- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,047
- Điểm
- 113
tác giả
SKKM Một số giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục khi tổ chức hoạt động giảng dạy đồng thời thực hiện hai Chương trình giáo dục năm 2018 được soạn dưới dạng file word gồm 21 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục khi tổ chức hoạt động giảng dạy đồng thời thực hiện hai Chương trình giáo dục năm 2018 tại trường trung học cơ sở năm học 2021-2022
Năm học 2021-2022, theo lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông trong các trường THCS sẽ thực hiện đồng thời hai chương trình giáo dục phổ thông, là chương giáo dục 2006 đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9 và chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của bộ giáo dục và đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông mới) đối với lớp 6. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có môn học và hoạt động giáo dục mới gồm:
Thứ nhất: Môn Khoa học tự nhiên, đây là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung
1 Chương trình giáo dục 2006 áp dụng đối với lớp 7, 8, 9; Chương trình giáo dục mới 2018 áp dụng đối với lớp 6
nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.
Thứ hai: Môn Lịch sử và Địa lí là môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo.
Thứ ba: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, đây là hoạt động bắt buộc gồm 135 tiết với các nội dung tập trung vào các hoạt động: hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Các hoạt động đó góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Thứ tư: Nội dung giáo dục địa phương gồm 35 tiết, nội dung này không mới nhưng khác với Chương trình giáo dục 2006 là được tách thành nội nội dung riêng có đánh giá chứ không dạy tích hợp một số tiết vào môn lịch sử, địa lí.
Việc áp dụng giả pháp cũ phân công chuyên môn, xếp thời khóa biểu cố định 2lần/năm sẽ không thể thực hiện được Chương trình giáo dục phổ thông mới vì nhà trường không có giáo viên dạy cho môn khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và địa lí; hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cũng như giáo dục địa phương. Để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng tổ chức dạy học khi đồng thời trong trường thực hiện hai chương trình giáo dục cần thay đổi tư duy quản lí, điều hành sắp xếp đội ngũ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số giải pháp duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục khi tổ chức hoạt động giảng dạy đồng thời thực hiện hai Chương trình giáo dục năm 2018 tại trường trung học cơ sở năm học 2021-2022
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 9/2021
- Các thông tin cần bảo mật: Không.
- Mô tả giải pháp cũ thường làm
Năm học 2021-2022, theo lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông trong các trường THCS sẽ thực hiện đồng thời hai chương trình giáo dục phổ thông, là chương giáo dục 2006 đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 9 và chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của bộ giáo dục và đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông mới) đối với lớp 6. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới có môn học và hoạt động giáo dục mới gồm:
Thứ nhất: Môn Khoa học tự nhiên, đây là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung
1 Chương trình giáo dục 2006 áp dụng đối với lớp 7, 8, 9; Chương trình giáo dục mới 2018 áp dụng đối với lớp 6
nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.
Thứ hai: Môn Lịch sử và Địa lí là môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo.
Thứ ba: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, đây là hoạt động bắt buộc gồm 135 tiết với các nội dung tập trung vào các hoạt động: hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp. Các hoạt động đó góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Thứ tư: Nội dung giáo dục địa phương gồm 35 tiết, nội dung này không mới nhưng khác với Chương trình giáo dục 2006 là được tách thành nội nội dung riêng có đánh giá chứ không dạy tích hợp một số tiết vào môn lịch sử, địa lí.
Việc áp dụng giả pháp cũ phân công chuyên môn, xếp thời khóa biểu cố định 2lần/năm sẽ không thể thực hiện được Chương trình giáo dục phổ thông mới vì nhà trường không có giáo viên dạy cho môn khoa học tự nhiên; môn Lịch sử và địa lí; hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cũng như giáo dục địa phương. Để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng tổ chức dạy học khi đồng thời trong trường thực hiện hai chương trình giáo dục cần thay đổi tư duy quản lí, điều hành sắp xếp đội ngũ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường.