- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,794
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Hồ sơ nghiên cứu bài học môn sinh lớp 6 được soạn dưới dạng file word, PPT gồm các thư mục file trang. Các bạn xem và tải hồ sơ nghiên cứu bài học về ở dưới.
Trường……………………….. Họ và tên GV…………………………
Tổ……………………………..
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái niệm phân bón và vai trò của phân bón.
- Đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến..
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức công nghệ:
Sử dụng kiến thức đã học để biết được đặc điểm một số loại phân bón thông thường.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học, tự nghiên cứu các yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ trong bài dạy.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày, thảo luận trong hoạt động được tổ chức trong bài dạy.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc trả lời các câu hỏi vận dụng, giải quyết các tình huống có vấn đề liên quan đến đặc điểm các loại phân bón.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu đặc điểm phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Chăm chỉ: Hứng thú tìm hiểu về cách sử dụng, bảo quản một số loại phân bón phổ biến.
- Trung thực: Có ý thức trung thực trong quá trình báo cáo, đánh giá các sản phẩm học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, video, một số loại phân bón phổ biến.
- Các phiếu học tập của nhóm chuyên gia
- Dụng cụ chuẩn bị cho hoạt động nhóm.
2. Học sinh: Tìm hiểu các loại bón phân cho cây trồng. Đọc sgk, tìm hiểu các kiến thức liên quan đến phân bón tại địa phương.
Đem các loại phân bón hóa học: Đạm, lân , kali, NPK….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về phân bón, vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
b. Nội dung: Cho HS xem video 1.
và trả lời các câu hỏi. Trong nông nghiệp người nông dân cần sử dụng phân bón để làm gì?
Phân bón là gì? Thành phần của phân bón gồm có những nguyên tố gì? Cây trồng cần liều lường phân bón nào nhiều nhất?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
Hoạt động 2.1: PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
a. Mục tiêu
- Trình bày được thế nào là phân bón và vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận cặp đôi. Hs thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về phân bón và vai trò phân bón.
c. Sản phẩm
Khái niệm và vai trò phân bón
- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
- Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là đạm (N), lân (P) và kali (K). Ngoài các chất trên, trong phân bón còn có các nguyên tố vi lượng và một số thành phần cần thiết khác cho cây trồng.
- Vai trò: Sử dụng phân bón hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Ngoài ra, phân bón còn có tác dụng cải tạo đất.
d. Tổ chức thực hiện
Kế hoạch đánh giá:
Hoạt động 2.2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón làm cơ sở cho việc sử dụng phân bón hợp lí và hiệu quả.
b. Nội dung: thảo luận và trình bày đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón làm cơ sở cho việc sử dụng phân bón hợp lí và hiệu quả.
c. Sản phẩm học tập: đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến
Đặc điểm cơ bản một số loại phân bón phổ biến
d. Tổ chức hoạt động:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và thực tiễn để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: đáp án bài tập phần Luyện tập SGK
d. Tổ chức thực hiện:
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học và kiến thức liên quan vào thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương.
b. Nội dung: Làm bài tập phần Vận dụng trong SGK
c. Sản phẩm học tập: bản mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình và địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
NHÓM :............................ PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 7 : GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia (5 phút)
-Kể tên một số loại phân bón hóa học đang được sử dụng ở địa phương em. Hãy cho biết chúng thuộc loại phân bón hóa học nào.
-Tìm hiểu về vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
-Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó.
- Tìm hiểu về vai trò của phân hữu cơ ( phân xanh, phân rác..) đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Kể tên các loại phân vi sinh thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân vi sinh đó.
- Tìm hiểu về vai trò của phân vi sinh vật ( VSV cố định đạm, chuyển hóa lân..) đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
VÒNG 2: Nhóm mảnh ghép
HS di chuyển theo sơ đồ và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày khái niệm và đặc điểm của các loại phân phổ biến?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Trường……………………….. Họ và tên GV…………………………
Tổ……………………………..
Tên bài dạy: Bài 7: GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN
Môn học: Công nghệ; Lớp: 10
Thời lượng: 02 tiết.
Môn học: Công nghệ; Lớp: 10
Thời lượng: 02 tiết.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Khái niệm phân bón và vai trò của phân bón.
- Đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến..
1. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Năng lực nhận thức công nghệ:
- Trình bày được khái niệm phân bón và vai trò của phân bón.
- Nêu được đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến.
- So sánh được các loại phân bón.
Sử dụng kiến thức đã học để biết được đặc điểm một số loại phân bón thông thường.
b. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học, tự nghiên cứu các yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ trong bài dạy.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày, thảo luận trong hoạt động được tổ chức trong bài dạy.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua việc trả lời các câu hỏi vận dụng, giải quyết các tình huống có vấn đề liên quan đến đặc điểm các loại phân bón.
2. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu đặc điểm phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
- Chăm chỉ: Hứng thú tìm hiểu về cách sử dụng, bảo quản một số loại phân bón phổ biến.
- Trung thực: Có ý thức trung thực trong quá trình báo cáo, đánh giá các sản phẩm học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hình ảnh, video, một số loại phân bón phổ biến.
- Các phiếu học tập của nhóm chuyên gia
- Dụng cụ chuẩn bị cho hoạt động nhóm.
2. Học sinh: Tìm hiểu các loại bón phân cho cây trồng. Đọc sgk, tìm hiểu các kiến thức liên quan đến phân bón tại địa phương.
Đem các loại phân bón hóa học: Đạm, lân , kali, NPK….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Nhiệm vụ học tập/ Mở đầu
a. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về phân bón, vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
b. Nội dung: Cho HS xem video 1.
và trả lời các câu hỏi. Trong nông nghiệp người nông dân cần sử dụng phân bón để làm gì?
Phân bón là gì? Thành phần của phân bón gồm có những nguyên tố gì? Cây trồng cần liều lường phân bón nào nhiều nhất?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
1. Chuyển giao nhiệm vụ - HS xem video và trả lời câu hỏi theo nhóm cặp đôi | 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành |
4. Kết luận, nhận định - Gv gọi Hs bất kỳ báo cáo kết quả thảo luận và một số Hs khác nhận xét, bổ sung. - Gv đặt vấn đề: Phân bón là gì? Phân bón có vai trò ntn trong trồng trọt? Các loại phân đó có đặc điểm gì? Có giống nhau không? à dẫn dắt vào bài học. | 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi, các HS khác bổ sung. |
Hoạt động 2.1: PHÂN BÓN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN
a. Mục tiêu
- Trình bày được thế nào là phân bón và vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp.
b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận cặp đôi. Hs thực hiện nhiệm vụ để tìm hiểu về phân bón và vai trò phân bón.
c. Sản phẩm
Khái niệm và vai trò phân bón
- Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để làm tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
- Các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón là đạm (N), lân (P) và kali (K). Ngoài các chất trên, trong phân bón còn có các nguyên tố vi lượng và một số thành phần cần thiết khác cho cây trồng.
- Vai trò: Sử dụng phân bón hợp lí giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho người sản xuất. Ngoài ra, phân bón còn có tác dụng cải tạo đất.
d. Tổ chức thực hiện
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV có thể giới thiệu một số hình ảnh so sánh về mô hình ruộng cây trồng được bón phân, mức bón phân khác nhau, trên các loại đất khác nhau - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về phân bón là gì và vai trò của phân bón lá đối với cây trồng. | 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát để thấy được vai trò của phân bón nói chung và vai trò cụ thể của loại phân bón hoá học nào đó nói riêng. |
4. Kết luận, nhận định - Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả. - Gv yêu cầu Hs báo cáo thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv chốt kiến thức. Thông tin bổ sung: Cây hút thức ăn nhờ gì? Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Đầu tiên từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dưỡng chất từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, magie, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây. Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. | 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
Kế hoạch đánh giá:
Hoạt động | Sản phẩm | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá |
Hình thành kiến thức | Câu trả lời của HS | Đánh giá đồng đẳng. | Bảng đánh giá theo tiêu chí. |
Hoạt động 2.2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN
a. Mục tiêu: giúp HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón làm cơ sở cho việc sử dụng phân bón hợp lí và hiệu quả.
b. Nội dung: thảo luận và trình bày đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón làm cơ sở cho việc sử dụng phân bón hợp lí và hiệu quả.
c. Sản phẩm học tập: đặc điểm cơ bản của một số loại phân bón phổ biến
Đặc điểm cơ bản một số loại phân bón phổ biến
Nội dung Tên phân | Ví dụ | Khái niệm | Đặc điểm |
Phân bón hóa học | Phân đạm, lân, kali, NPK,… | Là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp | - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. - Dễ tan (trừ phân lân) trong nước nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh - Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều và liên tục nhiều năm sẽ làm đất hóa chua, gây hại cho hệ VSV đất, tồn lưu trong nông sản. |
Phân bón hữu cơ | Phân chuồng, phân xanh, phân bắc,… | Là các chất hữu cơ được vùi vào đất, dùng trong nông nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất | - Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng nhưng thành phần, tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp và không ổn định. - Chất dinh dưỡng không dùng được ngay mà phải qua quá trình chuyển hoá nên hiệu quả chậm - Có tác dụng cải tạo đất, tạo mùn và 1 số chất dinh dưỡng tốt cho đất. |
Phân bón vi sinh vật | Phân VSV cố định đạm, Phân VSV chuyển hóa lân,…. | Là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chung vi sinh vật sống có ích cho đất và cây trồng như VSV cố định đạm, VSV chuyển hóa lân,... | - Chứa vi sinh sống có ích . Phân có thời hạn sử dụng ngắn do khả năng sống và tồn tại của VSV Phụ thuộc vào ngoại cảnh - Mỗi loại phân chỉ thích ứng với 1 hay 1 nhóm cây trồng nhất định - Bón nhiều phân vi sinh không làm hại đất, phân an toàn cho người vật nuôi, cây trồng và môi trường.. |
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cho học sinh làm thí nghiệm. - Yêu cầu 3 em học sinh thực hiện thí nghiệm hòa tan phân bón đạm , lân, kali vào nước, xem hiện tượng phản ứng xảy ra. Nhận xét kết quả. - Giáo viên đưa ra công thức hóa học của phân bón. Tính tỉ lệ dinh dưỡng trong phân bón rồi yêu cầu học sinh rút ra kết luận về hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón hóa học. Phân ure (NH2)2CO Tỉ lệ dinh dưỡng N% = (14x2): (14x2+2x2+12+16)= 28:60= 46% Vậy 1kg Ure chiếm 0,46Kg đạm. Phân DAP: (NH4)2HP04 (Diamoni hydrophosphat) Tỉ lệ dinh dưỡng N%= (14x2): (18x2+1+31+16x4)= 28:132 = 21% P%= 31: 132= 23,5% - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo nội dung phiếu học tập bằng kĩ thuật mảnh ghép: Theo nội dung phiếu học tập ở phần phụ lục Vòng 1: Nhóm chuyên gia Vòng 2: Nhóm mảnh ghép HS di chuyển theo sơ đồ và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày khái niệm và đặc điểm của các loại phân phổ biến? | 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, quan sát thí nghiệm, hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. |
4. Kết luận, nhận định - Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả. - Gv yêu cầu Hs báo cáo thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv chốt kiến thức. | 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện nhóm trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học và thực tiễn để trả lời câu hỏi.
b. Nội dung: bài tập phần Luyện tập SGK
c. Sản phẩm học tập: đáp án bài tập phần Luyện tập SGK
Phân bón hoá học | Phân bón hữu cơ | Phân bón vi sinh | |
Ưu điểm | - Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. - Phần lớn dễ tan trong nước, cây dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh, dễ vận chuyển. | - Chứa nhiều chất dinh dưỡng. - Hiệu quả bón phân hữu cơ kéo dài nhiều vụ, nhiều năm, làm tăng độ màu mỡ và cải tạo đất. | - An toàn cho người, vật nuôi, môi trường. - Bón liên tục nhiều năm không làm hại đất và có tác dụng cải tạo đất. |
Nhược điểm | Bón phân nhiều năm không đúng kĩ thuật dễ làm hoá chua đất, gây hại hệ sinh vật đất, tồn dư phân bón trong sản phẩm trồng trọt ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. | - Tỉ lệ chất dinh dưỡng thấp, không ổn định. - Có hiệu quả chậm, vận chuyển khó khăn. | - Thời hạn sử dụng ngắn - Chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng nhất định. |
d. Tổ chức thực hiện:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho 6 nhóm: Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón, nêu ưu và nhược điểm của mỗi loài bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
| 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. | ||||||||||||
4. Kết luận, nhận định - Gv yêu cầu Hs báo cáo kết quả. - Gv yêu cầu Hs báo cáo thảo luận. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Gv chốt kiến thức. | 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học và kiến thức liên quan vào thực tiễn sản xuất ở gia đình và địa phương.
b. Nội dung: Làm bài tập phần Vận dụng trong SGK
c. Sản phẩm học tập: bản mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình và địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK GV hướng dẫn HS về nhà khảo sát, quan sát và mô tả đặc điểm của một số loại phân bón đang được sử dụng ở gia đình, địa phương. Khi mô tả đặc điểm một số loại phân bón đang sử dụng tại gia đình/địa phương. | 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS cần mô tả về màu sắc, mùi, dạng tinh thể hay vô định hình, hút ẩm, vón cục hay không, tan được trong nước hay ít tan trong nước. HS có thể chụp ảnh hoặc quay video minh hoạ. |
3. Kết luận, nhận định - Nộp lại cho GV ở buổi học tiếp theo. |
NHÓM :............................ PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 7 : GIỚI THIỆU VỀ PHÂN BÓN
VÒNG 1: Nhóm chuyên gia (5 phút)
NHÓM (1,4) :
-Kể tên một số loại phân bón hóa học đang được sử dụng ở địa phương em. Hãy cho biết chúng thuộc loại phân bón hóa học nào.
-Tìm hiểu về vai trò của phân đạm, phân lân, phân kali đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
NHÓM (2,5)
-Kể tên các loại phân bón hữu cơ thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân bón hữu cơ đó.
- Tìm hiểu về vai trò của phân hữu cơ ( phân xanh, phân rác..) đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
NHÓM ( 3, 6):
- Kể tên các loại phân vi sinh thường được sử dụng ở gia đình và địa phương em. Tìm hiểu cách sử dụng các loại phân vi sinh đó.
- Tìm hiểu về vai trò của phân vi sinh vật ( VSV cố định đạm, chuyển hóa lân..) đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
VÒNG 2: Nhóm mảnh ghép
HS di chuyển theo sơ đồ và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày khái niệm và đặc điểm của các loại phân phổ biến?
THẦY CÔ TẢI NHÉ!