Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,154
Điểm
113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG Tổng hợp kiến thức đọc hiểu văn bản lớp 9 ( ÔN TẬP + ĐỀ THI) được soạn dưới dạng file word gồm 19 FILE trang. Các bạn xem và tải tổng hợp kiến thức đọc hiểu văn bản lớp 9 về ở dưới.
ÁNH TRĂNG (1978)
Nguyễn Duy
==========&=========
MỤC LỤC
PHẦN
ĐỀ
NỘI DUNG
TRANG
A
KIẾN THỨC CƠ BẢN
Kiến thức chung
Kiến thức trọng tâm
7 – 12
B
ĐỀ THAM KHẢO, LUYỆN THI HSG
ĐỀ 1Cảm nhận của em về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).12
ĐỀ 2Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài Việt Bắc, Tố Hữu đã viết:
"Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Những dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1? Em hãy chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ
15
ĐỀ 3Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
20
ĐỀ 4Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.23
ĐỀ 5Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết :
“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.” Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( SGK Ngữ văn 9)
26
ĐỀ 6“Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.” (Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)
Em hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
30
ĐỀ 7“Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
36
ĐỀ 8Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Đồng chí (Chính Hữu); Ánh trăng (Nguyễn Duy).39
ĐỀ 9Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, Tập một).42
ĐỀ 10Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:“ Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ ”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.45
ĐỀ 11Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở môi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa.”
Phân tích bài thơ đề làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm.
47
ĐỀ 12“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)
Qua hai tác phẩm : Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy) em hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên.
50
ĐỀ 13Trong tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi đã viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang sách đáng lẽ sẽ lật đi và đọc lại bài thơ, tất cả tâm hồn chúng ta đọc”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy” .
56
ĐỀ 14Trong buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một bạn học sinh cho rằng: Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc. Một bạn khác lại đưa ý kiến: Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng.
Em hãy bàn luận về các ý kiến trên.
62
ĐỀ 15Qua bài thơ Ánh trăng-Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ nhận định: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”66
ĐỀ 16“ Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới biết nói”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.72
ĐỀ 17Khi đọc bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã đánh giá: Bài thơ thể hiện “nỗi ăn nản nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người (Báo Văn nghệ, số 16/1986).
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng để làm rõ ý kiến trên.
75
ĐỀ 18Trong một buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy một bạn học sinh cho rằng : Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị quen thuộc. Một bạn khác đưa ý kiên khác : Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy chọn cho mình một lối đi riêng
Em hãy làm sáng tỏ ý 2 ý kiến trên.
78
ĐỀ 19Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: Bài thơ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân tình, thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống gợi ra từ tác phẩm.81
ĐỀ 20Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: “Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi…” (Tiếng nói của văn nghệ – SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.87
ĐỀ 21Suy nghĩ của em về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009)
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kế chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy và Đồng chí - Chính Hữu)
91
ĐỀ 22Bàn về thơ, R.Tagor viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ.
96
ĐỀ 23"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không". Hãy tìm câu trả lời trong văn bản "Ánh trăng" của Nguyễn Duy99

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Kiến thức chung
I. Vài nét về tác giả Huy Cận và Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
a. Tác giả

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ.
- Quê quán: Xã Đông Vệ - huyện Đông Sơn - nay là phường Đông Vệ - Thanh Hóa.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba.
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
b. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác

“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.
2. Bố cục (3 phần)
- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Vầng trăng trong quá khứ và vầng trăng trong hiện tại.
- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ với vầng trăng.
- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của nhà thơ.
II. Kiến thức trọng tâm
1. Ý nghĩa nhan đề

Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, được in trong tập thơ cùng tên. Khi đặt cho tác phẩm của mình nhan đề là “Ánh trăng”, Nguyễn Duy muốn gửi gắm vào hình ảnh trăng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác giả đã nâng “ánh trăng” lên thành biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trước hết, ánh trăng đại diện cho vẻ đẹp vĩnh hằng và bất tử của thiên nhiên. Hình ảnh ánh trăng đã vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của con người. Tiếp đến, ánh trăng còn là người bạn đồng hành cùng tác giả trong những năm tháng tuổi thơ, khi sống hòa mình với thiên nhiên. Đặc biệt nhất, trăng đã trở thành người bạn tri kỷ, dõi theo từng bước đường chiến đấu của người chiến sĩ, gắn bó trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Cuối cùng trăng là đại diện cho quá khứ nghĩa tình, bao dung, đẹp đẽ. Ánh trăng mang đến cho ta một thông điệp, một bài học về lẽ sống thủy chung, ân tình với quá khứ. Đó là lời nhắc nhở con người ghi nhớ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Phân tích bài thơ
1. Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2) và vầng trăng trong hiện tại (khổ 3)

- Khổ 1: Dòng hoài niệm mở ra
+ Đánh dấu mốc thời gian quá khứ “hồi nhỏ, hồi chiến tranh” .
+ Không gian: Phép liệt kê tăng cấp “ đồng, sông, bể”: Tuổi thơ gắn bó với sông nước, trăng sao đầy ắp kỉ niệm. Không gian được miêu tả thứ tự từ hẹp đến rộng, từ quê hương đến đất nước, mở rộng hơn là sự gắn bó giữa những con người ở quê hương, đồng đội, nhân dân.
⇒ Như vậy khi còn nhỏ nhân vật trữ tình sống chan hòa với thiên nhiên.
+ Thuở ấy “người và trăng-> tri kỉ”: đất nước có chiến tranh, con người lên đường tham gia chiến đấu, ở rừng là những năm tháng khó khăn gian khổ, trăng được nhân hóa thành người bạn tri kỉ không thể nào quên.
- Khổ 2:
+ Phép so sánh “trần trụi, hồn nhiên – cây cỏ”, kết hợp với phép liệt kê “ thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc, hồn nhiên của nhân vật trữ tình mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.
+ Tính từ “ngỡ”: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại.
+ Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi
⇒ Mạch thơ biến đổi đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.
- Khổ 3:Vầng trăng trong hiện tại
+ Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.
+ Nhân hóa + liệt kê “ánh điện, cửa gương”- cuộc sống hiện đại đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng.
+ Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ, sung sướng quên nhọc nhằn.
⇒ Quá khứ sống với thiên nhiên cỏ cây, trăng là người bạn tri kỷ, hoàn cảnh sống, môi trường sống thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi người bạn tri kỉ năm xưa, ân tình trong quá khứ.
2. Tình huống bất ngờ với vầng trăng (khổ 4)
- Phép đảo ngữ + từ láy “thình lình”, “ đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc tình huống bất ngờ: toàn thành phố mất điện.
- Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động vội vàng, khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng.
- Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động “vầng trăng tròn” – trăng vẫn tròn đầy, nguyên vẹn, thuỷ chung như xưa.
⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong điều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.
3. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)
- Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng
+ Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt với vầng trăng, đối diện chính bản thân mình.
+ Phép nhân hóa “vầng trăng tròn”, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp, là kỷ niệm vẹn nguyên.
+ So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu trúc “ như là đồng là bể - như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về cứ trào ra thổn thức và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
- Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng
+ Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng; gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp vẹn nguyên, chẳng thể phai mờ.
+ Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình - ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung, nhân hậu. Trăng tròn vành vạnh - con người vô tình, trăng im phăng phắc - con người giật mình.
⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cái “giật mình” thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
III. Tổng kết.
1. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, bố cục rõ ràng, mạch lạc, kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát quát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.
2. Giá trị nội dung
Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
===================================================
ĐỀ THAM KHẢO, LUYỆN THI HSG
ĐỀ SỐ 1: Cảm nhận của em về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng (Nguyễn Duy).
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát hai tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam.
II. Thân bài:
1. Khái quát về đạo lý ân nghĩa, thuỷ chung của con người Việt Nam.
2. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
3. Trình bày cảm nhận và suy nghĩ về đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam trong hai bài thơ:
LĐ1. Đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện trong tình yêu thương và lòng biết ơn bà - thông qua hình tượng nghệ thuật bếp lửa nồng ấm qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

+ Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, chung thủy được thể hiện qua tấm lòng của người cháu yêu kính và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành bằng thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc; qua hình ảnh thơ Bếp lửa, người bà bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt.
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
…Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

+ Người cháu (nhân vật trữ tình) xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực:
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…

+ Người cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, tỏa sáng và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu:
Bà nhóm bếp lửa, nhóm niềm yêu thương, nhóm dậy những tâm tình tuổi nhỏ. Bếp lửa thật kì diệu, thiêng liêng.
LĐ2. Đạo lý ân nghĩa thủy chung được thể hiện qua tâm tình của nhân vật trữ tình - thông qua hình tượng nghệ thuật vầng trăng tình nghĩa qua bài Thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
* Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thủy chung được thể hiện qua tâm tình của người chiến sĩ với thể thơ năm chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, tràn trề cảm xúc; hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa.
- Nhân vật trữ tình (người chiến sĩ) gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình trong quá khứ: “hồi nhỏ sống… thời chiến tranh ở rừng… Vầng trăng thành tri kỉ”…
- Đau xót khi nghĩ tới những tháng tháng ngày về thành phố “Quen ánh điện cửa gương…” quen với cuộc sống hào nhoáng đầy đủ tiện nghi, anh đã lãng quên và quay lưng lại với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân tình ân nghĩa của thiên nhiên, nhân dân, đồng đội: Vầng trăng thành người dưng qua đường.
- Sự giật mình, thức tỉnh lương tâm khi đối diện với vầng trăng trong một tình huống “đèn điện tắt, phòng buyn- đinh tối om”, quá khứ ùa về trong tâm thức “Có cái gì rưng rưng…như là đồng, bể, sông , rừng…”
- Người lính suy ngẫm và nhắn gửi tới mọi người: Nhân dân, đất nước, đồng đội luôn độ lượng, vị tha, tròn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống thủy chung với quá khứ, với lịch sử, với nhân
- Tình cảm đối với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu(dẫn chứng).
=> Ân nghĩa, thủy chung luôn là truyền thống đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình trong bài Bếp lửa đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước trong bài Ánh trăng.
4. Đánh giá, mở rộng.
- Đạo lý ân nghĩa thủy chung là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người dân Việt Nam, khi vào thơ ca truyền thống ấy lại càng đượm tình sâu sắc hơn.
III. Kết bài
-
Khẳng định nét đẹp đạo lý ân nghĩa thủy chung trong hai bài thơ và nêu ấn tượng của bản thân.
- Bài học rút ra cho bản thân
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Phê phán thái độ vong ân bội nghĩa, quay lưng lại với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân…
-----------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 2: Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, trong bài Việt Bắc, Tố Hữu đã viết:
"Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?"

(Việt Bắc - Tố Hữu)​
Những dòng thơ trên gợi cho em liên tưởng đến lời tâm sự của tác giả nào trong một bài thơ mà em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 9, tập 1? Em hãy chỉ rõ điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và tâm sự của nhà thơ đó. Hãy phân tích niềm tâm sự sâu kín của tác giả trong bài thơ Ánh trăng.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài :

- Dẫn dắt, giưới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý thơ của Tố Hữu.
- Giới thiệu được ý thơ của Tố Hữu và bài thơ tương đồng trong chương trình lớp 9 đó là bài "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
II. Thân bài:
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng
LĐ1. Điểm đồng điệu giữa ý thơ của Tố Hữu và Nguyễn Duy trong bài "Ánh trăng"
: Đều là những lời nhắc nhở về đạo li ân nghĩa thủy chung.
+ Ở những dòng thơ của Tố Hữu:là lời nhắc nhở với những người cán bộ kháng chiến khi từ Việt Bắc về xuôi ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. (Khi sự lãng quên chưa xảy ra mà mới chỉ là dự cảm).
+ Ở bài "Ánh trăng": Là lời tâm sự tự bạch, tự thú với chính mình, với mọi người khi giật mình nhận ra bản thân đã từng có lúc lãng quên quá khứ khi được sống trong hòa bình (Đã ba năm sau khi kháng chiến chống Mĩ).
=> Có lẽ từ chiến tranh sang hòa bình, từ gian khổ sang an lạc, có không ít người lãng quên quá khứ, quên những người đã từng gắn bó, đùm bọc, sẻ chia .vì thế điểm đồng điệu của hai bài thơ chính là nhắc nhở moị người về đạo lí uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ
* Phân tích tâm sự sâu kín của Nguyễn Duy qua bài "Ánh trăng"
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
Cuộc kháng chiến dã khép lại ba năm, sống trong thời bình không mấy ai nhớ lại những kỉ niệm gian khổ thời quá khứ, "ánh trăng giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín của nhà thơ.
- Đó là hình ảnh quen thuộc và còn vừa là niềm thơ vừa là biểu tượng đã qua của một đời người gắn bó với kỉ niệm.
LĐ2. Tâm sự của tác giả về những ngày tháng làm bạn với ánh trăng:
- Nhớ về kỉ niệm đã qua: Kỉ niệm thuở ấu thơ gắn liền với không gian "đồng, sông, bể" đến thời chiến tranh gian khổ
-> Vầng trăng là biểu tượng của thiên nhiên tươi mát, là biểu tượng nghĩa tình, nguồn cội, biểu tương của quá khứ nghĩa tình. (Phân tích)
LĐ3. Tâm sự sâu kín về những ngày lãng quên vầng trăng trong hiện tại
Lí do: do hoàn cảnh sống thay đổi. Con người lãng quên vầng trăng, quên quá khứ. Người và trăng trở nên xa lạ trăng trở thành người dưng.
-> Đó là sự lãng quên của một lớp người. Nhà thơ không phê phán ánh điện cửa gương mà cốt yếu làm sao để giá trị vật chất không điều khiển được con người.
LĐ4. Niềm ân hận của tác giả và "tấm lòng" của vầng trăng
- Sự bắt gặp lại hình ảnh vầng trăng trong một tình huống bất ngờ "mất điện" -> Sự đối diện trong khoảnh khắc con người đã nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình.
-> đó chính là sự ân hận, sám hối. (Phân tích)
- Hình ảnh trăng trở về nguyên vẹn "Tròn vành vạnh" là hình ảnh thiên nhiên tròn đầy, hình ảnh quá khứ vĩnh hằng hay đó chính là tấm lòng của vầng trăng.
- Tâm sự sâu kín của nhà thơ không dừng lại ở đó. Điều ông muốn nói là con người phải tự mình bước qua những lỗi lầm của mình biết tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân.
- Vầng trăng ở đây không chỉ là quá khứ vẹn nguyên, là vẻ đẹp tự nhiên, vĩnh hằng mà ánh trăng còn là bạn, là nhân chứng nghĩa tình - đó là nhân dân, đồng đội của những người lính.
-> Tấm lòng của nhân dân ta là vô cùng rộng lớn, luôn bao dung và tha thứ nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở mỗi con người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, đạo lí "uống nước nhớ nguồn". (Phân tích)
LĐ5. Nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề: Thể thơ năm chữ, lời thơ giản dị mộc mạc, kết cấu theo dòng thời gian. Chỉ viết hoa chữ cái đầu mỗi khổ làm cho bài thơ có dáng dấp như một câu chuyện kể, lời tâm tình thủ thỉ của tác giả về nỗi lòng sâu kín của mình.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Tố Hữu và Nguyễn Duy đã gặp nhau trên cơ sở của lối sống đáng quý của người Việt Nam. Mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách thể hiện đạo lý ấy khác nhau nhưng không thể giấu đi được nổi lòng trăn trở, bài học triết lý về cuộc đời về con người.
- Thể hiện được điều đó nhà thơ phải có vốn sống phong phú, có tình yêu sâu nặng với cuộc đời và tài năng nghệ thuật sắc sảo thì thông điệp ấy mới đến với người đọc, đi vào lòng người và sống mãi với thời gian.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại đạo lí sống ân nghĩa thủy chung luôn là đạo lí tôt đẹp từ xưa đến nay.
- Bài "ánh trăng" không chỉ là câu chuyện riêng của tác giả mà là câu chuyện, là vấn đề đặt ra đối với mỗi chúng ta.
- Liên hệ bản thân.
------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 3: Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: "Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi..."
(Tiếng nói của văn nghệ - SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14)
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:
-
Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn câu nói của Nguyễn Đình Thi.
II. Thân bài:
1. Giải thích:

- Soi rọi vào tâm hồn: Làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc.
- Ánh sáng riêng: Là những điều tốt đẹp nhất (những điều chân - thiện - mĩ) được gửi gắm qua mỗi tác phẩm...
- Không bao giờ nhòa đi: Không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn
=> Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định sự tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học: Thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất
=> Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học.
2. Phân tích, làm rõ vấn đề qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
a. Khái quát về tác phẩm:

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Khi chiến tranh kết thúc, người lính (Nguyễn Duy) trở về với cuộc sống đời thường.
- Đề tài: Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường.
- Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ
b. Ánh sáng riêng từ bài thơ Ánh trăng:
LĐ1. Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ...

(HS phân tích hình ảnh vầng trăng trong hai khổ thơ đầu)
LĐ2. Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng người đọc nhiều điều thấm thía:
+ Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, nhưng con người vẫn nên có những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ...
+ Không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ. Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua..., luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ...
(HS phân tích các khổ thơ 3, 4, 5, 6)
+ Dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo... bị đẩy lùi
(HS phân tích cái giật mình của nhà thơ trong câu thơ cuối)
* Liên hệ: Gắn vấn đề Nguyễn Duy đặt ra trong bài thơ vào cuộc sống đương thời và liên hệ với bản thân:
- Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn... nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. (cả vô tình và cả hữu ý)
(HS lấy dẫn chứng và phân tích)
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học sâu sắc, thấm thía.
III. Kết bài:
- Tổng kết, khái quát lại vấn đề
- Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến, khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người là chức năng quan trong nhất của văn học...
- Khẳng định giá trị của bài thơ Ánh trăng: Có tính giáo dục, có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc
=> Điều này làm nên giá trị nhân văn của tác phẩm
-----------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 4: Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh". Bằng hiểu biết của mình và dựa vào ý kiến của Trần Đăng Khoa, em hãy chứng minh rằng: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến của Trần Đăng Khoa.
Một bài thơ hay là bài thơ có sự kết hợp của các yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh. Ba yếu tố này cùng một lúc được thể hiện hoà quyện trong bài thơ. Nó là kết tinh tình cảm nồng cháy và lí trí một cách nhuần nhuyễn mang tính nghệ thuật của nhà thơ.
II. Thân bài:
1. Giải thích: Thế nào là giản dị, xúc động và ám ảnh trong thơ?

- Giản dị trong thơ: Học sinh biết phân biệt được giản dị không phải là đơn giản. Giản dị để làm nên cái hay của một bài thơ là kết quả của quá trình tinh luyện. Nó thể hiện ở đề tài, ngôn ngữ, trong đặt câu, hiệp vần, trong sử dụng hình ảnh và nội dung thể hiện...
- Xúc động: Trước hết là sự xúc động của chính nhà thơ. Thơ là tiếng lòng của thi nhân trong một sự dồn nén cao độ của cảm xúc. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ tạo sự giao cảm và hội ngộ về cảm xúc giữa đọc giả và nhà thơ từ đó thầy được thơ và sự giao hoà giữa thế giới riêng tư của cá nhân và xã hội. Thơ đem đến cho người đọc những rung cảm đẹp góp phần nâng cao và bồi dưỡng tâm hồn con người.
- Ám ảnh: Những cảm xúc về vấn đề tác giả thể hiện trong bài thơ phải thực sự có sức gợi: Gợi cho người đọc những trăn trở, nghĩ suy; để lại trong tâm hồn người đọc những cảm xúc không thể nào quên
2. Chứng minh: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hay bởi đó là một bài thơ đã hội tụ đầy đủ cả ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh
a. Khái quát tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. Cái giản dị, xúc động và ám ảnh trước hết được thể hiện trong bài thơ qua đề tài, chủ đề, câu tứ, ngôn ngữ, hình ảnh hình tượng ... của bài thơ.

- Bài thơ có nội dung chủ đề rất quen thuộc, đã trở thành đạo lí của dân tộc: "Uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ.
- Để thê hiện nội dung chủ đề nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đep đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hẳng của đời sống, gợi nhắc con người cùng có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung. Trăng và người lính quen thuộc không hề mới lạ, nhắc đến đề tài là đã thấy xúc động và ám ảnh rồi.
- Cả bài thơ có sáu khổ thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị tạo giọng điệu tâm tình sâu lắng, tự nhiên như một lời tự nhắc nhở, đồng thời cũng là sự sẻ chia, gợi nhắc với mọi người
- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình. Từ câu chuyện của người lính – nhân vật trữ tình trong bài thơ, người đọc cảm nhận được những cảm xúc sâu lắng, xúc động, những trăn trở suy nghĩ mà tác giả muốn gửi gắm.
- Kết cấu, gỉọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo tính chân thực, bình dị, có sức truyền cảm sâu sắc, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
LĐ2. Cái giản dị, xúc động và ám ảnh còn được thể hiện trong bài thơ qua qua nội dung của nó.
- Tình yêu thiên nhiên, sống hoà mình với thiên.
- Là sự thức tỉnh bản thân cũng là tiếng chuông thức tỉnh bcon người về lối sống lãng quên quá khứ ân tình.
- Là sự ăn năn hối hận của nahf thơ trước sự lãng quên quá khứ ân tình của mình.
- Là bài học, là lời nhắc nhở mọi người cần sống thuỷ chung ân tình với quá khứ, với ơn nghĩa người khác đã trao.
3. Đánh giá, mở rộng.
- Ánh trăng là một bài thơ giản dị nhưng có sức gợi sức ám ảnh không hề nhẹ. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ tự nhiên, chân thành và thấm thía qua cách chọn lọc các hình ảnh, chọn tình huống, lựa chọn từ ngữ.
- Bằng tài năng và tấm lòng, Nguyến Duy đã cho độc giả thưởng thức lưu lại khó phai trong tâm trí mình một Ánh trăng, một bài học, một triết lý nhân sinh sâu sắc.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại ý kiến trên.
- Suy nghĩ, liên hệ.
------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 5: Trong tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ Nguyễn Đình Thi viết :
“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.” Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ( SGK Ngữ văn 9)
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thi“ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc.”
II. Thân bài:
1. Giải thích:
-
Bài thơ hay có sự sáng tạo độc đáo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, khơi gợi tình cảm cao đẹp và tạo được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.
- Bài thơ hay tự nó có sức lôi cuốn kỳ lạ khiến ta không thể chỉ đọc một lần. Thơ hay đánh thức mĩ cảm trong ta khiến ta yêu thích, ngâm ngợi, ta như được chia sẻ, giãi bày.
- Đọc nhiều lần để khám phá sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của thơ (nhất là khi bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa luôn khiến ta trăn trở, suy nghĩ)
- Đọc thơ không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để cảm và hiểu cái hay cái đẹp của thơ.
2. Chứng minh, làm sáng tỏ nhận định.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
- Đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện ...
LĐ1. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ :
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là Câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ.
- Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố.
- Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình,Từ những cảm xúc, những kie niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ :
- Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”:
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình

Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình.
LĐ2. Cái hay của bài thơ còn nằm ở nhan đề.
+ Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng: - vầng trăng thành tri kỉ - cái vầng trăng tình nghĩa - vầng trăng đi qua ngõ - đột ngột vầng trăng tròn đến cuối bài thơ tác giả dùng : - ánh trăng im phăng phắc. Ánh trăng được dùng làm nhan đề Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ Ánh trăng.
LĐ3. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng còn được thể hiện trong nội dung cảm xúc.
- Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra :
+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị.
+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.
+ Bài thơ ánh trăng là lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.
=> Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp : Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi......
3. Đánh giá, mở rộng:
- Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống.
- Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo
- Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.
III. Kết bài:
- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn chính xác.
- Khẳng định giá trọi sự thành công của bài thơ Ánh trăng.
----------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 6: “Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng, cảm xúc mà còn đổi mới về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.” (Ngữ văn 9, tập 2, trang 200, NXB GD, 2004)
Em hãy làm sáng rõ nhận định trên qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: từ mối quan hệ giữa văn học và đời sống, trích dẫn nhận định và giới hạn qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy.
- Trích dẫn nhận định.
II. Thân bài:
1. Giải thích nhận định.

- Khái niệm thơ hiện đại: được xác định từ đầu thế kỷ XX khi văn học tiếp thu, chịu ảnh hưởng của các trào lưu văn học phương Tây và ánh sáng cách mạng của Đảng soi đường. Đặc biệt, sau năm 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, thơ ca nói riêng và văn học nói chung có sự giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn học thế giới.
- Xã hội, con người, tư tưởng thay đổi theo thời đại. Việc phản ánh tâm tư, tình cảm mới đòi hỏi văn học, thơ ca hiện đại cũng phải thay đổi để phù hợp với sự tinh tế, nhạy cảm và phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của thế hệ, con người Việt Nam.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh LĐ1. Cái mới của bài thơ Ánh trăng trước hết là mới về nội dung, tư tưởng, cảm xúc.
-
Bài thơ phản ánh tâm trạng của người chiến sĩ - một lớp người rất đông trong xã hội vừa trải qua giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong niềm vui hân hoan chiến thắng, cuộc sống hiện đại văn minh đôi khi con người đã lãng quên quá khứ của mình, lãng quên quá khứ vất vả đau thương của dân tộc. Dòng cảm xúc đó được thể hiện theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại và nâng lên thành suy ngẫm mang tính triết lý.
- Kỷ niệm gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu trong quá khứ hiện về trong hai thời điểm của nhân vật trữ tình: thời thơ ấu và thời chiến tranh. Dù ở đâu trên quê hương, đồng, sông, rừng bể người lính vẫn gắn bó với ánh trăng với thiên nhiên như người bạn tri kỉ. Sự gắn bó ân tình, thủy chung ấy khiến con người nghĩ rằng cả cuộc đời sẽ không bao giờ quên người bạn tình nghĩa.
- Đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung với quá khứ đã bị quên lãng một cách vô tình bởi hoàn cảnh sống hiện tại. Nơi đô thị, con người làm quen với tiện nghi hiện đại, văn minh “ánh điện, cửa gương” nên cứ vô tình quên lãng vầng trăng tri kỉ. Đêm nào trăng cũng sáng trên đầu nhưng bị mờ đi bởi ánh điện rực rỡ. Vô tình trăng và người cứ dửng dưng như người xa lạ, chưa hề quen biết với nhau dù trước đây là tri âm, tri kỉ.
- Một tình huống giản dị bình thường trong cuộc sống đã khiến nhân vật trữ tình tỉnh ngộ nhận ra sự thay đổi bội bạc đáng lên án đó của mình - thành phố mất điện. Giây phút ngắn ngủi bất ngờ nhưng thực sự có ý nghĩa như một bước ngoặt trong dòng tư tưởng của con người để giúp họ thay đổi.
- Việc đối diện với vầng trăng - người bạn tri kỷ đã giúp người lính nhớ về kỷ niệm xưa gắn bó, tươi đẹp và rồi ân hận, xúc động xốn xang. Nỗi ân hận được thể hiện trong dòng nước mắt rưng rưng, nhẹ nhàng xót xa. Chính mình đã đổi thay và bản thân không thể chấp nhận được.
- Con người suy ngẫm về mối quan hệ của trăng với mình và giật mình, bừng tỉnh, xót xa… Dù thời gian qua đi, dù đất trời thay đổi, trăng vẫn nguyên vẹn, tình nghĩa thủy chung với con người, không hề trách cứ con người đã đổi thay. Trăng vẫn vị tha, nhân hậu tỏa sáng cho con người. Sự cao thượng của vầng trăng khiến con người thức tỉnh lối sống về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc để sống tốt hơn, người hơn.
=> Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ. Hơn thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi tác phẩm đặt ra vấn đề thái độ đối với quá khứ, với những người đã khuất và đối với chính mình.
LĐ2. Những đổi mới nữa trong bài thơ Ánh trăng là về phương thức biểu cảm, về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
- Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
- Giọng điệu tâm tình với nhịp thơ khi trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư (khổ cuối).
- Kết cấu, giọng điệu của bài thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đặc biệt hình ảnh ánh trăng là hình tượng đa nghĩa, vừa cụ thể vừa khái quát mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
- Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng sáng tạo. Mỗi khổ chỉ viết hoa chữ cái đầu dòng thứ nhất. Tác phẩm chỉ có một dấu chấm ở câu thơ cuối. Nghệ thuật viết câu, đặt câu, sử dụng dấu chấm câu đã diễn tả mạch cảm xúc dạt dào tuôn chảy liền mạch trong một tình huống bất ngờ, giản dị đời thường.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Ánh trăng của Nguyễn Duy là một sáng tác thể hiện rõ nét tinh thần đổi mới của thơ ca hiện đại. Đề tài trăng, thể thơ ngũ ngôn là nét truyền thống của Đường thi song bài thơ thể hiện cái mới trong việc phản ánh nội dung câu chuyện nhỏ của người chiến sĩ vừa trải qua chiến tranh, sống trong hòa bình, hiện đại.
- Ánh trăng mang vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên, đồng thời cũng là biểu tượng của quá khứ - nhân dân, đất nước trong quá khứ và hiện tại, mãi mãi vẹn nguyên, vĩnh hằng, bất biến, thủy chung, nghĩa tình, bao dung, độ lượng. Con người hãy biết sống ân tình, thủy chung với quá khứ.
- Tác phẩm như lời giáo huấn đạo đức nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc. Ánh trăng là bài thơ của những phút giật mình, giật mình để thức tỉnh, để sống nhân văn hơn.
- Từ những đổi mới và sáng tạo của bài thơ Ánh trăng trên hai phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật bình luận về mối quan hệ giữa cuộc sống - tác giả - tác phẩm: Nền tảng của bất kì tác phẩm nào phải là chân lí được khắc họa bằng tất cả tài nghệ của nhà văn. Cần phải hát đúng giai điệu về thời đại mình và phải miêu tả nó một cách trung thực bằng những hình ảnh hấp dẫn, không một chút giả tạo.
III. Kết bài:
-
Khẳng định lại vấn đề: Mối quan hệ giữa văn học và đời sống thông qua tác phẩm.
- Thành công của tác phẩm.
---------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 7: “Dù viết về cái gì, văn chương chân chính cũng hướng về con người. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản lĩnh tốt đẹp của mình. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình và đó chính là hành trang cần có ở con người trong cuộc hành trình tới tương lai.”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận: Văn học là bức tranh về đời sống xã hội và con người. Văn học viết ra để phục vụ con người.
- Trích dẫn ý kiến.
2. Thân bài:
1. Giải thích
- Thế nào là văn chương chân chính?

+ Văn chương chân chính là văn chương gần gũi, chuyên chú ở con người, phục vụ đời sống, có ích cho con người.
-Vì sao viết cái xấu, cái tốt đều nhằm hướng về con người…?
+Văn chương là tấm gương phản chiếu hiện thực của cuộc sống nên nó phản ánh cả những điều xấu và điều tốt của hiện thực.
+ Viết về cái xấu với mục đích cảnh tỉnh, giúp con người nhận ra cái đúng – sai, tốt – xấu… để cải tạo con người.
+ Viết về cái tốt nhằm để ngợi ca, động viên khích lệ,…con người.
-> Đó là chức năng cao đẹp của văn chương.
2. Chứng minh qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. Viết về cái gì thì thứ văn chương chân chính cũng hướng về con người.

- “Ánh trăng” của Nguyễn Duy mượn cảm hứng đề tài truyền thống của thơ ca từ cổ chí kim là vầng trăng. Bài thơ không chỉ thể hiện cảm xúc về vầng trăng đẹp mà qua đó còn hướng người đọc đến bài học nhân sinh.
LĐ2. Viết về cái xấu để cảnh tỉnh con người, để báo động giúp con người sống với bản chất tốt đẹp của mình.
- “Ánh trăng” viết về sự đổi thay bội bạc của con người với quá khứ. Quá khứ đó là sự gắn bó nghĩa tình với thiên nhiên, nhân dân, đất nước trong những năm tháng gian lao của chiến tranh.
- Từ nhỏ đến lúc trưởng thành, trong khó khăn gian khổ con người gắn bó với ánh trăng như tri kỉ, tri âm. Vậy mà khi hoà bình với đầy đủ tiện nghi ở thành phố, con người đã vô tình quên lãng vầng trăng, thay đổi tới mức coi người tri kỉ như người dưng xa lạ, lãng quên quá khứ, quay lưng lại với nhân dân với những người đã đùm bọc sẻ chia trong những năm chiến tranh gian khổ. Đó là cái xấu đáng lên án của con người.
LĐ3. Viết về cái tốt để con người tự tin ở mình, đó chính là hành trang để con người hướng tới tương lai.
- Bản tính tốt đẹp của nhân vật trong tác phẩm là dám nhìn thẳng vào sự thật, thấy cái xấu của mình để sửa chữa và sống tốt hơn.
- Người chiến sĩ trong “Ánh trăng” đã ân hận “rưng rưng”, “giật mình” bởi thái độ sống bạc nghĩa vừa qua của mình. Đó là giọt nước mắt hướng thiện.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Tác phẩm Ánh trăng là tác phẩm văn chương có sự khám phá, cách tân về nội dung và nghệ thuật nên có sức lôi cuốn hấp dẫn bạn đọc. Những bài học về đạo đức, luân lý được thể hiện sinh động và đi vào lòng người nhẹ nhàng, sâu sắc và giàu sức thuyết phục.
III. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề nghị luận.
- Suy nghĩ, bài học.
----------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 8: Sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng trong các tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Đồng chí (Chính Hữu); Ánh trăng (Nguyễn Duy).
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Hình ảnh ánh trăng trong thơ ca…đặc biệt ở 3 bài thơ : Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận ), Đồng chí ( Chính Hữu ), Ánh trăng ( Nguyễn Duy )
II. Thân bài :
2. Phân tích, chứng minh sự khám phá ánh tẳng qua 3 tác phẩm.
LĐ1. Sự khám phá ánh trăng ở những góc nhìn và cảm nhận khác biệt nhưng 3 nhà thơ đều gặp nhau ở một điểm đó là xem trăng như là người bạn gần gũi để bộc lộ tâm tư tình cảm, người bạn chứng kiến mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

- Dẫn chứng :
+ Trăng xuất hiện trong lao động sản xuất trên biển.
+ Trăng xuất hiện trong cảnh chiến đấu chờ quân thù.
+ Trăng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Học sinh phân tích từng tác phẩm cụ thể :
* Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
“ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”
“ Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
Trăng ở đây giúp gợi lên một không gian bao la của trời biển, trong đó trung tâm là con người. Bằng nghệ thuật nhân hóa, ánh trăng trong bài thơ giúp ta hình dung ra một bức tranh hài hòa, lộng lẫy giữa vẻ đẹp của con người và biển cả , bởi vì nền của bức tranh ấy được dát bạc bởi ánh vàng của trăng, ánh sáng lung linh của muôn loài cá…
* Đồng chí của Chính Hữu :
Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo”
Người lính trong khi làm nhiệm vụ có thêm vầng trăng làm bạn, tâm hồn người chiến sĩ tràn ngập ánh trăng tạo niềm tin chiến thắng trong chận chiến với quân thù.
* Ánh trăng của Nguyễn Duy :
- Khi lớn lên, đi bộ đội, vầng trăng như người bạn đồng hành và nhanh chóng trở thành tri kỉ
“ Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ.”
- Khi cuộc chiến kết thúc sống trong điều kiện hòa bình, cuộc sống với đầy đủ tiện nghi :
“ Từ ngày về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Ánh trăng đi qua ngõ
Ngỡ người dưng qua đường”
- Thực tế làm thức tỉnh một tư duy, điện tắt sẽ thấy trăng. Ánh trăng làm sáng lên góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên, lãng quên quá khứ trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác trước; từ đó rút ra bài học đạo lí làm người. Ánh trăng thực sự như một tấm gương soi để thấy được mặt thật của mình và tìm lại cái đẹp tinh khôi mà đôi khi chúng ta để mất.
LĐ2. Hình ảnh ánh trăng còn pha màu triết lý thâm trầm về cuộc sống về con người, nhắc nhở con người về những bài học sâu xa ý nghĩa.
- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
+ Nhắc nhở chúng ta bài học về lối lống tình nghĩa thuỷ chung và sự trân trọng quá khứ.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng.

Cái “giật mình” của nhà thơ cũng là hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta bởi sự lãng quên dù vô tình hay cố ý.
+ Là lời nhắc nhở tình yêu giành cho thiên nhiên thơ mộng xinh đẹp luôn chan hoà gần gũi, hỗ trợ cho cuộc sống con người.
Chứng minh trong cả 3 bài thơ.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Qua ba tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”, “Đồng chí”, “Ánh trăng” chúng ta thấy rõ sự khám phá và cách thể hiện hình ảnh ánh trăng của ba nhà thơ. Ánh trăng không chỉ là ngọn đèn soi sáng giữa đêm tối mập mờ, mà nó còn là người bạn chi kỉ trên suốt chặng đường ta đi. Là lời nhắc nhở về những bài học đạo lý sâu xa. Dù khó khăn, gian khổ, hiểm nguy ánh trăng vẫn là người bạn luôn sánh bước bên ta. Ánh trăng thủy chung, trọn vẹn, nghĩa tình sắt son. Đó là đạo lí đắt giá không chỉ cho thế hệ những người đã qua một thời trận mạc mà còn cho cả một lớp người mai sau.
III. Kết bài:
Nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh ánh trăng trong thơ ca nói chung và ở 3 bài thơ trên về cách khám phá và thể hiện.
-----------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 9: Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, Tập một).
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự giản dị, xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng.
II. Thân bài
1. Giải thích

- Giản dị: Sự bình dị, mộc mạc, không cầu kì, hoa mĩ. Giản dị trong văn chương không đồng nhất với đơn giản, dễ dãi.
Xúc động: Là tiếng lòng, sự dồn nén cao độ của cảm xúc được chính nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm. Từ tiếng lòng của thi nhân, bằng thơ và qua thơ đến với người đọc, khơi gợi trong lòng người đọc những rung cảm, tình cảm đẹp đẽ.
- Ám ảnh: những giá trị sâu sắc gợi cho người đọc những trăn trở nghĩ suy, những cảm xúc không thể nào quên.
-> Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một bài thơ hội tụ đầy đủ ba yếu tố: giản dị, xúc động và ám ảnh.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng

+ Sự giản dị trong Ánh trăng:
– Đề tài:
Bài thơ lấy đề tài ánh trăng, vầng trăng- một đề tài quen thuộc trong thơ ca dân tộc.
– Bài thơ có chủ đề rất quen thuộc, bắt nguồn từ truyền thống đạo lí của dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ. Để thể hiện nội dung chủ đề, nhà thơ chọn trăng – hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hồn nhiên, khoáng đạt, tươi mát, làm biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống, gợi nhắc con người có thái độ sống ân nghĩa. thủy chung.
Thể thơ và cấu trúc: Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn rất bình dị. Bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian, theo dòng cảm nghĩ của tác giả, có sự kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
Giọng điệu, ngôn ngữ tự nhiên như lời tâm tình sâu lắng, nhịp thơ khi thì trôi chảy, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc.
+ Những xúc động và ám ảnh của bài thơ Ánh trăng chủ yếu thể hiện qua nội dung tư tưởng bài thơ:
- Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ: tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng. Mạch thơ khiến người đọc xúc động, ám ảnh bởi một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình.
- Tình cảm giữa người và trăng theo thời gian:
+ Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến ta trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.
+ Vầng trăng, ánh trăng đã được nhân cách hóa như con người, có tâm hồn, có lẽ sống. Trăng khiến chúng ta xúc động và ám ảnh bởi lối sống tình nghĩa, thủy chung, nhân ái, vị tha mà cũng rất nghiêm khắc.
+ Trăng đưa người trở về với quá khứ, để gợi nhắc bài học sâu sắc, thấm thía về lẽ sống cao đẹp, ân tình, thủy chung, nghĩa tình với quá khứ.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Bài thơ giản dị từ đề tài, chủ đề đến hình ảnh, câu chữ, giọng điệu…
- Bài thơ là bức thông điệp mà tác giả gửi đến cho những người lính vừa bước ra khỏi hiến trường, đồng thời cũng là thông điệp cho tất cả chúng ta: hãy trân trọng quá khứ, hãy sống trọn đạo nghĩa: Uống nước nhớ nguồn.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung bàn luận.
- Liên hệ: cần kế thừa, phát huy truyền thống đạo đức Uống nước nhớ nguồn.
---------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 10: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:“ Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống. Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ ”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Qua tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn ý kiến của Nguyễn Đình Thi, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài:
1 Giải thích:

+ Thơ không cần nhiều từ ngữ: Thơ không chú trọng miêu tả cụ thể, chi tiết hiện thực đời sống như đời sống vốn có mà chỉ nắm bắt lấy cái hồn vía, thần thái của cảnh vật.
+ Hiện thực được phản ánh trong thơ bao giờ cũng mang tâm sự, nỗi niềm của nhà thơ.
+ Mỗi nhà thơ phải có tài sử dụng nghệ thuật ngôn từ, ngôn ngữ phải cô đọng, hàm súc, giàu tính tạo hình.
=> Nhận định đã khái quát được tính hàm súc, cái thần thái, linh hồn của thơ ca.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. Bài thơ Ánh trăng quả thật không cần quá nhiều từ ngữ

- Bài thơ ngắn chỉ gồm 4 khổ, 28 câu, mỗi câu 5 chữ nhẹ nhàng, không cầu kỳ dài dòng diễn đạt.
- Nguyễn Duy mượn tự sự để biểu cảm nhưng rõ ràng ông rất kiệm lời: lời thơ ngắn gọn, súc tích, lời thơ giản dị, giọng thơ như lời thủ thỉ tâm tình. Kêt hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt, hình ảnh ánh trăng ẩn dụ có ý nghĩa sâu sắc.
LĐ2. Hiện thực được phản ánh trong bài thơ Ánh trăng mang tâm sự, nỗi niềm của Nguyễn Duy.
- Một quá khứ gian lao nhưng đẹp đẽ, nghĩa tình giữa người và trăng, tình cảm giữa người và trăng chân thành, sâu nặng, khiến cho nhà thơ cùng người đọc xúc động, ám ảnh.
- Theo thời gian, cách cư xử của con người khiến nhà thơ trăn trở, day dứt. Cuộc sống hiện đại, hào nhoáng nơi thị thành đã khiến con người quên đi quá khứ, quên đi người bạn nghĩa tình năm xưa.
- Bài thơ là lời nhắc nhở bản thân cũng là lời nhắc nhở mọi người cần sống ân nghĩa thuỷ chung, yêu thương với quá khứ và với người trao ân nghĩa.
- Bài thơ còn là nỗi niềm của Nguyễn Duy
3. Đánh giá, mở rộng.
- Ánh trăng là tác phẩm văn chương có sự khám phá, cách tân về nội dung và nghệ thuật nên có sức lôi cuốn hấp dẫn bạn đọc. Những bài học về đạo đức, luân lý được thể hiện sinh động và đi vào lòng người nhẹ nhàng, sâu sắc và giàu sức thuyết phục.
- Bìa thơ sống mãi với thời gian, đi mvaof lòng người là nhờ tài năng sáng tạo và cách cảm cách nghĩ của nhà văn đồng điệu cùng người đọc.
III. Kết bài.
Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm đến tư tưởng, tình cảm của chúng ta.
Liên hệ bản thân.
-----------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 11: Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở môi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa.”
Phân tích bài thơ đề làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến.
II. Thân bài:
1. Giải thích:

- Ý kiến đã đề cập đến sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng’, mượn chuyện trăng để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện nghĩa tình. Ánh trăng, cuộc gặp gỡ giữa người với trăng là một ẩn dụ nghệ thuật chuvển tải một thông điệp tư tưởng sâu sắc, nhắc nhở con người về đạo lí sống thủy chung ân nghĩa.
2. Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định:
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, Nguyễn Duy kể chuyện mình mà như tâm tình cùng bạn đọc về một điều vô tình mà dễ gặp trong cuộc sống: khi hoàn cảnh sống thay đồi, con người dễ quên đi quá khứ, trở nên vô tình, vô tâm…

- Trăng là một hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa: là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, người bạn tri kỉ, quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của đời sống.
- Tình cảm của con người và vầng trăng trong quá khứ (từ thời thơ ấu đến quãng thời gian đi bộ đội, sống chiến đấu nơi rừng núi…) là quan hệ gắn bố tự nhiên thân thiết, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.
- Quan hệ của người với trăng trong hiện tại: Hoàn cảnh sống thay đồi làm cho con người đổi thay, trăng từ người bạn tri ki nghĩa tình thành “người dưng qua đường”. Cuộc sống đủ đầy, tiện nghi, hào nhoáng hiện tại khiến con người lãng quên quá khứ, trở nên vô tình, bội bạc, đánh mất chính mình…
- Tình huống người đối diện với trăng là sự bất ngờ đột ngột, thức tỉnh con người về quá khứ đầy ắp ki niệm. Đối diện với trăng là đối diện với chính mình. Người vô tình mà trăng vẫn thủy chung tròn đầy, bao dung độ lượng. Cái giật mình của người là sự bừng tỉnh, tự vấn, day dứt đầy ân hận; giật mình để tự hoàn thiện mình…
LĐ2. Bài thơ giản dị nhưng mang triết lí sâu sắc, nhắc nhở con người về đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, “uống nước nhớ nguồn”, biết trân trọng những giá trị tinh thân tốt đẹp, bồi đắp tình cảm với thiên nhiên, quê hương đất nước…
- Vài nét về nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ, kết hợp phương thức tự sự và biểu cảm, giọng điệu tâm tình, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng đa nghĩa…
LĐ3. Suy nghĩ về bài học cuộc sống được gợi ra từ bài thơ:
- Con người cần sống ân nghĩa thủy chung,trân trong quá khứ (đạo lí ướng nước nhớ nguồn ) và những giá trị tinh thần tốt đẹp, sống chậm lại đề nhìn nhận bàn thân mình
- Trong cuộc sống, ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, vô tâm, vô tình, điều quan trọng là biết “giật mình” tự thức tỉnh, nhận ra góc khuyết của mình để tự hoàn thiện, tìm lại chính mình…
- Con người không được lãng quên quá khứ nhưng cũng không thể mải đắm chìm trong quá khứ mà quên đi hiện tại và không hướng tới phấn đấu cho tương lai…
- Phê phán lối sống vô tình vô nghĩa bội bạc, “có mới nới cũ”, quay lưng lại với quá khứ, chạy theo đời Sống vật chất mà lãng quên những giá trị tinh thần cao đẹp…
- Rút ra bải học cho bản thân: chân thành sâu sắc, thiết thực…
III. Kết bài:
- Đánh giá lại ý kiến.
- Đánh giá thành công của tác phẩm.
------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 12:“Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.” (Nguyên Ngọc, “Báo văn nghệ” số ra ngày 21/10/1987)
Qua hai tác phẩm : Bếp lửa (Bằng Việt), Ánh trăng (Nguyễn Duy) em hãy bày tỏ ý kiến của mình về quan niệm trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

Giới thiệu chức năng của nghệ thuật.
Giới thiệu, dẫn dắt vào tác giả, tác phẩm.
II. Thân bài:
1. Giải thích:

- Nghệ thuật chỉ phạm trù lớn, bao gồm cả văn học và các ngành nghệ thuật khác.
- Sự vươn tới, sự hướng về...tính người: Muốn nói tới sự khám phá, phản ánh vẻ đẹp nhân bản, nhân văn của nghệ thuật chân chính.
- “Nghệ thuật là… sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người”, đó là vai trò cảm hóa, tác động tích cực, chức năng bồi bổ tâm hồn con người của văn học nghệ thuật.
- Tóm lại, ý kiến của Nguyên Ngọc muốn đề cao nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng: luôn mang thiên chức cao cả là phản ánh, ngợi ca vẻ đẹp nhân tính của con người và vì thế, văn học nghệ thuật đảm nhận chức năng nhân đạo hoá con người, giúp con người hoàn thiện hơn.
2. Cơ sở lí luận:
- Ý kiến đúng đắn, có sở từ lí luận về bản chất của nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng vươn tới các giá trị: chân, thiện, mĩ - phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của con người…
- Văn học nghệ thuật vừa là sản phẩm phản ánh đời sống một cách khách quan vừa là một hình thức biểu hiện tư tưởng tình cảm chủ quan, cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người. Nó có nhiều chức năng trong đó có chức năng nhận thức và quan trọng hơn cả là chức năng giáo dục, nhân đạo hoá con người…
- Là sản phẩm tinh thần của con người, do con người tạo ra để đáp ứng những nhu cầu trong đời sống nhất là đời sống tâm hồn, văn học chỉ thực sự có giá trị khi nói lên tiếng nói của tâm hồn con người, thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca, bảo vệcon người. Vì vậy hướng về tính nhân văn, tinh thần nhân đạo bao giờ cũng là vấn đề cốt yếu làm nên giá trị lâu bền của văn học chân chính…
- Tác phẩm văn học thể hiện tính nhân văn và tinh thần nhân đạo qua nhiều phương diện: phê phán, tố cáo tội ác của những thế lực đã chà đạp quyền sống con người, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, thấu hiểu, cảm thông tâm tư tình cảm, nguyện vọng ước mơ của con người giúp con người bày tỏ ước nguyện… Sự đa dạng này tuỳ thuộc ở cá tính sáng tạo, phong cách nghệ thuật, phương pháp sáng tác của nghệ sĩ…
3. Chứng minh qua 2 tác phẩm.
- Trình bày sơ lược nội dung tư tưởng nhân văn, vẻ đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam qua hai tác phẩm ấy.
- Chỉ ra được điểm tương đồng, sự đồng điệu giữa các nhà thơ trong cách khám phá và cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn con người.
( Học sinh phải phân tích làm rõ được cách thể hiện độc đáo của các nhà thơ trong việc phản ánh, níu giữ tính người cho con người qua tác phẩm của họ).
- Những tư tưởng trong tác phẩm của các nhà thơ có gì khác biệt nhau: tư tưởng, tình cảm mà mỗi nhà thơ gửi gắm qua tác phẩm của mình; những biện pháp nghệ thuật độc đáo trong việc truyền tải nội dung tư tưởng nhân văn, tình cảm của con người Việt Nam.
a/ Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt
+ Hoàn cảnh tác giả sáng tác bài thơ: Viết 1963 khi tg đang du học ở Liên xô (cũ), nơi lạnh giá xứ người xa quê hương, xa người bà đã khơi gợi nỗi nhớ thương về quê hương, về bếp lửa ấm nồng cùng với hình ảnh bà yêu dấu.
Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua dòng hồi tưởng của cháu về kỷ niệm tuổi thơ bên bà, bên bếp lửa – qua tình cảm bà cháu của nhân vật trữ tình (3điểm)
+ Hồi tưởng của cháu bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà.
- Nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỷ niệm: Kỷ niệm những năm đói khổ; kỷ niệm tám năm sống bên bà; kỉ niệm những năm giặc dã, chiến tranh. Trong dòng hổi tưởng đó luôn có hình ảnh bà tần tảo, hi sinh, yêu thương cháu, có tình bà ấm áp. (phân tích- chứng minh)
- Hồi tưởng về bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, bếp lửa là biểu tượng cho tình bà ấm áp, biểu tượng cho ý chí, nghị lực, niềm tin của bà.
(Phân tích – chứng minh)
+ Cháu khôn lớn, trưởng thành thấm thía cuộc đời bà vất vả, gian khổ, tần tảo, chịu thương chịu khó; công lao của bà mênh mông, sâu nặng
(Phân tích – Chứng minh)
- Cháu tâm nguyện: luôn trân trọng, nhớ bà, biết ơn bà
(Phân tích – Chứng minh)
- Trong suy ngẫm, tâm nguyện của cháu cũng vẫn hiện lên hình ảnh bếp lửa bình dị mà thiêng liêng: Bếp lửa là biểu tượng cho tình bà cháu, biểu tượng của gia đình, quê hương.
Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm gia đình gắn bó hài hòa trong tình yêu quê hương đất nước- qua những suy ngẫm của cháu về bà, về đất nước, dân tộc, nhân dân mình
- Tình cảm bà cháu là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình cảm với quê hương, đất nước: Mỗi kỉ niệm của cháu với bà gắn với những thời kì lịch sử khó quên của đất nước, dân tộc; gắn với tình làng nghĩa xóm (Phân tích- chứng minh)
- Người cháu nhớ về bà, biết ơn bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu nhân dân, đất nước, dân tộc mình. Bếp lửa và bà đã trở thành biểu tượng của quê hương, xứ sở.(phân tích- chứng minh)
Khẳng định sự tác động của bài thơ đến tình cảm mỗi người đọc, sự đồng cảm của người đọc với bài thơ
- Với hình tượng bếp lửa và hình tượng người bà, bài thơ bếp lửa đã khơi dậy trong lòng mỗi người đọc tình cảm bà cháu đẹp đẽ, tình cảm gia đình thiêng liêng. Tình cảm của nhân vật trữ tình, của tác giả đã làm sâu sắc, đẹp đẽ, bền vững thêm tình cảm gia đình trong mỗi người đọc.
- Bài thơ nhận được sự đồng cảm của bạn đọc, bạn đọc tìm được sự đồng điệu tâm hồn với tác giả. Bài thơ là một minh chứng cho quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương, minh chứng cho vai trò quan trọng và chức năng của văn chương, đặc biệt là chức năng giáo dục và thẩm mỹ
- Bài thơ Bếp lửa với hình tượng thơ độc đáo, ngôn từ biểu cảm, bình dị mà sâu sắc, sử dụng hổi tưởng và hiện tại trong mạch cảm xúc, sử dụng nhiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã thể hiện xúc động tình bà cháu thiêng liêng, ấm áp, tình cảm yêu gia đình, quê hương, đất nước trong sáng, đẹp đẽ.
- Bài thơ đã làm sáng tỏ những quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương; minh chứng cho những tác dụng to lớn của văn chương: Văn chương làm đẹp thêm tình người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ.
- Bài thơ cũng là lời nhắc nhở mỗi con người luôn biết trân trọng, giữ gìn những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ “ níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”
b/ Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Nguyễn Duy là gương mặt tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều đóng góp quan trọng cho thơ Việt Nam sau 1975. Thơ Nguyễn Duy dung dị, chất phác mà thâm trầm, lắng đọng những triết lí suy tư. Bài thơ Ánh trăng được viết năm 1978 và in trong tập thơ cùng tên.
* “Ánh trăng” là bài thơ chất chứa tâm sự sâu kín trong tâm hồn Nguyễn Duy – một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến, trở về với cuộc sống thời bình.
- Hoài niệm về sự gắn bó nghĩa tình với vầng trăng trong những năm tháng tuổi thơ và khi ở chiến trường.
- Nghĩ về sự lãng quên, thờ ơ, vô tình của mình với vầng trăng trong hiện tại.
- Xúc động nhớ thương và giật mình thức tỉnh khi bắt gặp vầng trăng xưa vẫn tròn đầy vẹn nguyên.
- > Bài thơ là lời tự nhắc nhở của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
* “Ánh trăng” là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”
- Bài thơ đã đưa tiếng lòng riêng của Nguyễn Duy đến với tiếng lòng chung của bao người: Giật mình trước sự nông nổi, bạc bẽo của chính mình, tự nhìn lại mình để hoàn thiện chính mình
- Bài thơ Ánh trăng đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm trong việc thể hiện tâm hồn tác giả và níu giữ mãi mãi tính người cho con người.”.
- Lắng nghe lời tự nhắc của nhà thơ về đạo lí sống uống nước nhớ nguồn, biết trân trọng ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, người đọc nhận ra những triết lí sống sâu sắc cho mình. Bài thơ của Nguyễn Duy không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà là chuyện của mọi người, không chỉ là bài thơ của một thời mà là bài thơ của mọi thời, mọi đời, nó luôn nhắc nhở mọi người về đạo lí ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn
4. Đánh giá, mở rộng:
- Ý kiến của Nguyên Ngọc trở thành phương châm, nguyên tắc sáng tạo của người nghệ sĩ chân chính; Đòi hỏi nhà văn phải có tầm nhìn sâu rộng, có tư tưởng nhân văn, nhân đạo…
- Quan điểm này cũng trở thành tiêu chí đánh giá văn học nghệ thuật đối với bạn đọc…
- Nguyên Ngọc đã góp phần khẳng định giá trị lớn lao, phong phú của văn học nghệ thuật đối với đời sống nhân sinh, đặc biệt là thiên chức cao cả: thanh lọc tâm hồn, nhân đạo hóa con người
III. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Rút ra bài học liên hệ.
----------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 13: Trong tiểu luận “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi đã viết: Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang sách đáng lẽ sẽ lật đi và đọc lại bài thơ, tất cả tâm hồn chúng ta đọc”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy” .
GỢI Ý LÀM BÀI I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn nhận định, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài:
1. Giải thích: * Thơ và cuộc sống :

- Nhà thơ Sóng Hồng đã nhận định về thơ : « Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng » song ông cũng khẳng định « Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp ». Thế có nghĩa thơ gốc rễ của thơ vẫn là cuộc sống.
- Thơ tác động đến của người đọc : vừa bằng sự nhận thức cuộc sống vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc, suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua những liên tưởng tưởng tượng độc đáo.
- Thơ gắn liền với chiều sâu tâm hồn, thế giới nội tâm sâu kín của con người vừa gắn với cuộc sống khách quan – chiều sâu của sự phong phú trong đời sống xã hội nên thơ có khả năng lay đông tâm hồn người đọc một cách kì diệu.
* Giải thích một bài thơ hay và cách thưởng thức một bài thơ hay :
- Bàn về thơ hay nhà thơ Xuân diệu đã nói : « Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài ». Nói thế có Nghĩa một bài thơ hay là hay từ cảm hứng sáng tác, tình ý trong thơ, đến ngôn ngữ, đến nghệ thuật biểu hiện.
- Bài thơ hay là bài thơ có sự sáng tạo độc đáo về mặt nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- Bài thơ hay là bài thơ có khả năng lay động, đánh thức những rung cảm sâu thẳm trong lòng người đọc ,có khả năng khơi gợi những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người.
- Chính vẻ đẹp tình ý sâu sa, và cách biểu hiện độc đáo, sắc sảo mà mà thơ hay có sức lôi cuốn kì lạ khiến người ta không thể đọc qua một lần mà bỏ xuống được, nó khiến người ta phải dừng tay lại trên trang giấy đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại, và lần đọc lại ấy người đọc phải đọc bằng cả tâm hồn.
* Vậy thế nào là đọc bằng cả tâm hồn :
- Thơ là sản phẩm của cảm xúc, được viết ra bằng thứ ngôn ngữ tinh lọc, hàm súc, nhiều tầng, đẹp như hoa nhưng không dễ nhìn thấy như hoa. Vì vậy để cảm nhận hết được cái hay cái đẹp của một bài thơ ta phải « dừng tay trên trang vở đáng lẽ sẽ lật đi để đọc lại bài thơ, đọc bằng cả tâm hồn » như vậy ta mới thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tinh túy sâu sa, sức lan tỏa, lay động của nó.
2. Chứng minh bài thơ « Ánh Trăng » của Nguyễn Duy là một bài thơ hay.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
- Đến với bài thơ Ánh trăng của Nguyễn duy để có thể cảm nhận hết cái hay của bài thơ ta phải đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, cảm nhận tấm lòng của nhà thơ đối với quê hương đất nước, với quá khứ, nét độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, trong nghệ thuật biểu hiện ...
LĐ1. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng trước hết được thể hiện qua nghệ thuật của bài thơ :
- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ kết hợp tự sự, miêu tả, trữ tình, bình luận rất phù hợp với mạch cảm xúc vừa kể chuyện vừa bộc lộ tình cảm: Đây là Câu chuyện về mối tình giữa người và trăng được kể với ba mốc thời gian: Một thời khó khăn, gian khổ
- Trăng và người gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố
- Trăng thành người dưng; khi mất điện Trăng hiện ra “im phăng phắc” khiến cho người giật mình. Chính thời gian và hoàn cảnh đã cho người đọc thấy được sự đổi thay từ tri kỉ thành người dưng, và sự đối mặt khi mất điện làm cho nhân vật rưng rưng rồi giật mình,Từ những cảm xúc, những kie niệm gần gũi, bình dị ấy mà nâng lên thành lẽ sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Ngôn ngữ thơ giản dị mộc mạc nhưng giàu hình ảnh, cô đọng, hàm súc, ý tứ sâu sa có sức quyến rũ kì lạ :
- Giọng thơ kể chuyện nhỏ nhẹ, như là một lời tâm tình, trong đó không dùng từ nhân xưng. Nhân vật trữ tình kể chuyện nhưng trong suốt bài thơ không dùng một từ nhân xưng nào. Các câu thơ không chủ ngữ nối tiếp nhau xuất hiện trong toàn bài. Suốt các khổ thơ có một chủ thể như là vô danh đã sống, đã ngỡ, đã về thành phố, đã bật tung cửa sổ, đã ngửa mặt lên nhìn mặt. Chỉ đến dòng thơ cuối cùng mới có một từ nhân xưng. “ta”: Ánh trăng im phăng phắc/Đủ cho ta giật mình Như vậy tác giả đã thành công khi để cho câu chuyện này là chuyện không phải của riêng ai. Có thể là của tôi, của bạn, của các bạn và rộng ra là của chúng ta. Vì mỗi người đều từng có quá khứ của mình.
LĐ2. Nhan đề bài thơ cũng rất hay.
Trong bài thơ tác giả bốn lần nhắc đến vầng trăng:
- vầng trăng thành tri kỉ
- cái vầng trăng tình nghĩa
- vầng trăng đi qua ngõ
- đột ngột vầng trăng tròn
đến cuối bài thơ tác giả dùng :
- Ánh trăng im phăng phắc.
- Ánh trăng được dùng làm nhan đề Phải chăng, tác giả muốn đem phần tốt đẹp, phần nhân ái, thủy chung của vầng trăng tượng trưng cho ánh sáng để soi vào chỗ bóng tối, soi rọi vào sự lãng quên, vô tình trong tâm hồn con người, khiến người ta nhìn rõ mình, khiến người ta giật mình để rồi từ đó sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ dù quá khứ đó nhọc nhằn, gian khổ và trần trụi? Đấy là những nét nghệ thuật làm nên sự khác biệt và làm nên thành công của bài thơ Ánh trăng.
LĐ3. Cái hay và độc đáo của bài thơ ánh trăng được thể hiện trong nội dung cảm xúc.
- Ánh trăng là bài thơ hay chứa đựng nội dung tình cảm, cảm xúc phong phú, trong đó có những lớp nghĩa hàm ẩn không dễ nhận ra :
+ Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính sống gắn bó với thiên nhiên đất nước hiền hậu và bình dị.
+ Bài thơ ánh trăng chứa đựng những suy ngẫm và chiêm nghiệm của nhà thơ về những đổi thay của lòng người trước những biến thiên của cuộc sống.
+ Bài thơ ánh trăng là lời nhắc nhở người đọc về thái đọc sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ, đặc biệt là qua khứ nhọc nhằn, gian lao.
=> Với những ý nghĩa đó bài thơ đã tác động sâu sắc đến bạn đọc bao thế hệ, khơi gợi từ tình cảm cá nhân đến cộng đồng, từ quá khứ đến hiện tại. Từ câu chuyện tâm tình giữa người và trăng mà nâng lên thành lẽ sống đẹp : Sống có nghĩa có tình, có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn. Vì thế mà khi đọc bài thơ ta không thể đọc một lần mà bỏ xuống được ta phải dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi......
3. Đánh giá, mở rộng:
- Thơ cũng như bất cứ thể loại nghệ thuật nào đều có mối quan hệ chặt chẽ với đời sống.
- Tiếp nhận một bài thơ hay là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm để cảm nhận nó. Lúc ấy trái tim người đọc hòa cùng một nhịp với những rung cảm của nhà nghệ sỹ. Qua đó độc giả không chỉ hiểu được tấc lòng của nhà nghệ sỹ đối với cuộc đời mà còn tham gia đồng hành vào quá trình sáng tạo
- Đọc tác phẩm văn học là ta đang được sống những cuộc đời ta chưa từng được sống và đó là cách bồi dưỡng tâm hồn tình cảm của ta thêm phong phú.
III. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Rút ra bài học liên hệ.
-------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 14: Trong buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, một bạn học sinh cho rằng: Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc. Một bạn khác lại đưa ý kiến: Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng.
Em hãy bàn luận về các ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài:
1. Giải thích:

- Đề tài thi vị, quen thuộc: Trăng là đề tài quen thuộc của các tao nhân mặc khách, với ánh sáng huyền diệu,với sự tròn khuyết lạ lùng, trăng là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân.
- Chọn cho mình một lối đi riêng: Viết về đề tài quen thuộc nhưng tác giả có cách viết riêng, mang phong cách riêng.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. “Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc.”

- Ý kiến cho rằng: sở dĩ người đọc yêu thích bài thơ là ở đề tài thi vị, quen thuộc.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu:
+ Khẳng định ý kiến đã nêu:
+ Trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca từ cổ chí kim. Các thi nhân tìm đến trăng là để mở lòng ra với thiên nhiên, mượn trăng để gửi gắm bầu tâm sự. Có biết bao vần thơ viết về trăng làm say lòng độc giả muôn đời (nêu dẫn chứng những thi phẩm viết về trăng trong thơ cổ, thơ hiện đại).
+ Sự thể hiện của đề tài trong bài thơ: qua nhan đề Ánh trăng; trăng là hình tượng xuyên suốt toàn bài (có mặt trong tất cả các khổ thơ).
+ Như vậy, Nguyễn Duy đã đưa thơ mình hòa nhập vào nguồn mạch thơ truyền thống, đưa người đọc đến với vẻ đẹp ngàn đời để đánh thức tình yêu, sự nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lí do khiến người đọc yêu thích bài thơ.
+ Bổ sung ý kiến: Ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Bởi:
+ Đề tài hay cũng chưa đủ để tạo nên giá trị của thi phẩm.
+ Đứng trước một đề tài nhiều người đã khai thác, nếu nhà văn không có sự sáng tạo thì tác phẩm sẽ lẫn với vô vàn những ánh trăng khác trong thi ca và thi phẩm không có chỗ đứng trong lòng người đọc.
LĐ2. “Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng.”
- Giải thích ý kiến: Nguyên nhân tạo nên sức sống của bài thơ là bởi sự sáng tạo của Nguyễn Duy .
- Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu
+ Khẳng định ý kiến đã nêu: Cần chỉ ra và phân tích sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng ở các phương diện sau:
+ Nguyễn Duy đã chọn thể thơ 5 chữ, không có dấu chấm ngắt câu, mỗi khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ khiến nhịp kể và nhịp cảm xúc tuôn chảy tự nhiên và sâu lắng
+ Nguyễn Duy đã sáng tạo trong việc kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình: Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian và theo dòng tự sự ấy, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ; tạo nên giọng tự bạch, tâm tình
+ Nguyễn Duy dụng công trong việc tạo tứ thơ: Từ tình huống mất điện trong thành phố, con người đột ngột gặp lại vầng trăng và bao cảm xúc, suy tư ùa về.
+ Hình tượng trăng được Nguyễn Duy xây dựng mang nhiều tầng ý nghĩa: trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát; là người bạn tri kỉ nhân hậu, nghĩa tình, trong sáng, thủy chung; là quá khứ gian lao, tình nghĩa; là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống…
+ Hình tượng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ hiện lên thật đặc biệt: người lính vừa đi qua chiến tranh, sống giữa thời bình có chiều sâu nội tâm, sống ân nghĩa thủy chung (phân tích cái giật mình ở cuối bài)
+ Tìm đến với một đề tài quen thuộc nhưng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một chủ đề riêng: Trên nền của một câu chuyện riêng tư, Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
(Trong quá trình phân tích cần so sánh với những thi phẩm khác cùng đề tài để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong Ánh trăng).
+ Như vậy, viết Ánh trăng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng ở cả phương diện hình thức và nội dung tư tưởng. Sự sáng tạo ấy làm giàu có cho đề tài đem đến cho người đọc những thông điệp sâu sắc về con người, cuộc sống. Đồng thời tạo nên sức sống của thi phẩm, khẳng định được dấu ấn riêng của Nguyễn Duy – điều vô cùng cần thiết đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Bổ sung ý kiến: Nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng là vô cùng cần thiết trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, lối đi ấy không được xa rời giá trị tốt đẹp của cuộc sống con người.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Hai ý kiến là những cách nhìn ở những phương diện khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để khẳng định giá trị của bài thơ.
- Các ý kiến tranh luận gợi ra nhiều suy nghĩ cho người làm thơ và đọc thơ trên con đường sáng tác và thưởng thức (ví dụ như: làm thế nào để có thơ hay và thưởng thức được cái hay của thơ…)
II. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị vấn đề.
- Rút ra bài học liên hệ.
--------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 15: Qua bài thơ Ánh trăng-Nguyễn Duy, hãy làm sáng tỏ nhận định: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn nhận định, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
Mẫu: Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ đặc sắc do một cá nhân hoặc một tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống, con người; biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ… của người nghệ sĩ trước thực tại bằng những hình tượng nghệ thuật.
Trong bài Tiếng nói của văn nghệ,Nguyễn Đình Thi cũng đã từng viết: “Tác phẩm vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng” là muốn khẳng định sự kết nối bền chặt giữa tư tưởng của tác giả và tâm tưởng người đọc. Ý nghĩa ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.
II. Thân bài
1. Giải thích nhận định
- Mỗi tác phẩm văn chương chính là kết tinh của tâm hồn người sáng tác.

+ Đứng trước cuộc đời, người nghệ sĩ có những rung động tinh tế. Họ luôn khao khát được biểu hiện những rung động ấy dưới một hình thức nghệ thuật nào đó. Một tác phẩm nghệ thuật ra đời là kết quả sâu sắc của những cảm xúc ấy. Bởi thế, nghệ thuật chính là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm nghệ thuật là nơi kí thác, gửi gắm tình cảm, tâm tư, chiêm nghiệm của người nghệ sĩ.
+ Nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng thẩm mĩ độc đáo trong hiện thực khách quan. Hiện thực ấy được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh giá chủ quan của người nghệ sĩ. Tức tác phẩm là tiếng nói riêng của mỗi nhà văn trước hiện tương. Nó bao gồm những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng, khát vọng của tác giả về hiện thực đó.
Tác phẩm nghệ thuật còn đóng vai trò “là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”. Bởi nó làm lay động cảm xúc, đi vào nhận thức, tâm hồn con người cũng qua con đường tình cảm. Người đọc như được sống cùng cuộc sống mà nhà văn miêu tả trong tác phẩm. Người đọc cũng yêu, ghét, vui, buồn như cảm xúc của nhà văn trước hiện tượng.
=>Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ và chức năng giải trí, nghệ thuật còn là phương tiện để kết nối tâm hồn và tư tưởng giữa nhà văn và người đọc; kết nối thế giới lại với nhau trong một chỉnh thể nghệ thuật nhất định.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh:
LĐ1. Bài thơ “Ánh trăng” là lời tâm sự thiết tha sâu lắng, chân thành từ trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ; là kết tinh của tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời.

- Trăng vốn luôn có ở trong cuộc sống. Trăng xuất hiện và gắn bó với con người qua thời gian. Trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó sâu nặng với con người từ thuở ấu thơ. Ánh sáng vầng trăng tỏa sáng bàng bạc cả một thời niên thiếu.
- Vầng trăng còn gắn bó với người lính cả trong những năm tháng gian khổ của chiến tranh. Con người tự nhủ với lòng mình sẽ chung thủy, sắt son với trăng. Con người tự hứa sẽ “không bao giờ quên” cái vầng trăng tươi đẹp, hiền hòa và tình nghĩa ấy.
- Không gian và thời gian đó là khi con người còn ở trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù. Khi mà giữa con người và thiên nhiên có một mối giao cảm lớn. Thiên nhiên che chở cho đời sống con người. Con người nương tựa vào thiên nhiên để tìm kiếm nguồn sức mạnh sinh tồn.
- Khi hoàn cảnh thay đổi, tất cả đều diễn biến theo chiều hướng tất yếu của nó. Kẻ thù bị tiêu diệt, chiến tranh lùi xa, người lính trở về với cuộc sống hòa bình. Rời khỏi nhiệm vụ, rời khỏi hoàn cảnh khốn khó, tình cảm của con người đối với thiên nhiên cũng đổi khác.
- Vầng trăng – người bạn chung tình thuở trước, đã trở thành “người dưng qua đường”. Con người đã không còn tha thiết và gắn bó với vầng trăng thiên nhiên nữa. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng. Một dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Trước cuộc sống đầy tiện nghi, con người trở nên ích kỉ. Họ miệt mài đi tìm cuộc sống giàu có và đắm mình trong sự hưởng thụ ấy. Vầng trăng tình nghĩa năm xưa đã bị lãng quên một cách phũ phàng.
- Và khi sự cố mất điện sảy đến. Bất ngờ, con người trở lại với không gian quen thuộc ngày xưa. Họ chợt nhận ra sự vô tình của mình khi nhìn thấy vầng trăng trên trời cao. Ánh trăng tình nghĩa vẫn tròn đầy, không hao khuyết. Ánh trăng vẫn như thuở nào, không có gì thay đổi.
- Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt lớn trong mạch cảm xúc của nhà thơ. Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối. Nó gợi cho nhà thơ biết bao kỉ niệm nghĩa tình. Khiến cho ông vừa vui mừng, vừa tủi hổ.
LĐ2. Cuộc gặp gỡ bất ngờ mà kỳ diệu, có sức mạnh cảnh tỉnh mọi tâm hồn.
+ Nó khiến con người thấy “rưng rưng” nước mắt. “Rưng rưng” của những niềm thương nỗi nhớ. Ngậm ngùi của những lãng quên, lạnh nhạt với người bạn cố tri. Xót xa của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị. “Rưng rưng” của nỗi ân hận, ăn năn về thái độ của chính mình đã quá hững hờ trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng cuộn thắt. Tất cả đã làm nên thổn thức mãnh liệt trong sâu thẳm trái tim người lính. Cái cảm giác ray rứt ấy cũng đánh thức trong lòng người đọc bao sự đồng cảm sâu xa.
+ Ánh sáng của vầng trăng sáng giống như một thứ nước màu soi rọi và làm hiện hình những điều ẩn khuất, bị chìm lấp bấy lâu. Ánh trăng đánh thức những kỷ niệm xa xưa. Vầng trăng khắc nhớ về quá khứ xa và gần. Vầng trăng gợi nhớ về quê hương và đất nước; về thiên nhiên và cuộc sống. Đối diện với vầng trăng là đối diện với những phần đời đẹp nhất.
LĐ3. “Ánh trăng” là lời tự nhủ và nhắn gửi về thái độ sống tri ân, tình nghĩa cùng quá khứ:
  • Trăng vẫn chiếu sáng trên bầu trời, mặc cho thời gian trôi đi. Trăng cứ“tròn vành vạnh”, dẫu cho “người vô tình”. Cái tròn đầy của trăng là biểu tượng cho nghĩa tình, thủy chung. Cái im lặng của trăng là sự bao dung, độ lượng và thái độ nghiêm khắc. Nó làm con người trăn trở, suy ngẫm. Để rồi họ nhận ra sự vô tình, bội bạc của mình.
  • Chính cái “im phăng phắc” của vầng trăng đã đánh thức tâm hồn con người. Nó làm xáo động trái tim người lính năm xưa. Người lính“giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách. Người lính “rưng rưng” là sự trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp. Đó là lời ăn năn, day dứt, có giá trị làm đẹp con người.
  • Vượt lên trên tất cả, ánh trăng còn nhắc nhở người đọc về thái độ sống thủy chung, ân nghĩa trong cuộc đời này. Nó không chỉ là chuyện của một người, một thế hệ. Đó còn là chuyện của nhiều người, nhiều thế hệ, của nhân dân, của đất nước. Nó có ý nghĩa gợi nhắc và cảnh tỉnh cho mọi người phải sống tốt đẹp; sống xứng đáng với những người đã khuất; sống trung thực với chính mình. Sống phải biết trân trọng quá khứ để vững bước tới tương lai. Bài thơ nói chuyện trăng là để nói chuyện đời, chuyện người, chuyện tình nghĩa của kiếp người đó thôi.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ gợi nhắc về lối sống đẹp, ân nghĩa, thủy chung. Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Ý thơ gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
- Qua những rung động chân thành mà thiết tha của Nguyễn Duy, người đọc cũng tự nhận ra chính mình trong dòng thời gian khắc nghiệt. Đã biết bao lần ta cũng vô tình, lãng quên như thế. Đã biết bao lần ta đã vô tâm, thờ ơ, lạnh nhạt với quá khứ nghĩa tình. Biết bao lần ta nhẫn tâm phủ nhận truyền thống. Thậm chí là dẫm đạp lên những giá trị mà trước đây vốn đã mang đến cho ta biết bao tốt đẹp.
- Người đọc cũng như Nguyễn Duy vội vàng và hoang mang đi tìm. Họ sững sờ khi nhìn lại chính mình trong tủi hổ và xót xa. Tất cả cùng “rưng rưng” muốn khóc khi đối diện với chính mình trong một niềm tâm cảm dạt dào.
- Nguyễn Duy qua những câu thơ bình dị đã truyền được suy nghĩ của ông trước cuộc đời đến người đọc. Một nỗi niềm suy tư quá quen thuộc nhưng mấy ai nghĩ đến. Và có biết bao người cũng đã “rưng rưng” khi nhìn ngắm vầng trăng hay một biểu tượng nào đó của quá khứ nghĩa tình. Không cần nói nhiều lời, chỉ bằng hình tương, tác phẩm đã “truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng”.
III. Kết bài:
Khẳng định ý kiến, liên hệ rút ra bài học có ý nghĩa với cả người sáng tác và bạn đọc. Nó nhắc nhở người cầm bút phải có trách nhiệm trong công việc và trước cuộc đời. Không những là tạo ra tác phẩm nghệ thuật, gửi gắm vào đó những tâm tư mà còn phải khơi gợi được trong lòng người đọc sự đồng cảm cảm lớn lao. Nó nhắc nhở người đọc phải biết sống nghĩa tình dù cuộc sống chẳng bao giờ mang lại cho ta đầy đủ những gì ta muốn.
-------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 16: “ Hình tượng văn học không chỉ là một thế giới sống mà còn là một thế giới biết nói”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

  • Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
  • Trích dẫn nhận định.
II. Thân bài:
1. Giải thích vấn đề:

- Hình tượng văn học là một thế giới sống:
+ Đó là hình tượng nghệ thuật được người nghệ sĩ sáng tạo nên từ thế giới hiện thực khách quan một cách sống động, cụ thể.
+ Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không sao chép y nguyên mà có chọn lọc, sáng tạo thông qua lăng kính của nhà văn, nhà thơ.
- Hình tượng văn học là thế giới biết nói:
+ Người nghệ sĩ sáng tạo hình tượng văn học trong tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình, gửi gắm một lời nhắn nhủ…về con người, về cuộc sống.
+ Thông qua hình tượng văn học, người đọc phải suy nghĩ, nhận thức về con người, cuộc sống…để lựa chọn cho mình một lối sống đúng đắn. Người đọc có thể tìm thấy tiếng nói đồng điệu trong tác phẩm mà người nghệ sĩ muốn truyền đạt.
+ Một tác phẩm văn học đến được với tâm hồn độc giả, có sức sống bền vững qua thời gian khi người nghệ sĩ tạo dựng được thế giới biết nói từ thực tại.
2. Chứng minh nhận định qua bài thơ Ánh trăng
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
* Hình tượng ánh trăng – vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy- thế giới biết nói
LĐ1. Trước hết, vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên.
-
Nguyễn Duy đã xây dựng hình tượng ánh trăng - vầng trăng từ hình ảnh quen thuộc trong thiên nhiên để qua đó nhận thức và gửi gắm tâm sự, gửi gắm lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người về lẽ sống ân tình, thủy chung.
LĐ2. Trăng trong bài thơ còn Trăng là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm.
- Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ : Trăng là người bạn tri kỉ của con người suốt từ thời thơ ấu đến khi trở thành người lính-với những năm tháng ở chiến trường. Con người chan hòa với thiên nhiên.
- Mối quan hệ giữa người và trăng trong hiện tại: Từ ngày về thành phố, với cuộc sống đầy đủ tiện nghi của ánh điện, cửa gương…con người đã quên đi vầng trăng tình nghĩa; vầng trăng vẫn đi về qua ngõ mà đã trở thành người dưng tự bao giờ…Sự vô tình hay cũng là sự bạc bẽo, vô tâm?
+ Từ một tình huống đột ngột: điện thành phố vụt tắt, phản xạ bật tung cửa sổ, tìm nguồn sáng mới, vầng trăng đột ngột xuất hiện trước mắt nhân vật trữ tình. Đối diện với vầng trăng tròn vành vạnh, ánh sáng như chiếu rọi tâm hồn con người, gọi về bao kỉ niệm. Giật mình gặp lại cố nhân, trong lòng con người trào lên bao cảm xúc: rưng rưng, như là đồng là bể, như là sông là rừng
LĐ3. Hình ảnh trăng cứ tròn vành vạnh là biểu tượng của quá khứ vẹn nguyên, chung thủy, nghĩa tình, là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
+ Cuộc sống đổi thay nhưng nghĩa tình thì bền vững. Trăng là người bạn - nhân chứng nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung khiến con người phải giật mình thức tỉnh lương tâm.
LĐ4. Thông qua hình tượng nghệ thuật ánh trăng - vầng trăng, Nguyễn Duy cũng gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ về lẽ sống: cuộc sống hôm nay được xây dựng từ hôm qua, đừng lãng quên, đừng chà đạp lên quá khứ, phải biết trân trọng, tri ân, sống nghĩa tình, thủy chung.
- Liên hệ: Ánh trăng không chỉ là chuyện của riêng nhà thơ, chuyện của một người, mà có ý nghĩa đối với một thế hệ, với nhiều thời đại. Bởi nó đặt ra vấn đề thái độ sống, với quá khứ, với những người đã khuất, với chính mình.
3. Đánh giá, mở rộng:
III. Kết bài:

- Khẳng định được thế giới biết nói của tác phẩm văn học nói chung, trong bài thơ Ánh trăng nói riêng.
- Thành công của tác phẩm Ánh trăng.
------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 17: Khi đọc bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Bùi Vợi đã đánh giá: Bài thơ thể hiện “nỗi ăn nản nhân bản, thức tỉnh tâm linh, làm đẹp con người (Báo Văn nghệ, số 16/1986).
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng để làm rõ ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn nhận định.
II. Thân bài:
1. Giải thích:

- Ý kiến trên đã chỉ ra bài thơ chứa đựng nỗi ăn năn của nhà thơ khi nhận ra mình đã lãng quên, vô tình với quá khứ. Nỗi ăn năn ấy thế hiện bản chất người, lương tri của con người, đó là sự bừng tỉnh của nhân cách, trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Nhờ sự thức tỉnh ấy, tâm hồn con người trở nên tốt đẹp hơn.
2. Chứng minh: Phân tích các khổ thơ trong bài thơ Ánh trăng để làm sáng tỏ ý kiến trên
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1: Những kí ức tươi đẹp về sự gắn bó của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
Trăng hiện ra trong không gian của ruộng đồng, sông biển, núi rừng – những không gian bình dị của thiên nhiên đất nước tươi đẹp. vầng trăng gắn bó với con người suốt từ thuở ấu thơ cho tới những năm tháng chiến đấu gian lao – những năm tháng con người sống hồn nhiên, khăng khít với thiên nhiên. Vì thế, trăng là người bạn tri kỉ, gắn bó với phần đời rất đẹp, rất đáng trân trọng.
( Phân tích 2 khổ đầu)
LĐ2. Hoàn cành sống thay đổi, về sống ở thành phố, quen với nhũng tiện nghi hiện đại, con người bỗng lãng quên vầng trăng. Sự lãng quên ấy thật vô tình, tàn nhẫn, để trăng từ tri kỉ trở thành người dưng trong mắt con người.
(Phân tích khổ thơ thứ 3)
LĐ3. Con người gặp lại ánh trăng trong một hoàn cảnh bất ngờ, đột ngột.
Trăng vẫn chiểu sáng trong những tháng ngày qua, nhưng phải đến khi đèn điện tắt, theo phản xạ vội bật tung cửa sổ thì con người mới thực sự chú ý tới sự xuất hiện của vầng trăng. Đó là một hoàn cảnh đặc biệt khiến con người có cơ hội thức tỉnh.
( Phân tích khổ 4)
LĐ4. Con người và trăng đối diện, cuộc gặp mặt ấy bất ngờ, thức tỉnh con người nhớ về quá khứ, nhớ về quãng đời gắn bó với đồng, sông, bể, và trong suốt quãng đời thật đẹp ấy, nơi nào cũng hiện diện vầng trăng. Trong lòng nhân vật trữ tình rưng rưng, một từ chỉ cảm xúc gói trong nó bao nỗi niềm về một quãng đời mà con người vô tình quên lãng.
( Phân tích khổ 5)
LĐ5. Sự vẹn nguyên, tròn đầy của vầng trăng khiến con người nhìn vào đó như một sự đối chiếu để nhận ra mình đã sống vô tình.
-
Ánh trăng lặng im, không một lời trách cứ mà lại thật nghiêm khắc. Nó khiến con người suy ngẫm về mình, đối diện với lương tri để không khỏi ăn năn, ân hận vì mình đã sống quay lưng, vô tình với quá khứ, thức tỉnh con người thoát khỏi bóng đêm của sự lãng quên để sống ân nghĩa, thuỷ chung, sống xứng đáng với quá khứ.
- Nỗi ăn năn, sự thức tỉnh ấy làm đẹp tâm hồn con người, để con người sống tình nghĩa hơn, sống người hơn.
(Phân tích khổ cuối)
III.Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Ý kiến của Nguyễn Bùi Vợi là kết quả của sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Ý kiến đã chỉ ra chủ đề của bài thơ, đồng thời đó cũng là sự tác động của bài thơ đổi với mỗi người, giúp con người biết ăn năn, tâm hồn được thức tỉnh và sống đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
----------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 18: Trong một buổi thảo luận về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy một bạn học sinh cho rằng : Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị quen thuộc. Một bạn khác đưa ý kiên khác : Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy chọn cho mình một lối đi riêng
Em hãy làm sáng tỏ ý 2 ý kiến trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích các ý kiến
II. Thân bài
LĐ1. “Bài thơ được người đọc yêu thích bởi Nguyễn Duy đã tìm về một đề tài thi vị, quen thuộc.”

Ý kiến cho rằng: sở dĩ người đọc yêu thích bài thơ là ở đề tài thi vị, quen thuộc.
+ Trăng là đề tài muôn thuở của thơ ca từ cổ chí kim. Các thi nhân tìm đến trăng là để mở lòng ra với thiên nhiên, mượn trăng để gửi gắm bầu tâm sự. Có biết bao vần thơ viết về trăng làm say lòng độc giả muôn đời (nêu dẫn chứng những thi phẩm viết về trăng trong thơ cổ, thơ hiện đại.
+ Sự thể hiện của đề tài trong bài thơ: qua nhan đề Ánh trăng; trăng là hình tượng xuyên suốt toàn bài (có mặt trong tất cả các khổ thơ).
+ Như vậy, Nguyễn Duy đã đưa thơ mình hòa nhập vào nguồn mạch thơ truyền thống, đưa người đọc đến với vẻ đẹp ngàn đời để đánh thức tình yêu, sự nhạy cảm với cái đẹp. Đây là lí do khiến người đọc yêu thích bài thơ.
+ Đề tài hay cũng chưa đủ để tạo nên giá trị của thi phẩm.
+ Đứng trước một đề tài nhiều người đã khai thác, nếu nhà văn không có sự sáng tạo thì tác phẩm sẽ lẫn với vô vàn những ánh trăng khác trong thi ca và thi phẩm không có chỗ đứng trong lòng người đọc.
LĐ2. Bàn luận về ý kiến “Bài thơ sống trong lòng người đọc bởi Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng”.
- Giải thích ý kiến: Nguyên nhân tạo nên sức sống của bài thơ là bởi sự sáng tạo của Nguyễn Duy.
+ Khẳng định ý kiến đã nêu: Cần chỉ ra và phân tích sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong bài thơ Ánh trăng ở các phương diện sau:
+ Nguyễn Duy đã chọn thể thơ 5 chữ, không có dấu chấm ngắt câu, mỗi khổ thơ chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ khiến nhịp kể và nhịp cảm xúc tuôn chảy tự nhiên và sâu lắng.
+ Nguyễn Duy đã sáng tạo trong việc kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình: Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian và theo dòng tự sự ấy, cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ; tạo nên giọng tự bạch, tâm tình.
+ Nguyễn Duy dụng công trong việc tạo tứ thơ: Từ tình huống mất điện trong thành phố, con người đột ngột gặp lại vầng trăng và bao cảm xúc, suy tư ùa về.
+ Hình tượng trăng được Nguyễn Duy xây dựng mang nhiều tầng ý nghĩa: trăng là hình ảnh của thiên nhiên tươi mát; là người bạn tri kỉ nhân hậu, nghĩa tình, trong sáng, thủy chung; là quá khứ gian lao, tình nghĩa; là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống…
+ Hình tượng cái “tôi” trữ tình trong bài thơ hiện lên thật đặc biệt: người lính vừa đi qua chiến tranh, sống giữa thời bình có chiều sâu nội tâm, sống ân nghĩa thủy chung (phân tích cái giật mình ở cuối bài).
+ Tìm đến với một đề tài quen thuộc nhưng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một chủ đề riêng: Trên nền của một câu chuyện riêng tư, Ánh trăng như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
(Trong quá trình phân tích cần so sánh với những thi phẩm khác cùng đề tài để thấy sự sáng tạo của Nguyễn Duy trong Ánh trăng).
+ Như vậy, viết Ánh trăng Nguyễn Duy đã chọn cho mình một lối đi riêng ở cả phương diện hình thức và nội dung tư tưởng. Sự sáng tạo ấy làm giàu có cho đề tài đem đến cho người đọc những thông điệp sâu sắc về con người, cuộc sống. Đồng thời tạo nên sức sống của thi phẩm, khẳng định được dấu ấn riêng của Nguyễn Duy – điều vô cùng cần thiết đối với người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.
+ Bổ sung ý kiến: Nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng là vô cùng cần thiết trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, lối đi ấy không được xa rời giá trị tốt đẹp của cuộc sống con người.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Hai ý kiến là những cách nhìn ở những phương diện khác nhau nhưng bổ sung cho nhau để khẳng định giá trị của bài thơ.
- Các ý kiến tranh luận gợi ra nhiều suy nghĩ cho người làm thơ và đọc thơ trên con đường sáng tác và thưởng thức (ví dụ như: làm thế nào để có thơ hay và thưởng thức được cái hay của thơ…)
-----------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 19: Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: Bài thơ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân tình, thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống gợi ra từ tác phẩm.
I. Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dấn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài
1. Giải thích
-
Bài thơ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân tình, thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.
+ Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ – chiến sĩ, trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, từng chứng kiến bao hi sinh, mất mát lớn lao của nhân dân, đồng đội; sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng và thấm thía nghĩa tình trong gian khổ.
+ Chính những trải nghiệm sâu sắc đó đã tạo nên những rung động, nghĩ suy sâu sắc để bật lên thành những khao khát giãi bày, những tâm sự chân thành của nhà thơ trong bài thơ “Ánh trăng”.
2. Chứng minh nhận định qua bài thơ Ánh trăng.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
LĐ1. Bài thơ Ánh trăng là những suy nghĩ, chiêm nghiệm về một lẽ sống ân tình, thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.

- Bài thơ là những hồi ức sâu sắc về tuổi thơ “sống với đồng/ với sông rồi với bể” chan hòa cùng thiên nhiên tươi mát, sinh động. Trăng đã:
+ Chia sẻ niềm vui thơ ngây.
+ Nâng đỡ bao ước mơ thời niên thiếu.
+ Lưu giữ tất cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng nhất của tuổi thơ.
- Bài thơ là những kí ức không thể nào quên về “hồi chiến tranh ở rừng” có thiên nhiên bao bọc, chở che, làm người bạn tâm tình trong những bước đường hành quân gian khổ – “vầng trăng thành tri kỉ”. Những kí ức đó cũng chính là tình yêu đối với đất nước bình dị, nhân dân bao dung – “ngỡ không bao giờ quên/ cái vầng trăng tình nghĩa”.
- Bài thơ là lời bộc bạch chân thành của tác giả về hoàn cảnh sống thay đổi khiến tình cảm của mình với thiên nhiên, với một thời quá khứ khó khăn, gian khổ bị đổi thay: “Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương…”. Vầng trăng đã trở thành người dưng:
+ Sự đổi thay đột ngột, bất ngờ trong mối quan hệ giữa con người và vầng trăng. Trăng xa cách với con người như một người dưng.
+ Con người không cảm nhận được sự hiện diện của vầng trăng trong cuộc sống hàng ngày của họ.
+ Ánh sáng nhân tạo khiến họ xa lạ và quên mất vẻ đẹp của ánh trăng.
+ Con người không chỉ mất đi cảm nhận về thiên nhiên mà còn đánh mất cả nghĩa tình sâu nặng trong quá khứ.
=> Gắn với hoàn cảnh sáng tác khổ thơ còn mang ý nghĩa khái quát sâu sắc. Đó là hình tượng những con người từng sống đẹp trong quá khứ gian khổ, khốc liệt của chiến tranh nay lại bị biến chất trong hòa bình. Cuộc sống đầy đủ, bình yên khiến họ thờ ơ, dửng dưng, quay lưng lại với quá khứ mà họ từng gắn bó.
LĐ2. Bài thơ là nỗi ân hận đến day dứt, hổ thẹn khi nhà thơ được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:
+ Điệp từ “mặt”, lối chuyển nghĩa độc đáo: Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng. Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
+ “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình, để rồi thức tỉnh.
+ “Đồng, bể, sông, rừng”: Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ. Kéo trăng và người xích lại gần nhau. Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ. Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình.
+ Càng thức tỉnh sâu sắc hơn khi:“Trăng”-“tròn vành vạnh”: ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước. “im phăng phắc”: bao dung, độ lượng và nghiêm khắc, cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, khiến con người thức tỉnh.
+ Người “giật mình” thức tỉnh: Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn. Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng. Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ; biết sống ân nghĩa, thủy chung.
=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tâm, lương tri con người.
=> Từ đó bài thơ truyền tải đến người đọc lời đề nghị về lẽ sống ân tình, thủy chung: biết trân trọng quá khứ cũng như những điều tốt đẹp từng làm nên ý nghĩa của cuộc đời mỗi con người…
LĐ3. Nghệ thuật đọc đáo làm nên những chiêm nghiệm, suy ngẫm, triết lý sâu sắc.
- Bài thơ kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và tự sự: Câu chuyện giữa nhân vật trữ tình và trăng được kể với ba mốc thời gian: thời khó khăn, gian khổ – trăng gắn bó như tri kỉ; thời hòa bình về thành phố – trăng thành người dưng; khi mất điện – trăng hiện ra im phăng phắcvẫn tròn vành vạnh/ đủ cho ta giật mình. Từ đó, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của bài thơ.
- Biện pháp nhân hóa khiến trăng giống như là một người bạn dù trong hoàn cảnh nào vẫn thủy chung, tròn đầy, lặng lẽ, sáng trong: “Trăng cứ tròn vành vạnh/ Kể chi người vô tình”. Hình ảnh trong bài thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát, mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng, triết lí.
- Giọng điệu tâm tình tự nhiên, sâu lắng, khiến cho lời đề nghị về lẽ sống dễ được tiếp nhận và thấm sâu trong trái tim người đọc.
LĐ4. Bài học cuộc sống rút ra từ bài thơ:
- Bài thơ giúp người đọc nhìn nhận lại chính mình, dũng cảm đối diện với những sai lầm, khuyết điểm;
- Biết day dứt, trăn trở trước những giờ phút sống vô tâm, vô tình… để từ đó vươn đến những lẽ sống cao đẹp.
3. Đánh giá, mở rộng
- Để tạo nên một tác phẩm chân chính, mỗi người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với cuộc đời và với chính mình; biết tự vượt lên những suy nghĩ, tình cảm nhỏ hẹp mang tính cá nhân để đạt đến những lẽ sống lớn, tình cảm lớn của thời đại.
- Mặt khác, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn chương, từ đó trau dồi nhân cách, vươn lên những lẽ sống cao đẹp ở đời.
III. Kết bài:
  • Khẳng định lại ý kiến.
  • Giá trị thành công của tác phẩm.
------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 20: Bàn về khả năng tác động của tác phẩm văn học đến tâm hồn con người, nhà văn Nguyễn Đình Thi đã cho rằng: “Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi…” (Tiếng nói của văn nghệ – SGK Ngữ văn 9, tập 2, trang 14) Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) hãy phân tích và làm rõ ánh sáng riêng mà tác phẩm này đã soi rọi vào tâm hồn em.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài
1. Giải thích

- Ánh sáng riêng là những điều tốt đẹp, khác biệt, độc đáo được gửi gắm qua mỗi tác phẩm. Không bao giờ nhòa đi là không phai nhạt, không thể mất đi, nó được khắc sâu và trở thành ánh sáng của tâm hồn. Soi rọi vào tâm hồn là làm bừng sáng, thức tỉnh những điều lương thiện, những điều tốt đẹp trong tâm hồn người đọc.
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định những tác động mạnh mẽ của tác phẩm văn học đối với tâm hồn người đọc. Văn học làm thức tỉnh tâm hồn con người, hướng con người những điều tốt đẹp nhất. Đây là chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa của văn học.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng.
a. Khái quát tác giả tác phẩm

- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
- Bài thơ khai thác đề tài về đời sống nội tâm của người lính trong thời bình, giữa cuộc sống đời thường. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. Con người ngập ngụa trong đời sống tiện nghi đã đánh mất bản chất cao quý của chín mình. Một quá trình tha hóa đột ngột, đáng báo động. Nếu không thức tỉnh, không có giải pháp chấn chỉnh, có lẽ, nó sẽ gây ra những hậu quả ghê gớm ở tương lai. Lời cảnh tỉnh của Nguyễn Duy có lẽ chúng ta hôm nay đã rất thấm thía.
- Vầng trăng là nguồn sáng bất tận của vũ trụ. Trăng đã gắn bó thân thiết với con người từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành,cả trong hạnh phúc và gian lao. Trăng còn là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng. Vầng trăng không những trở thành người bạn tri kỉ, mà đã trở thành “vầng trăng tình nghĩa” biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình Hai hình tượng nghệ thuật trung tâm là ánh trăng và người lính đã góp phần thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Sống phải biết trân trọng và đề cao lối sống thủy chung tình nghĩa, không thờ ơ bạc bẽo với quá khứ, biết trân trọng giá trị của quá khứ.
LĐ1. Hình ảnh vầng trăng gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với kỉ niệm một thời lính chiến của nhà thơ đã đánh thức những kỉ niệm, những kí ức trong lòng mỗi người, đánh thức những cảm xúc trong trẻo, đẹp đẽ nhất trong mỗi chúng ta về thời quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính.
LĐ2. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” mang ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở, là sự trách móc trong lặng im. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm, lương tri trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người.
LĐ3. Những tâm sự mà Nguyễn Duy gửi gắm qua bài thơ đã làm thức tỉnh trong lòng thế hệ trẻ hôm nay nhiều điều thấm thía. Giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, giữa những vội vã gấp gáp của nhịp sống hiện đại, hãy tìm kiếm những khoảnh khắc sống chậm lại để nhìn lại quá khứ, để nghĩ về trách nhiệm của bản thân đối với con người và cuộc đời.
LĐ4. Bài thơ còn là lời nhắc nhở chân tình rằng chúng ta sống không được thờ ơ, phũ phàng với quá khứ.
+ Sống với ngày hôm nay nhưng không thể hoàn toàn xóa sạch kí ức của ngày hôm qua, luôn thủy chung, giữ trọn vẹn nghĩa tình với quá khứ, trân trọng những điều thiêng liêng đẹp đẽ trong quá khứ.
+ Sống cần có bản lĩnh và dám dũng cảm đối diện với chính bản thân mình, đối diện với lương tâm mình để nhìn nhận rõ những sai lầm. Khoảnh khắc lương tâm thức tỉnh là khi sự thánh thiện, lối sống tình nghĩa, thủy chung được thức tỉnh trong tâm hồn; sự vô tình vô nghĩa, thái độ sống thờ ơ vô cảm, thậm chí sự vô ơn, bạc bẽo,… bị đẩy lùi.
+ Trong cuộc sống hiện đại đương thời, nhịp sống vội vàng, gấp gáp, con người có nhiều to toan, bận rộn… nên đôi khi thờ ơ với quá khứ, thậm chí sống nhanh, sống gấp, thờ ơ với cả những gì thân thuộc đang diễn ra ngay xung quanh mình. Tuổi trẻ ngày nay có vẻ đã lãng quên những chặng đường đau thương mà dân tộc ta đã đi qua, những tháng ngày gian khổ mà dân tộc ta đã nếm trải, những mất mát hi sinh mà dân tộc ta đã gánh chịu trong cuộc chiến chống kẻ thù xam lược.
3. Đánh giá, mở rộng:
- Tuổi trẻ ngày nay chỉ mãi mê với công việc hoặc là làm giàu, hoặc là vui chơi, hoặc là sa ngã vào tệ nạn. Tuổi trẻ ngày nay sống vô cảm, hèn kém và yếu đuối. Họ không còn nhớ rằng hòa bình, độc lập và nền kinh tế vững mạnh, cuộc sống phát triển của ngày hôm nay là đắp bằng xương máu của lớp lớp người đã lấy thân mình chở che cho tổ quốc.
- Thấu hiểu được điều đó, là học sinh, chúng ta phải biết quý trọng quá khứ, biết ơn những thế hệ đi trước đã để lại những thành quả lao động quý giá cho chúng ta hôm nay, chăm chỉ học tập, không ngừng nỗ lực hết mình chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản thân trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xay dựng quê hương, đất nước.
III. Kết bài:
  • Khẳng định lại ý kiến: Ý kiến của Nguyễn Đình Thi khẳng định chức năng giáo dục, chức năng cảm hóa tâm hồn con người của tác phẩm văn học. Đây là chức năng quan trong nhất và có giá trị nhất của văn học.
  • Khẳng định ánh sáng riêng của bài Ánh trăng: Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã thực hiện tốt chức năng ấy, đã “rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi…” và có sức mạnh làm thức tỉnh tâm hồn người đọc, gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
  • ------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ SỐ 21: Suy nghĩ của em về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong hai đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập 1,trang 129, NXB Giáo dục 2009)
Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kế chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.
(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy và Đồng chí - Chính Hữu)
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài

- Giới thiệu tóm tắt hai tác giả: Nguyễn Duy, Chính Hữu.
- Dẫn trích và giới thiệu về vầng trăng trong văn học và trong hai đoạn trích: Ánh trăng, Đồng chí,
II. Thân bài
1. Khái quát về hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của hai bài thơ
-
- Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
- Bài thơ Ánh trăng được Nguyễn Duy viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
2. Cảm nhận về hình ảnh con người đối diện với vầng trăng trong 2 bài thơ
a. Đoạn thơ bài Ánh trăng.

* Được bắt đầu từ khi gặp lại vầng trăng:
- Điệp từ “mặt”, lối chuyên nghĩa độc đáo:
+ Diễn tả giây phút soi chiếu, giao hòa giữa con người và vầng trăng
+ Soi vào trăng để con người nhận ra mình và nhận ra cả sự đổi thay của mình.
- “Rưng rưng”: là những cảm xúc đang ùa về trong giây phút con người nhận ra vầng trăng tri kỉ của đời mình > để rồi thức tỉnh.
- “Đồng, bể, sông, rừng”:
+ Xóa đi thời gian, không gian, đưa con người về quá khứ.
+ Kéo trăng và người xích lại gần nhau.
+ Để trăng vẫn vẹn nguyên là tri kỉ.
+ Để con người nhận ra sự nông cạn, thờ ơ, bạc bẽo của chính mình,
* Càng sâu sắc hơn khi:
-“Trăng”:
+ “tròn vành vạnh”, ẩn dụ cho nghĩa tình không bao giờ thay đổi, không bao giờ vơi cạn của nhân dân, đất nước.
+ "im phăng phắc"; bao dung, độ lượng và nghiêm khắc => cái im lặng chứa đựng lời nhắc nhở, cảnh báo, thức tỉnh con người,.
- Người "giật mình” => thức tỉnh:
+ Nhận ra những cám dỗ vật chất khiến con người đánh mất đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ, khiến tâm hồn họ trống rỗng, nghèo nàn.
+ Nhận ra: không được lãng quên quá khứ, không được thờ ơ, bội bạc với nghĩa tình sâu nặng, thiêng liêng,
+ Biết trở về nâng niu, trân trọng quá khứ, biết sống ân nghĩa, thủy chung.
=> Với khoảnh khắc giật mình, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc niềm tin và sức sống mãnh liệt của lương tri con người.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo,
+ Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi.
+ Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư,
b. Đoạn thơ bài Đồng chí
Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:
- Thời gian, không gian: Từng đêm hoang vu, lạnh lẽo,
- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu.
=> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng. ->Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chở giặc tới”.
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đẩu súng trăng treo”.
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.
- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú
+ Gợi liên tưởng chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường - lãng mạn, chất chiến sĩ - chất thi sĩ,
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam - một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hưởng đến những khát vọng thanh bình.
- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên, từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
c. Suy ngẫm về giây phút con người đối diện với vầng trăng
- Giống nhau:

+ Vầng trăng là người bạn thủy chung, tình nghĩa.
+ Vầng trăng luôn bên cạnh con người, nâng đỡ con người trong những phút khó khăn, đưa đường dẫn lối con người trở về với những giá trị nhân văn tốt đẹp.
- Khác nhau
+ Đồng chí: vầng trăng là người đồng chí, là người bạn, là biểu tượng của hòa bình, tự do.
+ Ánh trăng: vầng trăng mang ý nghĩa thức tỉnh, giúp con người sống với những giá trị đẹp đẽ của dân tộc “Uống nước, nhớ nguồn”
3. Đánh giá nghệ thuật, nội dung của 2 đoạn thơ, nhận định về tác giả qua 2 đoạn thơ đó
III. Kết bài:

- Khẳng định: ý nghĩa được gợi ra từ đoạn thơ, cảm xúc, tình cảm của bản thân khi tìm hiểu về hai đoạn thơ.
----------------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 22 : Bàn về thơ, R.Tagor viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy để làm sáng tỏ.
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài

- Dẫn dắt, giưới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài
1. Giải thích

- Nụ cườinước mắt: là những trạng thái cảm xúc của tâm hồn, là niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ… Đó là những cung bậc, sắc thái phong phú đa dạng của tâm hồn, là biểu hiện của thế giới “bên trong” con người.
- Phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong: là cảm xúc đã đến độ chín, cao hơn, là sự thống nhất giữa cảm xúc và lí trí, giữa tư tưởng và tình cảm của nhà thơ. Thơ là tình nhưng không phải là những cảm xúc hời hợt mà là lí trí đã chín muồi, nhuần nhuyễn. Bài thơ nào cũng gói ghém bên trong một chiều sâu suy nghĩ, tư tưởng, chứa đựng ít nhiều chân lí của cuộc đời.
=> Câu nói của Tagore đã nêu chính xác bản chất, đặc trưng của thơ là sự bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt đã được ý thức, được lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ của nhà thơ.
- Lí giải vì sao thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong:
+ Vì văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, phản ánh cuộc sống trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, không phải đơn giản là mô phỏng, sao chép, miêu tả sự vật bên ngoài, các sự kiện xảy ra mà là sự tái tạo thông qua thế giới chủ quan của người nghệ sĩ.
+ Do đặc trưng của thơ ca: Nói đến thơ là nói đến cảm xúc, nhà thơ tái hiện cuộc sống thông qua những rung động của chủ thể trữ tình, bằng những xúc cảm mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là những khóc cười ồn ào bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn. Nhà thơ phải sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động, đau đớn, sướng vui với những xúc động nội tâm. Thiếu tình cảm mãnh liệt và sâu sắc thì sẽ không có thơ. Độ chín của cảm xúc nhà thơ làm nên chiều sâu của sự thể hiện cuộc sống và lay động tâm hồn người đọc.
2. Chứng minh qua bài thơ Ánh trăng
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ. Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba. Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc. Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật. Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
- Bài thơ được viết năm 1978, đất nước Việt Nam bước sang trang mới sau chiến thắng huy hoàng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Bắc Nam sum họp một nhà. Ba năm trôi qua, con người Việt Nam vẫn ở trong trạng thái hưởng niềm vui chiến thắng nên nhiều khi quên mất quá khứ gắn bó, vất vả đau thương. Và nhiều khi chợt nhận ra sự vô tình lãng quên của mình… “Ánh trăng” thể hiện những trăn trở, suy ngẫm của nhà thơ và xu hướng đổi mới của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ánh trăng, một bài thơ nhỏ - một bài học lớn.
b. Chứng minh
- Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc – tư tưởng chủ đạo của bài thơ để cảm nhận và lí giải sự mãnh liệt trong cảm xúc – tư tưởng của tác giả khi sáng tạo.
- Cảm nhận và làm rõ cảm xúc mãnh liệt, suy tư sâu lắng về con người, cuộc đời của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm thông qua hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu, tứ thơ, …
- Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc – tư tưởng, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.
3. Đánh giá, mở rộng
- Câu nói của R.Tagore đã nêu chính xác đặc trưng nội dung của thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức, là những rung động rất sâu ở bên trong tâm hồn nhà thơ, là tấc lòng, tư tưởng tình cảm mà thi sĩ kí thác, gửi gắm. Đó không phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp mà là tình cảm nảy sinh từ những tiếp xúc với cuộc sống, là tình cảm được ý thức, được lắng lọc qua những xúc cảm thẩm mĩ, gắn liền với sự tự ý thức của nhà thơ về mình và cuộc đời.
- Thơ là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của nhà thơ.
- Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, cao đẹp, cao thượng, mang tư tưởng sâu sắc, thấm nhuần chất nhân văn, mang giá trị Chân- Thiện- Mĩ… thì thơ mới có sức vang động trong lòng người, tạo nên sức sống lâu bền.
- Ý kiến của Tagore mới chỉ nhấn mạnh đến đặc trưng nội dung của thơ là tình cảm đã được ý thức, mang đậm tính cá thể mà chưa đề cập đến đặc trưng hình thức của thơ. Thơ là tình đời, tình người ngân lên trong những âm vang ngôn ngữ, kết cấu, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu… Sự hoàn thiện từ bên trong cần được biểu hiện bằng sự hoàn thiện của hình thức nghệ thuật để có thơ hay.
III. Kết bài
  • Khẳng định lại ý kiến, sự thành công của tác phẩm.
  • Suy nghhix liên hệ bản thân rút ra bài học.
----------------------------------------------------------------------------------​
ĐỀ SỐ 23: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không". Hãy tìm câu trả lời trong văn bản "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
GỢI Ý LÀM BÀI
I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dấn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh.
II. Thân bài
1. Giải thích

- “Tấm lòng” đó là những tình cảm tốt đẹp, đáng trân trọng ở con người. Nhạc sĩ đặt câu hỏi “Để làm gì, em biết không ?” rồi trả lời “Để gió cuốn đi”. Cách diễn đạt hình ảnh này nhằm để nói đến một lối sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp, gió sẽ mang những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
- Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần phải có một tấm lòng không phải để mong được người khác ghi nhận, không phải để mong được trả ơn và cũng không phải để phô trương hay trang sức cho bản thân mình…mà để “gió cuốn đi”. Cuộc sống như vậy mới thanh thản và bình yên.
2. Phân tích chứng minh
*. Con người sống trên cuộc đời cần có một tấm lòng:

- Khao khát sống có ích cho mọi người, cho xă hội; đừng lãng quên quá khứ, quên những người bạn tri kỉ một thời gắn bó.
- Trên nền của một câu chuyện riêng tư, lời tâm sự của cá nhân, Nguyễn Duy đã khái quát lên một tình cảm: cần phải sống thủy chung với quá khứ, với thiên nhiên, đất nước và chính mình; phải biết “Uống nước nhớ nguồn”.
- Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của những tình cảm, thái độ đó đối với cuộc đời, ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng.
- Cuộc sống của mỗi cá nhân chỉ có giá trị và thực sự hạnh phúc khi đóng góp được vào cuộc đời chung những gì tốt đẹp của mình.
- Là sự thức tỉnh về cách sống, thêm khao khát được được cống hiến, biết sống đẹp, ý thức được bổn phận và nghĩa vụ.
- Khuyên con người không được quên một thời tình nghĩa thủy chung. Ánh trăng của Nguyễn Duy khiến cho con người phải suy ngẫm sâu sắc về lẽ sống ở đời.
3. Đánh giá, mở rộng
III. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề, nêu nghĩ nghĩ của bản thân.
  • Liên hệ rút ra bài học.

=======================HẾT========================​
1686114335101.png

PASS GIẢI NÉN: yopo.vn

THẦY CÔ, CÁC EM DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG Tổng hợp kiến thức đọc hiểu văn bản lớp 9 ( ÔN TẬP + ĐỀ THI).zip
    1.5 MB · Lượt tải : 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi anh văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn văn bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet bồi dưỡng hsg ngữ văn 9 bồi dưỡng hsg văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf bồi dưỡng ngữ văn 9 trần hà nam bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 9 bồi dưỡng văn năng khiếu 9 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 9 các chuyên đề ôn tập ngữ văn 9 các chuyên đề văn 9 các chuyên đề văn học lớp 9 cảm nhận của em về văn học trung đại chuyên đề anh văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 9 chuyên đề học sinh giỏi văn 9 chuyên đề hsg văn 9 chuyên đề lí luận văn học 9 chuyên đề môn ngữ văn 9 chuyên đề môn ngữ văn lớp 9 chuyên đề ngữ văn chuyên đề ngữ văn 9 chuyên đề ngữ văn 9 violet chuyên đề người lính văn 9 chuyên đề ôn tập ngữ văn lớp 9 chuyên đề ôn thi học sinh giỏi văn 9 chuyên đề ôn thi hsg văn 9 chuyên đề văn chuyên đề văn 9 chuyên đề văn 9 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 9 chuyên đề văn học 9 chuyên đề văn học hiện đại lớp 9 chuyên đề văn học trung đại lớp 9 chuyên đề văn lớp 9 chuyên đề văn nghị luận lớp 9 chuyên đề văn nghị luận xã hội lớp 9 chuyên đề văn thuyết minh lớp 9 chuyên đề vật lý 9 violet chuyên đề đọc hiểu văn 9 chuyên đề đọc hiểu văn bản lớp 9 file sơ đồ tư duy văn 9 giải pháp bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet giáo án bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng văn 9 giáo án chuyên đề ngữ văn 9 giáo án dạy chuyên đề văn 9 giao an ôn tập văn học trung đại việt nam giáo trình văn học trung đại 2 hiểu biết của em về văn học trung đại kế hoạch bồi dưỡng hs giỏi văn 9 kế hoạch bồi dưỡng hsg văn 9 người anh hùng trong văn học trung đại nội dung văn học trung đại lớp 10 nội dung văn học trung đại việt nam gồm nội dung nào sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf sách bồi dưỡng hsg văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf sách bồi dưỡng văn 9 sơ đồ tư duy bài ánh trăng văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 sơ đồ tư duy văn 9 bài làng sơ đồ tư duy văn 9 bài đồng chí sơ đồ tư duy văn 9 bếp lửa sơ đồ tư duy văn 9 chị em thúy kiều sơ đồ tư duy văn 9 chi tiết nhất sơ đồ tư duy văn 9 chiếc lược ngà sơ đồ tư duy văn 9 kì 2 sơ đồ tư duy văn 9 làng sơ đồ tư duy văn 9 mùa xuân nho nhỏ sơ đồ tư duy văn 9 những ngôi sao xa xôi sơ đồ tư duy văn 9 nói với con sơ đồ tư duy văn 9 pdf sơ đồ tư duy văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 truyện kiều sơ đồ tư duy văn 9 viếng lăng bác sơ đồ tư duy văn 9 đoàn thuyền đánh cá sơ đồ tư duy văn 9 đồng chí sơ đồ tư duy văn bản làng lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản nhật dụng lớp 9 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 9 tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 9 văn học cận đại trung quốc văn học hiện đại trung quốc văn học trung quốc hiện đại văn học trung đại văn học trung đại 10 văn học trung đại 2 văn học trung đại ảnh hưởng văn học trung đại bao gồm mấy thành phần văn học trung đại bao gồm những nội dung chính nào văn học trung đại bắt đầu từ năm nào văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ mấy văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ nào đến thế kỷ nào văn học trung đại bắt đầu từ thời gian nào văn học trung đại bắt đầu và kết thúc khi nào văn học trung đại bút pháp nghệ thuật văn học trung đại cấp 2 văn học trung đại chia làm mấy giai đoạn văn học trung đại có ảnh hưởng đến sáng tác văn học hiện đại không văn học trung đại có mấy giai đoạn văn học trung đại có mấy nội dung văn học trung đại có mấy nội dung chính văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn về nội dung văn học trung đại có những nội dung lớn nào văn học trung đại có những tác phẩm nào văn học trung đại có những thể loại nào văn học trung đại có những đặc điểm lớn về nghệ thuật nào văn học trung đại còn gọi là gì văn học trung đại gắn liền với chế độ nào văn học trung đại gồm mấy bộ phận văn học trung đại gồm mấy giai đoạn văn học trung đại gồm những bài nào văn học trung đại gồm những nội dung chính nào văn học trung đại gồm những tác phẩm nào lớp 9 văn học trung đại gồm những tác phẩm nào văn học trung đại gồm mấy thành phần văn học trung đại gồm những thể loại nào văn học trung đại hiện đại văn học trung đại hiện đại lớp 9 văn học trung đại hình thành văn học trung đại hình thành từ văn học trung đại kéo dài bao lâu văn học trung đại kéo dài bao nhiêu thế kỷ văn học trung đại kết thúc khi nào văn học trung đại khác gì văn học hiện đại văn học trung đại khác văn học dân gian như thế nào văn học trung đại khác văn học hiện đại văn học trung đại khái niệm văn học trung đại kì 1 lớp 9 văn học trung đại kiên giang văn học trung đại là văn học trung đại là gì văn học trung đại là j văn học trung đại lớp 10 văn học trung đại lớp 11 văn học trung đại lớp 12 văn học trung đại lớp 7 văn học trung đại lớp 8 văn học trung đại lớp 9 văn học trung đại lớp 9 tập 1 văn học trung đại mang nội dung yêu nước văn học trung đại mấy giai đoạn văn học trung đại nằm trong khoảng thời gian nào văn học trung đại nghệ thuật văn học trung đại ngữ văn 11 văn học trung đại nửa cuối thế kỉ 19 văn học trung đại nội dung văn học trung đại nói về người phụ nữ văn học trung đại nước ta sau những vấn đề văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội văn học trung đại ở cấp 2 văn học trung đại ở lớp 10 văn học trung đại pdf văn học trung đại phản ánh những nội dung nào văn học trung đại phản ánh nội dung gì văn học trung đại phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại phát triển qua mấy thời kỳ văn học trung đại phát triển rực rỡ văn học trung đại phát triển trong hoàn cảnh nào văn học trung đại phương tây văn học trung đại qua mấy giai đoạn văn học trung đại quy phạm văn học trung đại ra đời văn học trung đại ra đời khi nào văn học trung đại ra đời sau văn học dân gian đúng hay sai văn học trung đại ra đời trong hoàn cảnh nào văn học trung đại thể hiện lòng yêu nước văn học trung đại tồn tại trong khoảng thời gian nào văn học trung đại trải qua mấy giai đoạn văn học trung đại trung quốc văn học trung đại và hiện đại văn học trung đại về mùa thu văn học trung đại về quan hệ xã hội văn học trung đại ví dụ văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây đúng hay sai văn học trung đại việt nam phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại vn văn học đương đại trung quốc đề thi bồi dưỡng môn ngữ văn lớp 9 đề thi chuyên văn 9
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top