- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi tốt nghiệp thpt 2025 môn địa CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi tốt nghiệp thpt 2025 môn địa về ở dưới.
1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
2. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
3. ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
4. ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ
5. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
6. THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2025
DẠNG THỨC 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHỀU LỰA CHỌN
DẠNG THỨC 1: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHỀU LỰA CHỌN
1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Câu 1. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?. A. Á -Âu và Bắc Băng Dương. B. Á – Âu và Đại Tây Dương. C. Á – Âu và Thái Bình Dương. D. Á – Âu và Ấn Độ Dương. | Thành phần năng lực: NT1. Nhận thức thế giới quan. NT1.2. Xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng Địa lí trên Bản đồ. Cấp độ tư duy: Nhận biết Kiến thức: Vị trí địa lí –lớp 12 |
Câu 2.Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là do vị trí địa lí A. giáp vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên. B. nằm liền kề các vành đai sinh khoáng lớn. C. nằm trên đường di lưu và di cư sinh vật. D. có hoạt động của gió mùa và Tín phong | Thành phần năng lực: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí. NT2.2. Giải thích sự hình thành, phát triển và phân bố của một số yếu tố địa lí. Cấp độ tư duy: Thông hiểu Kiến thức: Vị trí địa lí –lớp 12 |
Câu 3. Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa chế độ nhiệt theo chiều bắc – nam ở nước ta là A. vĩ độ địa lí, gió mùa và địa hình. B. giáp biển, gió mùa và vị trí địa lí. C. độ cao địa hình, sinh vật, gió Tín phong. D. hướng địa hình, gió mùa Tây Nam, bão. | Thành phần năng lực: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (NT2.2. Giải thích sự hình thành , phát triển và phân bố của một số yếu tố Địa lí. Cấp độ tư duy: Vận dụng Kiến thức: Thiên nhiên phân hóa đa dạng –lớp 12 |
2. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Câu 4. Dân cư nước ta phân bố A. tương đối đồng đều giữa các khu vực. B. chủ yếu ở nông thôn với mật độ cao. C. không đều giữa các khu vực. D. chỉ tập trung ở đồng bằng ven biển. | Thành phần năng lực: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (NT2.4. Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam) (biểu hiện xu hướng dân số của nước ta). Cấp độ tư duy: Nhận biết Kiến thức: Dân số Việt Nam–lớp 12 |
Câu 5. Xu hướng già hoá của dân số nước ta không có biểu hiện nào sau đây? A. Tỉ lệ người trên 60 tuổi tăng. B. Tuổi thọ trung bình tăng. C. Tỉ lệ người từ 0 – 14 tuổi tăng. D. Tỉ suất gia tăng dân số giảm. | Thành phần năng lực: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (NT2.4. Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế xã hội ở Việt Nam) (biểu hiện xu hướng dân số của nước ta). Cấp độ tư duy: Thông hiểu Kiến thức: Dân số Việt Nam–lớp 12 |
3. ĐỊA LÍ VÙNG KINH TẾ
Câu 6. Đồng bằng sông Hồng không giáp với A. vịnh Bắc bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. | Thành phần năng lực: NT1. Nhận thức thế giới quan. NT1.2. Xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng Địa lí trên Bản đồ. Cấp độ tư duy: Nhận biết Kiến thức: Phát triển KT- XH ở Đồng bằng sông Hồng –lớp 12 |
Câu 7. Tây Nguyên có thể trồng được các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt là do A. ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. B. ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. C. ảnh hưởng của độ cao địa hình. D. lượng mưa lớn và diễn ra quanh năm. | Thành phần năng lực: NT1. Nhận thức thế giới quan. NT1.2. Xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng Địa lí trên Bản đồ. Cấp độ tư duy: Thông hiểu Kiến thức: Khai thác thế mạnh phát triển ở Tây Nguyên–lớp 12 |
Câu 8. Sản xuất công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tăng trưởng nhanh chủ yếu là do A. thu hút đầu tư, khai thác lợi thế về tài nguyên. B. đào tạo nguồn nhân lực, vị trí địa lí thuận lợi. C. nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng hiện đại. D. nhiều khu công nghiệp, tài nguyên phong phú. | Thành phần năng lực: NT1. Nhận thức thế giới quan. NT1.2. Xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng Địa lí trên Bản đồ. Cấp độ tư duy: Vận dụng Kiến thức: Phát triển KT- XH ở Đồng bằng sông Hồng –lớp 12 |
Câu 9. Khó khăn về tự nhiên của Trung du miền núi Bắc Bộ là A. triều cường. B. rét đậm, rét hại. C. cát bay, cát chảy. D. xâm nhập mặn. | - TPNL:NT1. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý (Nêu được sự phân bố của một số yếu tố và thành phần tự nhiên ở lãnh thổ Việt Nam. - Cấp độ TD: nhận biết - Kiến thức: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ_ Lớp 12 |
Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí A. giáp biển ở phía bắc, nam, tây. B. nằm ở phía nam Đông Nam Bộ. C. tiếp giáp với Lào, Campuchia. D. nằm gần đường chí tuyến Bắc. | - TPNL (NT1.4): Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (Xác định được sự phân bố các đối tượng địa lí) - Cấp độ TD: Nhận biết - Kiến thức: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long |
Câu 11. Dệt, may và giày, dép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa trên thế mạnh A. tài nguyên và thị trường. B. tài nguyên và lao động. C. truyền thống sản xuất và lao động. D. đầu tư nước ngoài và thị trường. | -TPNL: Giải thích được đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng . - Cấp độ TD: Vận dụng - Kiến thức: Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng - Lớp 12 |
4. ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ
Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng với tình hình sản xuất lúa ở nước ta hiện nay? A. Lúa là cây trồng chính trong sản xuất lương thực. B. Diện tích trồng lúa tăng liên tục qua các năm. C. Chưa hình thành được các vùng sản xuất lúa trọng điểm. D. Tỉ trọng ngày cang tăng trong cơ cấu ngành trồng trọt. | TP NL: NT2 NT2.4. Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam Cấp độ TD: Nhận biết. Kiến thức: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp – Lớp 12. |
Câu 13. Cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay chuyển dịch theo hướng A. tăng dịch vụ, giảm công nghiệp. B. tăng công nghiệp, giảm nông nghiệp. C. giảm chăn nuôi, tăng trồng trọt. D. giảm chế biến, tăng khai khoáng. | - TPNL: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (Biết được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta) - Cấp độ TD: Nhận biết - Kiến thức: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá) |
Câu 14: Các nhà máy nhiệt điện nào sau đây chạy bằng khí đốt? A. Hiệp Phước và Na Dương. B. Phú Mĩ và Cà Mau. C. Thủ Đức và Uông Bí. D. Hiệp Phước và Thủ Đức. | - TPNL: NT1.(NT1.4) Nhận thức về sự phân bố theo không gian (Xác định được sự phân bố các đối tượng địa lí trong phạm vi lãnh thổ) - Cấp độ tư duy: Nhận biết - Kiến thức: Một số ngành Công nghiệp - Lớp 12 |
Câu 15. Tuyến đường xương sống của hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta là A. quốc lộ 18. B. quốc lộ 1. C. quốc lộ 14. D. đường Hồ Chí Minh. | TPNL: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian (NT1); NT1.3. Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Cấp độ TD: Nhận biết Kiến thức: Bài 20- GTVT và Bưu chính viễn thông. |
Câu 16. Hoạt động nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay phát triển rộng rãi ở nhiều vùng. chỉ tạo sản phẩm cho xuất khẩu. phần lớn đầu tư nuôi cá nước lợ. tập trung hầu hết ở các đầm phá. | TP NL: NT2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (NT2.4. Giải thích được các sự vật, hiện tượng; sự phân bố, đặc điểm, quá trình phát triển về kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực và ở Việt Nam) (biểu hiện xu hướng dân số của nước ta). Cấp độ TD: Thông hiểu. Kiến thức: Vấn đề phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản – Lớp 12. |
5. CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP
Câu 17. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão và áp thấp nhiệt đới của nước ta là ( NB: Quan sát được) NT1.2. Nhận thức thế giới quan. A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. | Thành phần năng lực: NT1. Nhận thức thế giới quan. NT1.2. Xác định được vị trí của một sự vật, hiện tượng Địa lí trên Bản đồ. Cấp độ tư duy: Nhận biết Kiến thức: Chuyên đề thiên tai–lớp 12 |
6. THỰC HÀNH KĨ NĂNG ĐỊA LÍ
Câu 18: Cho biểu đồ: Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 2008 - 2021 (Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2022)Nhận xét nào sau đây đúng với sự biến động diện tích rừng của nước ta giai đoạn 2008 – 2021? A. Tổng diện tích rừng nước ta tăng liên tục. B. Tỉ lệ che phủ rừng nước ta tăng 3,3% . C. Diện tích rừng trồng giảm qua các năm. D. Diện tích rừng khô ng đổi qua các năm. | Thành phần năng lực: TH1. Sử dụng các công cụ Địa lí. NT1.6. Thực hiện một số tính toán đơn giản. Cấp độ tư duy: Vận dụng Kiến thức: Bài 5–lớp 12 |