Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Bổ Túc Văn Hóa tỉnh Đồng Nai được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có thầy thì không có giáo dục”. Nhà giáo có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, muốn phát triển giáo dục, việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Trong các năm học gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo rất quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Trong công văn 5516/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 19 tháng 8 năm 2011 có nêu: “Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đãm bảo về chất lượng...”.
Trong nội dung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 của phòng Giáo dục thường xuyên Sở GDĐT Đồng Nai đã nêu: “ Xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng CBQL, GV về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ...phù hợp với điều kiện đặc thù của từng đơn vị...”
Trong những năm qua, công tác giáo dục của trường BTVH tỉnh đã đạt được một số thành tích nhất định. Nhưng hiện nay, trước yêu cầu đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục thì trình độ của đội ngũ giáo viên là một yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện yêu cầu đó. Trên báo Giáo dục Việt Nam, hiệu trưởng một trường đại học đã viết: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phải coi trọng chất lượng ngưởi thầy”.
Với vai trò là một cán bộ quản lý tôi hết sức ưu tư trước việc tìm tòi những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm học 2011 - 2012 tôi đã nghiên cứu và đẩy mạnh việc thực hiện Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Bổ Túc Văn Hóa tỉnh Đồng Nai với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng trong năm học này và những năm tiếp theo.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài này nhằm phân tích thực trạng giáo dục ở trường BTVH Tỉnh Đồng Nai trong các năm gần đây và thực hiện những nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường đáp ứng yêu cầu của ngành hiện nay.
3. Giới hạn của đề tài: Chỉ nghiên cứu thực trạng và công tác của đội ngũ giáo viên ở trường Bổ túc văn hoá tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát, phỏng vấn, thống kê và tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo viên ở trường Bổ túc văn hoá tỉnh.
1. Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có thầy thì không có giáo dục”. Nhà giáo có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, muốn phát triển giáo dục, việc đầu tiên cần làm là xây dựng đội ngũ nhà giáo.
Trong các năm học gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo rất quan tâm công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo. Trong công văn 5516/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 19 tháng 8 năm 2011 có nêu: “Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đãm bảo về chất lượng...”.
Trong nội dung hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 của phòng Giáo dục thường xuyên Sở GDĐT Đồng Nai đã nêu: “ Xây dựng kế hoạch phát triển và bồi dưỡng CBQL, GV về chuyên môn, tin học, ngoại ngữ...phù hợp với điều kiện đặc thù của từng đơn vị...”
Trong những năm qua, công tác giáo dục của trường BTVH tỉnh đã đạt được một số thành tích nhất định. Nhưng hiện nay, trước yêu cầu đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục thì trình độ của đội ngũ giáo viên là một yếu tố hết sức quan trọng để thực hiện yêu cầu đó. Trên báo Giáo dục Việt Nam, hiệu trưởng một trường đại học đã viết: “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục phải coi trọng chất lượng ngưởi thầy”.
Với vai trò là một cán bộ quản lý tôi hết sức ưu tư trước việc tìm tòi những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong năm học 2011 - 2012 tôi đã nghiên cứu và đẩy mạnh việc thực hiện Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường Bổ Túc Văn Hóa tỉnh Đồng Nai với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng trong năm học này và những năm tiếp theo.
2. Mục đích của đề tài:
Đề tài này nhằm phân tích thực trạng giáo dục ở trường BTVH Tỉnh Đồng Nai trong các năm gần đây và thực hiện những nội dung bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường đáp ứng yêu cầu của ngành hiện nay.
3. Giới hạn của đề tài: Chỉ nghiên cứu thực trạng và công tác của đội ngũ giáo viên ở trường Bổ túc văn hoá tỉnh Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu: khảo sát, phỏng vấn, thống kê và tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo viên ở trường Bổ túc văn hoá tỉnh.