Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,341
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án hđtn lớp 7 chân trời sáng tạo CẢ NĂM THEO CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word, ppt gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án hđtn lớp 7 chân trời sáng tạo về ở dưới.
Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN​

4 Tiết



I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
  • Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.

Tiết 1: Nhiệm vụ 1, 2, 3​

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


  • Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống
  • Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
  • Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường.
2. Năng lực

- Năng lực chung
:

  • Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, biết điều chỉnh bản thân để đáp ứng sự thay đổi.
  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng thể hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động.
  • Năng lực định hướng về nghề nghiệp: Hiểu biết về nghề nghiệp, đưa ra quyết định và lập kế hoạch học tập.
3. Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên


  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề
  • Trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong sgk, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
  • Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ 3 sgk
  • Thực hiện nhiệm vụ trong sgk, sbt trước khi đến lớp
  • Thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu
: Giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành thói quen tốt với bản thân; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV giới thiệu ý nghĩa của chủ đề thông qua bài hát, ví dụ. GV định hướng nội dung cho HS.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến luật chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên các thói quen hằng ngày của học sinh. Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thói quen thì đội đó giành được chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi, hào hứng xung phong tham gia.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Đọc phần định hướng nội dung, kết hợp với quan sát tranh chủ đề thảo luận và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp trong chủ đề?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, giảng giải: Cuộc sống của bạn có trở nên khoa học, thuận lợi hay không một phần là do thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Bạn được yêu mến, tôn trọng hay không là do thói quen ứng xử. Như vậy, thói quen có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi người. Trong chủ đề này, chúng ta sẽ cùng học cách rèn luyện thói quen tốt giúp phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói quen chưa tốt để khắc phục.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống

a. Mục tiêu
: HS nhận ra được điểm mạnh và điểm còn hạn chế của bản thân

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm: HS biết nhận diện và chia sẻ cách khắc phục điểm yếu, điểm mạnh, biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân trong học tập và cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, kết luận.


Nhiệm vụ 2
. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi về điểm mạnh mà mình tự hào nhất, điểm hạn chế mà mình mong muốn khắc phục nhất và chia sẻ lí do.
- Tiếp theo, GV dán 2 tờ giấy A0 lên bảng và gọi lần lượt HS lên ghi điểm mạnh đáng tự hào và điểm hạn chế cần khắc phục của mỗi cá nhân.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS bắt cặp, thảo luận và chia sẻ với nhau.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS lên bảng ghi vào giấy
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện
GV tổng hợp kết quả và nhận xét hoạt động.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ trong nhóm về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin, chia sẻ với các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khuyến khích HS nhìn ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để từ đó có cách rèn luyện phù hợp.
I. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống
1. Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân

- Điểm mạnh:
Biết giải quyết vấn đề
Kiên trì, không bỏ cuộc
Tính kỷ luật cao
Biết công nghệ thông tin…

- Điểm yếu:
Dễ nổi nóng, nổi cáu
Ngại giao tiếp
Không tự tin trước đám đông…

=> Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.

2. Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục
Gợi ý:
- Mình tự hào về khả năng thuyết trình của mình trước đám đông.

- Mình mong muốn khắc phục thói quen ngủ dậy muộn






3. Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế

Gợi ý:
- Điểm mạnh của em là học tốt môn tiếng anh. Em quyết định phát huy điểm mạnh bằng cách:
+ Tìm và học thêm nhiều từ vựng
+ Luyện cách nghe, cách đọc tiếng anh lưu loát.
+ Xem phim, hoặc giao tiếp người nước ngoài…

- Điểm hạn chế của em là bỏ bữa sáng, em khắc phục hạn chế đó bằng cách:
+ Ghi vào giấy nhớ, dán vào vị trí nơi em thấy hàng ngày.
+ Lập ra những món tốt cho bữa sáng mà mình yêu thích.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, có ý thức chú ý tới sự thay đổi trạng thái của bản thân để có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xử lí tình huống, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS xử lí tình huống, đưa ra cách kiểm soát cảm xúc của bản thân

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong từng tình huống sau:
+ TH1. Nghe bạn thân nói không đúng về mình
+ TH2. Bị bố mẹ mắng nặng lời
+ TH3. Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi đang tranh luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lí cách kiểm soát cảm xúc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm đã kiểm soát cảm xúc, sau đó nhận xét và kết luận.

Nhiệm vụ 2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi về các biện pháp kiểm soát cảm xúc và cách sử dụng.
- GV dẫn dắt và tổ chức cho HS cả lớp thực hành hít thở đều và tập trung vào hơi thở trên nền nhạc không lời với âm lượng nhỏ.
(https://www.nhaccuatui.com/playlist...-nhe-nhang-sau-lang-va.St7krpsa8imm.html?st=9)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, đóng vai, thảo luận và xử lý cách kiểm soát cảm xúc.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
II. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em
1. Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc

- TH1. Không nóng nảy, điềm tĩnh, hỏi bạn từ đâu bạn có thông tin đó, điều chỉnh lại thông tin và mong bạn cần xác định rõ thông tin trước khi nói để tránh hiểu lầm.
- TH2. Cố gắng tĩnh tâm, không quá tập trung vào nỗi đau, mà hãy tìm lý do tại sao mình bị mắng, học cách chấp nhận lỗi sai và biết ơn lời la mắng đó để giúp mình tốt hơn.
- TH3. Ý kiến đó có thể đúng hoặc sai. Do đó, khi tranh luận bị phản bác ý kiến ta cần bình tĩnh, không cáu gắt, khó chịu mà cần tìm chứng cứ, lí lẽ để trình bày thuyết phục các bạn (nếu đó thực sự là ý kiến đúng).



2. Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc
- Hít thở đều và tập trung vào hơi thở
- Lấy một cốc nước uống từng ngụm nhỏ
- Đếm 1, 2, 3… và tập trung vào việc đếm.
- Suy nghĩ về những điều tích cực
- Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người.
Hoạt động 3. Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em khi ở gia đình và ở trường

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS có ý thức rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình và nhà trường.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Khảo sát HS về thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
- GV yêu cầu HS: Kể tên những việc làm thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của em ở gia đình và ở trường?
- Dựa trên câu trả lời của HS, GV tiến hành khảo sát mức độ thực hiện các công việc giữ cho nhà cửa, lớp học ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của HS bằng cách giơ thẻ màu:
Màu xanh – luôn luôn
Màu vàng – thỉnh thoảng
Màu đỏ - hiếm khi

- GV trao đổi về các thói quen của HS và hỏi: Ai đã cố gắng duy trì các thói quen này? Ai còn gặp khó khăn khi duy trì các thói quen tốt?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, tìm ra những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi HS đứng dậy trình bày
- HS tham gia hoạt động khảo sát của GV
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, căn dặn: Là HS chúng ta cần cố gắng duy trì các thói quen tốt để cuộc sống trở nên tốt hơn.

Nhiệm vụ 2. Chỉ ra những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm đọc bài tập 2 trang 10 sgk và chỉ ra những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, thảo luận nhóm, tìm ra những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm đứng dậy trình bày
- GV mời đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, khuyến khích: Mỗi chúng ta cần cố gắng rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở nhà và ở trường.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phỏng vấn nhanh HS cả lớp: Em đã thực hiện thường xuyên những việc làm nào để rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ trong học tập và cuộc sống?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp
- GV ghi nhanh các việc làm của HS lên bảng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết kết quả hoạt động của lớp và đưa ra nhận xét.

Nhiệm vụ 4. Thảo luận ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành nhóm 4 HS, yêu cầu HS chia sẽ theo nhóm: Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ hay sự bừa bộn của bạn đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và học tập?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và chia sẻ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và căn dặn HS nên rèn luyện những thói quen tốt, khắc phục những thói quen chưa tốt.
3. Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình và nhà trường
a. Thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

- Sắp xếp tủ quần áo
- Lau tủ lạnh
- Lau dọn nhà vệ sinh
- Lau cửa kính, cửa sổ
- Quét dọn các phòng
- Giữ bàn học sạch sẽ, để sách vở gọn gàng…
















b. Những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
+ Quy định vị trí cho mỗi đồ dùng
+ Quét nhà, lau nhà mỗi ngày
+ Thay, giặt quần áo thường xuyên
+ Xếp tài liệu, sách vở ngay ngắn
+ Gấp chăn màn mỗi khi ngủ dậy
+ Đánh răng, rửa mặt mỗi ngày
















c. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ

+ Thường xuyên quét phòng
+ Gấp chăn gối gọn gàng hằng ngày
+ Lau dọn bàn học hằng ngày
+ Lau cửa sổ thường xuyên
+ …….












d. Ảnh hưởng của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đến học tập và cuộc sống

- Bừa bộn, thiếu ngăn nắp:
+ Mất thời gian cho việc tìm đồ, ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích.
+ Không gian sống và học tập bừa bộn gây mất thiện cảm với những người xung quanh.

- Ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ:
+ Tiết kiệm được thời gian tìm kiếm đồ đạc cũng như thời gian dọn dẹp.
+ Không gian thoải mái, tạo cảm hứng trong quá trình học tập và làm việc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
HS vận dụng được tri thức, kinh nghiệm mới đã tiếp thu được vào đời sống thực tiễn.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà thực hiện

c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:

+ NV1. Về nhà cùng trao đổi với bố mẹ, người thân, tìm ra điểm yếu mạnh và điểm hạn chế của bản thân để phát huy và khắc phục.

+ NV2. Học cách kiềm chế cảm xúc ở trường lớp, ở nhà, nơi công cộng...

+ NV3. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ tại gia đình và chụp ảnh lưu lại, trình bày sản phẩm vào tuần sau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả thực hiện vào tiết học sau.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV nhận xét, đánh giá thái độ học tập của HS, kết thúc tiết học.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Xem trước nội dung nhiệm vụ 4, 5 chủ đề 1 sgk.



********************​

Tiết 2: Nhiệm vụ 4, 5​

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


Biết rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và ở trường

2. Năng lực

- Năng lực chung
:

  • Tự chủ và học tập: giải quyết vấn đề linh hoạt thông qua việc vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh để trình bày nội dung, ý tưởng sản. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức đã học, vệ sinh dọn dẹp ngăn nắp, gọn gàng và sạch sẽ ở nhà và ở trường học.
  • Năng lực thiết kế: Kĩ năng thiết kế sản phẩm từ các hoạt động, kĩ năng trình bày sản phẩm thực hiện rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở nhà.
3. Phẩm chất: Luôn có tinh thần nhân ái, chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ, trung thực và trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:


  • Giáo án , SGK, SGV
  • Video khởi động
2. Đối với học sinh:

  • SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
  • Hình ảnh những việc mình làm giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
  • Khăn lau, chậu nước, chổi… vệ sinh lớp học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi bước vào nội dung bài học, bước đầu hình thành suy nghĩ không nên sống bừa bộn.

b. Nội dung: GV chiếu video, HS theo dõi, đưa ra suy nghĩ và chia sẻ của mình.

c. Sản phẩm học tập: HS có suy nghĩ về lối sống tích cực hơn.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chiếu video «Không gian sống bừa bộn là nguyên nhân khiến bạn tiêu cực»

https://www.youtube.com/watch?v=vHFVNmDROug (từ đầu đến 2:26)

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ sau khi xem video.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, đưa ra quan điểm, suy nghĩ của mình về lối sống bừa bộn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS đứng dậy chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn vào nội dung bài học: Tìm hiểu thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ của em khi ở gia đình và ở trường.

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

Hoạt động 4. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS duy trì thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, trưng bày sản phẩm chia sẻ những việc đã làm ở nhà.

c. Sản phẩm học tập: HS có suy nghĩ về lối sống tích cực hơn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Trưng bày sản phẩm về thực hiện những việc làm tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiệ những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả từ buổi học trước, trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- GV yêu cầu HS sắp xếp trưng bày sản phẩm theo nhóm, từng thành viên giới thiệu những việc mình đã làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm, cá nhân trưng bày sản phẩm của mình.
- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Các thành viên tự giới thiệu những việc mình đã làm để giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện

Nhiệm vụ 2. Tham quan sản phẩm của các nhóm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham quan sản phẩm của các nhóm khác và lựa chọn cách sắp xếp của bạn nào mình thích nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tổ chức tham quan sản phẩm của các nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các HS trình bày trước lớp về cách duy trì những việc làm giữ nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về các hoạt động.
4. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại gia đình
Hoạt động 5. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS tổ chức không gian, sắp xếp lớp học ngăn nắp, gọn gàng và giữ lớp học sạch sẽ.

b. Nội dung: GV tổ chức thảo luận, cho HS thực hành sắp xếp không gian lớp học và chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia hoạt động.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nói lên được cảm xúc của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở trường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS mở nhiệm vụ 5 trong sgk và sbt, thảo luận và đưa ra một số cách thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ khi ở trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cán sự lớp điều hành thống nhất phương án sắp xếp lớp học gọn gàng, ngăn nắp và sạch sẽ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV bổ sung ý kiến cho kế hoạch của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuyển nội dung.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức sắp xếp không gian lớp học
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thực hiện kế hoạch sắp xếp lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ đã thống nhất.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát, đánh giá, hướng dẫn HS thực hiện
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận hoạt động của HS.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi luôn giữ được sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở trường.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về lợi ích của thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ đối với cá nhân và người khác.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm, lên ý tưởng chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp, chú ý tới những bạn chưa có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận: Để tập thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ không phải là việc làm quá khó khăn. Bản thân mỗi chúng ta cũng đều có thể giúp cho nhà ở, lớp học của mình trở nên gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ. Từ bây giờ, chúng ta cần rèn luyện thói quen sống ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ để có sức khỏe tốt và cuộc sống lành mạnh.
5. Rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ tại trường
- Kê bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng
- Đặt sách vở, đồ dùng học tập gọn gàng trên bàn khi dùng.
- Xếp sách vở ngăn nắp sau mỗi lần sử dụng
- Để đồ dùng lớp học đúng theo nơi quy định.
- Luôn giữ môi trường lớp học, sân trường sạch sẽ.
*Hướng dẫn về nhà

  • Duy trì và rèn luyện thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở nhà
  • Đọc trước nhiệm vụ 6, 7 sgk.


********************​

Tiết 3: Nhiệm vụ 6, 7​

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


  • Biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế về thói quen trong học tập và cuộc sống.
  • Biết duy trì và phát triển thói quen tích cực trong cuộc sống
2. Năng lực

- Năng lực chung
:

  • Tự chủ và học tập: Có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu trong hoạt động học tập trên lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ điểm mạnh, điểm yếu, điểm tích cực của bản thân để điều chỉnh hành động phù hợp với cuộc sống.
  • Năng lực thiết kế: Kĩ năng xây dựng kế hoạch để rèn luyện và phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.
3. Phẩm chất: Luôn có tinh thần nhân ái, chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ, trung thực và trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:


  • Giáo án , SGK, SGV
  • Câu hỏi chơi trò chơi khởi động
2. Đối với học sinh:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi bước vào nội dung bài học thông qua trò chơi mảnh ghép.

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS xung phong trả lời

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra các đáp án đúng cho từng câu hỏi

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV lần lượt chiếu câu hỏi:

Câu 1. Đâu không phải là việc làm thường xuyên hằng ngày?

A. Đi bơi

B. Đánh răng, rửa mặt

C. Quét dọn nhà cửa

D. Gấp chăn màn


Câu 2. Đâu không phải là ảnh hưởng do thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ trong học tập và cuộc sống:

A. Mất nhiều thời gian cho việc tìm đồ

B. Gây áp lực vào công việc học tập

C. Gây mất thiện cảm với người xung quanh.

D. Gây ảnh hưởng tới thời gian làm việc hữu ích


Câu 3. Những việc làm nào sau đây giúp tạo thói quen ngăn nắp, gọn gàng:

1. Loại bỏ bớt đồ dùng không cần thiết

2. Xếp hết đồ dùng đang sử dụng vào kho, lúc cần thì tìm sau

3. Phân loại và quy định vị trí cho các đồ dùng

4. Xếp lại đồ dùng vào đúng vị trí sau mỗi lần sử dụng

5. Chỉ cần sắp xếp và lau dọn những đồ dùng hay sử dụng trong nhà

A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4 C. 2, 4, 5 D. 1, 2, 3, 4, 5


Câu 4. Nếu bạn trong lớp của em chưa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, em sẽ làm gì?

A. Mách với cô giáo/ thầy giáo

B. Chê bai, giễu cợt bạn

C. Khuyên bạn nên tập cho mình thói quen ngăn nắp, sạch sẽ

D. Kệ bạn, miễn sao mình ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng là được.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lần lượt xem các câu hỏi, xung phong trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày câu trả lời

Câu 1 - A​
Câu 2 - B​
Câu 3 - B​
Câu 4 - C​
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

Hoạt động 6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS biết cách tạo thói quen tốt trong học tập và cuộc sống để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS chia sẻ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt và cách rèn luyện.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ cách rèn luyện điểm mạnh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chia sẻ một số thói quen tốt trong học tập và cuộc sống HS cần hình thành, rèn luyện thường xuyên.
- GV gợi ý:
+ Thói quen suy nghĩ trước khi nói, phát biểu
+ Thói quen đọc kĩ đề bài/ nhiệm vụ trước khi làm.
+ Thói quen kiểm tra lại kết quả thực hiện.
+ Thói quen giữ đúng cam kết, hoàn thành nhiệm vụ học tập đúng hạn.
+ Thói quen lắng nghe người khác nói/ thầy cô giảng bài.

- GV tổ chức phỏng vấn nhanh HS cả lớp: Kể tên thói quen tốt trong học tập, sinh hoạt của các em và cách rèn luyện những thói quen đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời và chia sẻ.
- GV quan sát các nhóm và hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét và kết luận.

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ điểm hạn chế và cách khắc phục
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, từng HS chỉ ra điểm hạn chế của bản thân và hướng khắc phục những hạn chế đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau.
- Các bạn trong nhóm để xuất hướng khắc phục cho bạn để việc rèn luyện có hiệu quả cao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét về các hoạt động.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm chia sẻ kết quả thực hiện việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, cùng nhau trao đổi, thảo luận.
- GV quan sát quá trình HS thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động và căn dặn HS duy trì việc làm này để trở thành thói quen.
6. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống





HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 7. Duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS nhận thức được các thói quen sẽ tạo nê tính cách của mỗi cá nhân, từ đó có ý thức duy trì những thói quen tích cực.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS:

+ Chia sẻ việc lựa chọn những thói quen tích cực để rèn luyện

+ Chia sẻ những bài học rút ra từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ việc lựa chọn những thói quen tích cực để rèn luyện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về một thói quen tích cực muốn duy trì và giải thích lí do
- GV yêu cầu HS chỉ ra những thói quen tích cực đó đã tạo nên nét tính cách nào cho bản thân theo mẫu:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên lần lượt chia sẻ cho các bạn cùng nghe.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những bài học rút ra từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức thảo luận nhóm về ảnh hưởng của thói quen đến học tập và cuộc sống theo 4 nội dung cụ thể:
+ Nhóm 1. Ảnh hưởng của thói quen ăn uống, sinh hoạt
+ Nhóm 2. Ảnh hưởng của thói quen suy nghĩ
+ Nhóm 3. Ảnh hưởng của thói quen học tập và làm việc
+ Nhóm 4. Ảnh hưởng của thói quen giao tiếp, ứng xử.

- GV mời một HS đứng lên bục giảng, nhiệm vụ của cả lớp là nói về những điểm tích cực của bạn.
- GV phỏng vấn nhanh cảm xúc của HS khi được nghe các bạn nói những điều tích cực về mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát, đánh giá, hướng dẫn HS thực hiện
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS chia sẻ bài học rút ra được từ sự hình thành và phát triển thói quen tích cực của bản thân
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
7. Duy trì thói quen tích cực trong cuộc sống
- Những thói quen tích cực để rèn luyện:

+ Chấp hành kỉ luật
+ Biết cách giải quyết vấn đề
+ Không phàn nàn, kêu ca
+ Kiểm soát và giữ cân bằng cảm xúc
+ Tự tin trong giao tiếp, ứng xử…













- Bài học rút ra:
Một thói quen tốt được hình thành có thể góp phần tạo nên nhiều nét tính cách khác nhau ở một người. Ví dụ: Thói quen định hướng tích cực trong giao tiếp góp phần hình thành những tính cách tốt như: lạc quan, nhân hậu, ứng xử khéo léo…
*Hướng dẫn về nhà

  • Duy trì và rèn luyện thói quen tích cực trong cuộc sống
  • Đọc trước nội dung đánh giá chủ đề 1.


********************​

Tiết 4: Nhiệm vụ 8 và hoạt động chuẩn bị CĐ 2​

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


  • Biết chỉ ra những thói quen trong cuộc sống và học tập, biết được đâu là thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi.
  • Biết tự đánh giá bản thân trong quá trình học tập và tiếp thu ở chủ đề 1
2. Năng lực

- Năng lực chung
:

  • Tự chủ và học tập: Có ý thức tự giác tìm tòi, nghiên cứu trong hoạt động học tập trên lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực hoạt động trải nghiệm:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tự nhìn nhận bản thân, biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu, đâu là điểm cần phát huy, điểm cần khắc phục để có sự điều chỉnh hợp lí, hoàn thiện bản thân.
  • Năng lực thiết kế: Kĩ năng xây dựng kế hoạch để rèn luyện và phát triển bản thân ngày càng tốt hơn.
3. Phẩm chất: Luôn có tinh thần nhân ái, chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ, trung thực và trách nhiệm trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:


  • Giáo án , SGK, SGV
  • Bài hát khởi động
2. Đối với học sinh:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi bước vào nội dung bài học thông qua trò bài hát “Bay lên nhé ước mơ học trò”.

b. Nội dung: GV chiếu video bài hát, HS cùng hòa vào nhịp điệu bài hát

c. Sản phẩm học tập: Qua câu từ bài hát, HS biết cố gắng vượt qua khó khăn để vươn tới tương lai tươi đẹp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chiếu bài hát:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe và cảm nhận ca từ của bài hát.

Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

- GV dẫn vào nội dung bài học

HOẠT ĐỘNG PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 8. Cho bạn, cho tôi

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua hoạt động liên quan đến chủ đề cũng như những thói quen trong học tập và học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức HS hoạt động nhóm chỉ ra thói quen của bạn, mong bạn thay đổi điều gì.

c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra thói quen tốt của bạn, chỉ ra những điều chưa tốt mong muốn bạn thay đổi để hoàn thiện bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Gọi tên một thói quen của bạn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi HS tìm một từ/ cụm từ mô tả gần đúng thói quen của từng bạn trong nhóm.
Ví dụ:

- GV yêu cầu HS viết vào vở SBT những từ/ cụm từ mà các bạn dành cho mình.
- GV yêu cầu HS trao đổi: Trong các thói quen, thói quen nào ảnh hưởng đến quan hệ? Thói quen nào ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân? Thói quen nào không ảnh hưởng gì những không tạo được hình ảnh đẹp của cá nhân? Thói quen nào nên thay đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, chia sẻ lẫn nhau.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.

Nhiệm vụ 2. Mong bạn thay đổi điều gì
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu nhóm chia sẻ với bạn về thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi và cách giúp bạn từ bỏ thói quen chưa tốt.
- GV lấy ví dụ:
+ Hạnh nên bỏ thói quen nhìn trần nhà khi trả lời câu hỏi, thói quen cắn mong tay…
+ Khắc phục: Khi lên bảng trình bày, hãy nhìn vào tớ ngồi dưới, đừng nhìn lên trần. Nếu tớ thấy cậu cắn mong tay, tớ sẽ giật tay ra nhé và nhớ không được cáu…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trong các nhóm chia sẻ lẫn nhau.
- Các bạn trong nhóm để xuất hướng khắc phục cho bạn để việc rèn luyện có hiệu quả cao.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết hoạt động và ghi nhận những cố gắng của HS.
8. Cho bạn, cho tôi





Hoạt động 9. Khảo sát cuối chủ đề (dựa trên nhiệm vụ 8)

a. Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS tự đánh giá về bản thân vừa nhận được sự đánh giá của GV. Từ đó, mỗi HS đều biết được hướng rèn luyện tiếp theo của mình.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức cho HS:

+ Chia sẻ thuận lợi và khó khăn khi trải nghiệm chủ đề 1

+ HS tự đánh giá, khảo sát


c. Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá được bản thân sau khi hoàn thành chủ đề 1, rút ra bài học và kinh nghiệm cho chủ đề sau.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ thuận lợi và khó khăn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm bài tập 1, nhiệm vụ 8 trong sgk và chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi trải nghiệm chủ đề này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét hoạt động.

Nhiệm vụ 2. Tổng kết số liệu khảo sát
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây. GV hỏi từng mục, từng mức độ, thống kê số lượng HS và ghi chép số liệu:
(bảng ở cuối hoạt động)
- GV yêu cầu HS tính tổng điểm mình đạt được, điểm trung bình của toàn bảng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động
- GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được.
9. Khảo sát cuối chủ đề















TT
Nội dung đánh giá
Thang đánh giá
Rất đúng
Gần đúng
Chưa đúng
1Em nhận diện được một số điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
3​
2​
1​
2Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình.
3​
2​
1​
3Em rèn luyện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ ở trường
3​
2​
1​
4Em kiểm soát được cảm xúc của mình trong một số tình huống cụ thể.
3​
2​
1​
5Em rèn luyện được thói quen để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân.
3​
2​
1​
Tổng điểm
*Hướng dẫn về nhà

  • Yêu cầu HS tiếp tục rèn luyện những thói quen
  • Mở sgk chủ đề 2, đọc các nhiệm vụ cần thực hiện

1704274219784.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---CHU DE 1 - LỚP 7.pptx
    14.7 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---CHU DE 2 - LỚP 7.pptx
    16.7 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn---CHU DE 3 - LỚP 7.pptx
    18.1 MB · Lượt xem: 4
  • yopo.vn---CHU DE 4 - LỚP 7.pptx
    19.1 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---CHU DE 5 -LỚP 7.pptx
    15.4 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---CHU DE 6- LỚP 7.pptx
    12.9 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---CHU DE 7- LỚP 7.pptx
    55.9 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---CHU DE 8- LỚP 7.pptx
    186.3 MB · Lượt xem: 6
  • yopo.vn---CHU DE 9- LỚP 7.pptx
    12.6 MB · Lượt xem: 5
  • yopo.vn---HĐTN 7 - WORD.zip
    16.6 MB · Lượt xem: 5
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải toán lớp 7 chân trời sáng tạo bài 2 giáo án 7 chân trời sáng tạo giáo án âm nhạc lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án âm nhạc lớp 7 kết nối tri thức giáo án âm nhạc lớp 7 theo công văn 5512 giáo án âm nhạc lớp 7 tiết 21 giáo án an toàn giao thông lớp 7 giáo án bạch kim lớp 7 giáo án bài 7 lớp 11 giáo án bài 7 lớp đảng viên mới giáo án bài liệt kê lớp 7 violet giáo án bài mẹ và quả lớp 7 cánh diều giáo án bài quê hương lớp 7 giáo án bài sang thu lớp 7 giáo án cầu lông lớp 7 giáo án chào cờ lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án chào cờ lớp 7 kết nối tri thức giáo án chủ nhiệm lớp 7 giáo án dạy anh văn lớp 7 giáo án ếch ngồi đáy giếng lớp 7 giáo án gdcd bài 7 lớp 11 giáo án gdcd bài 7 lớp 12 giáo án gdcd lớp 7 giáo án gdcd lớp 7 cánh diều giáo án gdtc lớp 7 giáo án gdtc lớp 7 cánh diều giáo án gdtc lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án gdtc lớp 7 kết nối tri thức giáo án giáo dục địa phương lớp 7 giáo án giáo dục địa phương lớp 7 hà nội giáo án giáo dục địa phương lớp 7 tỉnh bắc giang giáo án gò me lớp 7 giáo án hđtn lớp 7 giáo án hđtn lớp 7 cánh diều giáo án hđtn lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án hđtn lớp 7 kntt giáo án hđtn lớp 7 sách kết nối tri thức giáo án khtn lớp 7 cánh diều giáo án khtn lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án kỹ năng sống lớp 7 violet giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo giáo án lịch sử lớp 7 giáo án lịch sử lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án lịch sử lớp 7 kết nối tri thức giáo án lịch sử địa phương lớp 7 giáo án lớp 11 unit 7 reading giáo án lớp 3 tuần 7 giáo án lớp 4 tuần 7 giáo án lớp 5 tuần 7 giáo án lớp 6 chân trời sáng tạo giáo án lớp 7 giáo án lớp 7 cánh diều giáo án lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án lớp 7 chương trình mới giáo án lớp 7 kết nối tri thức giáo án lớp 7 môn ngữ văn giáo án lớp 7 môn thể dục giáo án lớp 7 môn toán giáo án lớp 7 môn toán chân trời sáng tạo giáo án lớp 7 tập 2 giáo án lớp 7 tiếng anh giáo án mẹ lớp 7 cánh diều giáo án mĩ thuật lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án mĩ thuật lớp 7 kết nối tri thức giáo án môn lịch sử lớp 7 bài 11 giáo án môn ngữ văn lớp 7 học kì 2 giáo án môn toán lớp 7 hình học bài 1 giáo án môn toán lớp 7 kết nối tri thức giáo án mùa xuân nho nhỏ lớp 7 giáo án ngoài giờ lên lớp 7 giáo án ngữ văn lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn lớp 7 kì 1 giáo án ngữ văn lớp 7 tập 1 giáo án nhảy xa lớp 7 giáo án nói với con lớp 7 giáo án ông đồ lớp 7 cánh diều giáo án phó từ lớp 7 giáo án phó từ lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint lớp 7 giáo án powerpoint lớp 7 cánh diều giáo án powerpoint lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint lớp 7 kết nối tri thức giáo án powerpoint lớp 7 môn ngữ văn giáo án powerpoint lớp 7 môn toán giáo án powerpoint tin học lớp 7 giáo án powerpoint toán lớp 7 kết nối tri thức giáo án quê hương lớp 7 giáo án sang thu lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án sang thu lớp 7 giáo án sinh hoạt lớp 7 kì 2 giáo án sinh 7 chân trời sáng tạo giáo án sinh hoạt lớp 7 giáo án sinh hoạt lớp 7 bộ cánh diều giáo án sinh hoạt lớp 7 cánh diều giáo án sinh hoạt lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án sinh hoạt lớp 7 kết nối tri thức giáo án sinh hoạt lớp 7 sách cánh diều giáo án soạn văn lớp 7 giáo án sử bài 7 lớp 11 giáo án sử bài 7 lớp 12 giáo án tạm biệt lớp 7 giáo án tháng 7 lớp nhà trẻ giáo án thể dục lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án thể dục lớp 7 học kì 1 giáo án thể dục lớp 7 kết nối tri thức giáo án thể dục lớp 7 theo công văn 5512 giáo án tỉ lệ thức lớp 7 giáo án tiếng anh lớp 10 unit 7 reading giáo án tiếng anh lớp 6 unit 7 television giáo án tiếng anh lớp 7 global success giáo án tiếng anh lớp 7 i learn smart world giáo án tiếng anh lớp 7 theo công văn 5512 giáo án tiếng anh lớp 8 unit 7 pollution giáo án tiếng pháp lớp 7 giáo án tin học lớp 7 kết nối tri thức giáo án toán lớp 7 cánh diều giáo án toán lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án toán lớp 7 học kì 2 giáo án toán lớp 7 kết nối tri thức giáo án toán lớp 7 tập một giáo án toán đại số lớp 7 học kì 1 giáo án tuần 7 lớp 4 giáo án unit 1 lớp 7 giáo án unit 7 lớp 11 giáo án văn lớp 7 cánh diều giáo án văn lớp 7 kết nối tri thức giáo án xanh lớp 7 giáo án đi lấy mật lớp 7 giáo án địa lí lớp 7 bài 8 giáo án địa lí lớp 7 kết nối tri thức giáo án địa lớp 6 bài 7 giáo án địa lớp 7 bài 9 giáo án địa lớp 7 violet giáo án địa lý lớp 7 giáo án địa lý lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án điện tử lớp 7 chân trời sáng tạo giáo án điện tử lớp 7 kết nối tri thức giáo án điện tử lớp 7 môn công nghệ giáo án điện tử lớp 7 môn lịch sử giáo án điện tử lớp 7 môn ngữ văn giáo án điện tử lớp 7 môn tiếng anh giáo án điện tử lớp 7 môn toán giáo án điện tử lớp 7 ngữ văn giáo án điện tử tiếng anh lớp 7 thí điểm giáo án điện tử unit 7 lớp 11 giáo án điện tử địa lí lớp 7 giáo án đồng dao mùa xuân lớp 7 giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo bài 2 giáo dục công dân lớp 7 chân trời sáng tạo bài 1 thư viện giáo án tiếng anh lớp 7
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,329
    Bài viết
    37,798
    Thành viên
    140,516
    Thành viên mới nhất
    tran quang tuong

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top