- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN Nguyễn trãi cuộc đời và sự nghiệp văn 10: chuyên đề Nguyễn Trãi được soạn dưới dạng file word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
Chú thích:
– Trần trần: Tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy
– Mựa: chớ đừng – mựa cậy: Đừng ỷ vào, đừng cậy vào
– Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: Muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Vần “anh” được gieo ở các câu nào?
A. 1 – 2 – 4 – 6
B. 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. 1 – 3 – 5 – 7
D. 1 – 2 – 3 – 4 – 6
Câu 3. Xác định bố cục của bài thơ trên:
A. Đề - Thực – Luận – Kết
B. Bốn câu đầu – Bốn câu sau
C. Hai câu đầu – Sáu câu sau
D. Sáu câu đầu – Hai câu sau
Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
A. Phép đối – Phép điệp – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
B. Phép đối – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ
C. Phép đối – Phép điệp – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ
D. Phép đối – So sánh – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào?
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
A. Không đề phòng lúc bé, không thể lớn lên được, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
B. Tu chí khi nhỏ thì mới có thể thành người, chỉ cần sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
C. Lúc nhỏ không đề phòng, không thể làm việc lớn, đã mắc sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
D. Lúc nhỏ không rèn luyện, tu chí, không thành người khi lớn lên, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Những chiêm nghiệm về đời, về người và thái độ đề cao lối sống an nhàn, không bon chen của Nguyễn Trãi.
B. Lời khuyên về lối sống không bon chen, an nhàn trước thế sự của Nguyễn Trãi.
C. Thái độ sống an nhàn, hưởng lạc không bon chen thế sự của Nguyễn Trãi.
D. Lời phê phán lòng người và miệng đời, thái độ sống an nhàn không bon chen của Nguyễn Trãi.
Câu 7. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?
A. Lí tưởng về cuộc sống tốt đẹp và những con người tốt đẹp sự lo sợ của Nguyễn Trãi trước lòng người đen bạc của xã hội đương thời.
B. Phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
C. Khát khao rèn luyện các lí tưởng cao đẹp và phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
D. Đề cao lối sống an nhàn và tránh xa sự bon chen của xã hội đương thời.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Câu 9. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của mình về vấn đề: Để không bị ngả nghiêng trước những lời phán xét của người khác!
II. VIẾT (4.0 điểm)
Dựa vào nội dung của văn bản trên và những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
View attachment 274887
CHỦ ĐỀ: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI
ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
ĐỀ LUYỆN SỐ 1
Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Trần trần mựa cậy những ta lành,
Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành.
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
(Bảo kính cảnh giới bài 9, Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976)
Chú thích:
– Trần trần: Tự nhiên, chất phác, ý chỉ lối sống có sao là vậy
– Mựa: chớ đừng – mựa cậy: Đừng ỷ vào, đừng cậy vào
– Tốn: từ tốn; nhượng: khiêm nhượng – ngàn muôn tốn nhượng: Muôn đời sống từ tốn, khiêm nhường
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Thể thơ của bài thơ trên là:
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Thất ngôn bát cú Đường luật D. Thơ trường thiên bảy chữ
Câu 2. Vần “anh” được gieo ở các câu nào?
A. 1 – 2 – 4 – 6
B. 1 – 2 – 4 – 6 – 8
C. 1 – 3 – 5 – 7
D. 1 – 2 – 3 – 4 – 6
Câu 3. Xác định bố cục của bài thơ trên:
A. Đề - Thực – Luận – Kết
B. Bốn câu đầu – Bốn câu sau
C. Hai câu đầu – Sáu câu sau
D. Sáu câu đầu – Hai câu sau
Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
A. Phép đối – Phép điệp – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
B. Phép đối – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ - Hoán dụ
C. Phép đối – Phép điệp – So sánh – Nhân hóa - Ẩn dụ
D. Phép đối – So sánh – Nhân hóa – Hoán dụ - Liệt kê
Câu 5. Hai câu thơ sau có thể hiểu như thế nào?
Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn,
Nếu có sâu thì bỏ canh.
A. Không đề phòng lúc bé, không thể lớn lên được, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
B. Tu chí khi nhỏ thì mới có thể thành người, chỉ cần sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
C. Lúc nhỏ không đề phòng, không thể làm việc lớn, đã mắc sai phạm thì đều là thứ bỏ đi.
D. Lúc nhỏ không rèn luyện, tu chí, không thành người khi lớn lên, bát canh có sâu thì ắt phải bỏ đi.
Câu 6. Nội dung chính của bài thơ trên là gì?
A. Những chiêm nghiệm về đời, về người và thái độ đề cao lối sống an nhàn, không bon chen của Nguyễn Trãi.
B. Lời khuyên về lối sống không bon chen, an nhàn trước thế sự của Nguyễn Trãi.
C. Thái độ sống an nhàn, hưởng lạc không bon chen thế sự của Nguyễn Trãi.
D. Lời phê phán lòng người và miệng đời, thái độ sống an nhàn không bon chen của Nguyễn Trãi.
Câu 7. Theo em, cảm hứng chủ đạo của bài thơ trên là gì?
A. Lí tưởng về cuộc sống tốt đẹp và những con người tốt đẹp sự lo sợ của Nguyễn Trãi trước lòng người đen bạc của xã hội đương thời.
B. Phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
C. Khát khao rèn luyện các lí tưởng cao đẹp và phê phán lối sống đen bạc của xã hội đương thời.
D. Đề cao lối sống an nhàn và tránh xa sự bon chen của xã hội đương thời.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn,
Lòng người quanh nữa nước non quanh.
Câu 9. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Ở thế an nhàn chăng có sự,
Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày quan điểm của mình về vấn đề: Để không bị ngả nghiêng trước những lời phán xét của người khác!
II. VIẾT (4.0 điểm)
Dựa vào nội dung của văn bản trên và những hiểu biết về thơ văn Nguyễn Trãi, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá bài thơ “Bảo kính cảnh giới bài số 9” của Nguyễn Trãi
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6.0 | |
1 | A | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | A | 0.5 | |
4 | C | 0.5 | |
5 | B | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | A | 0.5 | |
8 | Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh. - Phép đối: Miệng thế nhọn – Lòng người quanh/ chông mác nhọn – nước non quanh - Phép điệp: Nhọn, quanh - So sánh: Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn/ Lòng người quanh nữa nước non quanh - Ẩn dụ: Chông mác nhọn – Lời nói sắc bén, Nước non quanh – Không thẳng thắn, chính trực à Chiêm nghiệm về đời về người, miệng đời thế gian và lòng người không phải ai cũng thẳng thắn, chính trực, đôi khi cũng như lưỡi chông mác sắc bén có thể gây tổn thương, đau đớn cho chúng ta. | 0.5 |