Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
WORD + POWERPOINT Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ gdcd 8 KẾT NỐI TRI THỨC được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 4 file trang. Các bạn xem và tải phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ gdcd 8 về ở dưới.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,

CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ( TIẾT 1)

( Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có thói quen tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền vận động mọi người cùng nâng cao cảnh giác đề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.

3) Về phẩm chất

- Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.


- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Hãy kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số nguy cơ và hiểm họa cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến vũ khí, cháy nổ và chất độc hại như:

- Một số vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết:

+ Cháy quán Karaoke An Phú ở Bình Dương (tháng 9/2022) khiến 32 người thiệt mạng

+ Ngộ độc thực phẩm tại trường Ischool Nha Trang (tháng 11/2022) khiến 665 học sinh phải nhập viên, trong đó có 1 trường hợp học sinh tử vong.

+ Nổ do cưa bom tại khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) vào tháng 3/2016 khiến 4 người tử vong.

- Những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Hãy kể về một vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại mà em biết và nêu những việc nên làm để phòng, tránh tai nạn đó.

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn là nỗi ám ảnh đối với con người vì nó gây ra những tổn thất to lớn cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đồng thời có thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

a) Mục tiêu.
HS nêu biết phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b) Nội dung.
HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp 1,2,3, quan sát các bức tranh và thông tin trong mỗi bức tranh đưa ra và trả lời câu hỏi

a) Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những loại tai nạn nào? Theo em, còn có những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại nào khác?

b) Hành vi của một số nhân vật trong các bức tranh trên có nguy cơ dẫn đến những tai nạn gì? Hãy kể thêm một số nguy cơ khác mà em biết.

c) Trong các thông tin, trường hợp trên, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây ra những hậu quả gì? Hãy kể thêm một số hậu quả khác do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.


c) Sản phẩm.

- Các loại tai nạn được phản ánh trong những đoạn thông tin trên:

+ Thông tin 1: Tai nạn cháy, nổ do chập điện

+ Thông tin 2: Tai nạn nổ do hoạt động cưa bom

+ Thông tin 3: Tai nạn ngộ độc thực phẩm

- Những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khác:

+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…

+ Cháy, nổ do: dò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; sét đánh hoặc do để những vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.

+ Tai nạn do tự chế tạo pháo, súng hoặc cất giấu vũ khí trong nhà.

+ Ngộ độ thủy ngân;

+ Ngộ độc thực phẩm do chế biến và bảo quản thực phẩm sai cách.

- Nguy cơ tai nạn trong các bức tranh:

+ Tranh số 1: sử dụng điện thoại, thiết bị điện tử tại trạm đổ xăng, dầu => nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ.

+ Tranh 2: tự chế súng để săn bắt thú rừng => nguy cơ dẫn đến: nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân cùng những người xung quanh.

- Một số nguy cơ khác:

+ Cháy nổ ro hoạt động: rà phá bom, mìn,…; dò rỉ khí ga; nắng nóng kéo dài; sét đánh hoặc do để những vật liệu dễ cháy gần nguồn nhiệt.

+ Tai nạn do tự chế tạo pháo hoặc cất giấu vũ khí trong nhà.

Hậu quả từ tai nạn do: vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại gây ra:

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe (thể chất, tinh thần) thậm chí là tính mạng của các cá nhân.

+ Thiệt hại tài sản, kinh tế của các cá nhân, gia đình và xã hội

+ Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp 1,2,3, quan sát các bức tranh và thông tin trong mỗi bức tranh đưa ra và trả lời câu hỏi
a) Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những loại tai nạn nào? Theo em, còn có những loại tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại nào khác?
b) Hành vi của một số nhân vật trong các bức tranh trên có nguy cơ dẫn đến những tai nạn gì? Hãy kể thêm một số nguy cơ khác mà em biết.
c) Trong các thông tin, trường hợp trên, tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây ra những hậu quả gì? Hãy kể thêm một số hậu quả khác do tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra.

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm rõ các hiểm họa cũng như hậu quả to lớn do tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại gây ra
Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khoẻ thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; ô nhiễm môi trường; chết người: ...
1. Phân loại, nguy cơ, hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại, như:
+ Thiết bị điện quá tải;
+ Rò rỉ khí ga;
+ Thiết bị điện kém chất lượng;
+ Nắng nóng kéo dài;
+ Nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy;
+ Trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo;
+ Chế biến, bảo quản thực phẩm sai cách;
+ Cất giấu vũ khí trong nhà;
+ Sấm sét khi mưa giông,...

b. Hậu quả
- Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội;
+ Ô nhiễm môi trường;
+ Chết người;...


3. Hoạt động: Luyện tập

Luyện tập 1:
Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a) Mục tiêu. HS củng cố kiến thức đã học thông qua thực hành xử lí tình huống cụ thể có liên quan đến nội dung bài học, có ý thức tự phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại một cách phù hợp.

b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể

c) Sản phẩm.

- Ý kiến a)
Không đồng tình. Vì: bất cứ ai cũng có thể gặp phải tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: Phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, cơ quan, tổ chức và xã hội.

- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: các tai nạn hóa chất độc hại có thể gây ra những ảnh hưởng lâu dài và phức tạp đối với sức khỏe của con người. Ảnh hưởng của hóa chất độc hại không dừng lại ở một thế hệ, mà có thể để lại di chứng ở nhiều thế hệ. Ví dụ: ở Việt Nam, chiến tranh đã qua đi hàng chục năm, những di chứng, ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn còn để lại, gây đau khổ cho nhiều người.

- Ý kiến d) Đồng tình. Vì: tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của đất nước, xã hội và môi trường sinh thái. Do đó, thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng là hành động góp phần bảo vệ và phát triển đất nước.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập


Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân

Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân

- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được các hình thức phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại một cách phù hợp.

Câu hỏi 2: Theo em, các trường hợp sau tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào?

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

b) Nội dung.
HS làm việc cá nhân, đọc suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho từng tình huống

c) Sản phẩm.

- Trường hợp a)
Mọi người đều được phép tàng trữ, sử dụng vũ khí => tiềm ẩn nguy cơ nổ hoặc các đối tượng xấu sử dụng vũ khí để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.

- Trường hợp b) Tàng trữ thuốc pháo, thuốc nổ trong nhà => tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ.

- Trường hợp c) Sử dụng mọi hoá chất trong sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm => tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

- Trường hợp d) Không tắt quạt điện, ti vi khi ra khỏi nhà => tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cháy, nổ (do cháy, chập điện).

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập


HS làm việc cá nhân, đọc suy nghĩ và đưa ra quan điểm của bản thân cho từng tình huống

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc theo theo cá nhân

- Hoàn thành bài viết theo yêu cầu để chia sẻ trước lớp

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung

Kết luận, nhận đinh

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để hiểu rõ được sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

4. Hoạt động: Vận dụng

Vận dụng 1:
Em hãy viết một đoạn văn về tầm quan trọng của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, các chất độc hại và chia sẻ với các bạn trong lớp.

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành bài viết

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu và biết được vai trò của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành bài viết

Thực hiện nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu được và nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.



























































KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,

CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ( TIẾT 2)

( Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có thói quen tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền vận động mọi người cùng nâng cao cảnh giác đề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.

3) Về phẩm chất

- Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.


- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số nguy cơ và hiểm họa cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến vũ khí, cháy nổ và chất độc hại như:

- Hình 1 (bom, đạn); hình 2 (pháo), hình 3 (bình gas): có thể gây ra các tai nạn cháy, nổ

- Hình 4 (hóa chất độc hại): có thể gây các tai nạn liên quan đến ngộ độc hóa chất.


d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào.

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn là nỗi ám ảnh đối với con người vì nó gây ra những tổn thất to lớn cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đồng thời có thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Quy định cơ bản của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

a) Mục tiêu.
HS chỉ ra được các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

b) Nội dung.
HS làm việc theo nhóm, đọc các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại mà sách giáo khoa đưa ra căn cứ vào đó để giải quyết các trường hợp sách giáo khoa đưa ra

a) Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 2, 3, 4, 5 đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào.

b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.


c) Sản phẩm.

- Trường hợp 2:


+ Anh X có ý định mua vật liệu về nhà tự quấn pháo. Nếu thực hiện hành vi này, anh X sẽ vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Anh D từ chối tham gia và khuyên anh X không nên làm pháo. Hành vi của anh D là thực hiện đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3:

+ Hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ của 10 đối tượng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã vi phạm khoản 2 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017.

+ Cơ quan công an tỉnh Kiên Giang đã thực hiện đúng quy định của pháp luật khi khởi tố và bắt tạm giam 10 đối tượng có hành vi chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí, công cụ hỗ trợ.

- Trường hợp 4:

+ Người hàng xóm khuyên gia đình ông B dùng hóa chất để làm sạch đồ ăn từ nội tạng động vật. Hành vi này vi phạm quy định của khoản 3 điều 7 Luật hóa chất năm 2007.

+ Gia đình ông B đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn do chất độc hại gây ra.

- Trường hợp 5: Anh Q và nhóm bạn đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về phòng, chống tai nạn cháy nổ.

Một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- Khoản 2 điều 8 Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi: không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa chất nguy hiểm.

- Khoản 3 điều 5 Luật quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào/ ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm, đọc các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại mà sách giáo khoa đưa ra căn cứ vào đó để giải quyết các trường hợp sách giáo khoa đưa ra
a) Dựa vào thông tin pháp luật, em hãy chỉ ra các chủ thể trong thông tin, trường hợp 2, 3, 4, 5 đã thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào.
b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra
- Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm rõ các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Gv nhấn mạnh:
Các quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại được quy định cụ thể trong các luật như:
+ Luật phòng cháy và chữa cháy năm 2011 sửa đổi, bổ sung năm 2013
+ Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi bổ sung năm 2020
+ Luật bảo vệ môi trường năm 2020
+ Luật hóa chất năm 2007
2. Quy định cơ bản của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
- Pháp luật Việt Nam quy định:
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác,…
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.

3. Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi 3:
Theo em, những hành vi dưới đây có thể dẫn đến những hậu quả gì?

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống liên quan đến phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

b) Nội dung.
Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và chỉ ra một số nguy cơ cũng như cách phòng tránh đối với một số nguy cơ liên quan đến tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

c) Sản phẩm.


- Hành vi a) Hậu quả: chị C bị xử lí theo quy định của pháp luật (vì: hành vi báo cháy giả đã vi phạm khoản 4 điều 13 luật phòng cháy và chữa cháy năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2013).

- Hành vi b) Hậu quả: bạn Q bị ngộ độc thực phẩm, có thể gây nguy hại đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng; gia đình bà Q bị thiệt hại về kinh tế (do tốn kém kinh phí điều trị).

- Hành vi c) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của các cá nhân.

- Hành vi d) Hậu quả: tai nạn cháy, nổ; gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và kinh tế của các cá nhân.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và chỉ ra một số nguy cơ cũng như cách phòng tránh đối với một số nguy cơ liên quan đến tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Thực hiện nhiệm vụ


Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và chỉ ra một số nguy cơ cũng như cách phòng tránh đối với một số nguy cơ liên quan đến tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Báo cáo, thảo luận


- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày một số kỹ năng đã tìm hiểu

Kết luận, nhận định

- Giáo viên tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được các cách ứng phó để phòng chống tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại cho bản thân và gia đình.

4. Hoạt động: Vận dụng

Câu 2:
Em hãy cùng các bạn thiết kế một sản phẩm (tiểu phẩm, clip, tranh vẽ,..) tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn vũ khí/ cháy/ nổi các chất độc hại.

a) Mục tiêu.
HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm cùng nhau xây dựng kịch bản, lựa chọn trường hợp để phân tích nguyên nhân cụ thể

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm cùng nhau lựa chọn trường hợp cụ thể và phân tích

Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm cùng nhau lựa chọn trường hợp cụ thể và phân tích làm rõ các nguyên nhân, hậu quả và rút ra bài học

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ trước lớp

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn và tích cực tham gia phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.



























KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,

CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ( TIẾT 3)

( Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có thói quen tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền vận động mọi người cùng nâng cao cảnh giác đề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.

3) Về phẩm chất

- Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.


- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến nguy cơ gì.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những một số nguy cơ và hiểm họa cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến vũ khí, cháy nổ và chất độc hại như:

- Ảnh 1 - hành động cưa bom => gây nguy cơ cháy, nổ.

- Ảnh 2 - hút thuốc lá nơi công cộng => gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh; mặt khác, trong một số trường hợp, việc vứt tàn thuốc lá không đúng nơi quy định cũng có thể gây ra tình trạng cháy, nổ.

- Ảnh 3 - sử dụng thực phẩm bị mốc, ôi thiu => gây ngộ độc thực phẩm.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:


Học sinh làm việc theo nhóm, quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu:

Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết nếu cá nhân thực hiện sẽ dẫn đến nguy cơ gì.

Thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Con người luôn phải đối mặt với những thảm hoạ do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại có thể gây tổn thất về tính mạng và tài sản của cá nhân, gia đình, xã hội. Việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sẽ giúp con người được an toàn, sống hạnh phúc hơn. Nhận diện các nguy cơ tai nạn vũ khí, chảy, nổ và các chất độc hại là yêu cầu quan trọng để bảo vệ mình và xã hội.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

a) Mục tiêu.
Học sinh nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

b) Nội dung.
HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu sau

a) Em hãy cho biết những nhân vật trong các bức tranh trên đã làm gì để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

b) Em hãy chỉ ra trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

c) Nêu những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.


c) Sản phẩm.

- Tranh số 1: khi phát hiện một vật thể lạ giống mìn, bạn học sinh nữ đã: tránh xa vật thể, cảnh báo mọi người xung quanh và báo thông tin cho người lớn tin cậy.

- Tranh số 2: các bạn học sinh tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng chống tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại.

- Tranh số 3: gia đình bạn học sinh nữ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình.

- Tranh số 4: khi phát hiện 2 bạn T và H có ý định mua đồ về để chế tạo pháo, bạn học sinh nữ đã báo cáo thông tin tới giáo viên.

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Những việc em cần làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.

+ Chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng để phòng ngừa/ ứng phó với tai nạn.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, đọc các thông tin sách giáo khoa đưa ra và thực hiện yêu cầu sau
Ý kiến của các bạn trong trường hợp trên đúng hay sai? Vì sao?
Theo em, công dân có trách nhiệm gì trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh biết được các biện pháp để phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
3. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
3. Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi 4:
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy những cách ứng xử phù hợp khi gặp tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

b) Nội dung.
HS làm việc nhóm, cùng trao đổi để đi đến thống nhất đưa ra quan điểm cho yêu cầu đặt ra

c) Sản phẩm.

- Xử lí tình huống a)
Nếu là bạn A, em sẽ:

+ Giải thích để bố mẹ hiểu: tham gia tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

+ Hứa với bố mẹ: dù tham gia hoạt động tuyên truyền, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt việc học tập ở trên lớp.

- Xử lí tình huống b) Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Giải thích để cậu út hiểu: việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, như: gây độc cho rau, quả; gián tiếp gây hại cho sức khỏe con người; gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên đất.

+ Cung cấp thêm tới cậu út những thông tin, quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn chất độc hại.

+ Khuyên cậu út nên: sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; có thể sử dụng các chế phẩm sinh học thay cho thuốc trừ sâu hóa học.

- Xử lí tình huống c) Nếu là M, em sẽ:

+ Giải thích để P hiểu: việc mang vật thể lạ (nghi là súng) về nhà vừa vi phạm quy định của pháp luật, vừa gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

+ Kiên quyết giao nộp vật thể lạ (nghi là súng) cho cơ quan công an.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc nhóm, cùng nhau sắm vai để xử lý tình huống đặt ra

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm, cùng sắm vai nhân vật trong tình huônhgs

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời các nhóm nhận xét về cách xử lý của các nhóm

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được thấy những cách ứng xử phù hợp khi gặp tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

4. Hoạt động: Vận dụng

Câu 1:
Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10)..

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành yêu cầu

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu và biết được vai trò của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành bài viết

Thực hiện nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu được và nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Câu 1: Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10)..

a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành yêu cầu

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu và biết được vai trò của việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại cũng như công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc cá nhân, suy nghĩa và hoàn thành bài viết

Thực hiện nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu được và nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.















KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 9. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ,

CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI ( TIẾT 4)

( Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1) Về kiến thức


- Thực hiện được những việc làm để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2) Về năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có thói quen tự bảo vệ bản thân, tuyên truyền vận động mọi người cùng nâng cao cảnh giác đề phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong đời sống thực tiễn.

3) Về phẩm chất

- Có trách nhiệm trong phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhân ái: Trân trọng danh dự, sức khoẻ của mình và người khác; không đồng tình với các hành vi sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.


- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 8;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu.
Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường của mình.

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu và biết cách tuyên truyền về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Thực hiện nhiệm vụ

HS làm việc theo nhóm, cùng nhau suy nghĩ ý tưởng và tiến hành thực hiện ý tưởng một cách phù hợp

Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường của mình.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian để học sinh thực hiện nhiệm vụ

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu được và nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Gv nhấn mạnh:

Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại luôn là nỗi ám ảnh đối với con người vì nó gây ra những tổn thất to lớn cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó, mỗi chúng ta cần chủ động tìm hiểu, nâng cao nhận thức cho bản thân về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đồng thời có thái độ, hành vi tích cực trong cuộc sống góp phần phòng ngừa các loại tai nạn nguy hiểm này.

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 4: Tìm hiểu nội dung: Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

a) Mục tiêu.
Học sinh nêu được những việc cần làm để phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

b) Nội dung.
HS làm việc cá nhân, đọc tình huôngs sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi

Trường hợp 1

Anh T và anh K đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, như thế nào?

Trường hợp 2

Anh D đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn phòng cháy chữa cháy tại gia đình như thế nào?

Trường hợp 3

Gia đình bạn B thực hiện việc phòng ngừa tai nạn các chất độc hại như thế nào?

Trường hợp 4

Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

c) Sản phẩm.

Trường hợp 1


- Khi phát hiện hành vi rà phá bom mìn của anh K, anh T đã:

+ Giải thích cho anh K hiểu nguy cơ và hậu quả của hành động rà phá bom mìn.

+ Yêu cầu anh K chấm dứt hành động trên và ngay lập tức báo cho chính quyền địa phương.

- Sau khi nghe anh T phân tích, anh K đã ý thức được hành động của mình và đồng ý thực hiện theo lời khuyên của anh T.

=> Như vậy, hành động của anh T và anh K là đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật về phóng chống tai nạn cháy nổ, vũ khí.

Trường hợp 2

- Anh D và gia đình đã tự trang bị cho mình nhiều trang thiết bị, công cụ hỗ trợ việc phòng cháy, chữa cháy và nhiều kĩ năng thoát hiểm, thoát nạn trong đám cháy.

=> Như vậy, hành động của anh D và gia đình là đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật về phóng chống tai nạn cháy nổ. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo hành động này

Trường hợp 3

- Gia đình bạn B đã từ chối việc sử dụng hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm; đồng thời cảnh báo nguy hiểm cho mọi người xung quanh cùng biết.

=> Như vậy, hành động của gia đình bạn B là đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật về phóng chống tai nạn do hóa chất độc hại. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo hành động này.

Trường hợp 4

- Để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, em cần:

+ Tư vấn, giải thích cho người thân và bạn bè hiểu rõ những nguy cơ và hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

+ Khuyên mọi người nên tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật và trang bị thêm những kiến thức, kĩ năng để phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Chuyển giao nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, đọc tình huông sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
HS làm việc cá nhân, đọc tình huôngs sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1
Anh T và anh K đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, như thế nào?
Trường hợp 2
Anh D đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn phòng cháy chữa cháy tại gia đình như thế nào?
Trường hợp 3
Gia đình bạn B thực hiện việc phòng ngừa tai nạn các chất độc hại như thế nào?
Trường hợp 4
Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin và thảo luận.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra qua việc trả lời câu hỏi
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức giúp học sinh biết được cách phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.
4. Thực hiện các biện pháp phòng, ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
+ Đối với tai nạn bom, mìn: Không cửa, đục, mở tháo chốt.
+ Đối với tai nạn phòng cháy, chữa cháy: Trang bị các phương tiện chữa cháy, kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ.
+ Đối với tai nạn ngộ độc thực phẩm: Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng phẩm màu, hoá chất, phụ gia độc hại trong bảo quản, sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
3. Hoạt động: Luyện tập

Câu hỏi 5:
Em đã thực hiện việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như thế nào? Đối với những việc thực hiện chưa tốt, hãy nêu cách khắc phục theo bảng gợi ý dưới đây:

a) Mục tiêu. HS vận dụng các kiến thức đã học để tham gia giải quyết các tình huống phát sinh trong thực tế cuộc sống thấy những cách ứng xử phù hợp khi gặp tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

b) Nội dung.
HS làm việc nhóm, cùng trao đổi để đi đến thống nhất đưa ra quan điểm cho yêu cầu đặt ra

c) Sản phẩm.

Học sinh biết được những việc nên làm, những việc nên tránh nhằm phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm việc nhóm, cùng trao đổi để đi đến thống nhất đưa ra quan điểm cho yêu cầu đặt ra

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩa và hoàn thành bảng gợi ý

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên mời các nhóm nhận xét về cách xử lý của các nhóm

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát để học sinh hiểu được thấy những cách ứng xử phù hợp khi gặp tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

4. Hoạt động: Vận dụng

Câu 2:
Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.

a) Mục tiêu.
HS tự giác áp dụng những điều đã học vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới

b) Nội dung. HS làm cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật

c) Sản phẩm.

- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của việc nâng cao nhận thức về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ


HS làm cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ

HS làm cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ trước lớp

Kết luận, nhận định

- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn và tích cực tham gia phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.


1705464556279.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---KNTT_Bài 9_ Phòng ngừa tai nạn vũ khí ( Soạn gộp).zip
    8.6 MB · Lượt xem: 2
  • yopo.vn---KNTT_Bài 9_ Phòng ngừa tai nạn vũ khí ( Soạn tách).zip
    18.8 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài 11 công dân 8 giáo án bồi dưỡng hsg gdcd 8 giáo án gdcd 11 bài 8 chủ nghĩa xã hội giáo án gdcd 8 giáo án gdcd 8 bài 1 giáo án gdcd 8 bài 10 giáo án gdcd 8 bài 11 giáo án gdcd 8 bài 11 tiết 2 giáo án gdcd 8 bài 11 violet giáo án gdcd 8 bài 12 giáo án gdcd 8 bài 2 giáo án gdcd 8 bài 21 giáo án gdcd 8 bài 4 giáo án gdcd 8 bài 4 giữ chữ tín giáo án gdcd 8 bài 5 giáo án gdcd 8 bài 6 giáo án gdcd 8 bài 6 violet giáo án gdcd 8 bài 7 violet giáo án gdcd 8 bài 8 giáo án gdcd 8 bài 9 giáo án gdcd 8 bài liêm khiết giáo án gdcd 8 bài tôn trọng lẽ phải giáo án gdcd 8 bài tôn trọng người khác giáo an gdcd 8 cả năm giáo án gdcd 8 học kì 2 giáo án gdcd 8 kì 2 giáo án gdcd 8 mới nhất giáo an gdcd 8 powerpoint giáo án gdcd 8 soạn theo 5 bước giáo án gdcd 8 theo 5 bước giáo an gdcd 8 theo chủ de giáo án gdcd 8 theo công văn 3280 giáo án gdcd 8 theo công văn 4040 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 violet giáo án gdcd 8 theo cv 4040 giáo án gdcd 8 theo cv 5512 giáo án gdcd 8 vietjack giáo an gdcd 8 violet giáo án gdcd 8 vnen giáo án gdcd 8 vnen violet giáo án gdcd bài 8 lớp 11 giáo án gdcd lớp 8 giáo án gdcd lớp 8 bài 1 giáo án gdcd lớp 8 bài 11 giáo án gdcd lớp 8 bài 12 giáo án gdcd lớp 8 bài 16 giáo án gdcd lớp 8 bài 5 giáo án gdcd lớp 8 bài 9 giáo án gdcd lớp 8 theo công văn 5512 giáo án ôn tập học kì 1 gdcd 8 giáo án điện tử môn gdcd lớp 8 soạn giáo án gdcd 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,763
    Thành viên mới nhất
    VuHaAnhh

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top