Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
STEM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,738
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án stem hóa học 10 CẢ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 22 thư mục file trang. Các bạn xem và tải giáo án stem hóa học 10 về ở dưới.
BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức


- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất, ...

2. Năng lực

a) Năng lực chung


- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tranh ảnh để xác định được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về vai trò của hoá học đối với đời sống và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dựa vào đặc điểm về tính chất của chất để ứng dụng vào đời sống và giải thích được tính ứng dụng.

b) Năng lực hoá học

Nhận thức hoá học
:

- HS phân biệt được: Đơn chất, hợp chất, sự biến đổi chất, sự biến đổi hoá học. HS nêu được đối tượng nghiên cứu của hoá học.

- HS biết được một số chuyên ngành Hoá học và vai trò của chúng.

- HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học:

Thảo luận, quan sát hình ảnh kết hợp những hiểu biết có sẵn để đưa ra vai trò của hoá học.

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tính ứng dụng của các chất hoá học trong 1 lĩnh vực cụ thể.

3. Phẩm chất

– Có trách nhiệm tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân;

– Cẩn thận, khách quan và trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành;

– Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Hình ảnh về các ứng dụng của hoá học

– Dụng cụ và hóa chất:

Dụng cụ và thiết bị: Cốc thuỷ tinh 50 mL, ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ

Hoá chất: lòng trắng trứng

– Bảng phụ, bút dạ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG BÀI DẠY

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: HS quan sát thí nghiệm, trả lời câu hỏi của GV và giải thích.

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhiệm vụ học tập:
– Quan sát thí nghiệm GV tiến hành, trả lời câu hỏi.
HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
GV tiến hành thí nghiệm hoà tan lòng trắng trứng gà vào cốc nước. Sau đó cho khoảng 5 ml vào ống nghiệm và đun dưới ngọn lửa đèn cồn.
- Trong thí nghiệm trên, đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hoá học?
– HS quan sát hiện tượng, trả lời các câu hỏi của GV.
Kết luận:
GV đưa ra vấn đề vào bài: Hoá học là một trong các nội dung của môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS và trở thành môn học độc lập ở cấp THPT. Đối tượng nghiên cứu của môn Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất? Làm thế nào để học tập tốt môn Hoá học?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đối tượng nghiên cứu của hoá học

a) Mục tiêu: HS biết đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi của chất.

b) Nội dung:

- Từ việc ví dụ về sự biến đổi chất, GV hướng dẫn HS nhận xét và nêu được đối tượng nghiên cứu của Hoá học.

c) Sản phẩm:

- Các ví dụ về sự biến đổi chất, HS nêu được đối tượng nghiên cứu của Hoá học.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhiệm vụ học tập:
– HS thảo luận nhóm lấy được các ví dụ về sự biến đổi hoá học

HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ:
– GV chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”:
+ Mỗi nhóm lấy 5 ví dụ về sự biến đổi chất và viết ra bảng phụ trong thời gian 3 phút. (Đội nào xong trước sẽ mang nộp bảng phụ trước)
+ Bảng phụ của các nhóm được dán lên bảng
+ Đội chiến thắng là đội viết được đúng 5 ví dụ về sự biến đổi chất trong thời gian ngắn nhất.
- Từ các ví dụ, GV dẫn dắt để HS nêu được đối tượng nghiên cứu của Hoá học là gì.

– HS thảo luận nhóm và hoàn thiện kết quả theo hướng dẫn của GV.
– Các nhóm nộp kết quả hoạt động.
– Các nhóm nhận xét về ví dụ của các đội.
*5 ví dụ về sự biến đổi chất:
+ Trứng rán, không còn mùi tanh, có mùi thơm.
+ Cửa sắt lâu ngày bị gỉ.
+ Ủ nho thành rượu vang.
+ Phân bón tự nhiên được tạo ra khi có tia lửa điện (sét) do nitrogen tác dụng với oxygen (trong không khí).
+ Các phản ứng cháy.
Kết luận:
- Hoá học nghiên cứu về chất, sự biến đổi của chất và các hiện tượng đi kèm với nhứng biến đổi hoá học
Hoạt động 3: Vai trò của hoá học đối với đời sống và sản xuất

a) Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò, ứng dụng của hoá học thông qua các hình ảnh. HS biết thêm được một số ứng dụng khác của các ngành hoá học cụ thể.

b) Nội dung:

- Từ việc chuẩn bị bài ở nhà và phần thuyết trình của các nhóm, học sinh chỉ ra được vai trò của hoá học đối với đời sống và sản xuất.

- HS chỉ ra được các ứng dụng cụ thể của Hoá học đối với đời sống và sản xuất.

c) Sản phẩm: Bài trình bày vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm thuyết trình về vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất.
- Quan sát hình ảnh, ghi các ứng dụng của hoá học tương ứng với các hình ảnh vào vở

HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ 1: (GV đã giao nhiệm vụ trước tiết học)
HS đại diện các nhóm lên thuyết trình về vai trò của hoá học trong đời sống và sản xuất:
*Nhóm 1: Trong cuộc sống hàng ngày, hoá học có vai trò trong việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, lựa chọn và sử dụng các chất tẩy rửa,..
*Nhóm 2: Hoá học có vai trò trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, an ninh năng lượng.
*Nhóm 3: Vai trò của hoá học trong các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất các hoá chất cơ bản và nghiên cứu sản xuất các vật liệu mới.
+ Yêu cầu của bài thuyết trình: nêu được các ngành nghề, sản phẩm cụ thể ứng dụng trong từng lĩnh vực. Trước khi có những sản phẩm hóa học đó thì con người phải đối diễn với những khó khăn nào. Hóa học trong tương lai hứa hẹn điều gì ở các lĩnh vực này.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và chấm điểm cho các nhóm.


- HS đại diện các nhóm lên thuyết trình.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
Thực hiện nhiệm vụ 2:
GV chiếu các hình ảnh.
HS ghi nhanh vào vở các ứng dụng của hoá học thông qua các hình ảnh. 3 học sinh làm bài nhanh nhất GV sẽ thu vở để chấm điểm.
GV chiếu đáp án, HS nhận xét bổ sung.

- HS hoạt động cá nhân.
- Trình bày câu trả lời hoặc nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
Hoá học có vai trò quan trọng với đời sống và sản xuất
- Trong đời sống: Hóa học về thực phẩm, hóa học về thuốc, hóa học về mĩ phẩm, hóa học về chất tẩy rửa, ...
- Trong sản xuất: hóa học về năng lượng, hóa học về sản xuất hóa chất, hóa học về vật liệu, hóa học về môi trường, ...
Hoạt động 4: Phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học

a) Mục tiêu: HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học

b) Nội dung: Từ việc hoàn thiện sơ đồ tư duy, HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học .

c) Sản phẩm: HS trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hoá học

d) Tổ chức thực hiện:


Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu phần III sách giáo khoa trang 9, chọn từ khoá thích hợp cho sẵn, dán để hoàn thành sơ đồ tư duy điền khuyết chủ đề phương pháp học tập. Thời gian 4 phút.
- Hết thời gian GV yêu cầu HS mang lên bảng dán sơ đồ
- GV chiếu đáp án từng nhánh sơ đồ, các nhóm kiểm tra chéo tổng hợp số lượng ý đúng.
- GV chốt kiến thức và chấm điểm cho các nhóm.
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm, dán từ khoá vào sơ đồ tư duy.
- HS mang sơ đồ tư duy lên bảng dán
+ Nhánh Tìm hiểu kiến thức: Nội dung học tập, quan sát thí nghiệm, dự đoán kết quả, liên hệ đời sống, hiện tượng tự nhiên.
+ Nhánh xử lí thông tin : giải thích, dự đoán, kết luận, kẻ bảng biểu phân tích.
+ Nhánh ghi nhớ kiến thức: ôn tập, ghi chép, luyện tập thường xuyên, sử dụng thẻ ghi nhớ, sơ đồ tư duy.
+ Nhánh vận dụng kiến thức: vận dụng để giải thích các hiện tượng tự nhiên, giải quyết tình huống thực tiễn.
Thực hiện nhiệm vụ 2
- GV chiếu các bước thực hiện bài học được sắp xếp không đúng theo trật tự, yêu cầu HS sắp xếp theo đúng các bước của phương pháp học tập, nghiên cứu hoá học:
a, Tiến hành thí nghiệm.
b, So sánh kết quả với giả thuyết.
c, Đặt ra giả thuyết khoa học.
d, Quan sát và đặt câu hỏi.
e, Báo cáo kết quả.
f, Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chướng giả thuyết khoa học.
g, Phân tích kết quả thí nghiệm.
- GV gọi HS trả lời và phân tích nội dung của từng bước.
- GV nhận xét và giới thiệu cho HS về phương pháp mô hình và phương pháp thực nghiệm

– HS hoạt động cá nhân
- Các bước tiến hành:
Bước 1: d
Bước 2: c
Bước 3: f
Bước 4: a
Bước 5: g
Bước 6: b
Bước 7: e
Kết luận: GV phân tích làm rõ kiến thức cần đạt:
- HS cần thực hiện hoạt động tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin và nắm vững thông tin cần thiết qua sgk.
+ Xuất phát từ mục tiêu của mỗi bài học, HS tìm hiểu kiến thức qua sgk.
+ Xử lí các thông tin, đưa ra các giải thích, dự đoán, kết luận, trả lời câu hỏi, bài tập.
+ Ghi nhớ kiến thức cốt lõi
+ Vận dụng kiến thức kĩ năng và thực tiễn
- HS phải nắm vững và vận dụng các kiến thức đã học, đồng thời chú ý rèn luyện các kĩ năng:
+ Biết làm thí nghiệm an toàn thành công.
+ Rèn luyện thói quan tìm tòi, khám phá, tư duy và hành động, suy luận và sáng tạo
+ Hình thành sự hứng thú, say mê và chủ động trong học tập.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi
+ Bước 2: Đặt ra giả thuyết khoa học
+ Bước 3: Lập kế hoạch thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học
+ Bước 4: Tiến hành thí nghiệm
+ Bước 5: Phân tích kết quả thí nghiệm
+ Bước 6: So sánh kết quả với giả thuyết
+ Bước 7: Báo cáo kết quả
- Phương pháp mô hình được dùng để mô tả, mô phỏng cấu tạo của các hạt quá nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường. Từ đó suy ra cấu tạo của các vật thể thật trong cuộc sống
- Phương pháp thực nghiệm đóng vai trò cốt lõi của nghiên cứu hóa học. Các giả thuyết và mô hình đều phải được kiểm chứng bằng thực nghiệm và từ đó hình thành các quy luật.
Ví dụ: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để nghiên cứu chlorine
* Kiến thức trọng tâm:
Cách học tập nghiên cứu hoá học, thông qua quan sát và đặt câu hỏi, đặt ra giả thuyết khoa học, chứng minh bằng thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm, trình bày kết quả và báo cáo.
Hoạt động 5: Luyện tập

a) Mục tiêu:
Củng cố lại phần kiến thức đã học về đối tượng nghiên cứu của hoá học, vai trò của hoá học và các phương pháp học tập nghiên cứu hoá học.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm thông qua trò chơi “Ngôi sao may mắn”

Câu 1: Chuyên ngành nào sau đây không thuộc Hoá học?

A. Hoá lí. B. Vật lí. C. Hoá sinh. D. Hoá hữu cơ.

Câu 2: Trường hợp nào chất xảy ra biến đổi hoá học?

A. Vôi sống cho vào nước B. Đá vôi cho vào nước

C. Viên nước đá tan chảy thành lỏng D. Muối ăn tan vào nước

Câu 3: Người nông dân sử dụng sản phẩm nào sau đây để tăng năng suất cây trồng?

A. Dược phẩm B. Vaccin C. Phân bón D. Thuốc trừ sâu

Câu 4: Để học tốt môn hoá học, theo em cần làm những gì sau đây?

A. Chịu khó quan sát và đặt câu hỏi.

B. Đặt giả thuyết khoa học, xây dựng thí nghiệm để chứng minh, phân tích.

C. Vận dụng kiến thức để giải quyết một số tình huống trong thực tế.

D.
Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Trường hợp nào chất xảy ra biến đổi hoá học?

A. Vôi sống cho vào nước

B. Đá vôi cho vào nước

C. Viên nước đá tan chảy thành lỏng

D.
Muối ăn tan vào nước

c) Sản phẩm:

Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: D

d) Tổ chức thực hiện:

GV tổ chức trò chơi ”Ngôi sao may mắn”

Luật chơi: Có 5 ngôi sao trong đó có 1 ngôi sao may mắn, 4 ngôi sao khác tương ứng với mỗi câu hỏi cho 1 ngôi sao. Học sinh lựa chọn ngôi sao bất kì để trả lời câu hỏi. Trả lời đúng sẽ nhận được món quà bất ngờ tại mỗi ngôi sao (GV chuẩn bị phần quà để HS bốc thăm).

Hoạt động 6: Vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi thực tế

a) Mục tiêu:
giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS về phương pháp học tập, nghiên cứu hoá học.

b) Nội dung: Mưa acid gây nhiều tác hại tới đời sống con người, động-thực vật và các công trình kiến trúc. Về nhà HS trả lời câu hỏi:Việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm hay ứng dụng. Các em sẽ về nhà tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và các giải pháp ngăn ngừa tình trạng này.

c) Sản phẩm: PP nghiên cứu ứng dụng.

d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện….


1725443089012.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • BAI 20 - ON TAP CHUONG 6-TOC DO PHAN UNG - HOA 10 - KNTT -TV_STEM.zip
    544 KB · Lượt tải : 2
  • BAI 21 - NHÓM HALOGEN - HOA 10 - KNTT -TV_STEM.zip
    257.3 KB · Lượt tải : 2
  • BAI 22 - HYDROGEN HALIDE-MUOI HALIDE - HOA 10 - KNTT -TV_STEM.zip
    33.2 MB · Lượt tải : 2
  • BAI 23 - ON TAP CHUONG 7 - HOA 10 - KNTT -TV_STEM.zip
    6.5 MB · Lượt tải : 3
  • yopo.vn--new-HOA 10-KNTT-STEM bài 1-10.zip
    96.2 MB · Lượt tải : 3
  • yopo.vn--new-HOA 10-KNTT-STEM bài 10-19.zip
    278.4 MB · Lượt tải : 4
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    chủ de stem hóa học thpt dạy học stem môn hóa thcs giáo án bài thực hành số 1 hóa 10 giáo án bài thực hành số 6 hóa 10 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi hóa 10 violet giáo án dạy thêm hóa 10 giáo án dạy thêm hóa 10 violet giáo án dạy thêm hóa học 10 cơ bản giáo án dạy thêm hóa học 10-violet giáo án dạy thêm môn hóa 10 giáo án dạy thêm môn hóa lớp 10 giáo án hóa 10 giáo án hóa 10 bài 1 giáo án hóa 10 bài 13 giáo án hóa 10 bài 2 giáo án hóa 10 bài 22 giáo án hóa 10 bài 25 giáo án hóa 10 bài 3 giáo án hóa 10 bài 4 giáo án hóa 10 bài 6 giáo án hóa 10 bài 8 giáo án hóa 10 bài 8 violet giáo án hóa 10 bài 9 giáo án hóa 10 bài lưu huỳnh giáo án hóa 10 bài on tập đầu năm giáo án hóa 10 bài oxi ozon giáo án hóa 10 cả năm giáo án hóa 10 chương 1 giáo án hóa 10 chương 3 giáo án hóa 10 cơ bản giáo án hóa 10 cơ bản 3 cột violet giáo án hóa 10 cơ bản full giáo án hóa 10 cơ bản mới nhất violet giáo án hóa 10 cơ bản violet giáo án hóa 10 halogen giáo án hóa 10 mới giáo án hóa 10 nâng cao giáo án hóa 10 nâng cao bài 30 giáo án hóa 10 theo 5512 giáo án hóa 10 theo công văn 5512 giáo an hóa 10 theo công văn 5512 violet giáo án hóa 10 theo định hướng năng lực giáo án hóa 10 vietjack giáo án hóa 10 violet giáo án hóa 10 điện tử giáo án hóa học 10 giáo án hóa học 10 bài 25 giáo án hóa học 10 bài 9 giáo án hóa học 10 mới nhất giáo án hóa học 10 phát triển năng lực giáo an hóa học 10 phát triển năng lực violet giáo án hóa học 10 theo 5 bước giáo an hóa học 10 violet giáo án hóa học lớp 10 giáo án hóa học lớp 10 3 cột giáo án hóa học lớp 10 bài 1 giáo án hóa lớp 10 giáo án hóa lớp 10 bài 2 giáo án lớp 10 môn hóa giáo án môn hóa học lớp 10 giáo án môn hóa lớp 10 giáo án ôn tập hóa 10 đầu năm giáo án ôn tập học kì 1 hóa 10 giáo án ôn tập học kì 2 hóa 10 giáo án ôn tập học kì 2 hóa 10 violet giáo án ôn tập đầu năm hóa 10 violet giáo án phát triển năng lực hóa 10 giáo án phát triển năng lực môn hóa 10 giáo án phụ đạo hóa 10 giáo án powerpoint hóa 10 giáo án stem - hóa học violet giáo án stem hóa học 10 giáo án stem môn hóa học 9 giáo án stem violet môn hóa 10 giáo án thành phần nguyên tử hóa 10 giáo án tự chọn hóa 10 học kì 1 giáo án tự chọn hóa 10 học kì 1 violet giáo án tự chọn hóa 10 học kì 2 giáo án tự chọn hóa 10 kì 2 giáo án tự chọn hóa 10 violet sản phẩm stem hóa học soạn giáo án hóa 10 stem hóa học 10 stem hóa học 9
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top