..................../2023

Ngày giảng: : ................./..................../2023 ; Kiểm diện ...................................


TIẾT 2 - BÀI 1

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

1) Về kiến thức

Nêu được một số việc làm nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương

2) Về năng lực.

Năng lực điều chỉnh hành vi : Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Biết học tập để phát huy những truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán với những hành vi không phù hợp

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại

3) Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương

Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học:
Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 ( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:


Kể tên được những truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ anh nhanh hơn” các đội sẽ cùng nhau quan sát ô chữ, ghép các chữ cái để tìm ra được tên các truyền thống quê hương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Học sinh chỉ ra được các truyền thống thể hiện qua việc ghép các chữ cái

- Nêu được một số biểu hiện của truyền thống quê hương thể hiện trong cuộc sống

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ anh nhanh hơn” các đội sẽ cùng nhau quan sát ô chữ, ghép các chữ cái để tìm ra được tên các truyền thống quê hương

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh tham gia trò chơi, trao đổi, suy nghĩ và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ

Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên tổng hợp kế quả của từng đội, nhận xét đánh giá chung

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung : Việc tìm hiểu các giá trị tuyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

2. Hoạt động 2: Khám phá

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.

a. Mục tiêu:


- HS thực hiện được những việc làm cụ thể để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

b. Nội dung:

- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, hai nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu một tình huống, và trả lời được các câu hỏi

+ Nhóm 1,2: Tình huống 1

+ Nhóm 3,4: Tình huống 2

+ Nhóm 5,6: Tình huống 3

-
Học sinh chia sẻ những việc làm nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Học sinh chỉ ra được những việc làm cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương

+ Tình huống 1: là hoạt động

+ Tình huống 2: là hoạt động

+ Tình huống 3: là hoạt động

- Từ các ví dụ đã tìm hiểu, học sinh chỉ ra được những việc làm nhằm góp phần giữ gìn giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương như: tích cực tìm hiểu, chủ động tham gia các hoạt động nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành thành nhiệm vụ học tập như sau:
- Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa
+ Nhóm 1,2: Tình huống 1
+ Nhóm 3,4: Tình huống 2
+ Nhóm 5,6: Tình huống 3

- Chỉ ra được những việc làm nhằm góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung của nhóm mình.
+ Xác định được việc làm cụ thể trong tình huống
+ Nêu được những biểu hiện cụ thể của học sinh
- Thống nhất nội dung trả lời chung của nhóm và cử thành viên báo cáo khi giáo viên yêu cầu
Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến :
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho cả lớp: Để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương, mỗi học sinh chúng ta cần làm những việc như thế nào?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
Mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi và năng lực của bản thân
2. Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.
- Chúng ta cần tìm hiểu và tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương,
- Những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như: tôn trọng sự đa dạng vãn hoá vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hoá của quê hương;...
- Cần phê phán, ngăn chặn những việc làm trái ngược gây tổn hại đến những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập.

Bài tập 2:
Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo gợi ý dưới đây

Truyền thống
Việc nên làm​
Việc không nên làm​
a. Mục tiêu:

HS bước đầu phân biệt được những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung:

*
Học sinh cặp đôi, các cặp đôi cùng nhau suy nghĩ và hoàn thiện bài tập vào vở ghi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

- Học sinh lấy được những ví dụ cụ thể về những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

Truyền thống
Việc nên làm​
Việc không nên làm​
Yêu nướcChăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
Hiếu họcTích cực học tậpLười học
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, mỗi cặp đôi kể tên từ 3- 5 truyền thống và nêu được những việc nên làm và không nên làm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các học sinh cùng lựa chọn cặp đôi, các cặp đôi cùng suy nghĩ để lựa chọn truyền thống sau đó suy nghĩ những việc cần làm và không nên làm liên quan đến truyền thống đó, học sinh hoàn thành vào vở

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện cho các cặp đôi trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên nhận xét kết của các cặp đôi và khái quát nội dung:

Bài tập 3: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây?

a. Mục tiêu:

HS củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

*
Học sinh làm việc cá nhân cùng nhau suy nghĩ về các ý kiến trong SGK và giải thích

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình về các ý kiến sách giáo khoa đưa ra

+ Ý kiến a:

+ Ý kiến b:

+ Ý kiến c:


d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi, viết nội dung câu hỏi và vở ghi, có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận

4. Hoạt động 4: Vận dụng.

Bài tập 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm tập hợp một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn trước lớp

a. Mục tiêu:


HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung:

- Học sinh làm việc theo nhóm tập hợp một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn

c. Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh:

Nhóm lựa chọn được một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương và dàn dựng thành tiết mục văn nghệ để biểu diễn

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm tập hợp một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn

Lớp chia thành 4 nhóm, các nhóm thống nhất nội dung để tránh trung lặp nội dung

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hoc sinh về nhà tìm hiểu, có thể nhờ sự tư vấn, trợ giúp của bố mẹ, ông bà... để hoàn thành bài tập được giao

- Học sinh phân công cụ thể các công việc trong nhóm để sưu tầm và dàn dựng biểu diễn

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm có thể tiến hành biểu diễn vào thời gian phù hợp

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, rút kinh nghiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm



Ngày soạn: ................./..................../2023

Ngày giảng: : ................./..................../2023 ; Kiểm diện ...................................


TIẾT 3 - BÀI 1

TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

1) Về kiến thức

Nêu được ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương

2) Về năng lực.

Năng lực điều chỉnh hành vi : Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước. Biết học tập để phát huy những truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán với những hành vi không phù hợp

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội. Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại

3) Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương

Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học:
Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 ( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:


Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương

b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh làm việc cặp đôi cùng làm tìm hiểu hai câu ca dao và chỉ ra được những truyền thống được đề cập trong hai câu ca dao đó

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

- Học sinh chỉ ra được các truyền thống thể hiện trong câu ca dao đó như

Câu ca dao thứ 1: Nói về truyền thống văn hóa của người Hà Nội

Câu ca dao thứ 2: Nói về truyền thống Thượng võ của quê hương Bình Định

d. Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


GV tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi, các cặp đôi cùng nhau đọc và phát hiện ra các truyền thống được đề cập trong 2 câu ca dao trên

Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh lựa chọn cặp đôi, cùng làm việc với nhau, suy nghĩ và hoàn thiện câu trả lời

Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi một số học sinh đại diện cho các cặp đôi trình bày ý kiến

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung : Việc tìm hiểu các giá trị tuyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

2. Hoạt động 2: Khám phá

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của truyền thống quê hương

a. Mục tiêu:


- HS nêu được ý nghĩa của quê hương

b. Nội dung:

- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một tình huống cụ thể và trả lời các câu hỏi liên quan đến tình huống đó

+ Nhóm 1,2: Trường hợp 1

+ Nhóm 3,4: Trường hợp 2

+ Nhóm 4,5: Trường hợp 3


c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

- Học sinh trả lời được câu hỏi tương ứng với từng tình huống trong sách giáo khoa

+ Trường hợp 1: Đồng ý với ý kiến đưa ra, vì chỉ khi mỗi cá nhân biết trân trọng và yêu mến những giá trị truyền thống thì cá nhân đó mới có thể có những việc làm phù hợp để phát huy nó

+ Trường hợp 1: Suy nghĩ của B là rất đúng đắn, những truyền thống quê hương sẽ là động lực để mỗi con người không ngừng học tập và vươn lên. Vì vậy bản thân mỗi người cần không ngừng học tập và lao động phát huy tốt những giá trị mà truyền thống quê hương mang lại

+ Trường hợp 3: Em không đồng tình, mỗi truyền thống văn hóa quy hương đều có ý nghĩa nhất định trong đời sống. Nếu người thân có những hành vi ứng xử không đúng với truyền thống của quê hương mình, chúng ta cần tuyên tuyền giải thích để mọi người thêm hiểu và có nhận thức đúng đắn

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, mỗi nhóm sẽ tìm hiểu một tình huống cụ thể và trả lời các câu hỏi liên quan đến tình huống đó
+ Nhóm 1,2: Trường hợp 1
+ Nhóm 3,4: Trường hợp 2
+ Nhóm 4,5: Trường hợp 3

Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung của nhóm mình.
+ Đưa ra được những ý kiến của cả nhóm để giải quyết tình huống đặt ra
- Thống nhất nội dung trả lời chung của nhóm và cử thành viên báo cáo khi giáo viên yêu cầu
Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến :
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những ý nghĩa của truyền thống quê hương
3. Ý nghĩa của truyền thống quê hương.
- Truyền thống quê hương là sức mạnh để mỗi cá nhân không ngừng học tập vươn lên
3. Hoạt động 3: Luyện tập.

Bài tập 4:
Xử lý tình huống

a. Mục tiêu:

HS củng cố kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

*
Học sinh làm việc theo nhóm các nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết một tình huống sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi

Nhóm 1, 2 tình huống: a

Nhóm 1, 2 tình huống: b

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

- Học sinh trình bày được suy nghĩ của mình các hành vi và việc làm của các nhân vật, đưa ra được cách giải quyết trong từng tình huống.

Tình huống: a

Tình huống: b

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm các nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết một tình huống sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi

Nhóm 1, 2 tình huống: a

Nhóm 1, 2 tình huống: b

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các học sinh làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cùng nhau suy nghĩ và trả lời. Cử đại diện chuẩn bị báo cáo kết quả nếu được yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm còn lại theo dõi để bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận

4. Hoạt động 4: Vận dụng.

Bài 2: Em hãy cùng các bạn thiết kế tập san về chủ đề “ Tự hào về truyền thống quê hương”

a. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

b. Nội dung:

- Học sinh làm việc theo nhóm, mỗi nhóm hoàn thành 1 tập san theo chủ đề trên

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:

- Tập san được thể hiện một cách phong phú sinh động về việc làm, hình ảnh, thông tin

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


- Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên,

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh phân công nhiệm cụ các thành viên

- Các thành viên hoàn thiện nhiệm vụ được giao

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Cùng nhau trao đổi, thảo luận để hoàn thiện sản phẩm, viết bài thuyết trình cho sản phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuyên cho học sinh các nhóm





BẢN PPT

1693202505120.png


BẢN WORD

1693202517722.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GDCD 7 2023-2024 soạn tách tiết.rar
    93.1 MB · Lượt xem: 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 5 yêu thương con người gdcd 7 giải bài tập gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giải gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giáo án chủ đề môn gdcd 7 giáo án dạy gdcd 7 giáo án gdcd 10 bài 7 violet giáo án gdcd 11 bài 7 violet giáo án gdcd 12 bài 7 tiết 2 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 giáo án gdcd 7 bài 1 giáo án gdcd 7 bài 10 giáo án gdcd 7 bài 11 giáo án gdcd 7 bài 11 tự tin giáo án gdcd 7 bài 12 giáo án gdcd 7 bài 2 giáo án gdcd 7 bài 4 giáo án gdcd 7 bài 5 yêu thương con người giáo án gdcd 7 bài 6 giáo án gdcd 7 bài 6 tôn sư trọng đạo giáo án gdcd 7 bài 7 giáo án gdcd 7 bài 8 giáo án gdcd 7 bài 9 giáo án gdcd 7 bài khoan dung giáo án gdcd 7 bài tôn sư trọng đạo giáo án gdcd 7 bài đạo đức và kỉ luật giáo án gdcd 7 bài đoàn kết tương trợ giáo an gdcd 7 cả năm giáo án gdcd 7 học kì 2 giáo án gdcd 7 khoan dung giáo án gdcd 7 kì 2 giáo án gdcd 7 mới nhất giáo an gdcd 7 mới nhất 2020 giáo án gdcd 7 mới nhất violet giáo án gdcd 7 powerpoint giáo án gdcd 7 sống và làm việc có kế hoạch giáo án gdcd 7 theo chủ de giáo án gdcd 7 theo chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 giáo án gdcd 7 theo công văn 5512 học kì 2 giáo an gdcd 7 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 7 theo cv 5512 giáo án gdcd 7 violet giáo án gdcd 7 vnen giáo án gdcd 8 bài 7 violet giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo án gdcd lớp 7 giáo án gdcd lớp 7 bài 1 giáo án gdcd lớp 7 bài 10 giáo án gdcd lớp 7 bài 13 giáo án gdcd lớp 7 bài 14 giáo án gdcd lớp 7 bài 3 giáo án gdcd lớp 7 bài 5 giáo án gdcd lớp 7 bài 9 giáo án giáo dục công dân 7 mới nhất giáo án môn gdcd lớp 12 bài 7 giáo án ôn tập học kì 1 gdcd 7 giáo án thực hành ngoại khóa gdcd 7 giáo án word gdcd 7 giáo án điện tử môn gdcd 7 giáo dục công dân 7 bài 5 yêu thương con người giáo dục công dân lớp 7 bài 5 yêu thương con người
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,765
    Thành viên mới nhất
    đuyenuong24

    Thành viên Online

    Top