- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,044
- Điểm
- 113
tác giả
Cấu trúc một dàn nhạc giao hưởng
Âm nhạc trong giao hưởng, không chỉ là một món ăn mang tên thời gian mà nó còn là một môn nghệ thuật mang tính không gian thực sự. Nếu như nhìn theo chiều thời gian, một tác phẩm âm nhạc sẽ phải có bắt đầu, tiếp diễn và kết thúc. Còn nếu nhìn theo chiều không gian, để cảm nhận của khán giả được tốt hơn, một buổi biểu diễn giao hưởng thính phòng luôn phải chịu sự chi phối của các quy luật sắp xếp cụ thể, tuyệt đối và không thay đổi.
Để việc tiếp cận và thưởng thức nhạc giao hưởng được tốt hơn, xin giới thiệu đến các bạn cấu trúc của một dàn nhạc giao hưởng thính phòng, được tổng hợp từ Wikipedia và một số nguồn khác, không có gì là cao siêu.
************
Cấu trúc một dàn nhạc giao hưởng
Ngoài nhạc trưởng ra, số lượng và chủng loại nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi tùy theo tác phẩm. Tuy nhiên, một buổi biểu diễn bao giờ cũng phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính, đó là: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và bộ dây.
Ngoài ra, một số thành viên không thường xuyên của dàn nhạc giao hưởng còn có piano, đàn hạc, ghi ta hay saxophone...
Dàn nhạc giao hưởng là một đại gia đình thực sự, tuy có ngoại hình và "tính tình" khác nhau nhưng các thành viên gắn kết rất chặt chẽ. Để hiểu được đại gia đình này, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu lần lượt từng thành viên, "dòm ngó" tính cách và vai trò của họ trong tập thể là gì.
? Nhạc trưởng
Nhạc trưởng có thể được coi là một bộ não của dàn nhạc, làm nhiệm vụ giữ nhịp, lựa chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào nhịp đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần biểu đạt... "Bộ não này" chắc chắn phải là một người am hiểu về lĩnh vực hòa âm cũng như bản chất âm nhạc của tác phẩm.
? Concert master
Concert master (hoặc Leader tại UK) ngồi hàng đầu, gần khán giả nhất và là người đóng vai trò rất quan trọng, thường chịu trách nhiệm độc tấu trong các đoạn cần thiết của tác phẩm.
? Bộ dây (Cordes/Strings)
Bộ dây giữ vai trò rất quan trọng, gần như then chốt và được sử dụng thường xuyên trong suốt tác phẩm. Do đó, chúng chiếm phần lớn dàn nhạc và được xếp ngay trước mặt nhạc trưởng.
Các nhạc cụ bộ dây có cấu tạo tương tự, chỉ khác nhau về kích cỡ. Âm thanh được phát bằng cách dùng vĩ (archet/bow) tác động vào dây. (Đàn hạc tuy là nhạc cụ bổ sung nhưng được xếp vào bộ dây).
Các nhạc cụ trong bộ dây có kỹ thuật chơi phong phú, âm sắc đồng nhất, hài hòa và thống nhất chặt chẽ. Khác với sự phụ thuộc vào hơi thổi của bộ đồng và bộ gỗ, thời gian diễn tấu của bộ dây không bị hạn chế.
Bộ dây là bộ duy nhất trong dàn nhạc có thể tự đảm nhận toàn bộ hòa âm mà không cần sự hỗ trợ của các bộ khác. Trong tổng phổ, bộ dây đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc.
? Vĩ cầm (Violon/Violin)
Trong bộ dây, violin có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật, khả năng biểu diễn mọi sắc thái, tình cảm. Có âm khu cao nhất, những cô nàng ỏng ẻo này thường được đảm nhận giai điệu và được chia thành hai nhóm: Vi-ô-lông thứ nhất (Violin I) và Vi-ô-lông thứ hai (Violin I).
? Vĩ cầm thứ nhất (Violons I/Violins I)
Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc giao hưởng, bao gồm các violin chơi bè cao hơn trong tác phẩm, có thể đi giai điệu ở mọi tốc độ.
? Vĩ cầm thứ hai (Violons II/Violins II)
Nhóm này gồm các violin chơi bè thấp hơn, dùng đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Violin II có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, cả violon I, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.
Đôi khi chúng ta còn gặp trường hợp chỉ một hoặc một vài violin cùng diễn tấu. Cách này cho phép người chơi violin sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này cũng tạo sự tương phản giữa tập thể dàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm cho người nghe.
? Vi-ô-la/Vĩ cầm trầm/Đề cầm (Viola)
Viola có hình dáng, cấu trúc tương tự violin, nhưng kích thước lớn hơn. Mặc dù kém linh hoạt hơn so với violin, nhưng bà chị này lại có thể chơi được những âm trầm mà cô em violin "õng ẹo" không thể "với tới". Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống violoncelle. Ngược lại, nếu không rung, archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống basson.
Trong dàn nhạc, vai trò của viola mờ nhạt hơn so với violon vì chất âm không tốt.
? Xen-lô/Vi-ô-lông-xen/Trung hồ cầm (Violoncelle/Cello)
Violoncelle có hình dáng giống violin nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng ở giữa hai chân của người chơi. Ưu thế của violoncelle là âm sắc nam tính, diễn cảm sâu sắc và phong phú về kỹ thuật.
Violoncelle trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè trầm cho bộ dây. Violoncelle cũng có thể độc tấu ở âm khu trầm, kết hợp với viola ở âm khu trung hay cùng violon II ở bè giữa và với violon I chơi giai điệu chính ở âm vực cao.
? Công-tra-bát/Đại hồ cầm (Contrebasse/Doublebass)
Contrabass, có biệt danh Thùng phi, là anh chàng bự con nhất và chơi bè thấp nhất trong bộ dây. Vai trò của contrebasse chủ yếu làm bè trầm cho cả dàn nhạc, là nơi tập trung âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc.
Contrabass cũng xuất hiện nhiều trong nhạc jazz và được gọi là acoustic bass để phân biệt với guitar bass điện.
Đàn Contrabass có chiều cao khoảng 1m90, rộng 60cm và nặng nên người chơi phải ngồi trên ghế. Khi đi giai điệu, anh chàng này lại thể hiện sự chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc u ám, đe dọa, nhiều kịch tính.
? Bộ kèn gỗ (Bois/Woodwinds)
Các nhạc cụ bộ gỗ được chia thành bốn nhóm: Sáo tây (flute), Kèn Ô-boa (hautbois), Kèn Cla-ri-nét (clarinette) và Kèn Pha-gốt (basson). Đặc điểm của bộ gỗ là không đồng nhất, tuy ở cùng một nhóm nhưng các nhạc khi lại có sự khác biệt về âm vực. Những thành viên của "gia đình nhà gỗ" đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập, với âm sắc riêng biệt.
Xét tổng thể, âm vực của bộ gỗ lớn hơn các bộ khác. Piccolo (Sáo kim/Sáo nhỏ) là nhạc khí cao nhất, trong khi đó, bassoon lại là nhạc khí trầm nhất của dàn nhạc. Mặc dù phong phú về cách thức thể hiện giai điệu nhưng âm thanh của chúng kém du dương, cường độ cũng kém mạnh. Kỹ thuật bộ gỗ không phong phú như bộ dây, câu nhạc khó kéo dài bởi sự phụ thuộc vào hơi của người thổi.
? Sáo Tây (Flute)
Sáo tây là nhạc cụ chính của nhóm sáo. Cô nàng này có âm sắc êm, dịu dàng, nhiều chất thơ, mang trạng thái sầu bi khi đi ở tốc độ chậm, càng lên cao càng sáng, nhưng khi lên thật cao thì âm sẽ chói và lạnh. Ở âm vực trầm, sáo tây có âm thanh yếu, khó tròn nên ít dùng trong hòa tấu. Ở âm vực giữa, âm thanh trong, thích hợp mọi cường đô, sắc thái và thường dùng để đi giai điệu.
Sáo tây là nhạc khí linh hoạt nhưng lại cần ngắt để lấy hơi. Trong dàn nhạc, cô nàng có thể kết hợp với violin, clarinette, hautbois, basson để đi giai điệu.
Chú ý là sáo tây hiện tại thường được chế tạo bằng kim loại, tuy nhiên do tổ tiên của nó là sáo gỗ nên vẫn được xếp vào bộ kèn gỗ.
Ngoài ra, trong nhóm flute còn có sự xuất hiện của cậu bé sáo kim (piccolo), hay còn gọi sáo nhỏ (petite flute). Đây là nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng và ít khi xuất hiện trong các dàn nhạc nhỏ.
? Kèn Ô-boa (Hautbois/Oboe)
Ô-boa có âm sắc giọng mũi, ấm như tiếng người và dùng để biểu hiện nội tâm rất tuyệt. Ở âm vực trầm, anh chàng này khá thô, âm vực cao thì sắc chói, gần tiếng chim, lên quá cao lại khiến chủ nhân tốn hơi, căng thẳng, không tự nhiên. Ở âm vực giữa, ô-boa thực sự là một anh chàng đa tình, gợi cảm bởi âm sắc ngọt ngào và có thể biểu hiện nhiều sắc thái.
Là loại sáo dọc, câu nhạc cho ô-boa có thể dài nhưng khó sử dụng kỹ xảo hơn so với sáo ngang. Trong dàn nhạc, anh chàng đa tình của chúng ta tỏ vẻ khoan thai, duyên dáng, nhưng đôi khi lại rất hài hước, châm chọc.
Gia đình nhà ô-boa còn có sự xuất hiện của ông anh kèn túi (cor anglais/hautbois alto/Kèn ô-boa của Anh Quốc). Về thủ pháp, kèn túi kém linh hoạt hơn thằng em, nhưng lại có thể chơi được những âm trầm sâu hơn.
Ở âm vực trầm, kèn túi có tiếng hơi thô, nhưng kịch tính. Âm vực cao sẽ thiếu chính xác và thường được dùng để đi giai điệu ở âm vực giữa.
? Kèn Cla-ri-nét (Clarinette/Clarinet)
Người chơi Clarinette có thể sử dụng nhiều kỹ xảo để biểu hiện các sắc thái âm nhạc và loại kèn này cũng là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ.
Ở âm vực trầm, clarinette mang kịch tính, đe dọa. Âm vực giữa xấu nhất nên không dùng để đi giai điệu. Âm vực cao, clarinette như được lột xác và trở thành một anh chàng thư sinh đẹp trai, hiền dịu, dễ tính và bí hiểm.
Do âm thanh rất đẹp và hay, nên cla-ri-nét còn được mệnh danh là "vua kèn gỗ".
? Kèn Pha-gốt/Bát-xông (Fagote, Bassoon)
Pha-gốt trông có vẻ "cao-to-đen-hôi" và từng trải hơn nhiều so với chàng cla-ri-nét (pha-gốt có mặt cùng với sáo và ô-boa trong dàn nhạc giao hưởng từ thế kỷ 18). Âm thanh của bác pha-gốt hơi tối, gợi kịch tính hoặc chấm biếm, hài hước nhờ giọng mũi đặc trưng.
Ở âm vực trầm, pha-gốt đặc, dày và tốn hơi, thường dùng để thể hiện sự nghẹn ngào, xót xa. Âm vực giữa đầy đặn, mềm mại. Lên âm vực cao bị nén và căng thẳng. Các nốt cực cao khó thổi nên ít sử dụng.
Có thân hình vụng về và cồng kềnh, nhưng bác trai ăn chơi này lại rất linh hoạt.
Nhóm nhạc cụ pha-gốt chỉ có hai loại: Pha-gốt thường và Pha-gốt trầm. Pha-gốt trầm là nhạc khí trầm nhất dàn nhạc. Kích thước lớn, kém linh hoạt, cụ này chỉ dùng làm bè trầm chứ không đi giai điệu và thường ẩn cư, thỉnh thoảng mới xuất hiện trong các giàn nhạc lớn. Trong khi đó, Kèn Pha-gốt thường lại là thành viên cố định của dàn nhạc giao hưởng dù ở bất cứ biên chế nào.
? Bộ đồng (Cuivre/Brass)
Bộ đồng là nhóm nhạc khí mà các... chị ve chai thèm thuồng nhất, với bốn loại chính: Kèn co (cor), Kèn trum-pet (trompette), Kèn trôm-bôn (trombone), Kèn tu-ba (tuba) và đôi khi có thêm Kèn coóc-nê (cornet).
Âm lượng các nhạc khí bộ đồng tuy không lớn bằng nhau nhưng âm sắc thống nhất hơn bộ gỗ. Khác bộ dây, bộ đồng ít khi được sử dụng liên tục mà xuất hiện trong thời gian ngắn với vai trò nổi bật, mang tính kêu gọi, thúc dục, hùng tráng. Khi diễn tả đau buồn, bộ đồng có dáng dấp đường bệ, uy nghi.
Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng chính là uy lực mạnh mẽ mà người nghe không thể tìm thấy ở bộ dây và bộ gỗ. Nhưng ngược lại, bộ đồng biểu hiện tình cảm không đa dạng, nhiều sắc thái như các nhạc cụ trong bộ dây và bộ gỗ.
? Kèn Co (cor)
Trước đây, Kèn cor được dùng để... đi săn, do đó trong tiếng Pháp nó có tên là cor de chasse ("kèn đi săn"). Ông anh này có âm sắc đẹp, thi vị, vừa mềm mại như tính chất kèn gỗ vừa kiên nghị như kèn đồng, thích hợp với nét giai điệu dài.
Ở âm vực cực trầm, kèm co tỏ ra nặng nhọc, không nhạy nhưng có vẻ tốt hơn khi lên âm vực trầm. Âm vực giữa, ông anh lại trở nên uyển chuyển, phong phú, phù hợp các giai điệu trữ tình. Lên âm vực cao, cor sáng, rực rỡ, nhưng quá cao sẽ vỡ và căng thẳng.
Co thích hợp giai điệu khoan thai, chơi tốc độ nhanh khó chính xác. Trong dàn nhạc, ông anh chịu chơi này thường được dùng để đi giai điệu chính, độc lập hoặc kết hợp với bộ gỗ và bộ dây.
? Kèn Trum-pét (Trompette/Trumpet)
Trompette là chàng cao bồi linh hoạt nhất trong bộ đồng, có tiếng mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn cảm dứt khoát và uy lực.
Ở âm vực trầm, trompette kém ổn định, lên âm vực cao sẽ chói, nặng, khó chơi và cực cao sẽ mất chính xác. Âm vực tốt nhất cho trompette là âm vực giữa, âm sắc sẽ mềm mại, ngọt ngào hoặc rắn rỏi, khí thế.
Trong dàn nhạc, trompette có thể diễn tả giai điệu trữ tình say đắm, cũng có thể tác động thúc giục, kêu gọi. Với ưu điểm lớn tiết tấu rõ, mạnh, trompette rất phù hợp với các giai điệu nghiêm trang, hùng tráng.
? Kèn trôm-bôn (Trombone)
Kèn trôm-bôn phổ biến nhất là trombone à pistons, rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công đẩy ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng.
Trong dàn nhạc, trombone sử dụng cho các nét chấm phá, góp tiếng mãnh liệt cùng bộ đồng. Trombone có thể độc tấu giai điệu hùng tráng hay diễn tả thúc giục, kêu gọi, đặc biệt khi chơi 3 kèn cùng lúc.
? Kèn Tuba
Ông già Tuba có thân hình béo ụ, giọng nói thô, chậm, nặng và trầm nhất trong họ nhà đồng. Ở âm vực cực trầm, ông có âm thanh không tốt. Âm vực trầm sẽ dày, chắc chắn nhưng nặng và chậm. Âm vực giữa tiếng vang, đầy đặn, thích hợp khoan thai, nghiêm trang. Lên âm vực cao, tiếng bị nén, căng thẳng nên ít khi sử dụng.
Vì "mồm" của ông tuba rất dài nên chủ nhân sẽ tốn nhiều hơi và chỉ phù hợp với câu nhạc ngắn, giai điệu chậm rãi. Với đặc tính nghiêm trang, trầm hùng có uy lực, thường bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng và toàn bộ dàn nhạc tạo sự vững chải về hòa âm. Ngoài ra tuba còn có thể diễn tấu các giai điệu chậm và ngắn hoặc tham gia những chỗ quyết định, tạo hiệu quả đặc biệt.
? Bộ gõ (Percussions)
Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm hai loại: định âm (điều chỉnh được cao độ) và không định âm (không điều chỉnh được cao độ). Chúng có tác dụng gợi màu sắc, tạo bối cảnh đặc biệt, gây cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để.
Người chơi bộ gõ cũng khá... nhàn hạ bởi thời gian xuất hiện không dài, đôi khi chỉ một vài đoạn. Trong tổng phổ, những anh chàng này được đặt trên bộ dây, dưới bộ đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ.
Âm sắc của các loại nhạc khí gõ thường dựa vào 3 chất liệu chính: phát âm bằng màng da, phát âm có mang tính kim loại và phát âm mang tính chất gỗ.
? Các nhạc khí gõ định âm
+ Timbales: Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Timbales có ba loại: Trống lớn, trống trung và trống nhỏ. Số lượng trống và người đánh tùy theo nhu cầu của tác phẩm. Thường dùng để gây kích thích, như gây sấm sét, tạo nên một nền đen đe doạ, âm u kích động, hoặc cũng có thể tạo ra tiếng nói dõng dạc, uy lực trong các hành khúc.
+ Đàn chuông phiến (Campanelli/Glockenspiel): Có hai loại, dùng dùi kim lại hoặc phím đánh như piano. Âm sắc campanelli sẽ lóng lánh, thanh thót nếu dùng dùi kim loại và sẽ linh hoạt hơn nếu dùng phím đánh. Anh chàng ủy mị này thường dùng để trang trí, tô điểm, tạo cảm giác trong sạch, yên tĩnh.
+ Đàn phiến gỗ (Xylophone): Giống như campanelli nhưng cấu tạo bằng chất liệu gỗ và sử dụng dùi cũng bằng gỗ. Âm sắc xylophone độc đáo, hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân.
Ngoài ra, trong nhóm định âm còn có Mộc cầm (Marimba), Đàn tăng rung (Vibraphone), Đàn Celesta nhưng ít được sử dụng hơn.
? Các nhạc khí gõ không định âm
+ Kẻng tam giác (Triangle): là một thanh kim loại uốn thành hình ba cạnh, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất đinh, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn.
+ Đàn chuông ống (Jeu de cloches/Chimes)
+ Trống lục lạc (Tambourine): tang trống có thêm những miếng kim loại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung.
Ngoài ra dàn nhạc còn có thể thêm Caisse Claire, Chũm chọe (Cymbales), Grosse Caisse, Chiêng (Tam-Tam), Castagnette.
? Các nhạc khí bổ sung
Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Tùy vào văn hóa của từng quốc gia, nội dung của từng tác phẩm để chúng ta bổ sung nhạc cụ cho phù hợp.
+ Đàn hạc (Harp): Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây, đàn hạc là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây.
+ Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng.
Một số nhạc khí khác như ghi-ta, mandoline, orgue, synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định. Riêng piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.
************
Tìm đến điểm "cực khoái" trong âm nhạc cổ điển không hề khó. Tuy nhiên, là một thể loại nhạc nghiêm túc và mang tính hàn lâm cao, do đó ngoài cái gọi là tâm hồn nó còn đòi hỏi người nghe phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định.
Dẫu biết rằng con người tìm đến âm nhạc là để được tự do và giải thoát, song như David J. Benson đã nói trong chính tựa đề cuốn sách của mình "Music: A Mathematical Offering" - đôi lúc bạn cũng nên đặt những âm điệu vào một khuôn khổ nhất định, đặc biệt là thể loại giao hưởng.
------------------
Nguồn: Facebook Cổ Điển
Ảnh: Google
Âm nhạc trong giao hưởng, không chỉ là một món ăn mang tên thời gian mà nó còn là một môn nghệ thuật mang tính không gian thực sự. Nếu như nhìn theo chiều thời gian, một tác phẩm âm nhạc sẽ phải có bắt đầu, tiếp diễn và kết thúc. Còn nếu nhìn theo chiều không gian, để cảm nhận của khán giả được tốt hơn, một buổi biểu diễn giao hưởng thính phòng luôn phải chịu sự chi phối của các quy luật sắp xếp cụ thể, tuyệt đối và không thay đổi.
Để việc tiếp cận và thưởng thức nhạc giao hưởng được tốt hơn, xin giới thiệu đến các bạn cấu trúc của một dàn nhạc giao hưởng thính phòng, được tổng hợp từ Wikipedia và một số nguồn khác, không có gì là cao siêu.
************
Cấu trúc một dàn nhạc giao hưởng
Ngoài nhạc trưởng ra, số lượng và chủng loại nhạc cụ trong một dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi tùy theo tác phẩm. Tuy nhiên, một buổi biểu diễn bao giờ cũng phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính, đó là: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và bộ dây.
Ngoài ra, một số thành viên không thường xuyên của dàn nhạc giao hưởng còn có piano, đàn hạc, ghi ta hay saxophone...
Dàn nhạc giao hưởng là một đại gia đình thực sự, tuy có ngoại hình và "tính tình" khác nhau nhưng các thành viên gắn kết rất chặt chẽ. Để hiểu được đại gia đình này, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu lần lượt từng thành viên, "dòm ngó" tính cách và vai trò của họ trong tập thể là gì.
? Nhạc trưởng
Nhạc trưởng có thể được coi là một bộ não của dàn nhạc, làm nhiệm vụ giữ nhịp, lựa chọn tốc độ thích hợp, hướng dẫn để các nhạc cụ vào nhịp đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái mà các nhạc cụ cần biểu đạt... "Bộ não này" chắc chắn phải là một người am hiểu về lĩnh vực hòa âm cũng như bản chất âm nhạc của tác phẩm.
? Concert master
Concert master (hoặc Leader tại UK) ngồi hàng đầu, gần khán giả nhất và là người đóng vai trò rất quan trọng, thường chịu trách nhiệm độc tấu trong các đoạn cần thiết của tác phẩm.
? Bộ dây (Cordes/Strings)
Bộ dây giữ vai trò rất quan trọng, gần như then chốt và được sử dụng thường xuyên trong suốt tác phẩm. Do đó, chúng chiếm phần lớn dàn nhạc và được xếp ngay trước mặt nhạc trưởng.
Các nhạc cụ bộ dây có cấu tạo tương tự, chỉ khác nhau về kích cỡ. Âm thanh được phát bằng cách dùng vĩ (archet/bow) tác động vào dây. (Đàn hạc tuy là nhạc cụ bổ sung nhưng được xếp vào bộ dây).
Các nhạc cụ trong bộ dây có kỹ thuật chơi phong phú, âm sắc đồng nhất, hài hòa và thống nhất chặt chẽ. Khác với sự phụ thuộc vào hơi thổi của bộ đồng và bộ gỗ, thời gian diễn tấu của bộ dây không bị hạn chế.
Bộ dây là bộ duy nhất trong dàn nhạc có thể tự đảm nhận toàn bộ hòa âm mà không cần sự hỗ trợ của các bộ khác. Trong tổng phổ, bộ dây đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc.
? Vĩ cầm (Violon/Violin)
Trong bộ dây, violin có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật, khả năng biểu diễn mọi sắc thái, tình cảm. Có âm khu cao nhất, những cô nàng ỏng ẻo này thường được đảm nhận giai điệu và được chia thành hai nhóm: Vi-ô-lông thứ nhất (Violin I) và Vi-ô-lông thứ hai (Violin I).
? Vĩ cầm thứ nhất (Violons I/Violins I)
Đây là một trong những bè quan trọng nhất của dàn nhạc giao hưởng, bao gồm các violin chơi bè cao hơn trong tác phẩm, có thể đi giai điệu ở mọi tốc độ.
? Vĩ cầm thứ hai (Violons II/Violins II)
Nhóm này gồm các violin chơi bè thấp hơn, dùng đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Violin II có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, cả violon I, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.
Đôi khi chúng ta còn gặp trường hợp chỉ một hoặc một vài violin cùng diễn tấu. Cách này cho phép người chơi violin sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này cũng tạo sự tương phản giữa tập thể dàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm cho người nghe.
? Vi-ô-la/Vĩ cầm trầm/Đề cầm (Viola)
Viola có hình dáng, cấu trúc tương tự violin, nhưng kích thước lớn hơn. Mặc dù kém linh hoạt hơn so với violin, nhưng bà chị này lại có thể chơi được những âm trầm mà cô em violin "õng ẹo" không thể "với tới". Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống violoncelle. Ngược lại, nếu không rung, archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống basson.
Trong dàn nhạc, vai trò của viola mờ nhạt hơn so với violon vì chất âm không tốt.
? Xen-lô/Vi-ô-lông-xen/Trung hồ cầm (Violoncelle/Cello)
Violoncelle có hình dáng giống violin nhưng to hơn nhiều và được đặt đứng ở giữa hai chân của người chơi. Ưu thế của violoncelle là âm sắc nam tính, diễn cảm sâu sắc và phong phú về kỹ thuật.
Violoncelle trong dàn nhạc cùng với Contrabass giữ bè trầm cho bộ dây. Violoncelle cũng có thể độc tấu ở âm khu trầm, kết hợp với viola ở âm khu trung hay cùng violon II ở bè giữa và với violon I chơi giai điệu chính ở âm vực cao.
? Công-tra-bát/Đại hồ cầm (Contrebasse/Doublebass)
Contrabass, có biệt danh Thùng phi, là anh chàng bự con nhất và chơi bè thấp nhất trong bộ dây. Vai trò của contrebasse chủ yếu làm bè trầm cho cả dàn nhạc, là nơi tập trung âm hưởng đầy đặn, mạnh mẽ của dàn nhạc.
Contrabass cũng xuất hiện nhiều trong nhạc jazz và được gọi là acoustic bass để phân biệt với guitar bass điện.
Đàn Contrabass có chiều cao khoảng 1m90, rộng 60cm và nặng nên người chơi phải ngồi trên ghế. Khi đi giai điệu, anh chàng này lại thể hiện sự chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc u ám, đe dọa, nhiều kịch tính.
? Bộ kèn gỗ (Bois/Woodwinds)
Các nhạc cụ bộ gỗ được chia thành bốn nhóm: Sáo tây (flute), Kèn Ô-boa (hautbois), Kèn Cla-ri-nét (clarinette) và Kèn Pha-gốt (basson). Đặc điểm của bộ gỗ là không đồng nhất, tuy ở cùng một nhóm nhưng các nhạc khi lại có sự khác biệt về âm vực. Những thành viên của "gia đình nhà gỗ" đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập, với âm sắc riêng biệt.
Xét tổng thể, âm vực của bộ gỗ lớn hơn các bộ khác. Piccolo (Sáo kim/Sáo nhỏ) là nhạc khí cao nhất, trong khi đó, bassoon lại là nhạc khí trầm nhất của dàn nhạc. Mặc dù phong phú về cách thức thể hiện giai điệu nhưng âm thanh của chúng kém du dương, cường độ cũng kém mạnh. Kỹ thuật bộ gỗ không phong phú như bộ dây, câu nhạc khó kéo dài bởi sự phụ thuộc vào hơi của người thổi.
? Sáo Tây (Flute)
Sáo tây là nhạc cụ chính của nhóm sáo. Cô nàng này có âm sắc êm, dịu dàng, nhiều chất thơ, mang trạng thái sầu bi khi đi ở tốc độ chậm, càng lên cao càng sáng, nhưng khi lên thật cao thì âm sẽ chói và lạnh. Ở âm vực trầm, sáo tây có âm thanh yếu, khó tròn nên ít dùng trong hòa tấu. Ở âm vực giữa, âm thanh trong, thích hợp mọi cường đô, sắc thái và thường dùng để đi giai điệu.
Sáo tây là nhạc khí linh hoạt nhưng lại cần ngắt để lấy hơi. Trong dàn nhạc, cô nàng có thể kết hợp với violin, clarinette, hautbois, basson để đi giai điệu.
Chú ý là sáo tây hiện tại thường được chế tạo bằng kim loại, tuy nhiên do tổ tiên của nó là sáo gỗ nên vẫn được xếp vào bộ kèn gỗ.
Ngoài ra, trong nhóm flute còn có sự xuất hiện của cậu bé sáo kim (piccolo), hay còn gọi sáo nhỏ (petite flute). Đây là nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng và ít khi xuất hiện trong các dàn nhạc nhỏ.
? Kèn Ô-boa (Hautbois/Oboe)
Ô-boa có âm sắc giọng mũi, ấm như tiếng người và dùng để biểu hiện nội tâm rất tuyệt. Ở âm vực trầm, anh chàng này khá thô, âm vực cao thì sắc chói, gần tiếng chim, lên quá cao lại khiến chủ nhân tốn hơi, căng thẳng, không tự nhiên. Ở âm vực giữa, ô-boa thực sự là một anh chàng đa tình, gợi cảm bởi âm sắc ngọt ngào và có thể biểu hiện nhiều sắc thái.
Là loại sáo dọc, câu nhạc cho ô-boa có thể dài nhưng khó sử dụng kỹ xảo hơn so với sáo ngang. Trong dàn nhạc, anh chàng đa tình của chúng ta tỏ vẻ khoan thai, duyên dáng, nhưng đôi khi lại rất hài hước, châm chọc.
Gia đình nhà ô-boa còn có sự xuất hiện của ông anh kèn túi (cor anglais/hautbois alto/Kèn ô-boa của Anh Quốc). Về thủ pháp, kèn túi kém linh hoạt hơn thằng em, nhưng lại có thể chơi được những âm trầm sâu hơn.
Ở âm vực trầm, kèn túi có tiếng hơi thô, nhưng kịch tính. Âm vực cao sẽ thiếu chính xác và thường được dùng để đi giai điệu ở âm vực giữa.
? Kèn Cla-ri-nét (Clarinette/Clarinet)
Người chơi Clarinette có thể sử dụng nhiều kỹ xảo để biểu hiện các sắc thái âm nhạc và loại kèn này cũng là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ.
Ở âm vực trầm, clarinette mang kịch tính, đe dọa. Âm vực giữa xấu nhất nên không dùng để đi giai điệu. Âm vực cao, clarinette như được lột xác và trở thành một anh chàng thư sinh đẹp trai, hiền dịu, dễ tính và bí hiểm.
Do âm thanh rất đẹp và hay, nên cla-ri-nét còn được mệnh danh là "vua kèn gỗ".
? Kèn Pha-gốt/Bát-xông (Fagote, Bassoon)
Pha-gốt trông có vẻ "cao-to-đen-hôi" và từng trải hơn nhiều so với chàng cla-ri-nét (pha-gốt có mặt cùng với sáo và ô-boa trong dàn nhạc giao hưởng từ thế kỷ 18). Âm thanh của bác pha-gốt hơi tối, gợi kịch tính hoặc chấm biếm, hài hước nhờ giọng mũi đặc trưng.
Ở âm vực trầm, pha-gốt đặc, dày và tốn hơi, thường dùng để thể hiện sự nghẹn ngào, xót xa. Âm vực giữa đầy đặn, mềm mại. Lên âm vực cao bị nén và căng thẳng. Các nốt cực cao khó thổi nên ít sử dụng.
Có thân hình vụng về và cồng kềnh, nhưng bác trai ăn chơi này lại rất linh hoạt.
Nhóm nhạc cụ pha-gốt chỉ có hai loại: Pha-gốt thường và Pha-gốt trầm. Pha-gốt trầm là nhạc khí trầm nhất dàn nhạc. Kích thước lớn, kém linh hoạt, cụ này chỉ dùng làm bè trầm chứ không đi giai điệu và thường ẩn cư, thỉnh thoảng mới xuất hiện trong các giàn nhạc lớn. Trong khi đó, Kèn Pha-gốt thường lại là thành viên cố định của dàn nhạc giao hưởng dù ở bất cứ biên chế nào.
? Bộ đồng (Cuivre/Brass)
Bộ đồng là nhóm nhạc khí mà các... chị ve chai thèm thuồng nhất, với bốn loại chính: Kèn co (cor), Kèn trum-pet (trompette), Kèn trôm-bôn (trombone), Kèn tu-ba (tuba) và đôi khi có thêm Kèn coóc-nê (cornet).
Âm lượng các nhạc khí bộ đồng tuy không lớn bằng nhau nhưng âm sắc thống nhất hơn bộ gỗ. Khác bộ dây, bộ đồng ít khi được sử dụng liên tục mà xuất hiện trong thời gian ngắn với vai trò nổi bật, mang tính kêu gọi, thúc dục, hùng tráng. Khi diễn tả đau buồn, bộ đồng có dáng dấp đường bệ, uy nghi.
Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng chính là uy lực mạnh mẽ mà người nghe không thể tìm thấy ở bộ dây và bộ gỗ. Nhưng ngược lại, bộ đồng biểu hiện tình cảm không đa dạng, nhiều sắc thái như các nhạc cụ trong bộ dây và bộ gỗ.
? Kèn Co (cor)
Trước đây, Kèn cor được dùng để... đi săn, do đó trong tiếng Pháp nó có tên là cor de chasse ("kèn đi săn"). Ông anh này có âm sắc đẹp, thi vị, vừa mềm mại như tính chất kèn gỗ vừa kiên nghị như kèn đồng, thích hợp với nét giai điệu dài.
Ở âm vực cực trầm, kèm co tỏ ra nặng nhọc, không nhạy nhưng có vẻ tốt hơn khi lên âm vực trầm. Âm vực giữa, ông anh lại trở nên uyển chuyển, phong phú, phù hợp các giai điệu trữ tình. Lên âm vực cao, cor sáng, rực rỡ, nhưng quá cao sẽ vỡ và căng thẳng.
Co thích hợp giai điệu khoan thai, chơi tốc độ nhanh khó chính xác. Trong dàn nhạc, ông anh chịu chơi này thường được dùng để đi giai điệu chính, độc lập hoặc kết hợp với bộ gỗ và bộ dây.
? Kèn Trum-pét (Trompette/Trumpet)
Trompette là chàng cao bồi linh hoạt nhất trong bộ đồng, có tiếng mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn cảm dứt khoát và uy lực.
Ở âm vực trầm, trompette kém ổn định, lên âm vực cao sẽ chói, nặng, khó chơi và cực cao sẽ mất chính xác. Âm vực tốt nhất cho trompette là âm vực giữa, âm sắc sẽ mềm mại, ngọt ngào hoặc rắn rỏi, khí thế.
Trong dàn nhạc, trompette có thể diễn tả giai điệu trữ tình say đắm, cũng có thể tác động thúc giục, kêu gọi. Với ưu điểm lớn tiết tấu rõ, mạnh, trompette rất phù hợp với các giai điệu nghiêm trang, hùng tráng.
? Kèn trôm-bôn (Trombone)
Kèn trôm-bôn phổ biến nhất là trombone à pistons, rất dễ nhận ra với hình dáng dài của cái tay cầm mà các nhạc công đẩy ra kéo vào khi chơi. Tiếng của nó trầm thứ hai trong bộ kèn đồng.
Trong dàn nhạc, trombone sử dụng cho các nét chấm phá, góp tiếng mãnh liệt cùng bộ đồng. Trombone có thể độc tấu giai điệu hùng tráng hay diễn tả thúc giục, kêu gọi, đặc biệt khi chơi 3 kèn cùng lúc.
? Kèn Tuba
Ông già Tuba có thân hình béo ụ, giọng nói thô, chậm, nặng và trầm nhất trong họ nhà đồng. Ở âm vực cực trầm, ông có âm thanh không tốt. Âm vực trầm sẽ dày, chắc chắn nhưng nặng và chậm. Âm vực giữa tiếng vang, đầy đặn, thích hợp khoan thai, nghiêm trang. Lên âm vực cao, tiếng bị nén, căng thẳng nên ít khi sử dụng.
Vì "mồm" của ông tuba rất dài nên chủ nhân sẽ tốn nhiều hơi và chỉ phù hợp với câu nhạc ngắn, giai điệu chậm rãi. Với đặc tính nghiêm trang, trầm hùng có uy lực, thường bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng và toàn bộ dàn nhạc tạo sự vững chải về hòa âm. Ngoài ra tuba còn có thể diễn tấu các giai điệu chậm và ngắn hoặc tham gia những chỗ quyết định, tạo hiệu quả đặc biệt.
? Bộ gõ (Percussions)
Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm hai loại: định âm (điều chỉnh được cao độ) và không định âm (không điều chỉnh được cao độ). Chúng có tác dụng gợi màu sắc, tạo bối cảnh đặc biệt, gây cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để.
Người chơi bộ gõ cũng khá... nhàn hạ bởi thời gian xuất hiện không dài, đôi khi chỉ một vài đoạn. Trong tổng phổ, những anh chàng này được đặt trên bộ dây, dưới bộ đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ.
Âm sắc của các loại nhạc khí gõ thường dựa vào 3 chất liệu chính: phát âm bằng màng da, phát âm có mang tính kim loại và phát âm mang tính chất gỗ.
? Các nhạc khí gõ định âm
+ Timbales: Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Timbales có ba loại: Trống lớn, trống trung và trống nhỏ. Số lượng trống và người đánh tùy theo nhu cầu của tác phẩm. Thường dùng để gây kích thích, như gây sấm sét, tạo nên một nền đen đe doạ, âm u kích động, hoặc cũng có thể tạo ra tiếng nói dõng dạc, uy lực trong các hành khúc.
+ Đàn chuông phiến (Campanelli/Glockenspiel): Có hai loại, dùng dùi kim lại hoặc phím đánh như piano. Âm sắc campanelli sẽ lóng lánh, thanh thót nếu dùng dùi kim loại và sẽ linh hoạt hơn nếu dùng phím đánh. Anh chàng ủy mị này thường dùng để trang trí, tô điểm, tạo cảm giác trong sạch, yên tĩnh.
+ Đàn phiến gỗ (Xylophone): Giống như campanelli nhưng cấu tạo bằng chất liệu gỗ và sử dụng dùi cũng bằng gỗ. Âm sắc xylophone độc đáo, hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân.
Ngoài ra, trong nhóm định âm còn có Mộc cầm (Marimba), Đàn tăng rung (Vibraphone), Đàn Celesta nhưng ít được sử dụng hơn.
? Các nhạc khí gõ không định âm
+ Kẻng tam giác (Triangle): là một thanh kim loại uốn thành hình ba cạnh, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất đinh, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn.
+ Đàn chuông ống (Jeu de cloches/Chimes)
+ Trống lục lạc (Tambourine): tang trống có thêm những miếng kim loại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung.
Ngoài ra dàn nhạc còn có thể thêm Caisse Claire, Chũm chọe (Cymbales), Grosse Caisse, Chiêng (Tam-Tam), Castagnette.
? Các nhạc khí bổ sung
Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Tùy vào văn hóa của từng quốc gia, nội dung của từng tác phẩm để chúng ta bổ sung nhạc cụ cho phù hợp.
+ Đàn hạc (Harp): Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây, đàn hạc là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây.
+ Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng.
Một số nhạc khí khác như ghi-ta, mandoline, orgue, synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định. Riêng piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.
************
Tìm đến điểm "cực khoái" trong âm nhạc cổ điển không hề khó. Tuy nhiên, là một thể loại nhạc nghiêm túc và mang tính hàn lâm cao, do đó ngoài cái gọi là tâm hồn nó còn đòi hỏi người nghe phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định.
Dẫu biết rằng con người tìm đến âm nhạc là để được tự do và giải thoát, song như David J. Benson đã nói trong chính tựa đề cuốn sách của mình "Music: A Mathematical Offering" - đôi lúc bạn cũng nên đặt những âm điệu vào một khuôn khổ nhất định, đặc biệt là thể loại giao hưởng.
------------------
Nguồn: Facebook Cổ Điển
Ảnh: Google
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT