- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,048
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Tài liệu đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam pdf, word được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
1. Tính tất yếu và mục tiêu của CNH
Tính tất yếu của CNH đối với các quốc gia đang phát triển
- Tất cả các nước có nền kinh tế lạc hậu, nhất là những nước tiến lên CNXH không qua chế độ TBCN như nước ta tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH vì:
+ Chỉ có CNH, HĐH mới có thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Từ CNTB hay từ trước CNTB quá độ lên CNXH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH là một tất yếu khách quan, một quy luật mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH.
+ CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng XHCN.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của LLSX xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của LLSX; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là QHSX thống trị.
+ CNH, HĐH tạo ra LLSX mới về chất, tạo tiền đề cho sự hình thành nhiều mối quan hệ mới về kinh tế, chính trị xã hội trong toàn xã hội. Trên cơ sở của LLSX mới, QHSX mới - QHSX XHCN sẽ được hình thành.
Mục tiêu của CNH
- Mục tiêu cơ bản: Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Những mục tiêu cụ thể: Đại hội X của Đảng (2006) xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Đường lối CNH XHCN được hình thành, từng bước bổ sung (1960 -1986)
Đường lối CNH được từng bước hình thành trong những năm 1960-1975
- Vấn đề CNH đất nước từ lâu đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ lên CNXH và trên thực tế, chúng ta đã tiến hành từ đầu những năm 1960 đến nay.
- Đại hội lần thứ III (1960) của Đảng:
+ Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta là CNH XHCN, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Thực hiện CNH XHCN ở miền Bắc nước ta là “xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Với phương châm ấy thì cả công nghiệp nặng, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đều phải chú trọng phát triển đồng thời. Nhưng trên thực tế chúng ta tập trung quá mức vào việc phát triển công nghiệp nặng, mà coi nhẹ hoặc không chú ý đầy đủ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Để thúc đẩy quá trình CNH, cần “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng trong đó cuộc CMKHKT là then chốt nhằm đưa miền Bắc tiến lên công nghiệp hiện đại”. Tháng 2 - 1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa III) có Nghị quyết chuyên bàn về CNH, bổ sung cho đường lối CNH của Đại hội III. Về cơ bản, quan điểm về CNH vẫn giống như ở Đại hội III, nhưng được cụ thể hóa rõ nét hơn về những vấn đề liên quan.
- Hội nghị Trung ương 19 (3 - 1971):
+ Tiếp tục bổ sung cho đường lối CNH: CNH được tiến hành bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Quan điểm CNH của Hội nghị Trung ương 19 về căn bản đã kế thừa quan điểm CNH XHCN đã được khẳng định từ Đại hội III (1960), nhưng có một số thay đổi. Từ quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sang quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Quan điểm này cũng là cơ sở để xác định nội dung CNH tại Đại hội lần thứ IV (12- 1976).
Những điều chỉnh quan trọng trong đường lối CNH những năm 1976-1986
- Đại hội IV (1976) của Đảng:
+ Nhất quán với quan điểm của HNTƯ 19 (3 - 1971): “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Như vậy, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã có sự điều chỉnh khi đề cập đến nhiệm vụ CNH. Đại hội tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ, nhưng về phương châm phát triển đã có sự uốn nắn lại. CNH được dự kiến tiến hành trong khoảng 20 năm và tới lúc đó, Việt Nam sẽ có nền sản xuất lớn XHCN với công – nông nghiệp hiện đại.
+ Nhận thức của Đảng về CNH ở thời điểm này mới chỉ dừng lại ở mức quan tâm hơn đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, mà chưa nhận thức đầy đủ rằng, trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện CNH, cần phải chú trọng và đặt trọng tâm vào nông nghiệp - một vấn đề có tính quy luật của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển tiến hành CNH.
- Đại hội lần thứ V (1982) của Đảng:
+ Đưa ra khái niệm “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ, phân kỳ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam với những nhiệm vụ và biện pháp phù hợp. “Chặng đường đầu tiên” có vai trò tạo tiền đề cho CNH XHCN theo tư duy mới.
+ Phải lấy nông nghiệp làm cơ sở và xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đại hội V xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng công nghiệp nhẹ, còn công nghiệp nặng không được “ưu tiên” như tinh thần của Đại hội III, IV, mà chỉ tập trung phát triển những ngành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của đất nước.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA
1. Tính tất yếu và mục tiêu của CNH
Tính tất yếu của CNH đối với các quốc gia đang phát triển
- Tất cả các nước có nền kinh tế lạc hậu, nhất là những nước tiến lên CNXH không qua chế độ TBCN như nước ta tất yếu phải tiến hành CNH, HĐH vì:
+ Chỉ có CNH, HĐH mới có thể xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. Từ CNTB hay từ trước CNTB quá độ lên CNXH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH là một tất yếu khách quan, một quy luật mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua CNH, HĐH.
+ CNH, HĐH là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước chung quanh, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng XHCN.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của LLSX xã hội, phù hợp với trình độ kỹ thuật (công nghệ) tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội.
+ Chỗ dựa để xem xét sự biến đổi của cơ sở vật chất - kỹ thuật của một xã hội là sự biến đổi và phát triển của LLSX; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tính chất và trình độ của các quan hệ xã hội, đặc biệt là QHSX thống trị.
+ CNH, HĐH tạo ra LLSX mới về chất, tạo tiền đề cho sự hình thành nhiều mối quan hệ mới về kinh tế, chính trị xã hội trong toàn xã hội. Trên cơ sở của LLSX mới, QHSX mới - QHSX XHCN sẽ được hình thành.
Mục tiêu của CNH
- Mục tiêu cơ bản: Cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, QHSX tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Những mục tiêu cụ thể: Đại hội X của Đảng (2006) xác định đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Đường lối CNH XHCN được hình thành, từng bước bổ sung (1960 -1986)
Đường lối CNH được từng bước hình thành trong những năm 1960-1975
- Vấn đề CNH đất nước từ lâu đã được Đảng ta xác định là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ lên CNXH và trên thực tế, chúng ta đã tiến hành từ đầu những năm 1960 đến nay.
- Đại hội lần thứ III (1960) của Đảng:
+ Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở nước ta là CNH XHCN, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
+ Thực hiện CNH XHCN ở miền Bắc nước ta là “xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp và lấy công nghiệp nặng làm nền tảng; ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Với phương châm ấy thì cả công nghiệp nặng, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ đều phải chú trọng phát triển đồng thời. Nhưng trên thực tế chúng ta tập trung quá mức vào việc phát triển công nghiệp nặng, mà coi nhẹ hoặc không chú ý đầy đủ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Để thúc đẩy quá trình CNH, cần “tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng trong đó cuộc CMKHKT là then chốt nhằm đưa miền Bắc tiến lên công nghiệp hiện đại”. Tháng 2 - 1962, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa III) có Nghị quyết chuyên bàn về CNH, bổ sung cho đường lối CNH của Đại hội III. Về cơ bản, quan điểm về CNH vẫn giống như ở Đại hội III, nhưng được cụ thể hóa rõ nét hơn về những vấn đề liên quan.
- Hội nghị Trung ương 19 (3 - 1971):
+ Tiếp tục bổ sung cho đường lối CNH: CNH được tiến hành bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
+ Quan điểm CNH của Hội nghị Trung ương 19 về căn bản đã kế thừa quan điểm CNH XHCN đã được khẳng định từ Đại hội III (1960), nhưng có một số thay đổi. Từ quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” sang quan điểm “ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Quan điểm này cũng là cơ sở để xác định nội dung CNH tại Đại hội lần thứ IV (12- 1976).
Những điều chỉnh quan trọng trong đường lối CNH những năm 1976-1986
- Đại hội IV (1976) của Đảng:
+ Nhất quán với quan điểm của HNTƯ 19 (3 - 1971): “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”. Như vậy, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã có sự điều chỉnh khi đề cập đến nhiệm vụ CNH. Đại hội tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kỳ quá độ, nhưng về phương châm phát triển đã có sự uốn nắn lại. CNH được dự kiến tiến hành trong khoảng 20 năm và tới lúc đó, Việt Nam sẽ có nền sản xuất lớn XHCN với công – nông nghiệp hiện đại.
+ Nhận thức của Đảng về CNH ở thời điểm này mới chỉ dừng lại ở mức quan tâm hơn đến nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, mà chưa nhận thức đầy đủ rằng, trong điều kiện của một nước nông nghiệp lạc hậu, để thực hiện CNH, cần phải chú trọng và đặt trọng tâm vào nông nghiệp - một vấn đề có tính quy luật của hầu hết các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển tiến hành CNH.
- Đại hội lần thứ V (1982) của Đảng:
+ Đưa ra khái niệm “chặng đường đầu tiên” của thời kỳ quá độ, phân kỳ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam với những nhiệm vụ và biện pháp phù hợp. “Chặng đường đầu tiên” có vai trò tạo tiền đề cho CNH XHCN theo tư duy mới.
+ Phải lấy nông nghiệp làm cơ sở và xây dựng cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý. Đại hội V xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng công nghiệp nhẹ, còn công nghiệp nặng không được “ưu tiên” như tinh thần của Đại hội III, IV, mà chỉ tập trung phát triển những ngành có tác dụng thúc đẩy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của đất nước.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!