- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề thi ngữ văn 12 học kì 1 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023, Bộ đề ôn thi HK1 Ngữ văn 12, đề thi ngữ văn 12 học kì 1 năm 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Thực tế, chúng ta thường nếm trải thất bại nhiều hơn thành công. Bởi vậy mà chúng ta quen với thất bại. Chúng ta cũng thường được nghe nhiều lời khuyên rằng đừng nản lòng với những thất bại nhỏ. Thất bại có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được. Nhưng trong đời người thành công chẳng đến được mấy lần, do vậy chúng ta hầu như chẳng hề có cơ hội để chuẩn bị. Vì thế, việc đương đầu với nó chẳng hề dễ dàng. Thành công mà cũng cần phải phòng bị sao? Thành công mà cũng là thứ phải đương đầu sao? Đúng vậy, thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề riêng của người chiến thắng trong chương trình tìm kiếm tài năng. Tất cả những thành công không có sự chuẩn bị đều như thế cả.
Cách đây không lâu, tôi nghe tin Whitney Houston qua đời, nghe nói là do bị sốc thuốc… Không riêng gì Whitney Houston, chúng ta thường nghe thấy tin tức về những ngôi sao sớm nổi chóng tàn như vậy. Những điều đáng buồn này đã nói lên mặt trái của việc thành công mà không có sự chuẩn bị trước. Ánh đèn càng chói lòa thì bóng đổ càng dài, càng đen sẫm. Ánh đèn rực rỡ khiến ta mù quáng, ta không còn có thể nhìn thấy thế giới một cách chuẩn xác. Và rồi kết cục là chúng ta không thể nhìn bản thân mình một cách đúng đắn nữa. Như nhà văn Oscar Wilde từng nói “Con người có hai nỗi bất hạnh lớn nhất. Một là không thể nào đạt được giấc mơ của mình, hai là đạt được giấc mơ đó mất rồi”.
(Rando Kim, Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, NXB Hà Nội, 2016)
Câu 1 (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.75 điểm) Theo tác giả, tại sao “đừng nản lòng với những thất bại nhỏ”?
Câu 3 (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ” không? Vì sao?
Câu 4 (0,5 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
---------------- HẾT ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được (…).
Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.
NGÂN HÀNG ĐỀ- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN VĂN 12- Thời gian làm bài: 90 phút
NĂM HỌC 2022-2023
MÔN VĂN 12- Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Thực tế, chúng ta thường nếm trải thất bại nhiều hơn thành công. Bởi vậy mà chúng ta quen với thất bại. Chúng ta cũng thường được nghe nhiều lời khuyên rằng đừng nản lòng với những thất bại nhỏ. Thất bại có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được. Nhưng trong đời người thành công chẳng đến được mấy lần, do vậy chúng ta hầu như chẳng hề có cơ hội để chuẩn bị. Vì thế, việc đương đầu với nó chẳng hề dễ dàng. Thành công mà cũng cần phải phòng bị sao? Thành công mà cũng là thứ phải đương đầu sao? Đúng vậy, thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề riêng của người chiến thắng trong chương trình tìm kiếm tài năng. Tất cả những thành công không có sự chuẩn bị đều như thế cả.
Cách đây không lâu, tôi nghe tin Whitney Houston qua đời, nghe nói là do bị sốc thuốc… Không riêng gì Whitney Houston, chúng ta thường nghe thấy tin tức về những ngôi sao sớm nổi chóng tàn như vậy. Những điều đáng buồn này đã nói lên mặt trái của việc thành công mà không có sự chuẩn bị trước. Ánh đèn càng chói lòa thì bóng đổ càng dài, càng đen sẫm. Ánh đèn rực rỡ khiến ta mù quáng, ta không còn có thể nhìn thấy thế giới một cách chuẩn xác. Và rồi kết cục là chúng ta không thể nhìn bản thân mình một cách đúng đắn nữa. Như nhà văn Oscar Wilde từng nói “Con người có hai nỗi bất hạnh lớn nhất. Một là không thể nào đạt được giấc mơ của mình, hai là đạt được giấc mơ đó mất rồi”.
(Rando Kim, Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, NXB Hà Nội, 2016)
Câu 1 (0.75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (0.75 điểm) Theo tác giả, tại sao “đừng nản lòng với những thất bại nhỏ”?
Câu 3 (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Thành công đột ngột còn nguy hiểm hơn cả thất bại bất ngờ” không? Vì sao?
Câu 4 (0,5 điểm) Qua đoạn trích, anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
---------------- HẾT ---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN | CÂU | NỘI DUNG | ĐIỂM |
I | 1 | - PTBĐ chính : Nghị luận | 0,75 |
2 | - Theo tác giả, “đừng nản lòng với những thất bại nhỏ ” vì “ Thất bại có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được” | 0.75 | |
3 | - HS có thể trả lời: đồng tình hay không đồng tình - Lý giải: phù hợp với sự lựa chọn ( Có thể dựa vào văn bản để lý giải: + Thất bại: “có nghĩa là mục tiêu vẫn sừng sững đứng kia, và nếu thế thì chỉ cần tiếp tục nhằm thẳng hướng đó mà chiến đấu là được”. + Còn thành công bất ngờ thì “Ánh đèn càng chói lòa thì bóng đổ càng dài, càng đen sẫm. Ánh đèn rực rỡ khiến ta mù quáng, ta không còn có thể nhìn thấy thế giới một cách chuẩn xác. Và rồi kết cục là chúng ta không thể nhìn bản thân mình một cách đúng đắn nữa’’) | 0.25 0.75 | |
4 | -Hs rút ra được một bài học ý nghĩa cho bản thân -Có sự lý giải về bài học. ( Lưu ý: HS có thể trả lời bằng một đoạn văn ngắn hoặc gạch đầu dòng đều có điểm) | 0,5 | |
Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh | 7,0 | ||
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,5 | ||
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng gợi ý sau: | 5,0 | ||
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ấn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. - Bài thơ Sóng được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào, là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - Đoạn thơ gồm 4 khổ thơ đầu, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. | 0,5 | ||
* Cảm nhận đoạn thơ - Về nội dung Khổ 1: Hình ảnh sóng hiện lên vừa chân thực cụ thể vừa mang nét ẩn dụ tinh tế cho tâm trạng người phụ nữ đang yêu - Những đặc tính đối cực của sóng (“dữ dội”,“ồn ào” và “dịu êm”, lặng lẽ”) và trạng thái phong phú, phức tạp, đối lập trong trái tim người phụ nữ đang yêu. - Tương quan sông - bể, tính chất mâu thuẫn - Mượn một qui luật tự nhiên để biểu trưng cho những băn khoăn trong lòng mình. à Khát khao vượt giới hạn nhỏ bé, vươn tới không gian rộng lớn hơn để lí giải chính mình của con người. - Đặt trong tính sóng đôi của hình tượng “sóng” và “em”: trạng thái của sóng gắn với khí chất của người phụ nữ luôn luôn hài hòa những đối cực; khát vọng giải mã chính mình của sóng cũng là khát vọng thành thực, khơi tìm bản chất tâm hồn mình của người con gái khi yêu. Khổ 2: Sóng đặt trong thời gian vĩnh hằng bất tận cùng với khát vọng tình yêu vô biên, vĩnh cửu. - Thời gian: “ngày xưa” và “ngày sau” à tình yêu chạy theo chiều thời gian thăm thẳm vẫn mãi mãi tươi mới, mãi không hết “bồi hồi”. - Khám phá mới về sóng: tượng trưng cho sự bất diệt của tuổi trẻ và khát vọng tình yêu. - Mượn qui luật tự nhiên để diễn tả một triết lí dung dị nhưng thấm thía về tình yêu và tuổi trẻ: còn tuổi trẻ là còn khát vọng, khát vọng yêu thương mãi còn tức là con người mãi trẻ trung. Khổ 3 và 4: Nhân vật trữ tình em xuất hiện trực tiếp thể hiện những suy tư trong tình yêu. - Chuỗi câu hỏi liên tiếp như truy đến cùng nguồn gốc của sóng cũng chính là nguồn gốc của tình yêu. - Tình yêu là hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn không thể giải thích được câu hỏi về khởi nguồn của nó, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. - Điểm xuất phát: Những suy luận mang tính logic, khoa học có thể giải mã được. Điểm kết thúc: Thắt nút lại vấn đề “khi nào ta yêu nhau?” à Tạo ra một bí ẩn khó có thể giải mã - Lí trí vận động “em nghĩ” (2 lần) nhưng bất lực “em cũng không biết nữa”: Lời thú nhận đáng yêu về sự bối rối, bất lực khi tìm câu trả lời về cội nguồn của tình yêu-> tình yêu đích thực lớn hơn mọi thứ lí trí. à Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất Xuân Quỳnh - một cách cắt nghĩa nữ tính và trực cảm. - Về nghệ thuật - Thể thơ năm chữ; nhịp điệu thơ đa dạng, linh hoạt tạo nên âm hưởng của những con sóng: lúc dạt dào sôi nổi, lúc sâu lắng dịu êm phù hợp với tâm tư, trạng, thái tình cảm của tâm hồn. - Ngôn ngữ bình dị kết hợp thủ pháp nhân hóa, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập, các điệp từ. | 3,0 1,0 | ||
* Đánh giá chung - “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm hồn người con gái với trái tim rạo rực khao khát yêu thương. Cặp hình tượng “sóng” và “em” sóng đôi, bổ sung, hòa quyện vào nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu. - Tình yêu được bộc lộ qua cặp hình tượng “sóng” và “em”. Ở lớp nghĩa thực, hình tượng sóng được miêu tả sinh động, cụ thể với nhiều tính chất, trạng thái phức tạp, đa dạng. Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng được ẩn dụ cho thế giới nội tâm của người con gái trong tình yêu. - Hình tượng “sóng” được tạo thành từ âm điệu thơ đặc biệt và được biến thành một trường ẩn dụ có mối quan hệ tương đồng, gắn bó chặt chẽ với hình tượng “em”, từ đó hình thành nên một kiểu kết cấu song hành đặc biệt cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung. - Cặp hình tượng sóng đôi, đan cài là thành công nghệ thuật của Xuân Quỳnh, tạo ấn tượng sâu đậm khó quên trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. - Đoạn thơ đã góp phần thể hiện ý nghĩa của bài thơ: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa truyền thống vừa hiện đại: tình yêu tha thiết, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người. | 0,5 | ||
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp. | 0,5 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. | 0,5 | ||
TỔNG CỘNG | 10.0 |
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai đó đã nói rằng tâm trí chúng ta nằm ngay ở lưỡi. Điều đó có nghĩa là suy nghĩ có quan hệ mật thiết với lời nói. Chúng ta sẽ nói những gì mình suy nghĩ. Lời nói tích cực hay tiêu cực cũng đều ảnh hưởng đến người khác. Nếu ta nói những lời nặng nề hay chỉ trích, người khác sẽ phản ứng lại, họ sẽ trả lại chúng ta những gì họ nhận được (…).
Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì sẽ nhận thức như thế ấy, và chúng ta nhận thức như thế nào thì cuộc đời chúng ta sẽ như thế ấy. Hãy tưởng tượng chúng ta đang gieo một hạt giống suy nghĩ trong sáng và tích cực. Nếu chúng ta tập trung vào suy nghĩ này, dồn sức lực cho nó, tương tự như mặt trời trao năng lượng cho cây cỏ trên mặt đất, suy nghĩ đó sẽ thức giấc, chuyển mình và bắt đầu lớn lên. Khi ta có những lời nói và hành động tích cực, phẩm chất của ta – cũng như một hạt giống đủ điều kiện về dinh dưỡng và chăm sóc – sẽ thức dậy, chuyển mình và trưởng thành. Vì vậy chúng ta hãy gieo những suy nghĩ tích cực.