Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,996
Điểm
113
tác giả
BỘ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 8 (Dùng chung cả ba bộ sách– 608 trang) được soạn dưới dạng file word gồm 608 trang. Các bạn xem và tải tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 8 ... về ở dưới.

MỤC LỤC BỘ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 8
(Dùng chung cả ba bộ sách– 608 trang)

STT NỘI DUNG GHI CHÚ
1 PHẦN 1:
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC. 1- 26
2 CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Dạng 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Dạng 2: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Dạng 3: Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong một câu chuyện hoặc một tác phẩm.
- Dạng 4: Dạng đề kết hợp hai mặt tốt xấu của một vấn đề.
- Dạng 5: Dạng đề mang tính đối thoại, bộc lộ suy nghĩ riêng về vấn đề được đặt ra.
(28 đề nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí)
(16 đề nghị luận về câu chuyện)
10 đề nghị luận về bức tranh 26-46






47-99
100 – 127
128 – 158
3 PHẦN 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHUYÊN ĐỀ 3: PHÂN TÍCH CÁC TÁC PHẨM THƠ THẤT NGÔN
(Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật (9 đề dạng lí luận văn học)
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (6 đề)

159 - 194
193- 205


4 CHUYÊN ĐỀ 4: THƠ TRÀO PHÚNG (5 đề) 206 - 225
5 CHUYÊN ĐỀ 5: THƠ TỰ DO (6 đề đậm chất lí luận văn học) 226 - 243
6 CHUYÊN ĐỀ 6: THƠ 6 CHỮ, BẢY CHỮ (6 đề dạng Lí luận văn học) 244- 263
7 CHUYÊN ĐỀ 7: TRUYỆN NGẮN ( 21 đề dạng lí luận văn học) 264 - 313
8 CHUYÊN ĐỀ 8: NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI (10 đề)
(10 ĐỀ) 314 - 331
9 PHẦN 3: GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐỀ THI
- 31 đề thi hai câu hỏi kết hợp (Nghị luận xã hôi + NLVH dạng LLVH)
- 23 đề thi hsg văn 8 theo cấu trúc mới ( 8 câu trắc nghiệm, kết hợp 2 câu tự luận và phần viết)
332 – 481


482 - 608



BỘ TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HSG VĂN 8

Chủ biên: Nguyễn Thị Phương Nhung (Fb Nhung Tây)





(Dùng chung cả ba bộ sách phù hợp với chương trình giáo dục 2018)



CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC
Lý luận văn học là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện lí thuyết khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học. Trong đó bao gồm sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội-thẩm mỹ của văn học, đồng thời xác định phương pháp lý luận và phân tích văn học.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÍ LUẬN VĂN HỌC
Lý luận văn học có vai trò quan trọng bởi lý luận văn học giúp:
Thứ nhất: Xác định bản chất, các loại và thể của văn chương
Lý luận văn học trả lời cho những câu hỏi liên quan đến văn chương: Chỉ ra nguyên tắc hình thành và phát triển của văn chương, mục đích, tác dụng của văn chương…
Văn chương rất phong phú. Không phải tùy tiện, tùy hứng mà các tác phẩm được sáng tác đều có những nguyên tắc, có căn cứ rõ ràng, cụ thể. Sẽ được gom thành những nhóm có cùng loại, cùng phương pháp nhất định.
1. Văn chương bao giờ cũng phải bắt nguồn từ cuộc sống.
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Cuộc sống la nơi bắt đầu và là nơi đi tới của văn chương. Hơn bất cứ một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt với hiện thực đời sống và hút mật ngọt từ nguồn sống dồi dào đó. Ai đó đã từng ví văn học như thần Ăng Tê và đất mẹ. Cũng nhơ văn học chỉ cường tráng và dung mãnh khi gắn liền với hiện thực đời sống. Đầu tiên và trên hết văn học đòi hỏi văn học đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật chân chính.
Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính quy luật của hiện thực và chân lý đời sống.
Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện thực mỏng manh mà vồ cùng bền chắc.
Lê Quý Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được” chính là khẳng định vai trò của cuộc sống đối với thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Nếu văn chương tách khỏi dòng chảy cuộc đời sẽ không thể vươn tới giá trị đích thực của nó, không còn nghệ thuật vị nhân sinh nữa. Nhà thư Chế Lan viên từng thấm thía vẫn đề này:
“Tôi đóng cửa phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày”
(Chế Lan Viên)
Văn chương của người nghệ sĩ sẽ có gì nếu nó không mang dáng dấp cuộc đời? Có chăng chỉ là những dòng chữ rời rạc bị bẻ vụn mà thôi. Song có phải người nghệ sĩ phản ánh toàn bộ những biến đổi, những sự việc của nhân tình thế thái vào tác phẩm thì tác phẩm sẽ trở thành kiệt tác? Thành tác phẩm chân chính giữa cuộc đời? “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” (Belinxky).
2. Văn chương cần phải có sự sáng tạo.
Tác phẩm văn học là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy, hiện thực trong tác phẩm còn thực hơn hiện thực ngoài đời sống vì nó đã được nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người viết. Hiện thực đời sống không phải chỉ là những hiện tượng, những sự kiện nằm thẳng đơ trên trang giấy mà phải hòa tan vào trong câu chữ, trở thành máu thịt của tác phẩm. Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng người nghệ sĩ đã bất tử hóa sức sống ấy.
Ví dụ: Cùng viết về số phận, cảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám nhưng Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân, Nam Cao… đều có những cách nhìn, cách khám phá khác nhau:
- Ngô Tất Tố đi sâu vào phản ánh nỗi thống khổ của những người nông dân nghèo trước nạn sưu thuế.
- Nguyễn Công Hoan khai thác nạn cướp ruộng đất.
- Vũ Trọng Phụng nhìn thấy nỗi khổ của người dân bởi nạn vỡ đê.
- Kim Lân đau đớn trước thảm cảnh nạn đói 1945 - hậu quả của chế độ thực dân phát xít.
- Nam Cao - sâu sắc và lạnh lùng khi khám phá ra con đường tha hóa về nhân hình nhân tính của người nông dân. Tác phẩm của Nam Cao là tiếng chuông: hãy cứu lấv con người. Nam Cao là nhà văn có cái nhìn sắc bén về hiện thực xã hội.
Trong sáng tạo văn học, nhà văn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi văn học không chỉ phản ánh đời sống mà còn biểu hiện thế giới quan của nhà văn: “Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tất cả những gì hiện diện trong sáng tác của nhà văn dường như đều được lọc qua lăng kính chủ quan của họ”.
Thứ hai: Làm rõ chức năng thẩm mỹ của văn chương
Bất kỳ một hoạt động sáng tạo nào của con người cũng có thước đo thẩm mĩ. Chính vì vậy, Lý luận văn học được sinh ra chiếm lĩnh các giá trị thẩm mĩ của thế giới và tạo ra cho thế giới các giá trị thẩm mĩ mới.
Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất. Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp. Cụ thể:
- Văn học mang đến cho con người vẻ đẹp muôn màu của cuộc đời (vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người...)
- Miêu tả, thể hiện cái đẹp của con người từ ngoại hình đến thế giới nội tâm phong phú tinh tế bên trong.
- Cái đẹp trong văn học không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức nghệ thuật tác phẩm: Kết cấu, ngôn từ chặt chẽ, mới mẻ, độc đáo.
Thứ ba: Nhận diện quy luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của quy luật ấy
Chức năng này của lý luận văn học trả lời cho các câu hỏi như: Văn học và đời sống có quan hệ như thế nào? Những đặc trưng đó được thể hiện ra sao? Văn học phản ánh hiện thực như thế nào?…
Thứ tư: Nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình
Yếu tố hình tượng khẳng định thành công của một tác phẩm văn chương. Biểu hiện tính nghệ thuật, phản ánh đời sống hiện thực, tạo nên những nét đặc trưng riêng của tác phẩm
Thứ năm: Xác định phương pháp sáng tác, phân tích tác phẩm
Với vai trò này giúp định hướng được phân tích tác phẩm là làm gì? Căn cứ vào điều gì để phân tích tác phẩm?
Lý luận văn học chỉ ra những nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật bao quát của mối quan hệ giữa nghệ sĩ và thực tại đời sống trong quá trình xây dựng hình tượng, nội dung và nghệ thuật.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÍ LUẬN VĂN HỌC VỚI CÁC NGÀNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC KHÁCcứu vhác
Thứ nhất: Lý luận văn học với Lịch sử văn học
Giữa lý luận văn học và lịch sử văn học có mối quan hệ mật thiết. Cả hai đều có cùng đối tượng là văn chương. Một bên sẽ nghiên cứu phương diện cấu trúc của văn chương, một bên khác nghiên cứu phương diện sinh thành của văn chương. Nhưng chúng quan hệ qua lại. Không có cái này thì sẽ không có cái kia và ngược lại. Cái này sẽ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại. Nghĩa là nếu không có quá trình phát triển của văn chương thì cũng không thể có quy luật và đặc trưng chung của văn chương. Mặt khác, nếu không thấy được đặc trưng, quy luật chung thì cũng không chỉ ra được quá trình phát triển của văn chương.

1704976455545.png


PASS GIẢI NÉN: YOpo.vn


CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN0---3. HSG VĂN 8 MỚI NHẤT - NHUNG.docx
    6.4 MB · Lượt tải : 30
  • YOPO.VN0---3. HSG VĂN 8 MỚI NHẤT.zip
    6.4 MB · Lượt tải : 15
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top