- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn THPT NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 57 trang. Các bạn xem và tải đề ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn , đề cương ôn thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn về ở dưới.
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”. Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó, người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như vậy.
Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay. Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì, lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức.
(Ngăn chặn thói xu nịnh, Bùi Huy Lưu
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …"
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để ngăn chặn thói xu nịnh trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ.
BỘ ĐỀ ÔN TỐT NGHIỆP NGỮ VĂN NĂM 2022
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Theo từ điển Tiếng Việt xu nịnh là nịnh nọt để lấy lòng và cầu lợi. Hiểu nôm na xu nịnh là khen ngợi quá đáng chỉ cốt để làm đẹp lòng nhau, thông thường nhằm mục đích cầu lợi cho cá nhân. Cần phân biệt rõ “nịnh” khác với “khen”. Cùng là mục tiêu tán dương hành động hay suy nghĩ của cấp trên, người thật tâm khen cảm thấy thoải mái vì động cơ khen do ngưỡng mộ, thán phục; trong khi đó, người có hành vi nịnh, thường sẽ nhận thức được ngay “tính sai trái” của mình vừa làm vì họ hiểu rằng, cấp trên có thể không xứng với những lời "khen" như vậy.
Thói xu nịnh xưa nay, với muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường. Kẻ xu nịnh rất giỏi ứng biến, bất kể trường hợp nào cũng nịnh được và nịnh rất hay. Họ thường a dua theo đuôi người có quyền nhưng ưa nịnh để trục lợi, thăng quan tiến chức, bất chấp lẽ phải. Một số người được nịnh thì nghĩ rằng, chẳng mất gì, lại ưa nghe lời ngon ngọt, sống trong cảm giác của kẻ bề trên. Từ đó, nó làm cho chính kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền; người tốt không được trọng dụng, người xấu thì lấn lướt lộng quyền. Đây là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia bè, kéo cánh làm suy yếu tổ chức.
(Ngăn chặn thói xu nịnh, Bùi Huy Lưu
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo anh/chị, “nịnh” khác với “khen” ở điểm nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: " kẻ được nịnh xao lòng, mất bản lĩnh, không đánh giá đúng bản thân mình, sinh ra chủ quan, tự mãn, dẫn đến đánh giá sai lệch cán bộ dưới quyền …"
Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về mục đích của những kẻ xu nịnh?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp để ngăn chặn thói xu nịnh trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về khung cảnh chia tay và tâm trạng của kẻ ở, người đi trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cách dùng đại từ mình- ta trong đoạn thơ.