- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ 19 De kiểm tra ngữ văn 10 theo chương trình mới GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 1 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 19 FILE trang. Các bạn xem và tải de kiểm tra ngữ văn 10 theo chương trình mới về ở dưới.
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
B. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Chiều xuân
(Anh Thơ)
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
A.Thể lục bát.
B.Thể song thất lục bát.
C.Thể tự do.
D.Thể tám chữ.
Câu 2. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
A. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đường đê, bướm, trâu bò, lúa.
B. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đàn sáo, bướm, trâu bò, lúa.
C. Mưa, hoa xoan, đò, cô nàng yếm thắm, cỏ, đàn sáo, bướm, trâu bò, lúa.
D. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đàn sáo, gió, mưa, lúa.
Câu 3. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là?
A. Cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương
B. Cảm xúc buồn chán khi nhìn cảnh vật
C. Cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê xứ Bắc
D. Cảm xúc vui mừng khi nhìn cảnh vật.
Câu 4. Tác giả miêu tả cảnh xuân ở những nơi nào?
Trên bờ đê, trên bến vắng, trên đồng ruộng.
Trên bờ đê, trên bầu trời,trên đồng ruộng.
Trên dòng sông, trên bến vắng, trên biển.
Trên bờ đê, trên ga tàu, trên đồng ruộng.
Câu 5. Hình ảnh “cỏ non tràn biếc cỏ”trong câu thơ “Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ” được hiểu như thế nào?
A. Từng lớp cỏ tràn lên nhau lớp này đến lớp khác.
B. Cỏ xanh mọc nhiều tràn cả đường đê.
C. Miêu tả vẻ đẹp non tơ, mơn mởn đầy sức sống của mùa xuân.
D. Miêu tả cảnh mùa xuân thơ mộng.
Câu 6. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.
A. Miêu tả hình ảnh con đò và quán tranh rõ ràng, cụ thể.
B. Miêu tả hình ảnh con đò và quán tranh.
C. Miêu tả cảnh chiều xuân hiu hắt, cô đơn, lẻ loi.
D. Miêu tả cảnh chiều xuân vắng lặng, bình yên, đượm buồn.
Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là:
A. Nỗi nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương.
B. Nỗi buồn bã thê lương khi nhìn ngắm cảnh chiều xuân.
C. Nỗi buồn vu vơ, nhẹ nhàng trước cảnh chiều xuân.
D. Cảm xúc rạo rực, vui tươi trước cảnh chiều xuân.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Anh/chị hãy nêu chủ đề của văn bản.
Câu 9. Qua văn bản, anh/chị trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam hiện nay.
Câu 10. Anh (Chị) nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong văn bản.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết một bài luận (Khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm trònđiểm: Lẻ 0,25 điểm làm tròn thành 0,30 điểm; Lẻ 0,75 làm tròn thành 0,80 điểm.
II. Hướng dẫn chấm cụ thể
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BÀI TẬP NHÓM TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN VÀ TRƯỜNG THCS VÀ THPT NÔNG TRƯỜNG VIỆT TRUNG
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Kỹ năng | Nội dung/đơn vị kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận Dụng Cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
Đọc | Thơ trữ tình | 4 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 60 |
Viết | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tỉ lệ % | 20 | 10 | 15 | 25 | 0 | 20 | 0 | 10 | 100 | |
30% | 40% | 20% | 10% | |||||||
Tổng | 70% | 30% |
B. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
Kỹ năng | Đơn vị kiến thức/Kĩ năng | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận Dụng | Vận Dụng Cao | | |||
Đọc hiểu | Thơ trữ tình | Nhận biết: - Nhận biết được các biểu hiện của thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, đối và các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ. - Nhận biết được những biểu hiện trực tiếp của tình cảm, cảm xúc trong bài thơ. - Nhận biết không gian, thời gian nghệ thuật trong bài thơ. Thông hiểu: - Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, vần, nhịp và các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. - Phân tích được ý nghĩa, giá trị của hình ảnh, chi tiết tiêu biểu trong bài thơ - Lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của nhân vật trữ tình thể hiện qua bài thơ. - Xác định chủ đề, tư tưởng của bài thơ. Vận dụng: - Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm đối với tình cảm, quan niệm, cách nghĩ của bản thân trước một vấn đề đặt ra trong đời sống hoặc văn học - Rút ra được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do bài thơ gợi ra. Vận dụng cao: - Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm nhận riêng của tác giả về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong bài thơ để lí giải ý nghĩa, thông điệp của bài thơ. | Theo ma trận ở trên | 60 | |||
Viết | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một đoạn trích/ tác phẩm văn học. | Nhận biết: - Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, thể loại,… của đoạn trích/tác phẩm. - Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận. Thông hiểu: - Trình bày được những nội dung khái quát của đoạn trích/ tác phẩm văn học. - Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp. Phân tích được những đặc sắc về nội dung, hình thức nghệ thuật và chủ đề của đoạn trích/ tác phẩm. - Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm. - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Vận dụng: - Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/ tác phẩm). - Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, hợp logic. Vận dụng cao: - Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của nội dung và hình thức đoạn trích/ tác phẩm. - Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết. - Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 10 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết. | 1* | 1* | 1* | 1 TL | 40 |
C. ĐỀ MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH NHÓM TRƯỜNG THPT NQ VÀ TRƯỜNG THCS VÀ THPT NT VT | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THPT Thời gian: 90 phút(không kể thời gian giao đề) Đề có 02 trang, gồm 11 câu. |
I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Chiều xuân
(Anh Thơ)
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió.
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm.
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Dẫn theo thivien.net )
Lựa chọn đáp án đúng nhất từ câu 1 đến câu 7:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
A.Thể lục bát.
B.Thể song thất lục bát.
C.Thể tự do.
D.Thể tám chữ.
Câu 2. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
A. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đường đê, bướm, trâu bò, lúa.
B. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đàn sáo, bướm, trâu bò, lúa.
C. Mưa, hoa xoan, đò, cô nàng yếm thắm, cỏ, đàn sáo, bướm, trâu bò, lúa.
D. Mưa, hoa xoan, đò, quán tranh, cỏ, đàn sáo, gió, mưa, lúa.
Câu 3. Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là?
A. Cảm xúc nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương
B. Cảm xúc buồn chán khi nhìn cảnh vật
C. Cảm xúc nhẹ nhàng tinh tế của cái tôi trữ tình trước cảnh chiều xuân mưa phùn nơi đồng quê xứ Bắc
D. Cảm xúc vui mừng khi nhìn cảnh vật.
Câu 4. Tác giả miêu tả cảnh xuân ở những nơi nào?
Trên bờ đê, trên bến vắng, trên đồng ruộng.
Trên bờ đê, trên bầu trời,trên đồng ruộng.
Trên dòng sông, trên bến vắng, trên biển.
Trên bờ đê, trên ga tàu, trên đồng ruộng.
Câu 5. Hình ảnh “cỏ non tràn biếc cỏ”trong câu thơ “Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ” được hiểu như thế nào?
A. Từng lớp cỏ tràn lên nhau lớp này đến lớp khác.
B. Cỏ xanh mọc nhiều tràn cả đường đê.
C. Miêu tả vẻ đẹp non tơ, mơn mởn đầy sức sống của mùa xuân.
D. Miêu tả cảnh mùa xuân thơ mộng.
Câu 6. Việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng.
A. Miêu tả hình ảnh con đò và quán tranh rõ ràng, cụ thể.
B. Miêu tả hình ảnh con đò và quán tranh.
C. Miêu tả cảnh chiều xuân hiu hắt, cô đơn, lẻ loi.
D. Miêu tả cảnh chiều xuân vắng lặng, bình yên, đượm buồn.
Câu 7. Cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ là:
A. Nỗi nhớ nhung mãnh liệt của tác giả với quê hương.
B. Nỗi buồn bã thê lương khi nhìn ngắm cảnh chiều xuân.
C. Nỗi buồn vu vơ, nhẹ nhàng trước cảnh chiều xuân.
D. Cảm xúc rạo rực, vui tươi trước cảnh chiều xuân.
Trả lời các câu hỏi:
Câu 8. Anh/chị hãy nêu chủ đề của văn bản.
Câu 9. Qua văn bản, anh/chị trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp của làng quê Việt Nam hiện nay.
Câu 10. Anh (Chị) nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong văn bản.
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Viết một bài luận (Khoảng 600 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.
……………….Hết………………..
SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH NHÓM TRƯỜNG THPT NQ VÀ TRƯỜNG THCS VÀ THPT NT VT | KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (Hướng dẫn chấm có 04 trang) |
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm trònđiểm: Lẻ 0,25 điểm làm tròn thành 0,30 điểm; Lẻ 0,75 làm tròn thành 0,80 điểm.
II. Hướng dẫn chấm cụ thể
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | D | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | Chủ đề của văn bản: - Miêu tả vẻ đẹp thanh bình, yên ả của mùa xuân Bắc Bộ -Bày tỏ tình yêu quê hương đất nước thiết tha của nhân vật trữ tình. -Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm | 1,0 | |
9 | Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam : - Bình yên, mộc mạc, thân thương - Nhiều làng quê đang dần đô thị hóa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được. | 1,0 | |
10 | Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong văn bản -Hình ảnh: giản dị, gần gũi, thân thuộc -Từ ngữ giàu hình ảnh: từ láy -Các biện pháp tu từ: nhân hóa Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương 03 ý như đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm. | 0,5 | |
PHẦN 2 | Viết | | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | ||
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Nội dung và nghệ thuật bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ. HS có thể triển khai theo nhiều cáchtrên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: | 0,25 | |
| * Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, thể thơ tám chữ. * Triển khai những vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp: - Nội dung: Bức tranh chiều xuân bình dị, đơn sơ mộc mạc của làng quê Bắc Bộ, tình yêu làng quê, đất nước sâu sắc và thiết tha. + Hình ảnh quen thuộc đặc trưng cho miền quê Việt Nam: bến đò vắng khách, con đò nằm yên một chỗ, quán nhỏ, cây xoan đầy hoa tím... Cảnh đẹp, êm ả, yên bình nhưng gợn buồn. Cuộc sống yên tĩnh có phần ngưng đọng: chiều mưa lạnh… + Bức tranh có sự chuyển đổi từ gam màu buồn sang sự sống, gam màu xanh "biếc" của cỏ, từ tĩnh sang động. Cảnh vật thân thương và bình yên quá đỗi, độc đáo và nên thơ, cảnh quen thuộc trở nên mới mẻ, sinh động, làm vơi đi nỗi cô đơn của bến vắng. + Không khí và nhịp sống thôn quê: Nhịp sống khoan thai nơi đồng quê. Không khí thơ mộng, êm đềm, tĩnh lặng thể hiện qua… - Nghệ thuật: Từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm, sử dụng nhiều từ láy; thủ pháp lấy cái động để nói cái tĩnh… | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!