- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,798
- Điểm
- 113
tác giả
WORD SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 24- 36 tháng tuổi NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến:
Ngày nay trong xã hội đang trên đà hội nhập và phát triển, chúng ta những người thầy, cô giáo không chỉ tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng có trí thức khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu Tổ Quốc… mà còn cần góp phần tạo ra những con người giàu tình cảm và có kỹ năng sống bằng chính khả năng, sự hiểu biết và tâm huyết của bản thân qua vai trò là thầy, cô giáo của mình.
Trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng còn rất non nớt, tâm hồn như một tờ giấy trắng, hồn nhiên và trong sáng, rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ thì sẽ gây khó khăn cho việc học tập các kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát và lém lỉnh hơn so với trẻ em ngày xưa nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, rất ít phụ huynh có thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái những kỹ năng sống. Cho nên nhiều trẻ rất thiếu kỹ năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn thậm chí không thể tự lo cho bản thân. Rèn kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng để giúp trẻ phát triển nhanh chóng và trưởng thành trong cuộc sống. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết để hình thành cho trẻ những thói quen tốt trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức và tình cảm của trẻ. Nếu trẻ không có các kỹ năng sống cho bản thân thì trẻ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Sáng kiến này đề ra một số biện pháp giúp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
2. Lý do thực hiện sáng kiến:
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng, trẻ đang phát triển nhanh, mạnh cả về tâm lý, sinh lý, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy trẻ cần được chăm sóc giáo dục để trẻ có thể tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Do đó cần "Giáo dục kỹ năng sống" cho trẻ để giúp trẻ có nhận thức đúng, có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Để giúp trẻ phát triển hài hoà, cân đối giữa các mặt để khi lớn lên trẻ không bị bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống, hoàn cảnh xung quanh.
Kĩ năng sống của trẻ là những kĩ năng trẻ nhận thức và tự nhận thức, kĩ năng vận động, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng bảo vệ môi trường sống. Kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Từ kĩ năng này mà trẻ có thể trở thành người độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt, thành công trong tương lai. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi này, kĩ năng sống rất cần được sự quan tâm của người lớn giáo dục trẻ một cách thường xuyên. Đó có thể coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người. Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ góp phần phát triển các hành vi xã hội tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh sự tiến bộ của toàn xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn trăn trở trong các hoạt động để giúp trẻ ở lứa tuổi mà mình phụ trách có những kỹ năng sống cho bản thân. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra. Vì vậy năm học 2023-2024 này tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 24- 36 tháng tuổi”.
3. Phạm vi đối tượng của sáng kiến:
Phạm vi nghiên cứu và sử dụng: Lớp 24-36 tháng tuổi (C2) - Trường mầm non xã Thanh Phong.
Các biện pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức và hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thông cảm với người khác, sáng tạo và biết giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
Đề tài này được tôi áp dụng từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 và đối tượng trẻ 24-36 tháng tuổi (Lớp C2) do tôi phụ trách.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh của sáng kiến:
Ngày nay trong xã hội đang trên đà hội nhập và phát triển, chúng ta những người thầy, cô giáo không chỉ tạo ra những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng có trí thức khoa học, có tình yêu nhân loại, yêu thiên nhiên, yêu Tổ Quốc… mà còn cần góp phần tạo ra những con người giàu tình cảm và có kỹ năng sống bằng chính khả năng, sự hiểu biết và tâm huyết của bản thân qua vai trò là thầy, cô giáo của mình.
Trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng còn rất non nớt, tâm hồn như một tờ giấy trắng, hồn nhiên và trong sáng, rất dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu từ bên ngoài. Lứa tuổi này nếu chúng ta không biết cách uốn nắn và dạy dỗ thì sẽ gây khó khăn cho việc học tập các kiến thức và kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ em ngày nay đã thông minh hơn, hoạt bát và lém lỉnh hơn so với trẻ em ngày xưa nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, rất ít phụ huynh có thời gian để quan tâm và hướng dẫn con cái những kỹ năng sống. Cho nên nhiều trẻ rất thiếu kỹ năng sống, thiếu khả năng tự lập và thường hay ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn thậm chí không thể tự lo cho bản thân. Rèn kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng để giúp trẻ phát triển nhanh chóng và trưởng thành trong cuộc sống. Vì vậy việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết để hình thành cho trẻ những thói quen tốt trong cuộc sống, ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức và tình cảm của trẻ. Nếu trẻ không có các kỹ năng sống cho bản thân thì trẻ không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Sáng kiến này đề ra một số biện pháp giúp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
2. Lý do thực hiện sáng kiến:
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng, trẻ đang phát triển nhanh, mạnh cả về tâm lý, sinh lý, ngôn ngữ và nhận thức. Vì vậy trẻ cần được chăm sóc giáo dục để trẻ có thể tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách. Do đó cần "Giáo dục kỹ năng sống" cho trẻ để giúp trẻ có nhận thức đúng, có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Để giúp trẻ phát triển hài hoà, cân đối giữa các mặt để khi lớn lên trẻ không bị bỡ ngỡ, xa lạ trước cuộc sống, hoàn cảnh xung quanh.
Kĩ năng sống của trẻ là những kĩ năng trẻ nhận thức và tự nhận thức, kĩ năng vận động, kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng bảo vệ môi trường sống. Kỹ năng tự phục vụ bản thân là kỹ năng quan trọng thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Từ kĩ năng này mà trẻ có thể trở thành người độc lập, tự chủ, sống khỏe, sống tốt, thành công trong tương lai. Bởi vậy, ngay từ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi này, kĩ năng sống rất cần được sự quan tâm của người lớn giáo dục trẻ một cách thường xuyên. Đó có thể coi như chìa khóa cho sự sống còn và phát triển của con người. Thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho trẻ góp phần phát triển các hành vi xã hội tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống và đẩy nhanh sự tiến bộ của toàn xã hội. Bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn trăn trở trong các hoạt động để giúp trẻ ở lứa tuổi mà mình phụ trách có những kỹ năng sống cho bản thân. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non đề ra. Vì vậy năm học 2023-2024 này tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 24- 36 tháng tuổi”.
3. Phạm vi đối tượng của sáng kiến:
Phạm vi nghiên cứu và sử dụng: Lớp 24-36 tháng tuổi (C2) - Trường mầm non xã Thanh Phong.
Các biện pháp giúp trẻ phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các kỹ năng tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức và hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thông cảm với người khác, sáng tạo và biết giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
Đề tài này được tôi áp dụng từ tháng 9 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 và đối tượng trẻ 24-36 tháng tuổi (Lớp C2) do tôi phụ trách.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!