Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC STEM TRONG MÔN KHTN LỚP 6 - BÀI 25: VI KHUẨN - QUY TRÌNH LÀM GIẤM TÁO TẠI NHÀ được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”, đồng thời đưa ra nhiệm vụ: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018”.
Điều mà mỗi giáo viên luôn trăn trở là tìm giải pháp đổi mới phương pháp dạy học để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú cũng như phát huy tính chủ động, tích cực của người học, từ đó, học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đang thực hiện giáo dục theo chương trình GDPT 2018.
Phương pháp dạy học STEM đang là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng được những yêu cầu đó và tôi đã áp dụng để thực hiện chuyên đề “Dạy học STEM trong môn Khoa Học Tự Nhiên 6” áp dụng trong bài Bài 25 : VI KHUẨN-
QUY TRÌNH LÀM GIẤM TÁO TẠI NHÀ , hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà thực hiện trong 2 tuần và trình bày sản phẩm tại lớp học.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là viết tắt của các từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này được lồng ghép, tích hợp và bổ trợ cho nhau giúp học sinh phát triển năng lực, tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Trong định hướng giáo dục STEM, HS là trung tâm, giáo viên là người đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục STEM chú trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của HS.
Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà mục tiêu giáo dục STEM sẽ khác nhau. Với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, HS sẽ chủ động học tập, từ đó khuyến khích các em có định hướng rõ ràng khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn.
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”, đồng thời đưa ra nhiệm vụ: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017-2018”.
Điều mà mỗi giáo viên luôn trăn trở là tìm giải pháp đổi mới phương pháp dạy học để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú cũng như phát huy tính chủ động, tích cực của người học, từ đó, học sinh phải có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, đặc biệt là đối với học sinh lớp 6 đang thực hiện giáo dục theo chương trình GDPT 2018.
Phương pháp dạy học STEM đang là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng được những yêu cầu đó và tôi đã áp dụng để thực hiện chuyên đề “Dạy học STEM trong môn Khoa Học Tự Nhiên 6” áp dụng trong bài Bài 25 : VI KHUẨN-
QUY TRÌNH LÀM GIẤM TÁO TẠI NHÀ , hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà thực hiện trong 2 tuần và trình bày sản phẩm tại lớp học.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là viết tắt của các từ tiếng Anh: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Các kiến thức và kĩ năng này được lồng ghép, tích hợp và bổ trợ cho nhau giúp học sinh phát triển năng lực, tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Trong định hướng giáo dục STEM, HS là trung tâm, giáo viên là người đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh, học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh kiến thức và thực hành vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Vì vậy, giáo dục STEM chú trọng phát triển kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất của HS.
Tùy vào từng đối tượng khác nhau mà mục tiêu giáo dục STEM sẽ khác nhau. Với HS phổ thông, việc theo học các môn học STEM còn có ảnh hưởng tích cực tới khả năng lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Khi được học nhiều dạng kiến thức trong một thể tích hợp, HS sẽ chủ động học tập, từ đó khuyến khích các em có định hướng rõ ràng khi chọn chuyên ngành cho các bậc học cao hơn.