- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp Một số biện pháp rèn luyện nền nếp cho học sinh lớp chủ nhiệm tiểu học NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
.…………………………..
- Tên biện pháp: “Một số biện pháp rèn luyện nề;n nếp cho học sinh lớp chủ nhiệm”;
1. Thực trạng tình hình
Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nền nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nền nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao;
Qua quá trình giảng dạy bản thân nhận thấy, muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, thì người giáo viên dạy lớp phải kích thích cho học sinh tinh thần hứng thú say mê học tập và vấn đề xây dựng nền nếp là tiền đề không kém phần quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nền nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh. Học sinh đùa giỡn nói chuyện riêng hoặc mất trật tự thì bản thân các em sẽ không tiếp thu được bài còn làm ảnh hưởng đến cả lớp, làm cho các học sinh khác lo ra, bị lôi cuốn theo. Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian ổn định, có khi la rầy, tức giận làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm học sinh và khó đảm bảo chất lượng giờ dạy. Các hoạt động học tập không nhịp nhàng sẽ mất thời gian chung, gây chán nản cho những em học tốt.
Rèn nền nếp lớp cũng chính là rèn nền nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau này. Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nền nếp lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các bạn. Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em.
* Thuận lợi:
Trong lớp các em học sinh có phụ huynh quan tâm khá ngoan và luôn có ý thức học tập cũng như nề nếp tốt, đặc biệt là các em nữ;
Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp, luôn trao đổi, rút kinh nghiệm trong các tiết dự giờ, thao giảng, họp chuyên môn nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhau học hỏi.
* Khó khăn:
Trong những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã thấy các em cực kì hiếu động. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi… nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách làm việc nhóm… có 5 em rất nghịch, hay chọc phá bạn, tự ý ra khỏi chỗ ngồi trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nói chuyện riêng”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” thầy cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm.
Hai tuần đầu tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Cũng thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ nhằm lập lại trật tự nề nếp và tôi đã đưa ra sáng kiến để vận dụng ngay tại lớp của mình
PHÒNG GD&ĐT ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | ||||||||
TRƯỜNG TIỂU HỌC | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm 2023 |
- Tên biện pháp: “Một số biện pháp rèn luyện nề;n nếp cho học sinh lớp chủ nhiệm”;
1. Thực trạng tình hình
Đi đôi với chất lượng – Kết quả học tập, công tác xây dựng nền nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu của người giáo viên tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nền nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao;
Qua quá trình giảng dạy bản thân nhận thấy, muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục do Bộ giáo dục và đào tạo đề ra, thì người giáo viên dạy lớp phải kích thích cho học sinh tinh thần hứng thú say mê học tập và vấn đề xây dựng nền nếp là tiền đề không kém phần quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nền nếp lớp học là nhân tố quyết định chất lượng học tập của học sinh. Học sinh đùa giỡn nói chuyện riêng hoặc mất trật tự thì bản thân các em sẽ không tiếp thu được bài còn làm ảnh hưởng đến cả lớp, làm cho các học sinh khác lo ra, bị lôi cuốn theo. Lớp học mất trật tự sẽ làm giáo viên mất nhiều thời gian ổn định, có khi la rầy, tức giận làm ảnh hưởng đến sức khỏe lại còn xúc phạm học sinh và khó đảm bảo chất lượng giờ dạy. Các hoạt động học tập không nhịp nhàng sẽ mất thời gian chung, gây chán nản cho những em học tốt.
Rèn nền nếp lớp cũng chính là rèn nền nếp cho từng cá nhân học sinh, giúp các em có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, biết làm chủ bản thân sau này. Ngược lại, mỗi học sinh biết điều chỉnh mình sẽ tác động tích cực đến nền nếp lớp. Các em biết điều gì nên làm và không nên làm để hòa đồng cùng các bạn. Qua đó sẽ hình thành tính tự giác, tinh thần tập thể trong các em.
* Thuận lợi:
Trong lớp các em học sinh có phụ huynh quan tâm khá ngoan và luôn có ý thức học tập cũng như nề nếp tốt, đặc biệt là các em nữ;
Bên cạnh đó còn có sự trợ giúp của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn cùng đồng nghiệp, luôn trao đổi, rút kinh nghiệm trong các tiết dự giờ, thao giảng, họp chuyên môn nhằm tìm ra những biện pháp hay để cùng nhau học hỏi.
* Khó khăn:
Trong những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi đã thấy các em cực kì hiếu động. Thật vậy, mặc dù các em rất đáng yêu, lanh lợi… nhưng lại tùy tiện trong các hoạt động ở lớp. Từ tư thế ngồi, cách giơ tay phát biểu, cách làm việc nhóm… có 5 em rất nghịch, hay chọc phá bạn, tự ý ra khỏi chỗ ngồi trong giờ học. Khi có mặt thầy cô thì các em tương đối trật tự nhưng khi giáo viên vừa quay lưng thì các em lại “nói chuyện riêng”. Qua đó, cho thấy các em chỉ “sợ” thầy cô chứ chưa nhận thức được việc mình làm.
Hai tuần đầu tôi rất mệt và tốn nhiều thời gian để ổn định lớp. Cũng thời gian này tôi đã nghiên cứu nắm vững đối tượng, nguyên nhân để tìm biện pháp tháo gỡ nhằm lập lại trật tự nề nếp và tôi đã đưa ra sáng kiến để vận dụng ngay tại lớp của mình