- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề thi thử thpt quốc gia năm 2023 môn ngữ văn CÓ HƯỚNG DẪN MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file pdf gồm 97 trang. Các bạn xem và tải đề thi thử thpt quốc gia năm 2023 môn ngữ văn về ở dưới.
3
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2023 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023
ĐỀ SỐ 02 Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề bài gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kỹ năng học tập suốt đời.
Tuy nhiên, kỹ năng này yêu cầu tính tự giác kỷ luật và kiên trì vì mỗi người phải chịu trách
nhiệm cho việc học của mình.
Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não
trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi
và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo. Trái lại, có những người
tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa
thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ
đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ
được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học từ người khác
là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của mình để học được
nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ. Họ đặt ra các câu hỏi giúp họ đưa tri thức mới vào bối
cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi
thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết của họ.
(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr
97)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, việc học liên tục tác động như thế nào đến trí não của con người?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu Với họ, học tập suốt
đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.
Câu 4. Những bài học về lẽ sống anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về vai trò của việc học tập suốt đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc.
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118, 119)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp chất liệu văn hóa dân gian trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm.
-----------------------------HẾT------------------------------
4
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2023 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023
ĐỀ SỐ 03 Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề bài gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc
mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che
khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc
mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một
chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói
rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc
mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê
bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng
thành.
Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây
đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai.
Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ.
Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng
rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi.
(Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống?
Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế,
cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u
ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”.
Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay
xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm
Rải rác biên cương, mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng
người lính trong thơ Quang Dũng
THẦY CÔ, CÁC EM TẢI NHÉ!
3
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2023 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023
ĐỀ SỐ 02 Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề bài gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kỹ năng học tập suốt đời.
Tuy nhiên, kỹ năng này yêu cầu tính tự giác kỷ luật và kiên trì vì mỗi người phải chịu trách
nhiệm cho việc học của mình.
Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não
trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi
và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo. Trái lại, có những người
tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa
thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ
đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.
Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ
được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học từ người khác
là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của mình để học được
nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ. Họ đặt ra các câu hỏi giúp họ đưa tri thức mới vào bối
cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi
thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết của họ.
(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr
97)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, việc học liên tục tác động như thế nào đến trí não của con người?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu Với họ, học tập suốt
đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.
Câu 4. Những bài học về lẽ sống anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về vai trò của việc học tập suốt đời.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bài thơ Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc.
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ.
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118, 119)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét vẻ đẹp chất liệu văn hóa dân gian trong
thơ Nguyễn Khoa Điềm.
-----------------------------HẾT------------------------------
4
ĐỀ MINH HỌA CHUẨN 2023 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2023
ĐỀ SỐ 03 Môn thi: NGỮ VĂN
(Đề bài gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc
mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che
khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc
mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một
chút thất bại cũng giống như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén bi quan. Ai đó nói
rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc
mơ phi công giữ gìn từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê
bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng
thành.
Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây
đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai.
Không phải ai cũng trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ.
Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng
rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi.
(Dẫn theo Hà Nhân, Bay xuyên những tầng mây, NXB Văn học. 2016, tr. 98)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, làm thế nào để hóa giải những khó khăn trong cuộc sống?
Câu 3: Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp liệt kê trong câu: “Vì triệu năm đã là như thế,
cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u
ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng mặt trời vẫn mọc mỗi sớm mai”.
Câu 4: Anh/ chị có đồng ý với ý kiến: “Ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay
xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về sức mạnh của giấc mơ trong đời sống hiện thực của con người.
Câu 2. (5,0 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thêm
Rải rác biên cương, mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét âm hưởng bi tráng về hình tượng
người lính trong thơ Quang Dũng
THẦY CÔ, CÁC EM TẢI NHÉ!