Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,065
Điểm
48
tác giả
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỊA LÝ 10 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 135 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Chương I. BẢN ĐỒ​

Bài 2​

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ​

1. Phân biệt chức năng biểu hiện của các phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ - biểu đồ.

- Phương pháp kí hiệu thường dùng để biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể như: các điểm dân cư, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các hải cảng…

- Phương pháp kí hiệu đường chuyển động là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.

- Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố phân tán, lẻ tẻ (các điểm dân cư nông thôn, các cơ sở chăn nuôi..) bằng các điểm chấm trên bản đồ.

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.

2. Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố) khác với các phương pháp khác ở điểm sau:

A. Cho biết diện tích phân bố của các diện tích riêng lẻ. C. Cho biết cơ cấu của đối tượng riêng lẻ.

B. Cho biết số lượng của đối tượng riêng lẻ. D. Cho biết tính phổ biến của đối tượng riêng lẻ.

3. Dùng để biểu hiện loại đối tượng địa lí không phân bố ở mọi nơi trên lãnh thổ, mà chỉ phát triển ở một khu vực nhất định nào đó, là phương pháp:

A. Chấm điểm. C. Bản đồ - biểu đồ.

B. Vùng phân bố. D. Đường đẳng trị.

4. Phương pháp chấm điểm biểu hiện được:

A. Cơ cấu của đối tượng địa lí. C. Sự phân bố không đồng đều của đối tượng địa lí.

B. Sự phân bố liên tục của đối tượng địa lí. D. Sự phân bố đồng đều của đối tượng địa lí.

5. Phương pháp đường đẳng trị không phải là phương pháp biểu hiện được:

A. Các đối tượng có sự thay đổi đều đặn. C. Độ cao của đối tượng.

B. Các hiện tượng có sự thay đổi phân bố liên tục. D. Số lượng của hiện tượng.

6. Để phân biệt vùng phân bố của một dân tộc nào đó ở giữa các dân tộc khác, thường dùng phương pháp

A. chấm điểm. C. bản đồ - biểu đồ.

B. kí hiệu. D. khoang vùng.

7. Quan sát hình 2.1 SGK (Các dạng kí hiệu), hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào?

Các dạng kí hiệu: hình học, chữ, tượng hình.

8.Dựa vào hình 2.2 SGK (Công nghiệp điện Việt Nam), hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.

-Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở phả Lại, TP Hồ Chí Minh… Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, Ở Đa Nhim…, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV…

-Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy đang xây dựng.

9.Quan sát hình 2.3 SGK (Gió và bão ở Việt Nam), cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ?

Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão.

Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta.

10. Quan sát hình 2.4 SGK (Phân bố dân cư châu Á), hãy cho biết các đối tượng địa lí dược biểu hiện bằng những phương pháp nào? Mỗi chấm điểm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?

- Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.

- Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi chấm tương ứng 500.000 người.

11. Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 SGK (Công nghiệp điện lực Việt Nam) được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào?

Phương pháp kí hiệu.

Thể hiện được loại hình, sự phân bố, số lượng, quy mô, chất lượng, động lực phát triển của đối tượng.

tượng.

12. Hình 2.3 SGK (Gió và bão ở Việt Nam) thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động?

Chế độ gió (hướng gió, tần suất).

Bão (hướng di chuyển và tần suất).

1708682223264.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỊA LÍ 10.docx
    309.5 KB · Lượt xem: 1
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,152
Bài viết
37,621
Thành viên
139,843
Thành viên mới nhất
Cao Thị Yến

Thành viên Online

Top