- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,937
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + PPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM STEM TOÁN LỚP 6ạy học Toán 6 theo định hướng STEM, nâng cao chất lượng học tập phát triển năng lực cho học sinh được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 6 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế, phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v...
Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 6 một số năm học tại Trường THCS Thụy Hòa tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán. Do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn nhiều điểm yếu, điểm kém, nhiều em có xếp loại trung bình môn Toán các học kì và cả năm dưới 5,0.
Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 6 là phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học.
Với mong muốn trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học bộ môn Toán, cũng như cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học tạo cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích và tích cực học tập bộ môn Toán THCS nói chung, môn Toán 6 nói riêng.
Chính vì vậy tôi chọn để nghiên cứu trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một đề tài nhỏ là : “Dạy học Toán 6 theo định hướng STEM, nâng cao chất lượng học tập phát triển năng lực cho học sinh”. Từ đó, giúp giáo viên bộ môn có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ những học sinh yếu dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học.
Giáo dục nước ta đang đổi mới từ “dạy học tiếp cận nội dung” chuyển sang “dạy học tiếp cận năng lực”, chuyển từ học sinh “học được gì?” sang học xong học sinh “làm được gì?”. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đó là người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói chung, phát triển năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
1.1. Ưu điểm
Trường THCS Thụy Hòa có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có ý thức tự học, tự rèn luyện.
Học sinh của trường tự trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đa số các em có ý thức thực hiện nề nếp tốt.
Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị tương đối đối tốt, đồ dùng dạy học của giáo viên được trang bị đầy đủ, tài liệu để phục vụ giảng dạy trong thư viện phong phú, một số phòng học có ti vi và màn hình trình chiếu phục vụ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, các phòng học được trang bị loa đầy đủ.
1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Một số học sinh các em ở trường THCS Thụy Hòa có hoàn cảnh khá đặc biệt: Bố mẹ có công việc không ổn định, kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, bố mẹ có trình độ dân trí thấp. Do đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các em.
Do đặc điểm của bộ môn toán là học sinh phải có một lượng kiến thức nhiều và đặc biệt là phân môn hình học có nhiều lí thuyết phức tạp, trừu tượng, khó vận dụng... Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học, không hứng thú khi tiếp xúc với các kiến thức toán học.
Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều. Đa số giáo viên trung thành với nội dung và trình tự bài học trong sách giáo khoa, chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo, nhằm gây hứng thú cho học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới của bộ môn.
Dạy học STEM là xu hướng giáo dục mới, hiểu biết chung của giáo viên về dạy học STEM còn hạn chế, tài liệu tham khảo không phổ biến.
Năm học 2022 – 2023tôi được phân công giảng dạy lớp 6B (sĩ số 45 học sinh), qua khảo sát học sinh đầu năm về “Hứng thú học tập bộ môn Toán” và “Kết quả học tập môn Toán đầu năm học 2022 – 2023” tôi thu được kết quả như sau:
* Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán
(Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1)
* Kết quả học tập Toán học của học sinh đầu năm học 2022 – 2023
(Thống kê qua điểm tổng kết môn Toán đầu năm học 2022 – 2023 )
Dựa vào bảng 1 nhận thấy chưa nhiều học sinh thích môn Toán (chỉ có 11.1% học sinh yêu thích) và khá nhiều học sinh chưa thích môn này (chiếm 22.2%). Phần lớn học sinh không có hứng thú học tập bộ môn (48.9% học sinh cảm thấy bình thường).
Dựa vào bảng 2 nhận thấy kết quả học tập học sinh chưa thực sự cao. Chỉ có 17,7% học sinh đạt điểm giỏi, tuy không có học sinh lực học kém nhưng có đến 9% học sinh đạt điểm yếu. Kết quả này cho thấy kết quả học tập bộ môn chưa cao.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức Toán học giải quyết các vấn đề thực tế (trong học tập cũng như trong cuộc sống), tôi lựa chọn giải pháp dạy học theo định hướng STEM để nâng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực cho học sinh.
Các nội dung cần chú ý:
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng, nhiệm vụ của môn Toán trong hệ thống giáo dục phổ thông, các văn bản hướng dẫn giảng dạy nói chung, hướng dẫn giảng dạy bộ môn nói riêng. Đặc biệt giáo viên phải hết sức chú ý chuẩn kiến thức, kĩ năng vì chuẩn kiến thức, kĩ năng các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng học sinh phải đạt đối với mỗi đơn vị kiến thức, đối với mỗi bài, đối với toàn bộ chương trình. Tìm hiểu hệ thống các kiến thức liên quan đến thực tế có thể giải quyết được thông qua môn Toán. Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau như sách báo, các môn học liên quan, đặc biệt là tài nguyên mạng Internet để sưu tầm các kiến thức thực tế liên quan. Lưu ý rằng cần lựa chọn các kiến thức thực tế có liên quan chặt chẽ đến môn học, trên cơ sở kiến thức đã được học, hoặc có thể phát triển trên cơ sở kiến thức đã học. Không nên sa đà, tham mở rộng lên kiến thức của các lớp trên vì như thế vô hình lại làm tăng độ nặng của kiến thức. Nếu thực tế quen thuộc với cuộc sống có liên quan đến bài dạy nhưng để giải thích nó phải sử dụng kiến thức của lớp học cao hơn thì nên đưa vào nhưng chỉ giải thích ở mức độ dễ hiểu trên cơ sở hiểu biết của đa số học sinh. Đối với học sinh khá giỏi có thể khuyến khích các em về nhà tìm hiểu thêm.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học. Cần coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương diện lưu trữ tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập.
Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Khi đánh giá kết quả giáo dục, cần sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện học sinh, chú trọng đánh giá bằng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá được thiết kế đầy đủ, dựa trên yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, công cụ đánh giá phải phản ánh được yêu cầu cần đạt nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung. Có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong đó, đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Môn Toán có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Công nghệ và Khoa học. Cùng với Công nghệ, Khoa học tự nhiên, môn Toán là nền tảng góp phần thúc đẩy giáo dục STEM.
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cách thực hiện dạy học STEM nói chung, dạy học STEM đối với môn Toán nói riêng.
Triển khai dạy học STEM:
Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM: Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật: Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề phát triển hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật và triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM và nghiên cứu khoa học, kĩ thuật là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Các PPDH theo định hướng giáo dục STEM
Có rất nhiều phương pháp tích cực định hướng giáo dục STEM như dạy học dự án, dạy học theo góc, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm…
3. Thực nghiệm sư phạm.
a. Cách thức thực nghiệm.
Tại trường THCS Thụy Hòa hiện đã triển khai đầy đủ cả 3 hình thức dạy học STEM đối với môn Toán đó là: Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, trong đó nhấn mạnh hình thức “Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM”
Tôi “Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM” theo 2 cấp độ đó là:
Cấp độ 1: Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn liên quan đến nội dung của môn học.
Cấp độ 2: Giúp học sinh mô hình hóa sản phẩm sau khi học xong nội dung bài học (trên giấy, chế tạo ra sản phẩm).
Soạn kế hoạch dạy học chi tiết: Khâu này cực kì quan trọng vì khi có kế hoạch chi tiết giáo viên sẽ chủ động khi lên lớp. Một kế hoạch dạy học khoa học, hợp lí là cơ sở cho một giờ dạy thành công.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Khi dạy học chú trọng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, theo hướng gắn kí thuyết với thực tế việc soạn giảng trên powerpoint sẽ hỗ trợ tích cực với ưu điểm về âm thanh, màu sắc, tiết kiệm được thời gian và đem lại hiệu quả cao.
Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn và phương pháp dạy học tích cực để đạt hiệu quả cao trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể tôi đã áp dụng với từng cấp độ
Ví dụ 1: (Áp dụng bài Phép cộng và phép nhân)
Bài 40 ( SGK Toán 6- Trang 20)
Bình Ngô đại cáo ra đời năm nào ?
Năm , Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. Biết là tổng số ngày trong hai tuần lễ, còn gấp đôi . Tính xem năm là năm nào?
Giải
Vì là tổng số ngày trong hai tuần
= 7 .2= 14
gấp đôi nên
= 14.2= 28
Vậy năm = 1428
Vậy năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo năm 1428
• Giáo viên liên hệ: Đến lớp 8 các em sẽ được học Văn lớp 8 bài 24 “Nước đại việt ta” ( Trang 66 SGK) .
(liên môn lịch sử, ngữ văn)
Ví dụ 2: (Áp dụng trong nội dung bài lũy thừa của một số tự nhiên)
Bài 82 (SGK - 33) Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
Tính giá trị của biểu thức , em sẽ tìm đươc câu trả lời.
Giải
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.
• Giáo viên liên hệ: Đến lớp 9 các em sẽ được học Địa lý lớp 9 bài 1 các em sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn về 54 dân tộc Việt Nam
(liên môn Địa Lí).
Ví dụ 3: (Áp dụng bài tỉ số của hai số) Dân số Việt Nam 2016 có 93,421,835 người. Tỷ lệ nam/nữ là 1:1 tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều ở tất cả nhóm tuổi, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ. Các nhóm tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ chênh lệch giới tính càng lớn, trong đó nhóm tuổi từ 0 – 4 tuổi hiện đang có tỷ lệ chênh lệch giới tính cao nhất lên đến 111,5 : 100.
Ở một tỉnh theo thống kê dân số có 4460 trẻ nam hỏi tỉnh đó có bao nhiêu trẻ nữ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tìm ra đáp án:
PPT
FILE WORD
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với kiến thức của các môn học khác, những kiến thức Toán học phổ thông nói chung và những kiến thức Toán 6 nói riêng có vai trò rất cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống, cụ thể như: việc đo lường, tính toán các bài toán thực tế, phục vụ việc học nghề, học các môn học khác, học các cấp học cao hơn.v.v...
Qua thực tế giảng dạy môn Toán lớp 6 một số năm học tại Trường THCS Thụy Hòa tôi nhận thấy đa số học sinh ở đây chưa có sự hứng thú, chưa có được những niềm vui trong học tập bộ môn Toán. Do đó hiển nhiên là kết quả học tập của các em học sinh thể hiện qua các bài kiểm tra còn nhiều điểm yếu, điểm kém, nhiều em có xếp loại trung bình môn Toán các học kì và cả năm dưới 5,0.
Với thực trạng ấy, yêu cầu đặt ra với giáo viên giảng dạy bộ môn Toán 6 là phải làm thế nào? Phải tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập ra sao để tạo được cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Toán và đặc biệt là phát huy được tính tích cực cho các em học sinh trong quá trình học tập môn Toán 6, nhất là với đối tượng học sinh yếu kém, giúp các em học tập bộ môn đạt được kết quả cao hơn. Mục đích cuối cùng cũng là để nâng cao được chất lượng dạy - học.
Với mong muốn trao đổi với đồng nghiệp về phương pháp dạy học bộ môn Toán, cũng như cách thức tổ chức các hoạt động dạy và học tạo cho học sinh có sự hứng thú, yêu thích và tích cực học tập bộ môn Toán THCS nói chung, môn Toán 6 nói riêng.
Chính vì vậy tôi chọn để nghiên cứu trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp một đề tài nhỏ là : “Dạy học Toán 6 theo định hướng STEM, nâng cao chất lượng học tập phát triển năng lực cho học sinh”. Từ đó, giúp giáo viên bộ môn có những biện pháp hiệu quả giúp đỡ những học sinh yếu dễ dàng hơn trong việc học tập, chiếm lĩnh kiến thức Toán học.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Giáo dục nước ta đang đổi mới từ “dạy học tiếp cận nội dung” chuyển sang “dạy học tiếp cận năng lực”, chuyển từ học sinh “học được gì?” sang học xong học sinh “làm được gì?”. Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đó là người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói chung, phát triển năng lực cho học sinh đặc biệt là năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Năng lực vận dụng kiến thức của học sinh là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kĩ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những kiến thức và kỹ năng được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
1.1. Ưu điểm
Trường THCS Thụy Hòa có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có ý thức tự học, tự rèn luyện.
Học sinh của trường tự trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, đa số các em có ý thức thực hiện nề nếp tốt.
Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị tương đối đối tốt, đồ dùng dạy học của giáo viên được trang bị đầy đủ, tài liệu để phục vụ giảng dạy trong thư viện phong phú, một số phòng học có ti vi và màn hình trình chiếu phục vụ giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin, các phòng học được trang bị loa đầy đủ.
1.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Một số học sinh các em ở trường THCS Thụy Hòa có hoàn cảnh khá đặc biệt: Bố mẹ có công việc không ổn định, kinh tế khó khăn, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, bố mẹ có trình độ dân trí thấp. Do đó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các em.
Do đặc điểm của bộ môn toán là học sinh phải có một lượng kiến thức nhiều và đặc biệt là phân môn hình học có nhiều lí thuyết phức tạp, trừu tượng, khó vận dụng... Từ đặc điểm của bộ môn dẫn đến tâm lí các em ngại học, không hứng thú khi tiếp xúc với các kiến thức toán học.
Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy học truyền thống, truyền thụ kiến thức một chiều. Đa số giáo viên trung thành với nội dung và trình tự bài học trong sách giáo khoa, chưa mạnh dạn thay đổi, sáng tạo, nhằm gây hứng thú cho học sinh và đáp ứng yêu cầu đổi mới của bộ môn.
Dạy học STEM là xu hướng giáo dục mới, hiểu biết chung của giáo viên về dạy học STEM còn hạn chế, tài liệu tham khảo không phổ biến.
Năm học 2022 – 2023tôi được phân công giảng dạy lớp 6B (sĩ số 45 học sinh), qua khảo sát học sinh đầu năm về “Hứng thú học tập bộ môn Toán” và “Kết quả học tập môn Toán đầu năm học 2022 – 2023” tôi thu được kết quả như sau:
* Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Toán
(Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1)
Rất thích | Thích | Bình thường | Chưa thích | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
5 | 11.1% | 8 | 17.8% | 22 | 48.9% | 10 | 22.2% |
Bảng 1: Sở thích của học sinh về môn Toán
* Kết quả học tập Toán học của học sinh đầu năm học 2022 – 2023
(Thống kê qua điểm tổng kết môn Toán đầu năm học 2022 – 2023 )
Điểm TB trên 8,0 | Điểm TB Từ 6,5 đến 7,9 | Điểm TB Từ 5,0 đến 6,4 | Điểm TB từ 3,5 đến 4,9 | Điểm TB dưới 3,5 | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % |
8 | 17,7% | 18 | 40% | 15 | 33,3% | 4 | 9% | 0 | 0.00% |
Bảng 2: Thống kê điểm tổng kết môn Toán của học sinh đầu năm học 2022 – 2023
Dựa vào bảng 1 nhận thấy chưa nhiều học sinh thích môn Toán (chỉ có 11.1% học sinh yêu thích) và khá nhiều học sinh chưa thích môn này (chiếm 22.2%). Phần lớn học sinh không có hứng thú học tập bộ môn (48.9% học sinh cảm thấy bình thường).
Dựa vào bảng 2 nhận thấy kết quả học tập học sinh chưa thực sự cao. Chỉ có 17,7% học sinh đạt điểm giỏi, tuy không có học sinh lực học kém nhưng có đến 9% học sinh đạt điểm yếu. Kết quả này cho thấy kết quả học tập bộ môn chưa cao.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức Toán học giải quyết các vấn đề thực tế (trong học tập cũng như trong cuộc sống), tôi lựa chọn giải pháp dạy học theo định hướng STEM để nâng cao chất lượng học tập, phát triển năng lực cho học sinh.
Các nội dung cần chú ý:
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức, kĩ năng, nhiệm vụ của môn Toán trong hệ thống giáo dục phổ thông, các văn bản hướng dẫn giảng dạy nói chung, hướng dẫn giảng dạy bộ môn nói riêng. Đặc biệt giáo viên phải hết sức chú ý chuẩn kiến thức, kĩ năng vì chuẩn kiến thức, kĩ năng các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng học sinh phải đạt đối với mỗi đơn vị kiến thức, đối với mỗi bài, đối với toàn bộ chương trình. Tìm hiểu hệ thống các kiến thức liên quan đến thực tế có thể giải quyết được thông qua môn Toán. Sử dụng các nguồn thông tin khác nhau như sách báo, các môn học liên quan, đặc biệt là tài nguyên mạng Internet để sưu tầm các kiến thức thực tế liên quan. Lưu ý rằng cần lựa chọn các kiến thức thực tế có liên quan chặt chẽ đến môn học, trên cơ sở kiến thức đã được học, hoặc có thể phát triển trên cơ sở kiến thức đã học. Không nên sa đà, tham mở rộng lên kiến thức của các lớp trên vì như thế vô hình lại làm tăng độ nặng của kiến thức. Nếu thực tế quen thuộc với cuộc sống có liên quan đến bài dạy nhưng để giải thích nó phải sử dụng kiến thức của lớp học cao hơn thì nên đưa vào nhưng chỉ giải thích ở mức độ dễ hiểu trên cơ sở hiểu biết của đa số học sinh. Đối với học sinh khá giỏi có thể khuyến khích các em về nhà tìm hiểu thêm.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực và phù hợp với sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, coi trọng học tập dựa trên hành động, trải nghiệm, coi trọng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
Khai thác có hiệu quả hệ thống các thiết bị dạy học. Cần coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa, khai thác lợi thế của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học trên các phương diện lưu trữ tri thức, đa phương tiện, mô phỏng, kết nối, môi trường học tập.
Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. Khi đánh giá kết quả giáo dục, cần sử dụng đa dạng các phương pháp, hình thức đánh giá khác nhau bảo đảm đánh giá toàn diện học sinh, chú trọng đánh giá bằng quan sát trong đánh giá theo tiến trình và đánh giá theo sản phẩm. Với mỗi nhiệm vụ học tập, tiêu chí đánh giá được thiết kế đầy đủ, dựa trên yêu cầu cần đạt và được công bố ngay từ đầu để định hướng cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập, công cụ đánh giá phải phản ánh được yêu cầu cần đạt nêu trong mỗi chủ đề, mạch nội dung. Có sự kết hợp giữa đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết trong đó, đánh giá quá trình phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và tích hợp vào trong các hoạt động dạy học, đảm bảo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, khuyến khích tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Môn Toán có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Công nghệ và Khoa học. Cùng với Công nghệ, Khoa học tự nhiên, môn Toán là nền tảng góp phần thúc đẩy giáo dục STEM.
Nghiên cứu cơ sở lí luận, cách thực hiện dạy học STEM nói chung, dạy học STEM đối với môn Toán nói riêng.
Triển khai dạy học STEM:
Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM: Đây là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong nhà trường. Theo cách này, các bài học, hoạt động giáo dục STEM được triển khai ngay trong quá trình dạy học các môn học STEM theo tiếp cận liên môn. Các chủ đề, bài học, hoạt động STEM bám sát chương trình của các môn học thành phần. Hình thức giáo dục STEM này không làm phát sinh thêm thời gian học tập.
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM: Trong hoạt động trải nghiệm STEM, học sinh được khám phá các thí nghiệm, ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong thực tiễn đời sống.
Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật: Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là tiền đề phát triển hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật và triển khai các dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học. Bên cạnh đó, tham gia câu lạc bộ STEM và nghiên cứu khoa học, kĩ thuật là cơ hội để học sinh thấy được sự phù hợp về năng lực, sở thích, giá trị của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM.
Các PPDH theo định hướng giáo dục STEM
Có rất nhiều phương pháp tích cực định hướng giáo dục STEM như dạy học dự án, dạy học theo góc, dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm…
3. Thực nghiệm sư phạm.
a. Cách thức thực nghiệm.
Tại trường THCS Thụy Hòa hiện đã triển khai đầy đủ cả 3 hình thức dạy học STEM đối với môn Toán đó là: Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm STEM; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, trong đó nhấn mạnh hình thức “Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM”
Tôi “Dạy học Toán theo phương thức giáo dục STEM” theo 2 cấp độ đó là:
Cấp độ 1: Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn liên quan đến nội dung của môn học.
Cấp độ 2: Giúp học sinh mô hình hóa sản phẩm sau khi học xong nội dung bài học (trên giấy, chế tạo ra sản phẩm).
Soạn kế hoạch dạy học chi tiết: Khâu này cực kì quan trọng vì khi có kế hoạch chi tiết giáo viên sẽ chủ động khi lên lớp. Một kế hoạch dạy học khoa học, hợp lí là cơ sở cho một giờ dạy thành công.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Khi dạy học chú trọng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, theo hướng gắn kí thuyết với thực tế việc soạn giảng trên powerpoint sẽ hỗ trợ tích cực với ưu điểm về âm thanh, màu sắc, tiết kiệm được thời gian và đem lại hiệu quả cao.
Áp dụng các phương pháp dạy học đặc trưng bộ môn và phương pháp dạy học tích cực để đạt hiệu quả cao trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
Sau đây tôi xin trình bày một số ví dụ cụ thể tôi đã áp dụng với từng cấp độ
CẤP ĐỘ 1:
Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn sau khi học xong nội dung của môn học.
Giúp học sinh hình thành kiến thức liên môn sau khi học xong nội dung của môn học.
Ví dụ 1: (Áp dụng bài Phép cộng và phép nhân)
Bài 40 ( SGK Toán 6- Trang 20)
Bình Ngô đại cáo ra đời năm nào ?
Năm , Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến do Lê Lợi lãnh đạo chống quân Minh. Biết là tổng số ngày trong hai tuần lễ, còn gấp đôi . Tính xem năm là năm nào?
Giải
Vì là tổng số ngày trong hai tuần
= 7 .2= 14
gấp đôi nên
= 14.2= 28
Vậy năm = 1428
Vậy năm Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo năm 1428
• Giáo viên liên hệ: Đến lớp 8 các em sẽ được học Văn lớp 8 bài 24 “Nước đại việt ta” ( Trang 66 SGK) .
(liên môn lịch sử, ngữ văn)
Ví dụ 2: (Áp dụng trong nội dung bài lũy thừa của một số tự nhiên)
Bài 82 (SGK - 33) Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?
Tính giá trị của biểu thức , em sẽ tìm đươc câu trả lời.
Giải
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc.
• Giáo viên liên hệ: Đến lớp 9 các em sẽ được học Địa lý lớp 9 bài 1 các em sẽ được tìm hiểu chi tiết hơn về 54 dân tộc Việt Nam
(liên môn Địa Lí).
Ví dụ 3: (Áp dụng bài tỉ số của hai số) Dân số Việt Nam 2016 có 93,421,835 người. Tỷ lệ nam/nữ là 1:1 tuy nhiên tỷ lệ này không đồng đều ở tất cả nhóm tuổi, đặc biệt đáng chú ý là tình trạng trẻ em nam nhiều hơn trẻ em nữ. Các nhóm tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ chênh lệch giới tính càng lớn, trong đó nhóm tuổi từ 0 – 4 tuổi hiện đang có tỷ lệ chênh lệch giới tính cao nhất lên đến 111,5 : 100.
Ở một tỉnh theo thống kê dân số có 4460 trẻ nam hỏi tỉnh đó có bao nhiêu trẻ nữ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động học tập tìm ra đáp án:
PPT
FILE WORD
THẦY CÔ TẢI NHÉ!