- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan TIỂU HỌC được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên có thâm niên trong ngành hơn 20 năm, với nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng học sinh chưa ngoan có thể có ở bất kỳ cấp học nào, loại hình trường học nào và ở mỗi lứa tuổi, mỗi loại hình trường học thì các em có sứ khác nhau về yếu tố tâm, sinh lý, khác nhau về yếu tố môi trường giáo dục, do thời gian ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối tượng là học sinh chưa ngoan ở cấp học THPT.
2 Khái niệm học sinh chưa ngoan
Thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan có thể là:
Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.
Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.
Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn.
Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, Thầy Cô...
Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục...
Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp.
Để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách đúng đắn, Thầy Cô cần phải thực hiện các bước tìm hiểu:
3 Tìm hiểu hoàn cảnh
Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học.
Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ"...
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi!
Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá biệt.
Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.
XEM THÊM:
GIÁO DỤC HỌC SINH CHƯA NGOAN
Ngày nay bạo lực học đường đang là mối quan tâm không riêng của ngành giáo dục, mà đã trở thành vấn đề cả xã hội đều phải lo lắng trăn trở. Vấn đề ngăn chặn bạo lực học đường được bàn đến trong cả phiên họp của Quốc Hội, các trường học, được mọi giới quan tâm.
Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít học sinh "chưa ngoan", thế thì chúng ta đã làm gì để giáo dục những học sinh như thế này?! Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những học sinh chưa ngoan này có thể trở thành học sinh phát triển toàn diện.
Bản thân là một giáo viên có thâm niên trong ngành hơn 20 năm, với nhiều bức xúc trước vấn nạn học sinh chưa ngoan trở thành học sinh cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp học sinh chưa ngoan được quan tâm giáo dục đúng mực đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn sẽ góp phần đáng kể vào việc ngăn chặn bạo lực học đường, xây dựng thế hệ học sinh năng động, thân thiện, phát triển toàn diện.
1.2 Đối tượng và phạm vi đề tài
Đối tượng học sinh chưa ngoan có thể có ở bất kỳ cấp học nào, loại hình trường học nào và ở mỗi lứa tuổi, mỗi loại hình trường học thì các em có sứ khác nhau về yếu tố tâm, sinh lý, khác nhau về yếu tố môi trường giáo dục, do thời gian ngắn hạn nên đề tài này chỉ giới hạn đối tượng là học sinh chưa ngoan ở cấp học THPT.
2 Khái niệm học sinh chưa ngoan
Thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan có thể là:
Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với giáo viên.
Học sinh có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực.
Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn.
Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, Thầy Cô...
Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục...
Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập của lớp.
Để có thể đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh chưa ngoan một cách đúng đắn, Thầy Cô cần phải thực hiện các bước tìm hiểu:
3 Tìm hiểu hoàn cảnh
Bất kỳ một học sinh nào, cho dù là học sinh bình thường nhất đều có những hoàn cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học.
Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 3, vấn đề tiền bạc không phải là quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính là điều mà các em cần nhất, do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình... vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng có thể trở thành "tự kỷ"...
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư dả nhu cầu tiền bạc, vật chất cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi!
Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh cá biệt.
Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.
XEM THÊM: