- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ : Giáo án ôn tập hè ngữ văn 8 lên 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 401 trang. Các bạn xem và tải giáo án ôn tập hè ngữ văn 8 lên 9 về ở dưới.
Khái niệm
- Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;...là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
CHỦ ĐỀ 1: TRI THỨC THỂ LOẠI
Bài 1: truyện lịch sử
Bài 1: truyện lịch sử
Khái niệm
- Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;...là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.
- Các đặc trưng của thể loại
- Đặc trưng thể loại
- Tiêu chí
- Nội dung
- Ví dụ
- Bối cảnh
-Truyện lịch sử tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với một khoảng thời gian năm tháng, niên đại, thời đại cụ thể trong quá khứ. Trong bối cảnh (thời gian – không gian) ấy, cuộc sống con người và không khí thời đại hiện lên rõ nét, không lẫn với thời gian, không gian khác.
-Văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”, dựa trên lịch sử có thật về nhân vật có thật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể: đó là hiện thực lịch sử hào hùng của dần tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ với chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789) đánh tan 29 vạn quần Thanh.
- Cốt truyện
-Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra. Nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó. - Cốt truyện của “Quang Trung đại phá quân Thanh” được xây dựng trên cơ sở các sự kiện từng xảy ra; tuy nhiên, các tác giả đã tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo dụng ý nghệ thuật của mình nhằm thể hiện chủ để tư tưởng. Xâu chuỗi các sự kiện, ta sẽ hình dung rõ ràng cốt truyện của đoạn trích: được tin báo quần Thanh chiếm đóng Thăng Long, Nguyễn Huệ liền họp các tướng sĩ, định thần chinh cầm quần đi ngay; lên ngôi hoàng đế, đốc thúc đại binh ra Bắc dẹp giặc; quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết; vua tôi nhà Lê hoảng sợ, hết hồn hết vía tìm đường bỏ trốn;... - Nhân vật
-Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn. Thông thường truyện lịch sử tập trung khắc họa những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,...những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc. - Thế giới nhân vật trong Quang Trung đại phá quân Thanh khá phong phú, trong đó tác giả tập trung khắc hoạ những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, các vị tướng cầm quần - những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc, trong đó, Quang Trung, Lê chiêu Thống là những nhân vật tiêu biểu. Được khắc hoạ một cách sinh động, rõ nét, hai nhân vật đó thể hiện khá đầy đủ cách nhìn nhận, lí giải vẽ lịch sử của các tác giả. - Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ trong truyện lịch sử, ngôn ngữ nhân vật phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.
- Trong Quang Trung đại phá quân Thanh, nhất là ngôn ngữ của các nhân vật:
+Quang Trung mạnh mẽ, dứt khoát, khẳng khái.
+Lê Chiêu Thống: Khúm lúm, nịnh bợ.
+Tôn sĩ nghị:Kiêu căng, bất tài, hèn nhát
Nội dung chủ đề
- Là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lãi hay thông điệp chính của tác phẩm.
- Chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.
Ví dụ: Văn bản “Lá cờ thuê sáu chữ vàng” của Nguyễn Huy Tưởng
+ Chủ đề: Lòng yêu nước: Ca ngợi tấm lòng yêu nước của người thiếu niên Trần Quốc Toản. Qua đó, giúp người đọc thấy được lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của cả quân dân nhà Trần lúc bấy giờ.
+ Chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà qua nội dung truyện, hành động của nhân vật Trần Quốc Toản khi không được vào hội nghị đã bóp nát quả cam để tô đậm lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc của nhân vật này.
BÀI 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬTKhái niệm
- Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc), gồm hai thể chính là bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phổi hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp. Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc; bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình; ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn.- Các đặc trưng của thể loại
- Đặc trưng thể loại
- Tiêu chí
- Thất ngôn bát cú
- Thất ngôn tứ tuyệt
- Số câu
- Tám câu mỗi câu bảy chữ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
èBài thơ gồm 8 câu mỗi câu 7 chữ-Bốn câu mỗi câu bảy chữ
-Ví dụ: Bài thơ: “Thiên Trường vãn vọng” (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) của Trần nhân Tông:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
èBài thơ gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ- Bố cục
-Gồm bốn cặp câu thơ, thường tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới).
- Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn câu đầu, bốn câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối.
*Ví dụ: Bài thơ “Thu Điếu” có 2 cách chia bố cục
- Cách 1:
+ Hai câu đề: Quang cảnh mùa thu.
+ Hai câu thực: Những chuyển động nhẹ nhàng của mùa thu.
+ Hai câu luận: Bầu trời và không gian làng quê..
+ Hai câu kết: Tâm trạng của nhà thơ.
- Cách 2:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Tình thu.
è Nên chia theo cách hai để hiểu rõ tư tưởng của bài thơ- Bao gồm 4 phần: khởi (mở ý cho bài thơ), thừa (tiếp nối, phát triển ý thơ), chuyển (phát triển, chuyển hướng ý thơ), hợp (thâu tóm ý tứ của toàn bài và có thể mở ra những ý tưởng mới).
- Khi đọc hiểu, cũng có thể vận dụng cách chia bố cục bài thơ thành hai phần: bốn hai câu đầu, hai câu cuối hoặc sáu câu đầu, hai câu cuối.
*Ví dụ: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” có 2 cách chia bố cục
-Cách 1:
+Câu khai Không gian thôn xóm
+Câu thừa: Chiều muộn thôn quê thanh bình, thơ mộng và yên ả
+Câu chuyển: Hình ảnh con người nơi làng quê.
+Câu hợp: Hình ảnh thiên nhiên nơi thôn dã.
-Cách 2:
+Phần 1 (2câu đầu): Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà
- Phần 2 (2 câu còn lại): Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà
è Nên chia theo cách hai để hiểu rõ tư tưởng của bài thơ- Luật B –T
- -B: Bằng (Gồm chữ mang thanh huyền, không dấu)
- -T: Trắc (Gồm chữ mang các dấu còn lại)
- VD: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
- B B T T T B B
- - Quy định luật B- T của bài thơ được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất: nếu chữ này là thanh B thì bài thơ thuộc luật B, nếu là thanh T thì bài thơ thuộc luật T.
- *Ví dụ: Bài thơ “ Thu điếu”: Tiếng thứ 2 của câu thơ thứ nhất trong bài thơ “Thu” làm theo thanh B
- Để đảm bảo sự hài hoà, cân bằng, trong mỗi câu, các thanh bằng, trắc đan xen nhau theo quy luật B-T-B hoặc T-B-T (bắt buộc ở chữ thứ 2, 4, 6 các chữ 1,3,5,7 không quan tâm viết thanh nào cũng được –còn được gọi là “Nhất, tam, ngũ bất luận; Nhị, tứ, lục phân minh”)
*Ví dụ: Bài thơ “ Thu điếu”
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
B T B
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
T B T
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
T B TQuy định luật B- T giống thể thơ thất ngôn bát cú
- *Ví dụ: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” Tiếng thứ 2 của câu thơ thứ nhất trong bài thơ “hậu” làm theo thanh T.
- (Chú ý dựa vào phần phiên âm để
- => Cả bài thơ làm luật T
- *Ví dụ: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”
T B T
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
B T B
Mục đồng địch lí quy ngưu tận,
B T B- Chú ý: - Dựa vào phần phiên âm để xác định luật B-T của bài thơ, không dựa vào dịch thơ hay dịch nghĩa.
- -Trong bài thơ tiếng 2-4-6 của mỗi câu thơ phải tuần theo quy luật T-B-T hoặc B-T-B (xen kẽ thanh với nhau) nếu không thì bị coi là thất luật (phá luật).
- Niêm
-Bài thơ còn có niêm dựa theo các cặp cố định ( câu 1 dính với câu 8; câu 2 với câu 3; câu 4 với câu 5; câu 6 với câu 7. Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc các cặp bắt buộc phải giống nhau về quy luật gieo vần T-B-T hoặc B-T-B ở tiếng 2,4,6 trong câu thơ.
*Ví dụ: Bài thơ “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
B T B
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
T B T
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
T B T
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
B T B
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
B T B
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
T B T
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
T B T
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
B T B
=>Câu 1-8 bắt niêm với nhau : B-T-B, câu 2-3: T-B-T, Câu 4-5 : b-T-B, câu 6-7 : T-B-T.-Bài thơ còn có niêm dựa theo các cặp cố định ( câu 1 dính với câu 4; câu 2 với câu 3) Niêm có nghĩa là sự giống nhau về B - T theo nguyên tắc các cặp bắt buộc phải giống nhau về quy luật gieo vần T-B-T hoặc B-T-B ở tiếng 2,4,6 trong câu thơ.
*Ví dụ: Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
T B T
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
B T B
Mục đồng địch lí quy ngưu tận
B T B
Bạch lộ song song phi hạ điền.
T B T
=>Câu 1-4 bắt niêm với nhau : T-B-T, câu 2-3: B-T-B.- Đối
-Chủ yếu đối ở hai câu thực và hai câu luận; cũng có bài chỉ đối ở một liên hoặc ở cả ba, bốn liên. Nguyên tắc cơ bản là các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại, các cụm động từ, danh từ đối nhau trong hai cầu thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
=>“Nhớ nước”, “đau lòng” động từ kết hợp với danh từ thì câu dưới “thương nhà”, “mỏi miệng” cũng như vậy.
=>“Con quốc quốc” đối với “cái gia gia” vừa là danh từ chỉ tên loài vật (con chim quốc và chim đa đa), vừa lầ âm thanh tiếng kêu, vừa là từ láy, vừa là cách chơi chữ để chỉ nỗi nhớ nước nhà- Cặp đối thường ở câu 2-3 nhưng bài thơ không bắt buộc phải có đối.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!