- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề thi thử thpt quốc gia 2022 môn văn Gia Lai CÓ HƯỚNG DẪN được soạn dưới dạng file word gồm các file, thư mục trang. Các bạn xem và tải đề thi thử thpt quốc gia 2022 môn văn gia lai về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!
Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng...
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.
Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao bài thơ đầu đời cho con không thể bình yên?
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng...
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong chất dầu còn loãng vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đôi xà nu nối tiếp tới chân trời...
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr.37)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về chất sử thi trong ng̣òi bút của Nguyễn Trung Thành.
THẦY CÔ, CÁC EM TẢI NHÉ!
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI -------------------------
| KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 02 trang) |
Đọc đoạn trích:
Thứ lỗi cho ba
Khi bài thơ đầu đời cho con, không thể bình yên!
Kẻ thù lăm le cướp biển nước mình
Đất nước bốn nghìn năm trên sóng
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng...
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.
Một ngày
Khi con nếm trên môi,
Con sẽ thấy máu mình vị mặn.
Bởi trong máu luôn có phần nước mắt
Ta hiểu căm thù, ta biết yêu thương.
(Trích Những huyết cầu Tổ quốc, Đinh Vũ Hoàng Nguyên,
https://baithohay.com/nhung-huyet-cau-to-quoc-dinh-vu-hoang-nguyen.html )
https://baithohay.com/nhung-huyet-cau-to-quoc-dinh-vu-hoang-nguyen.html )
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ.
Câu 2. Theo tác giả, vì sao bài thơ đầu đời cho con không thể bình yên?
Câu 3. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Đừng quên: sau lời thề, lông ngỗng...
Giai nhân, huyết ngọc đổ bên trời.
Câu 4. Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện vào thành từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong chất dầu còn loãng vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đôi xà nu nối tiếp tới chân trời...
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, Tập hai, Nxb Giáo Dục, tr.37)
Phân tích hình tượng cây xà nu trong đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về chất sử thi trong ng̣òi bút của Nguyễn Trung Thành.
THẦY CÔ, CÁC EM TẢI NHÉ!