- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp: “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS năm 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
- Tên biện pháp: “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở
trường THCS”
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học & môn Khoa học tự nhiên
II. Nội dung biện pháp
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị.
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà với nhiều giáo viên đứng lớp khác cũng thế, cứ sau mỗi tiết dạy thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những tiếng bàn nhau “sao nhanh hết giờ thế nhỉ” của học trò thì tự nhiên những người làm nghề “gõ đầu trẻ ” như tôi bỗng thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều.
Thế nhưng làm thế nào để học trò có được niềm vui ấy? Làm thế nào để học trò có thể thốt ra những lời như thế thì quả thật là khó. Từ lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, của nhiều thế hệ học trò thì những môn khoa học tự nhiên: Toán, Lí, Hóa, Sinh là những môn học hết sức khô khan. Với một số người có được năng khiếu bẩm sinh về tính toán thì việc học các môn học này có phần đơn giản hơn một chút, còn với hầu hết nhiều người việc học các môn học này là hết sức khó khăn. Nếu không có sự chăm chỉ, không có niềm đam mê hứng thú học tập thì chắc chắn kết quả đạt được không cao.
Và với môn Hóa Học mà bản thân tôi đang giảng dạy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh những đặc trưng chung của môn khoa học tự nhiên ở trên thì bộ môn Hóa Học còn mang nhiều đặc trưng riêng ví dụ như: phải nhớ nhiều công thức hóa học của các chất, phải nhớ nhiều phương trình hóa học, phải nhớ các điều kiện xảy ra phản ứng… Vì vậy nếu không có sự chăm chỉ, không có hứng thú học tập bộ môn thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt.
Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”.
Vì vậy một trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho học sinh nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Chất lượng dạy học sẽ cao khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh.
Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết. Hoạt động dạy học hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy: Ở các trường trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học. Đây cũng là một trong các lí do làm đa số học sinh đều rất sợ học môn hóa học. Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chính vì vậy mà kết quả học tập không cao.
Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho học sinh hơn. Học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối. Thông qua các trò chơi học sinh phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,....
Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho học sinh góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng Hoá học của học sinh, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học.
Vì tất cả những lí do ở trên nên tôi lựa chọn biện pháp: “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS” để nghiên cứu và thực hiện ở bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 8, 9 trường THCS Xuân Đài.
2. Nội dung biện pháp
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Những thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ.
- Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường.
- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử.
- Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học.
- Học sinh đa số, hiền ngoan có ý thức học tập tốt.
* Khó khăn:
- Sự chênh lệch về mặt năng lực giữa các học sinh trong 1 lớp, đặc biệt học sinh ở các lớp bình thường. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa tự tin đứng trước tập thể.
- Số lượng học sinh trong một lớp đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình tham gia chơi của học sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên là rất khó nên số lượng trò chơi được tổ chức còn ít và chưa đa dạng.
- Thời gian dành cho việc soạn, thiết kế trò chơi quá nhiều và đòi hỏi giáo viên phải biết công nghệ thông tin, biết làm một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi nên giáo viên cũng rất ngại tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.
- Giáo viên vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho học sinh. Vì mỗi giáo viên dạy nhiều tiết trên 1 tuần, nhiều khối lớp và tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non, tiểu học rất nhiều còn đối tượng là học sinh lớp lớn thì rất ít đầu sách tham khảo.
- Đôi khi giáo viên còn áp lực thời lượng 45 phút nên thường lo “cháy giờ”, do đó một số giáo viên chú trọng truyền đạt hết lượng kiến thức hơn là tạo trò chơi.
- Khi tổ chức trò chơi, học sinh sẽ phát ra tiếng ồn nhiều vì phải thảo luận hoạt động và chính điều đó ảnh hưởng đến lớp học kế bên cũng phần nào làm cho giáo viên ngại tổ chức.
1.2. Mô tả quy trình/ quá trình thực hiện
Để thực hiện đề tài, bản thân đã thực hiện các bước như sau:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GDĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS XUÂN ĐÀI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS Họ và tên giáo viên dự thi: Nguyễn Thị Vân Dự thi môn: KHTN 7 Xuân Đài, ngày 28 tháng 09 năm 2023 |
Xuân Đài, ngày 28 tháng 09 năm 2023
PHÒNG GDĐT XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS XUÂN ĐÀI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
- Tên biện pháp: “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở
trường THCS”
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Hóa học & môn Khoa học tự nhiên
II. Nội dung biện pháp
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị.
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà với nhiều giáo viên đứng lớp khác cũng thế, cứ sau mỗi tiết dạy thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những tiếng bàn nhau “sao nhanh hết giờ thế nhỉ” của học trò thì tự nhiên những người làm nghề “gõ đầu trẻ ” như tôi bỗng thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều.
Thế nhưng làm thế nào để học trò có được niềm vui ấy? Làm thế nào để học trò có thể thốt ra những lời như thế thì quả thật là khó. Từ lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, của nhiều thế hệ học trò thì những môn khoa học tự nhiên: Toán, Lí, Hóa, Sinh là những môn học hết sức khô khan. Với một số người có được năng khiếu bẩm sinh về tính toán thì việc học các môn học này có phần đơn giản hơn một chút, còn với hầu hết nhiều người việc học các môn học này là hết sức khó khăn. Nếu không có sự chăm chỉ, không có niềm đam mê hứng thú học tập thì chắc chắn kết quả đạt được không cao.
Và với môn Hóa Học mà bản thân tôi đang giảng dạy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh những đặc trưng chung của môn khoa học tự nhiên ở trên thì bộ môn Hóa Học còn mang nhiều đặc trưng riêng ví dụ như: phải nhớ nhiều công thức hóa học của các chất, phải nhớ nhiều phương trình hóa học, phải nhớ các điều kiện xảy ra phản ứng… Vì vậy nếu không có sự chăm chỉ, không có hứng thú học tập bộ môn thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt.
Mặt khác, hiện nay chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục nhằm phát triển toàn diện những năng lực của học sinh, phát triển khả năng tư duy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Khổng tử đã từng dạy học trò rằng: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”.
Vì vậy một trong những giải pháp bảo đảm thành công trong dạy học cho học sinh nói chung và môn Hóa học nói riêng là tạo được sự hứng thú nhận thức cho các em. Chất lượng dạy học sẽ cao khi nó kích thích được hứng thú, nhu cầu, sở thích và khả năng độc lập, tích cực tư duy của học sinh.
Để làm được điều đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học thì sự phối hợp các hình thức tổ chức dạy học là rất cần thiết. Hoạt động dạy học hóa học dưới dạng trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, là một trong những hoạt động của học sinh tiến hành trong nhà trường nhằm gây hứng thú, củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức, phát triển nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tư duy sáng tạo của học sinh; nó có tác dụng rất lớn về mặt giáo dưỡng, giáo dục và giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn hóa học bậc THCS cho thấy: Ở các trường trung học hiện nay, việc tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có tổ chức thì cũng khô khan gây ra sự nhàm chán cho học sinh và chưa phát huy được vai trò, tác dụng vốn có của nó trong quá trình dạy học. Đây cũng là một trong các lí do làm đa số học sinh đều rất sợ học môn hóa học. Các em thường học theo kiểu chống đối, tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chính vì vậy mà kết quả học tập không cao.
Thiết kế và sử dụng trò chơi phù hợp trong hoạt động dạy học sẽ giúp bài học sinh động hơn, phát huy được tính tích cực và gây hứng thú học tập cho học sinh hơn. Học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức một cách tự nhiên, chủ động chứ không phải tiếp thu theo kiểu bắt buộc hoặc chống đối. Thông qua các trò chơi học sinh phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn,....
Trò chơi dùng để dạy học dưới dạng củng cố kiến thức đã biết và rèn luyện tư duy nhanh nhạy, chính xác cho học sinh góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng Hoá học của học sinh, từ đó làm tăng hiệu quả dạy học Hóa học.
Vì tất cả những lí do ở trên nên tôi lựa chọn biện pháp: “Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THCS” để nghiên cứu và thực hiện ở bộ môn Hóa học cho học sinh lớp 8, 9 trường THCS Xuân Đài.
2. Nội dung biện pháp
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Những thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
- Trang thiết bị của nhà trường được trang bị tương đối đầy đủ.
- Có sự giúp đỡ và góp ý tận tình của ban lãnh đạo và các đồng nghiệp trong nhà trường.
- Mạng Internet đã cung cấp được rất nhiều tài liệu bổ ích phục vụ cho việc soạn giảng giáo án điện tử.
- Có nhiều phần mềm hỗ trợ việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học.
- Học sinh đa số, hiền ngoan có ý thức học tập tốt.
* Khó khăn:
- Sự chênh lệch về mặt năng lực giữa các học sinh trong 1 lớp, đặc biệt học sinh ở các lớp bình thường. Nhiều học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa tự tin đứng trước tập thể.
- Số lượng học sinh trong một lớp đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình tham gia chơi của học sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên là rất khó nên số lượng trò chơi được tổ chức còn ít và chưa đa dạng.
- Thời gian dành cho việc soạn, thiết kế trò chơi quá nhiều và đòi hỏi giáo viên phải biết công nghệ thông tin, biết làm một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi nên giáo viên cũng rất ngại tổ chức trò chơi học tập cho học sinh.
- Giáo viên vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho học sinh. Vì mỗi giáo viên dạy nhiều tiết trên 1 tuần, nhiều khối lớp và tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non, tiểu học rất nhiều còn đối tượng là học sinh lớp lớn thì rất ít đầu sách tham khảo.
- Đôi khi giáo viên còn áp lực thời lượng 45 phút nên thường lo “cháy giờ”, do đó một số giáo viên chú trọng truyền đạt hết lượng kiến thức hơn là tạo trò chơi.
- Khi tổ chức trò chơi, học sinh sẽ phát ra tiếng ồn nhiều vì phải thảo luận hoạt động và chính điều đó ảnh hưởng đến lớp học kế bên cũng phần nào làm cho giáo viên ngại tổ chức.
1.2. Mô tả quy trình/ quá trình thực hiện
Để thực hiện đề tài, bản thân đã thực hiện các bước như sau:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!