Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 10 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành đã có những giải pháp trong đó đặc biệt coi trọng công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức. Như chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học viên và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, là điều mơ ước của trung tâm và tập thể thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Điều này thật không đơn giản đối với học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành. Bởi vì, đa số học viên ở trung tâm là những em với nhiều lí do không được vào Trường Phổ thông Trung học, kiến thức bị mai một do bỏ học thời gian dài, bị kỉ luật ở trường phổ thông, gia đình khó khăn về kinh tế vừa đi học vừa đi làm......Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc giáo dục và quản lí học viên. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt giám đốc quản lí, tổ chức, giáo dục học viên và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng văn hóa và đạo đức của lớp mình phụ trách.
Chất lượng văn hóa và đạo đức của học viên được nâng cao chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo giáo dục đúng dắn, phù hợp, hiệu quả. Công tác chủ nhiệm có một vị trí vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trung tâm. Điều này càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng quyết định hơn trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức trong trung tâm. Vì thế, người quản lí trung tâm cần phải đổi mới cách nhìn và hơn nữa đó là đổi mới việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm, để đáp ứng được việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức trong trung tâm.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH”.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Theo Luật Giáo dục Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ mục tiêu đó, chúng ta có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của Giáo dục-Đào tạo trong việc hình thành nhân cách cho người học. Đặc biệt, trong công tác quản lí, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành. Chất lượng văn hóa và đạo đức của mỗi học viên chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo, giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả thì mới có thể nâng cao được chất lượng văn hóa và đạo đức cho học viên.
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để thực hiện chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục” Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành đã có những giải pháp trong đó đặc biệt coi trọng công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức. Như chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học viên và các phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, là điều mơ ước của trung tâm và tập thể thầy cô giáo làm công tác chủ nhiệm. Điều này thật không đơn giản đối với học viên ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành. Bởi vì, đa số học viên ở trung tâm là những em với nhiều lí do không được vào Trường Phổ thông Trung học, kiến thức bị mai một do bỏ học thời gian dài, bị kỉ luật ở trường phổ thông, gia đình khó khăn về kinh tế vừa đi học vừa đi làm......Vì vậy, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc giáo dục và quản lí học viên. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt giám đốc quản lí, tổ chức, giáo dục học viên và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng văn hóa và đạo đức của lớp mình phụ trách.
Chất lượng văn hóa và đạo đức của học viên được nâng cao chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo giáo dục đúng dắn, phù hợp, hiệu quả. Công tác chủ nhiệm có một vị trí vai trò quan trọng trong việc xây dựng nề nếp, giáo dục học viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trung tâm. Điều này càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng quyết định hơn trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức trong trung tâm. Vì thế, người quản lí trung tâm cần phải đổi mới cách nhìn và hơn nữa đó là đổi mới việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm, để đáp ứng được việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức trong trung tâm.Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài “CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN LONG THÀNH”.
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
Theo Luật Giáo dục Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ mục tiêu đó, chúng ta có thể thấy vai trò hết sức quan trọng của Giáo dục-Đào tạo trong việc hình thành nhân cách cho người học. Đặc biệt, trong công tác quản lí, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm trong việc nâng cao chất lượng văn hóa và đạo đức ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Long Thành. Chất lượng văn hóa và đạo đức của mỗi học viên chỉ có được khi giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo trung tâm có biện pháp chỉ đạo, giáo dục đúng đắn, phù hợp, hiệu quả thì mới có thể nâng cao được chất lượng văn hóa và đạo đức cho học viên.