- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,796
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập giữa kì 2 văn 10 kết nối tri thức NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập giữa kì 2 văn 10 kết nối tri thức về ở dưới.
ĐỀ 1: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
Góc thành Nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 395)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Nỗi niềm đau đớn trước cuộc đời D. Cuộc sống thanh bần
Câu 3. Nhận định nào đúng về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ta”
B. Nhân vật trữ tình là tác giả, không xuất hiện trực tiếp trong bài thơ
C. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”
D. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên nơi thôn dã thanh bình
B. Tâm sự chua chát, tự trào trước cảnh ngộ của mình.
C. Sự chán ghét chốn quan trường
D. Tâm sự trước cuộc sống chốn quan trường.
Câu 5. Tác giả sử dụng các biện pháp tu từ gì qua hai cặp câu 3 – 4 và 5 – 6?
A. Ẩn dụ, phép đối B. So sánh, phép đối C. Nhân hoá, so sánh D. Ẩn dụ, so sánh
Câu 6. Tác giả muốn nói đến cuộc sống nào qua từ “lều một gian”?
A. Cuộc sống thảnh thơi, thanh nhàn. B. Cuộc sống giàu sang, phú quý.
C. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn. D. Cuộc sống xô bồ, bon chen.
Câu 7. Nhận xét nào đúng về nghệ thuật của bài thơ?
A. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái biểu cảm, gây ấn tượng với người đọc.
B. Lối thơ thủ vĩ ngâm, dòng thơ thứ tám lặp lại hoàn toàn dòng thơ thứ nhất; kết hợp thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
C. Lối thơ thủ vĩ ngâm, dòng thơ thứ tám lặp lại hoàn toàn dòng thơ thứ nhất, ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái biểu cảm
D. Kết hợp thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
à Tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình hiện lên là một nhà nho nghèo, có tự trọng, biết giá trị của mình, dù thiếu thốn về vật chất.
Câu 9. Những câu thơ, hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng với anh/chị? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
à Những câu thơ, hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng, viết đúng dung lượng (Hs lựa chọn câu thơ hoặc hình ảnh gây ấn tượng, có lí giải phù hợp )
Gợi ý:
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian
Câu thơ giúp người đọc cảm nhận về vẻ đẹp nhân cách thanh cao của một nhà nho cho dù phải trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vật chất nhưng luôn giữ nhân cách thanh cao, một tấm lòng yêu nước thương dân.
Câu 10. Thông điệp nào có ý ngĩa nhất với anh chị qua bài thơ?
à Hs nêu thông điệp theo quan điểm cá nhân.
Gợi ý:
- Lòng tự trọng của mỗi người.
- Nhân cách – thước đo giá trị của mỗi con người…..
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về: Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của mỗi con người
ĐỀ 2: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
TÙNG
I
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng.”
II
Đông lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bền day chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.”
III
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khỏe thay.
Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,
Dành còn để trợ dân này.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 467)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào?
A. Vần chân B. Vẫn lưng C. Vần liền D. Vần cách
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Tùng B. Cúc C. Trúc D. Mai
Câu 3. Chủ đề của bài thơ?
A. Cuộc sống thanh cao, đạm bạc B. Phẩm chất của người quân tử
C. Lí tưởng sống thanh nhàn D. Sự chán ghét chốn quan trường
Câu 4. Trong bài thơ cây tùng có những đặc điểm gì?
A. Tài đống lương cao, tuyết sương, hổ phách, phục linh.
B. Lạt thuở ba đông, tuyết sương, cội rễ bền, phục linh.
C. Tài đống lương cao, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.
D. Lạt thuở ba đông, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.
Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông?
A. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của cây Tùng
B. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của người quân tử
C. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của nhà thơ Nguyễn Trãi
D. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên.
Câu 6. Bài thơ nói đến những phẩm chất nào của người quân tử?
A. Nhân, trí, tín B. Nhân, lễ nghĩa C. Nhân, trí, dung D. Công, dung, hạnh.
Câu 7. Câu thơ “Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày” giúp ta hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình?
A. Thanh thản, hoà mình vào thiên nhiên B. Chua xót khi bị triều đình ruồng bỏ
C. Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan D. Bất bình trước triều đình phong kiến.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng trong bài thơ là gì?
à Biểu tượng về phẩm chất của kẻ sĩ quân tử: sự chịu đựng gian khổ, thử thách, sống kiên cường, thanh cao, được dùng vào việc lớn, giúp ích đất nước.
Câu 9. Bài thơ giúp anh.chị hiểu gì về con người Nguyễn Trãi? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
àHS trả lời theo quan điểm của cá nhân, viết câu trả lời đúng dung lượng.
Gợi ý:
Qua bài thơ “Tùng” chúng ta hiểu hơn về con người của tác gia Nguyễn Trãi: phẩm chất nhân cách thanh cao, một người anh hùng, một nhà thơ, nhà quân sự kiệt xuất; tấm lòng yêu nước thương dân luôn trăn trở trước vận mệnh của đất nước
Câu 10. Qua bài thơ anh/chị rút ra bài học gì?
à HS trả lời theo quan điểm riêng và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục cao. Viết câu trả lời đúng dung lượng.
Gợi ý (hs có thể trả lời 1 trong 2 bài học sau)
Bài học:
- Bài thơ giúp thức tỉnh ý chí của thế hệ trẻ hiện nay cần cố gắng hơn nữa để khắc phục những mặt yếu kém, tạo thêm ý chí kiên cường, chí khí vững chắc bảo vệ nền độc lập nước nhà.
- Cuộc sống đầy những biến cố thăng trầm, gặp nhiều trở ngại, nhưng không được nhụt trí, con người cần tự bồi dưỡng lý tưởng sống cho mình.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về lòng yêu nước.
ĐỀ 3: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
Đen gần mực, đỏ gần son.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 445)
Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát
Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Triết lí nhân sinh B. Nhân tình thế thái C. Lòng yêu nước D. Tình yêu thiên nhiên
Câu 3. Trong bài thơ, phép đối xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 - 2, 3 – 4. B. 3 - 4, 5 – 6. C. 5 – 6, 7 – 8. D. 1 – 2, 7 – 8.
Câu 4. Cặp từ cặp từ trái nghĩa nào xuất hiện trong bài thơ?
A. Xấu – tốt, dại – khôn, đen – đỏ. B. Xấu – tốt, dại – khôn, tròn – dài.
C. Dại – khôn, đen – đỏ, mực – son D. Dại – khôn, đen – đỏ, cao – thấp
Câu 5. Câu thơ “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn” gợi cho liên tưởng đến câu tục ngữ nào?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
C. Xỏi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Câu 6. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Đen gần mực, đỏ gần son."?
A. Môi trường sống hình thành nên nhân cách.
B. Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách.
C. Môi trường sống không ảnh hưởng đến nhân cách.
D. Môi trường sống tạo nên con người tốt đẹp
Câu 7. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: “Chơi cùng đứa dại nên bảy dại/ Kết mấy người khôn học nết khôn."
A. Phải biết chọn bạn. Thời đi học, thời trẻ cần biết chọn bạn. Chơi với bạn xấu rất nguy hiểm, không chóng thì chầy sẽ sa ngã hư hỏng.
B. Đứa dại là đứa lừa thầy phản bạn, là đứa xâu. Những vụ cướp của giết người, những vụ bạo lực học đường cho ta thấy "đứa dại" đó toàn là học sinh cá biệt, đứa con rắn mặt, bất hiếu.
C. Kết bạn với kẻ xấu dễ dàng lây nhiễm thói hư tật xấu, kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người
D. Kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người, để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.
à- Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:
+ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
+ Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
- Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:
+ Việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.
+ Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.
Câu 9. Qua bài thơ, nhà thơ muốn “răn mình” điều gì? Trình bày từ 5-7 dòng.
à Gợi ý:
Qua bài thơ, nhà thơ muốn răn dạy chúng ta nên thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh sống, cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống phù hợp với bản thân mình và lựa chọn tiếp xúc những gì thực sự tốt cho mình.
Câu 10. Bài học cho bản thân mà anh/chị rút ra từ việc đọc hiểu bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (XXI) của Nguyễn Trãi?
à Gợi ý:
Cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống sao cho thực sự tốt với mình, và luôn cố gắng thích ứng với hoàn cảnh linh hoạt để phát triển tốt nhất.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình.
ĐỀ 4: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
Quê cũ nhà ta thiếu của nào?
Rau trong nội, cá trong ao.
Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch,
Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao.
Khách đến vườn còn hoa lác,
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 407)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ nằm trong tập thơ nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Phú núi Chí Linh B. Ức Trai thi tập C. Quốc ngữ thi tập D. Quốc âm thi tập
Câu 2. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là?
A. Câu 2, câu 5, câu 6 B. Câu 2, câu 5, câu 7 C. Câu 2, câu 4, câu 6 D. Câu 2, câu 7, câu 8
Câu 3. Từ láy nào xuất hiện trong bài thơ?
A. Lơ thơ. B. Cảnh thanh. C. Cửu cao. D. Lẩn thẩn.
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây cho biết thời gian vào đêm?
A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ.
C. Rau trong nội, cá trong ao. D. Khách đến vườn còn hoa lác.
Câu 5. Hai câu thơ: “Quê cũ nhà ta thiếu của nào?/ Rau trong nội, cá trong ao”, cho biết tình cảm gì của nhân vật trữ tình với quê hương?
A. Chán chường về sự nghèo khó của quê hương B. Tự hào về sự giàu có của quê hương
C. Tự hào về sự nghèo khó của quê hương D. Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
Câu 6. Hình ảnh “nguyệt” trong câu thơ “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đối tượng nào?
A. Người bạn tốt của nhà thơ. B. Người bạn thâm lâu năm.
C. Người bạn tri âm, tri kỉ. D. Người bạn tương giao.
Câu 7. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?
A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời. B. Nhớ cảnh cũ, người xưa.
C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân. D. Nỗi lo cho dân,cho nước.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu các đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ?
à Đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu biểu cảm
- Hình ảnh điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc.
- Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, phép đối độc đáo.
Câu 9. Chỉ ra điểm tương đồng về nội dung giữa bài thơ với bài “Gương báu khuyên răn” (bài 43).
à Điểm tương đồng về nội dung giữa 2 bài thơ:
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước
- Tấm lòng tha thiết với cuộc sống
- Nỗi niềm lo cho dân, cho nước.
Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc? Trả lời khoảng 5- 7 dòng.
à Gợi ý:
Bài thơ trên của Nguyễn Trãi đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của con người yêu nước, thương dân. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sống có trách nhiệm.
ĐỀ 5: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Xét trong đạo làm người, trọng thì không gì trọng bằng trung nghĩa, tôn thì không gì tôn bằng danh tiết. Ghét chết, chuộng sống, theo vinh tránh nhục, đó là thường tình của người ta. Tôi từ khi sinh ra tới nay, vẫn chuộng danh tiết, và trọng trung nghĩa, ghét tiểu nhân đến nỗi đi tới hoạ hoạn, thân dù ở trong bước gian hiểm mà chí binh sanh không kém bớt. Ngày đêm than thở, sống có người trên, ơn sánh trời cao để kêu oan. May nghe thấy đại nhân từ kinh sư mới tới, sẽ xét rõ nguyên nhân các tội trạng, có thể mong ngài mở cho con đường sống. Chúng tôi được biết, già trẻ đều mừng vui. Chỉ mong ngài cho làm chức gia nô, để khỏi bị quan huyện làm khổ. Vả lại người xưa có nói: Lấy thù trị thù, tai hoạ không dứt. Đỗ Phú cùng tôi vốn có thù cũ, lại được bổ làm tri huyện bản huyện, đó là cái cớ làm cho chúng tôi phải li tán.
Nay thấy đại nhân, đức kịp tới cả côn trùng, ân kịp tới cả thảo mộc, khơi bùn quét bụi, thù dùng kẻ phản bạn, chiêu nạp kẻ lưu vong, có thể làm cho tôi đổi lỗi theo mới, rửa trí gột ác, thành người dân thời thái bình. Thế tức là làm cho đã chết được sống lại, nắm xương khô được sinh da thịt.
(Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.439, 440).
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản được viết theo thể loại nào của văn nghị luận trung đại?
A. Hịch B. Biểu C. Thư D. Chiếu
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 3. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Tác giả B. Lê Lợi C. Vương Thông D. Sơn Thọ
Câu 4. Theo tác giả, đạo làm người thể hiện ở những phẩm chất nào?
A. Trọng trung nghĩa, tôn danh tiết. B. Ghét chết, chuộng sống
C. Chết vinh, hơn sống nhục D. Trọng trung nghĩa, ghét tiểu nhân.
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Khuyên răn quân giặc ra hàng. B. Thuyết phục tướng sĩ Tàu ra hàng.
C. Thuyết phục để được làm quan. D. Khuyên răn, trao đổi với tướng sĩ Tàu
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Sơn Thọ cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự coi thường, khiêu khích
C. Sự mềm mỏng, nhún nhường D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Đoạn văn mở đầu (từ “ Xét trong đạo làm người…làm cho chúng tôi phải li tán” chủ yếu nêu lên luận điểm gì?
A. Người dùng binh giỏi phải là người hiểu biết về cách dùng người
B. Người dùng binh giỏi phải dũng cảm chiến đấu đến cùng.
C. Người dùng binh giỏi phải là người biết lấy thù trị thù.
D. Người dùng binh giỏi phải là người biết đồng cam cộng khổ với dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn văn mở đầu sử dụng chủ yếu các thủ pháp lập luận nào?
à Tác giả đã đi từ quy luật về đạo làm người trong cuộc sống từ đó bàn đến cách dùng người, kết hợp cùng các thủ pháp liệt kê, so sánh làm tăng tính thuyết phục cho lập luận.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: sức hấp dẫn của văn nghị luận là sự kết hợp giữa tính thuyết của lí lẽ với yếu tố biểu cảm. Em hãy chứng minh nhận định này qua văn bản “Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ”?
à Sức hấp dẫn của văn nghị luận là sự kết hợp giữa tính thuyết của lí lẽ với yếu tố biểu cảm, nhận định này được thể hiện qua văn bản “Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ”:
- Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện qua hệ thống luận điểm, trình tự lập luận chặt chẽ ( Ví dụ: Mở đầu, tác giả nêu lên đạo làm người trong cuộc sống, tiếp đó, chỉ ra cách dùng người sai trái dẫn đến hậu quả khôn lường, lấy ví dụ để chứng minh cho lời nói của mình)
- Yếu tố biểu cảm thể hiện qua việc Nguyễn Trãi thường diễn đạt những cảm xúc suy tư bằng hình ảnh so sánh ( ví dụ: lấy quan niệm về cách làm người trong cuộc sống liên hệ với bản thân; để nói đến cách dùng người sai, ông lấy ví dụ về Đỗ Phú khi làm quan kiến dân chúng li tán…)
Câu 10. Bức thư của Nguyễn Trãi giúp em hiểu gì về nghệ thuật “tâm công”? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống hiện nay không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
à- Nghệ thuật “tâm công” trong thơ Nguyễn Trãi: Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”.
- Ý nghĩa của nghệ thuật “tâm công”: trong cuộc sống hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì: giúp thu phục lòng người bằng chính nghĩa, bằng nhân tình, thuyết phục bằng lẽ phải và đạo lý, làm nhụt nhuệ khí của đối phương, giúp con người biết hướng hiện.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hoá ứng xử trong cuộc sống.
ĐỀ 6: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tôi nghĩ rằng: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy thắng nhỏ mà mừng, không lấy thua to mà sợ. Nay các ông chỉ có tàn tốt vài nghìn giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết mà viện binh không thấy đến, dân chúng ngày một lìa, mà quân sĩ ngày một mòn, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước Nam ta binh voi thì nhiều, tâm lực đều nhau, vũ khí ngày càng tinh nhuệ, khí quân ngày càng hồ hởi, kẽ sĩ trí mưu, các tướng vũ dũng chẳng khác gì cây rừng, răng lược vậy.
Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Vừa qua, mấy người tì tướng của ta tuổi trẻ tính ngông, không theo ước thúc, khinh chiến để thất cơ, các ông lấy thế làm đắc chí. Nay đem những tướng hiệu ở các lộ Tân Bình, Thuận Hoá, Diễn Châu, Nghệ An và ở các cơ Tiền Vệ, Tam Giang, Xương Giang, Trấn Di và đem nhiều người bị các ông làm lầm lỡ như thiên hộ, bá hộ quan hơn trăm người, quân một vạn mấy nghìn người, trai gái lớn nhỏ hơn ba vạn người do Thái đô đốc và các quan Tam ti chỉ huy so với vài người tì tướng của ta thì ai hơn ai kém, ai được ai thua? Thế mà ngài không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây nói khoác chẳng khác gì nhà đương cháy mà chim én còn nhơn nhơn cùng nhau vui mừng, há chẳng đáng cười lắm sao!
Và ngày nay ở đất Lưỡng Quảng nghe tin quân ta thừa thắng ruổi dài, bọn đạo tặc đã nhân dịp mà trỗi dậy. Tích Lịch đại vương đã giữ đất xưng đế. Mà binh voi của ta ngày đêm tiến công. Bằng Tường, Long Châu đều vào tay ta. Còn ngài ngày ngày trông đợi viện binh mà nói phao là viện binh sắp đến, nào có khác gì trong mộng nói chuyện mông không. Lại càng đáng cười lắm nữa.
Ngày trước, đô đốc họ Thái và các chỉ huy thiên vạn hộ cùng các quan phủ huyện châu có bảo tôi đem sự lý trong tờ chiếu của Thái Tông hoàng đế cho lập con cháu họ Trần để về Kinh mà tâu bày và tố cáo việc quan tổng binh không biết, trấn thủ phương Nam, lại theo kế của người khác, tự gửi văn thư đi thu binh mã của các vệ, giả làm giảng hòa rồi thì bội ước để đến nỗi bọn ấy nhao nhao kêu la thất sở. Nhưng tôi cứ nghĩ như tờ tâu ngày trước bắt được thì thấy tổng binh đại nhân thực có lòng thành, chỉ vì bọn họ Phương Chính, Mã Kỳ làm cho mê hoặc mới nên nỗi thế. Bởi vậy lời bàn ấy chưa quyết.
Nếu ngài nay lại có thể biết theo ước cũ, thì nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với đô đốc họ Thái, một mặt là để khỏi khổ can qua cho hai nước; mặt khác để cởi mở nỗi oán hờn thấy mình bị bán rẻ của ông Thái. Như thế thì ngài được toàn quân mà khỏi họa, há chẳng hay sao? Nếu cứ giữ sự mê muội cho đến chết, không biết biến thông thì cũng như câu Đường Thái Tông bảo “đem hết lòng chung mà chẳng ích gì” (tận trung vô ích) vậy.
Vả chăng, bậc đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc, đường hoàng. Muốn đánh thủy thì cứ đem hết chiến thuyền bày ở trên sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì cứ xuất hết binh mã ra nơi đồng ruộng một hai ngày để quyết sống mái, chứ không nên chúi đầu ở góc thành, chợt ra chợt vào, cướp giật củi cỏ mà cho là kế hay. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của đại trượng phu!
(Thư gửi Vương Thông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.548 - 550).
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản Thư gửi Vương Thông được viết bằng loại chữ nào ?
A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Hán và Quốc ngữ
Câu 3. Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần?
A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần
Câu 4. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Mã Kỳ B. Tích Lịch đại vương C. Vương Thông D. Phương Chính
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Thuyết phục tướng giặc rút quân về nước, tránh được chiến tranh cho nhân dân.
B. Khuyên giặc ra đầu hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp nếu đối phương thực hiện.
C. Tuyên bố chính thức giao chiến với đội quân xâm lược nhà Minh.
D. Tuyên bó đội quân xân lược nhà Minh chính thức thất bại ở Đại Việt.
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Vương Thông cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự coi thường, khiêu khích
C. Sự mềm mỏng, nhún nhường D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Đoạn văn mở đầu (từ “ Tôi nghĩ rằng…răng lược vậy” chủ yếu nêu lên luận điểm gì?
A. Người dùng binh giỏi phải là người hiểu biết về thuật dùng binh
B. Người dùng binh giỏi phải dũng cảm chiến đấu đến cùng.
C. Người dùng binh giỏi phải đồng cam cộng khổ với binh lính
D. Người dùng binh giỏi phải hết lòng gắn bó với nhân dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn văn mở đầu sử dụng chủ yếu các thủ pháp lập luận nào?
à Thủ pháp lập luận trong đoạn văn mở đầu: Tác giả đã đi từ quy luật cuộc sống bàn đến thuật dùng binh, kết hợp thủ pháp so sánh, đối lập để tăng tính thuyết phục.
Câu 9. Vấn đề được tác giả đưa ra bàn luận trong bức thư trên là gì? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
à- Vấn đề được tác giả đưa ra bàn luận trong bức thư trên là thuật dùng binh: người dùng binh giỏi không lấy thắng nhỏ mà mừng, không lấy thua to mà sợ. Đây cũng là luận đề của bức thư
- Dựa vào nội dung các phần của bức thư để nêu được vấn đề mà tác giả bàn luận.
Câu 10. Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
à Bài học (gợi ý)
- Sự mềm dẻo, linh hoạt trong cuộc sống
- Cần có bản lĩnh trước khó khăn
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.
ĐỀ 7: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(Năm Bính Ngọ 1426) tháng năm quân ta tới chân thành Nghệ An. Giặc không ra ứng chiến. Vì thế gửi thư này.)
Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính. Ta nghe nói: Phàm đã gọi là danh tướng thì trọng nhân nghĩa mà khinh quyền mưu. Lũ chúng mày quyền mưu thì không có, huống hồ là nhân nghĩa. Trước kia thư mày đưa tới thường cười ta là chuột chui nấp trong rừng núi, không dám đương chiến nơi bình địa. Nay ta đã tới đây. Ngoài thành Nghệ An, chỗ nào cũng là chiến trường được. Mày còn bảo được đó là rừng núi hay đồng bằng. Mày đóng cửa thành cố giữ nhút nhát như một mụ già. Sao vậy. Ta e lũ mày không khỏi cái nhục cân quắc vậy. (Cân quắc: đàn ông mà nhút nhát sợ hãi đáng ăn mặc y phục đàn bà, đây là nói đàn bà thời cổ)
(Lại gửi thư cho Phương Chính, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.448)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Tác phẩm trên thược thể loại nào?
A. Thơ trữ tình B. Văn ghị luận C. Kịch D. Truyện ngắn
Câu 2. Văn bản Lại gửi thư cho Phương Chính được viết bằng loại chữ nào ?
A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Hán và Quốc ngữ
Câu 3. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Mã Kỳ B. Tích Lịch đại vương C. Vương Thông D. Phương Chính
Câu 4. Theo tác giả, người làm danh tướng trọng nhất điều gì?
A. Yêu nước B. Nhân nghĩa C. Danh lợi D. Bổng lộc
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Thuyết phục tướng giặc rút quân về nước, tránh được chiến tranh cho nhân dân, đem lại hoà bình, độc lập.
B. Khuyên giặc ra đầu hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp nếu đối phương thực hiện, tránh tổn thất cho nhân dân
C. Nhằm mở đường cho kẻ thù đầu hàng, rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình độc lập cho dân tộc
D. Tỏ rõ thái độ, lập trường của ta, tuyên bố đội quân xâm lược nhà Minh chính thức thất bại ở Đại Việt.
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Phương Chính cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự mềm mỏng, nhún nhường
C. Sự coi thường, khiêu khích D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Dòng nào sau đây nói không đúng những đặc trưng nào về nghệ thuật của văn nghị luận Nguyễn Trãi trong văn bản trên?
A. Sự kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy.
B. Mang chất trữ tình sâu sắc, tác phẩm của ông tạo ra thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng
C. Hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật , đạt tới sự nhuần nhuyễn điêu luyện, sử dụng nhiều điển tích Hán học.
D. Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng , mục đích sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Trước kia thư mày đưa tới thường cười ta là chuột chui nấp trong rừng núi, không dám đương chiến nơi bình địa. Nay ta đã tới đây. Ngoài thành Nghệ An, chỗ nào cũng là chiến trường được. Mày còn bảo được đó là rừng núi hay đồng bằng. Mày đóng cửa thành cố giữ nhút nhát như một mụ già.”.
à Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
- Làm cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm
- Cho thấy sự yếu hèn, nhút nhát của tướng sĩ giặc, từ đó làm nổi bật khí thế của quân ta.
Câu 9. Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?
à Bức thư giúp ta hiểu thêm về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi:
Nguyễn Trãi là một ngòi bút chính luận lỗi lạc. Bài Lại gửi thư cho Phương Chính lần nữa thể hiện tác giả là tài năng nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc. Nguyễn Trãi đã lấy sự phân tích xác thực về thời thế, lấy chính tinh thần nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình để thuyết phục tướng giặc. Sức mạnh của sách lược “đánh vào lòng người” ở bức Lại gửi thư cho Phương Chính thể hiện một trí tuệ sáng suốt, một tấm lòng nhân ái cao cả, yêu hoà bình chính nghĩa của quân dân Đại Việt.
Câu 10. Theo em, văn bản trên có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
à Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản:
- Lập luận chặt chẽ.
- Có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng minh bạch, rõ ràng, xác thực.
- Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn lấy dẫn chứng đánh vào lòng tự trọng, tự tôn của tướng sĩ giặc, khiến chúng cảm thấy hổ thẹn mà ra đầu hàng.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận suy nghĩ của anh/chị về giá trị của hòa bình trong cuộc sống.
ĐỀ 8: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)
Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:
- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:
- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A.Thứ nhất C.Thứ ba
B.Thứ hai D.Không có ngôi kể
Câu 2. Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ đâu?
A. Ruộng của nhà bác Lê B. Đi làm mướn C. Đồng lương của bác Lê D. Đi ăn xin
Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì: Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn ?
A. Nhân hoá C. Ẩn dụ B. So sánh D. Điệp từ
Câu 4.Văn bản viết đề tài gì?
A.Số phận người nông dân B.Hủ tục xã hội
C.Tình yêu thiên nhiên D.Cuộc sống của người trí thức
Câu 5. Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:
A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.
B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách.
C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.
D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.
Câu 6. Từ “gia truyền” được hiểu là
A.Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ. B.Truyền từ nhà này sang nhà kia.
C.Lưu truyền trong một gia đình nhất định. D.Bí quyết được truyền qua nhiều đời.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung khái quát của đoạn trích?
A. Nỗi buồn của mẹ con bác Lê khi không có việc làm.
B. Tình mâu tử thiêng liêng, sâu nặng của mẹ con bác Lê.
C. Những ước mơ về cuộc sống ấm no của mẹ con bác Lê
D. Cuộc sống nghèo khổ, đáng thương của gia đình bác Lê
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn trích đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật
à Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật:
- Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của gia đình nhà bác Lê.
- Tấm lòng yêu thương của nhà văn dành cho nhân vật
Câu 9. Qua đoạn trích, em hiểu được gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945 và tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
à- Hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945: Cuộc sống của họ quá cơ cực, nghèo khổ và túng quẫn, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, quanh năm đói rét, khổ sở
- Tấm lòng của nhà văn: yêu thương, trân trọng xót xa cho nhà bác Lê nói riêng, và người nông dân Việt Nam nói chung. Qua đó tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây nên thảm cảnh đói khổ cho nhân dân ta.
Câu 10. Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?
à Một số thông điệp gợi ý:
+Cần biết sống lạc quan, yêu thương, chia sẻ
+Cần biết yêu thương, quý trọng gia đình.
+Sống là không ngừng nỗ lực, cố gắng
II.VIẾT (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh mẹ Lê trong đoạn trích trên.
ĐỀ 9: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…]Sư cụ chùa Đồi Mai không nài thêm và vẫn chỉ cười rất thuần hậu.
– Cháu có biết cụ Sáu nhà đến xin nước ở chùa đây đã mấy năm nay rồi không? Gần mười năm. Uống trà tàu như thầy cháu thì cũng có một. Cứ nước giếng chùa đây mới chịu pha trà. Lắm lúc già tự hỏi về cái tiền thân của thầy cháu xem là như thế nào. Nghĩ đến cái nhân duyên của thầy cháu với nhà chùa đây, thực cũng là bền và kỳ lắm cháu ạ.
Thoáng thấy tên lão bộc đã quảy xong gánh nước đang ngơ ngác tìm mình và làm ướt cả khoảng giữa sân chùa lát toàn đá tảng xanh, người con cụ Sáu, với cái từ tốn của một thư sinh ngồi hầu chuyện bực phụ chấp đã xuất gia, liền vội vàng đứng dậy xin phép về.
– Bạch cụ, cháu vội phải về, vì ở nhà hôm nay có khách uống trà. Có lẽ thầy cháu ở nhà đang chờ nước về.
Nhà sư già cũng vội theo bọn xin nước ra tới thềm ngoài. Sư cụ rút trong tay áo vải rộng ra một chiếc quạt thước, xòe rộng hết cả nan quạt, nghiêng che đầu cho đỡ nắng và bảo chú tiểu:
– Chú chạy mau ra vườn, bẻ mấy cành lá đào.
Rồi cụ giữ con cụ Sáu lại:
– Ấy, ấy, thong thả một chút. Thả mấy cành đào có lá vào nồi nước, lúc gánh đi đường xa nó đỡ sóng ra ngoài và về đến nhà, nước vẫn mát.
[…]Ông cụ Sáu, hôm nay lấy làm thích cái người khách lạ đó lắm. Người khách lạ vừa kể cho chủ nhân nghe một câu chuyện cổ tích. Lê trôn chén vào lợi chiếc đĩa cổ vài ba lần, người khách kể:
“Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin. Có một lần hắn gõ gậy vào đến lớp giữa một nhà phú hộ kia, giữa lúc chủ nhà cùng một vài quý khách đang ngồi dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu hình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem tên ăn mày định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi xem hắn muốn xin cơm thừa hay là canh cặn, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến gần lại, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”. Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không nỡ đuổi hắn ra và còn gọi hắn lại phía bàn cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một ấm trà mới kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và lạ lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa định xược với bọn họ đến lúc nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trông xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uống một chén thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà: “Là thân phận một kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ty tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa được lấy gì làm khoái hoạt lắm”. Hắn lạy tạ, tráng ấm chén, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kỹ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái lạy chủ nhân và quan khách, cắp gậy tập tễnh lên đường. Mọi người cho là một thằng điên không để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm được ra đến mươi mảnh trấu”.
Ông cụ Sáu nghe khách kể đến đấy, thích quá, vỗ đùi mình, vỗ đùi khách, kêu to lên:
– Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. Nhà, phần nhiều lại toàn là ấm song ấm quý.
– Cổ nhân cũng bịa ra một chuyện cổ tích thế để làm vui thêm cái việc uống một tuần nước đấy thôi. Chứ cụ tính làm gì ra những thứ người lạ ấy. Ta chỉ nên cho nó là một câu giai thoại.
[...]Phải, bây giờ ông cụ Sáu sa sút lắm rồi. Bây giờ ông cụ lo lấy bữa cơm cũng khó, chứ đừng nói đến chuyện uống trà. Thỉnh thoảng có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt kỹ trong mình, đợi lúc nào vắng vẻ một mình mới đem ra pha uống. Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ.
Những buổi có phiên chợ, cụ Sáu ngồi ghé vào nhờ gian hàng tấm của người cùng làng, bày ra trên mặt đất có đến một chục chiếc ấm mà ngày trước, giá có giồng ngay cọc bạc nén cho trông thấy, chửa chắc cụ đã bán cho một chiếc. Có một điều mà ai cũng lấy làm lạ, là cụ bán lũ ấm đất làm hai lớp. Mấy kỳ đầu, cụ bán toàn thân ấm và bán rất rẻ. Còn nắp ấm cụ để dành lại. Có lần vui miệng, cụ ghé sát vào tai người bà con: “Có thế mới được giá. Có cái thân ấm rồi, chẳng nhẽ không mua cái nắp vừa vặn sao? Bán thân ấm rẻ, rồi đến lúc bán nắp ấm, mới là lúc nên bán giá đắt. Đó mới là cao kiến”.
Cụ Sáu cười hề hề, rồi vội quay ra nói chuyện với bạn hàng đang mân mê những cái thân ấm đất đủ màu, cái thì dáng giỏ dâu, cái thì múi na, hình quả vả, quả sung, quả hồng. Cụ đang bảo một ông khách:
– Thế nào tôi cũng tìm được nắp cho ông. Cứ phiên sau lại đây thế nào cũng có nắp. Không, đúng ấm tàu đấy mà. Nếu không tin ông cứ úp ấm xuống mặt miếng gỗ kia. Cho ấm ngửa trôn lên. Cứ xem miệng vòi với quai và gờ miệng ấm đều cắn sát mặt bằng miếng gỗ thì biết. Nếu muốn thử kỹ nữa, quý khách thả nó vào chậu nước, thấy nó nổi đều, cân nhau không triềng, thế là đích ấm tàu
(Trích Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân, Tạp chí Tao đàn, số 8, ngày 16/6/1939)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A.Thứ nhất B.Thứ hai C.Thứ ba D.Không có ngôi kể
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Cụ Ấm. B. Cụ Sáu C. Sưu cụ chùa Đồi Mai D. Con trai cụ Sáu
Câu 3. Thú vui thưởng trà của nhân vật của cu Sáu gợi cho em nhớ đến tên tập truyện nào của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Chữ người tử tù B. Ngọn đèn dầu lạc C. Vang bóng một thời D. Một chuyến đi
Câu 4. Để pha trà, cụ Sáu sai con đi lấy nước ở đâu?
A. Ở trên đồi B. Giếng ở làng C. Nhà cậu con trai D. Chùa Đồi Mai
Câu 5. Nêu tình cảm, thái độ của cụ Sáu khi nghe người khách kể về câu chuyện cổ tích?
A. Yêu mến, trân trọng. B. Thích thú, say mê.
C. Tiếc nuối, trân trọng D. Thản nhiên, không quan tâm.
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đến thú phong lưu thưởng trà của cụ Sáu?
A. Có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt kỹ trong mình, đợi lúc nào vắng vẻ một mình mới đem ra pha uống
B. Đang mân mê những cái thân ấm đất đủ màu, cái thì dáng giỏ dâu, cái thì múi na, hình quả vả, quả sung, quả hồng.
C. Mặt đất có đến một chục chiếc ấm mà ngày trước, giá có giồng ngay cọc bạc nén cho trông thấy, chửa chắc cụ đã bán cho một chiếc.
D. Khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ.
Câu 7. Kể cả khi thất cơ lỡ vận, ông cụ Sáu vẫn “quen thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ”, cho thấy điều gì ở con người cụ Sáu?
A. Xem việc uống trà như là một công việc quan trọng nhất của đời mình
B. Xem việc thưởng trà như một lễ nghi để thưởng thức
C. Sự say mê, lưu luyến với thú vui thưởng trà
D. Tiếc nuối về quá khứ một thời của cụ Sáu.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về cách thưởng trà được thể hiện trong đoạn trích?
à Nguyễn Tuân quan niệm việc thưởng trà là một nghệ thuật trong văn hóa ẩm thực của người Việt và người thưởng thức trà giống như một nghệ sĩ.
Câu 9. Tại sao Nguyễn Tuân lại đưa thú thưởng trà này gắn kết với một ngôi chùa?
à Nguyễn Tuân lại đưa thú thưởng trà này gắn kết với một ngôi chùa vì: hồn của người ưu trà đạo đều thực sự đã thanh tâm tĩnh tại, như lời của sự cụ nói về cụ Sáu, nếu cụ bỏ được thứ vui này thì cụ cũng chính là một vị tu tại gia.
Câu 10. Trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất qua văn bản.
à Gợi ý
- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Phát huy nét đẹp cổ truyền
- Tôn vinh giá trị văn hoá tinh thần…..
- Nuôi dưỡng niềm đam mê
II.VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” trích trong “ Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
ĐỀ 10;Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.
[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
[…]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 3 Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi trưa B. Buổi sang C. Buổi tối D. Buổi chiều
Câu 4. Dòng nào sau đây miêu tả đúng ngôi nhà của ông Ba?
A. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng B. Uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi
C. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng D. Một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh
Câu 5. Khi được vợ chồng ông Ba mời dùng cơm, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?
A. Vui vẻ, nhưng miễn cưỡng B. Thích thú, trân trọng
C. Vui vẻ, nhưng mệt mỏi D. Thản nhiên, không quan tâm.
Câu 6. Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Phép liên tưởng B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép nghịch đối
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu không đúng về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích?
A. Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn B. Giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha
C. Sử dụng hình ảnh nhiều hình ảnh ước lệ D. Diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Nêu tâm trạng của nhân vật tôi khi trải nghiệm những ngày ở quê?
à Tâm trạng của nhân vật tôi: thích thú, vui sướng và thư thái trong lòng.
Câu 9. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?
à Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích: bức tranh làng quê yên ả, thanh bình, có phần êm đềm và tĩnh lặng được cảm nhận qua những cảnh vật quen thuộc: buổi chiều êm ả, đàn chim vỗ cánh rào rào, mây trời ven đồi, cái chợ nhỏ, con sông uốn éo, đồng ruộng eo hẹp…qua những cảnh vật. Qua đó người đọc vảm nhận được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.
à Tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.
(Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài gợi ý)
Sự trải nghiệm đem lại hiểu biết, kinh nghiệm thực tế; đời sống bảnthân phong phú, sâu sắc hơn.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích trên.
ĐỀ 1: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
THỦ VĨ NGÂM
Góc thành Nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn, dường ai quyến
Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá
Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 395)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước B. Tình yêu quê hương đất nước
C. Nỗi niềm đau đớn trước cuộc đời D. Cuộc sống thanh bần
Câu 3. Nhận định nào đúng về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
A. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “ta”
B. Nhân vật trữ tình là tác giả, không xuất hiện trực tiếp trong bài thơ
C. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”
D. Nhân vật trữ tình là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
Câu 4. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Tình yêu thiên nhiên nơi thôn dã thanh bình
B. Tâm sự chua chát, tự trào trước cảnh ngộ của mình.
C. Sự chán ghét chốn quan trường
D. Tâm sự trước cuộc sống chốn quan trường.
Câu 5. Tác giả sử dụng các biện pháp tu từ gì qua hai cặp câu 3 – 4 và 5 – 6?
A. Ẩn dụ, phép đối B. So sánh, phép đối C. Nhân hoá, so sánh D. Ẩn dụ, so sánh
Câu 6. Tác giả muốn nói đến cuộc sống nào qua từ “lều một gian”?
A. Cuộc sống thảnh thơi, thanh nhàn. B. Cuộc sống giàu sang, phú quý.
C. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn. D. Cuộc sống xô bồ, bon chen.
Câu 7. Nhận xét nào đúng về nghệ thuật của bài thơ?
A. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái biểu cảm, gây ấn tượng với người đọc.
B. Lối thơ thủ vĩ ngâm, dòng thơ thứ tám lặp lại hoàn toàn dòng thơ thứ nhất; kết hợp thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
C. Lối thơ thủ vĩ ngâm, dòng thơ thứ tám lặp lại hoàn toàn dòng thơ thứ nhất, ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái biểu cảm
D. Kết hợp thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
à Tâm trạng, thái độ của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Nhân vật trữ tình hiện lên là một nhà nho nghèo, có tự trọng, biết giá trị của mình, dù thiếu thốn về vật chất.
Câu 9. Những câu thơ, hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng với anh/chị? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
à Những câu thơ, hình ảnh nào trong bài thơ gây ấn tượng, viết đúng dung lượng (Hs lựa chọn câu thơ hoặc hình ảnh gây ấn tượng, có lí giải phù hợp )
Gợi ý:
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian
Câu thơ giúp người đọc cảm nhận về vẻ đẹp nhân cách thanh cao của một nhà nho cho dù phải trải qua cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vật chất nhưng luôn giữ nhân cách thanh cao, một tấm lòng yêu nước thương dân.
Câu 10. Thông điệp nào có ý ngĩa nhất với anh chị qua bài thơ?
à Hs nêu thông điệp theo quan điểm cá nhân.
Gợi ý:
- Lòng tự trọng của mỗi người.
- Nhân cách – thước đo giá trị của mỗi con người…..
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về: Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của mỗi con người
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về: Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của mỗi con người | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của mỗi con người 1. Mở bài: - Giới thiệu về nhân cách và phẩm giá. 2. Thân bài: a. Giải thích: - Nhân cách: Là những đức tính tốt đẹp của con người phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Được biểu hiện bằng hành động và việc làm. - Phẩm giá: Giá trị tinh thần cao quý riêng của một con người. Thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử của cá nhân trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mang giá trị về mặt văn hóa đạo đức trong lối sống của mỗi người. b. Phân tích: - Yếu tố hình thành nên nhân cách và phẩm giá: Môi trường sống và học tập. Sự giáo dục, dạy dỗ. - Tại sao con người lại cần phải giữ gìn nhân cách và phẩm giá? Nhân cách và phẩm giá là thước đo giá trị của con người. Có nhân cách và phẩm giá tốt sẽ được mọi người coi trọng, quý mến. Nhân cách và phẩm giá xấu sẽ bị mọi người khinh bỉ, coi thường. - Làm sao để giữ gìn được nhân cách và phẩm giá? Tiếp thu, kế thừa truyền thống đạo đức lối sống cao đẹp. Siêng năng, chăm chỉ học tập. 3. Kết bài: - Khẳng định lại tầm quan trọng của nhân cách và phẩm giá. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Đọc bài văn bản sau:
TÙNG
I
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông
Lâm tuyền ai rặng già làm khách
Tài đống lương cao ắt cả dùng.”
II
Đông lương tài có mấy bằng mày
Nhà cả đòi phen chống khỏe thay
Cội rễ bền day chẳng động
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.”
III
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,
Có thuốc trường sinh càng khỏe thay.
Hổ phách, phục linh nhìn mấy biết,
Dành còn để trợ dân này.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 467)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ sử dụng lối gieo vần nào?
A. Vần chân B. Vẫn lưng C. Vần liền D. Vần cách
Câu 2. Bài thơ viết về đề tài gì?
A. Tùng B. Cúc C. Trúc D. Mai
Câu 3. Chủ đề của bài thơ?
A. Cuộc sống thanh cao, đạm bạc B. Phẩm chất của người quân tử
C. Lí tưởng sống thanh nhàn D. Sự chán ghét chốn quan trường
Câu 4. Trong bài thơ cây tùng có những đặc điểm gì?
A. Tài đống lương cao, tuyết sương, hổ phách, phục linh.
B. Lạt thuở ba đông, tuyết sương, cội rễ bền, phục linh.
C. Tài đống lương cao, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.
D. Lạt thuở ba đông, cội rễ bền, hổ phách, phục linh.
Câu 5. Dòng nào diễn đạt đúng hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong câu thơ: Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt thuở ba đông?
A. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của cây Tùng
B. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của người quân tử
C. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của nhà thơ Nguyễn Trãi
D. Làm nổi bật nên sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên.
Câu 6. Bài thơ nói đến những phẩm chất nào của người quân tử?
A. Nhân, trí, tín B. Nhân, lễ nghĩa C. Nhân, trí, dung D. Công, dung, hạnh.
Câu 7. Câu thơ “Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày” giúp ta hiểu gì về tình cảnh của chủ thể trữ tình?
A. Thanh thản, hoà mình vào thiên nhiên B. Chua xót khi bị triều đình ruồng bỏ
C. Đau đớn trước cảnh nước mất nhà tan D. Bất bình trước triều đình phong kiến.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Ý nghĩa biểu tượng của cây tùng trong bài thơ là gì?
à Biểu tượng về phẩm chất của kẻ sĩ quân tử: sự chịu đựng gian khổ, thử thách, sống kiên cường, thanh cao, được dùng vào việc lớn, giúp ích đất nước.
Câu 9. Bài thơ giúp anh.chị hiểu gì về con người Nguyễn Trãi? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
àHS trả lời theo quan điểm của cá nhân, viết câu trả lời đúng dung lượng.
Gợi ý:
Qua bài thơ “Tùng” chúng ta hiểu hơn về con người của tác gia Nguyễn Trãi: phẩm chất nhân cách thanh cao, một người anh hùng, một nhà thơ, nhà quân sự kiệt xuất; tấm lòng yêu nước thương dân luôn trăn trở trước vận mệnh của đất nước
Câu 10. Qua bài thơ anh/chị rút ra bài học gì?
à HS trả lời theo quan điểm riêng và có lí giải phù hợp, có sức thuyết phục cao. Viết câu trả lời đúng dung lượng.
Gợi ý (hs có thể trả lời 1 trong 2 bài học sau)
Bài học:
- Bài thơ giúp thức tỉnh ý chí của thế hệ trẻ hiện nay cần cố gắng hơn nữa để khắc phục những mặt yếu kém, tạo thêm ý chí kiên cường, chí khí vững chắc bảo vệ nền độc lập nước nhà.
- Cuộc sống đầy những biến cố thăng trầm, gặp nhiều trở ngại, nhưng không được nhụt trí, con người cần tự bồi dưỡng lý tưởng sống cho mình.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày quan niệm của anh/chị về lòng yêu nước.
II | VIẾT | 5,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Trình bày quan niệm về lòng yêu nước. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Quan niệm về lòng yêu nước 1. Mở bài - Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống. - Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? 2. Thân bài Luận điểm 1: Giải thích thế nào là lòng yêu nước? - Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống. Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng yêu nước - Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập: + Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc. + Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,… + Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc. + Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,…), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,… - Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước: + Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu. + Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới. + Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu. + Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,… Luận điểm 3: Vai trò của lòng yêu nước - Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách. - Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt. - Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam. - Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước. - Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước. Luận điểm 4: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay - Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,… - Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,… - Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,… - Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài. - Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác… - Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng - Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. ... * Bàn bạc, mở rộng vấn đề - Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay. 3. Kết bài - Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người. - Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
ĐỀ 3: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc bài văn bản sau:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI
(Bài 21)
(Bài 21)
Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,
Xấu tốt đều thì rắp khuôn.
Lân cận nhà giàu no bữa cám,
Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.
Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,
Kết mấy người khôn học nết khôn.
Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,
Đen gần mực, đỏ gần son.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 445)
Chú thích: (1) và (2): Hai câu này là do câu tục ngữ “ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm, ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn”. Chữ “đau răng ăn cốm” là đúng chữ câu tục ngữ. Nhưng kẻ ở gần nhà giàu mà được ăn cốm nhiều thì cũng lạ. Chúng tôi cho rằng chính là cám nói chệch đi cho hợp với vần trộm ở câu dưới mà thành cốm… mà ở gần nhà giàu được no bữa cám thì nghĩa mới thông.
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật B. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn D. Song thất lục bát
Câu 2. Chủ đề của bài thơ là gì?
A. Triết lí nhân sinh B. Nhân tình thế thái C. Lòng yêu nước D. Tình yêu thiên nhiên
Câu 3. Trong bài thơ, phép đối xuất hiện ở những cặp câu nào?
A. 1 - 2, 3 – 4. B. 3 - 4, 5 – 6. C. 5 – 6, 7 – 8. D. 1 – 2, 7 – 8.
Câu 4. Cặp từ cặp từ trái nghĩa nào xuất hiện trong bài thơ?
A. Xấu – tốt, dại – khôn, đen – đỏ. B. Xấu – tốt, dại – khôn, tròn – dài.
C. Dại – khôn, đen – đỏ, mực – son D. Dại – khôn, đen – đỏ, cao – thấp
Câu 5. Câu thơ “Ở bầu thì dáng ắt nên tròn” gợi cho liên tưởng đến câu tục ngữ nào?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
C. Xỏi lởi trời cởi cho, so đo trời co lại D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
Câu 6. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ sau: “Đen gần mực, đỏ gần son."?
A. Môi trường sống hình thành nên nhân cách.
B. Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách.
C. Môi trường sống không ảnh hưởng đến nhân cách.
D. Môi trường sống tạo nên con người tốt đẹp
Câu 7. Nêu nội dung của hai câu thơ sau: “Chơi cùng đứa dại nên bảy dại/ Kết mấy người khôn học nết khôn."
A. Phải biết chọn bạn. Thời đi học, thời trẻ cần biết chọn bạn. Chơi với bạn xấu rất nguy hiểm, không chóng thì chầy sẽ sa ngã hư hỏng.
B. Đứa dại là đứa lừa thầy phản bạn, là đứa xâu. Những vụ cướp của giết người, những vụ bạo lực học đường cho ta thấy "đứa dại" đó toàn là học sinh cá biệt, đứa con rắn mặt, bất hiếu.
C. Kết bạn với kẻ xấu dễ dàng lây nhiễm thói hư tật xấu, kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người
D. Kết bạn với người khôn là người thông minh, có đạo đức tốt thì ta sẽ học được "nết khôn" để làm người, để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ, nêu tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này.
à- Liệt kê 3 câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ:
+ Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
+ Ở gần nhà giàu đau răng ăn cốm - Ở gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn
- Tác dụng của việc sử dụng các câu tục ngữ này:
+ Việc vận dụng tục ngữ khiến lời thơ thêm sâu sắc, hàm súc, tự nhiên. Bài học đưa ra gần gũi, dễ hiểu với mọi người.
+ Các câu thành ngữ còn giúp bài thơ mang sắc thái dân gian độc đáo.
Câu 9. Qua bài thơ, nhà thơ muốn “răn mình” điều gì? Trình bày từ 5-7 dòng.
à Gợi ý:
Qua bài thơ, nhà thơ muốn răn dạy chúng ta nên thích nghi linh hoạt với hoàn cảnh sống, cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống phù hợp với bản thân mình và lựa chọn tiếp xúc những gì thực sự tốt cho mình.
Câu 10. Bài học cho bản thân mà anh/chị rút ra từ việc đọc hiểu bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (XXI) của Nguyễn Trãi?
à Gợi ý:
Cần lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống sao cho thực sự tốt với mình, và luôn cố gắng thích ứng với hoàn cảnh linh hoạt để phát triển tốt nhất.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình.
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: ý nghĩa của việc thay đổi chính mình. 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân. 2. Thân bài a. Giải thích Thay đổi bản thân: không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Ý nghĩa: khuyên nhủ con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn. b. Phân tích - Biểu hiện của thay đổi bản thân: Không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau. Biết nhìn nhận vào những lỗi sai của mình, từ đó rút ra bài học và khắc phục. Có ý thức vươn lên trong cuộc sống, sống có đam mê và cố gắng theo đuổi đam mê đó. - Ý nghĩa của việc thay đổi bản thân: - Làm cho bản thân mình ngày càng tốt hơn, mở mang tầm hiểu biết. - Khắc phục được những khuyết điểm của bản thân mình từ đó được mọi người tín nhiệm, tin tưởng. Người biết hoàn thiện bản thân sẽ tiến bộ từng ngày và nhận được tình yêu thương từ mọi người. c. Chứng minh - Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình. - Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến. d. Phản biện - Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống an phận, nghe theo sự sắp đặt của người khác hoặc quá lười biếng, không có ý thức vươn lên để hoàn thiện bản thân mình,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự thay đổi bản thân; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Đọc bài văn bản sau:
MẠN THUẬT
(Bài 13)
(Bài 13)
Quê cũ nhà ta thiếu của nào?
Rau trong nội, cá trong ao.
Cách song mai tỉnh hồn Cô dịch,
Kề nước cầm đưa tiếng Cửu cao.
Khách đến vườn còn hoa lác,
Thơ nên cửa thấy nguyệt vào.
Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ,
Lẩn thẩn làm chi áng mận đào.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 407)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Bài thơ nằm trong tập thơ nào sau đây của Nguyễn Trãi?
A. Phú núi Chí Linh B. Ức Trai thi tập C. Quốc ngữ thi tập D. Quốc âm thi tập
Câu 2. Những câu thơ lục ngôn trong bài thơ là?
A. Câu 2, câu 5, câu 6 B. Câu 2, câu 5, câu 7 C. Câu 2, câu 4, câu 6 D. Câu 2, câu 7, câu 8
Câu 3. Từ láy nào xuất hiện trong bài thơ?
A. Lơ thơ. B. Cảnh thanh. C. Cửu cao. D. Lẩn thẩn.
Câu 4. Câu thơ nào dưới đây cho biết thời gian vào đêm?
A. Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. B. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ.
C. Rau trong nội, cá trong ao. D. Khách đến vườn còn hoa lác.
Câu 5. Hai câu thơ: “Quê cũ nhà ta thiếu của nào?/ Rau trong nội, cá trong ao”, cho biết tình cảm gì của nhân vật trữ tình với quê hương?
A. Chán chường về sự nghèo khó của quê hương B. Tự hào về sự giàu có của quê hương
C. Tự hào về sự nghèo khó của quê hương D. Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.
Câu 6. Hình ảnh “nguyệt” trong câu thơ “Thơ nên cửa thấy nguyệt vào” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đối tượng nào?
A. Người bạn tốt của nhà thơ. B. Người bạn thâm lâu năm.
C. Người bạn tri âm, tri kỉ. D. Người bạn tương giao.
Câu 7. Bài thơ thể hiện khía cạnh nào trong tâm hồn Nguyễn Trãi?
A. Tình yêu thiên nhiên và lòng yêu đời. B. Nhớ cảnh cũ, người xưa.
C. Niềm vui vì sự no ấm của nhân dân. D. Nỗi lo cho dân,cho nước.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu các đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ?
à Đặc điểm về nghệ thuật của bài thơ:
- Sử dụng từ ngữ giản dị, giàu biểu cảm
- Hình ảnh điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc.
- Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, phép đối độc đáo.
Câu 9. Chỉ ra điểm tương đồng về nội dung giữa bài thơ với bài “Gương báu khuyên răn” (bài 43).
à Điểm tương đồng về nội dung giữa 2 bài thơ:
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước
- Tấm lòng tha thiết với cuộc sống
- Nỗi niềm lo cho dân, cho nước.
Câu 10. Bài thơ khơi gợi ở em suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Tổ quốc? Trả lời khoảng 5- 7 dòng.
à Gợi ý:
Bài thơ trên của Nguyễn Trãi đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của con người yêu nước, thương dân. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sống có trách nhiệm.
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sống có trách nhiệm. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: sống có trách nhiệm. 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận 2. Thân bài: a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm: - Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận - Là giữ lời hứa - Chịu trách nhiệm với những gi mình làm b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,…. - Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh - Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho - Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh c. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm: - Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ - Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý - Được lòng tin của mọi người - Thành công trong công việc và cuộc sống 3. Kết bài: - Khái quát vấn đề - Liên hệ bản thân Hướng dẫn chấm: – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
ĐỀ 5: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Xét trong đạo làm người, trọng thì không gì trọng bằng trung nghĩa, tôn thì không gì tôn bằng danh tiết. Ghét chết, chuộng sống, theo vinh tránh nhục, đó là thường tình của người ta. Tôi từ khi sinh ra tới nay, vẫn chuộng danh tiết, và trọng trung nghĩa, ghét tiểu nhân đến nỗi đi tới hoạ hoạn, thân dù ở trong bước gian hiểm mà chí binh sanh không kém bớt. Ngày đêm than thở, sống có người trên, ơn sánh trời cao để kêu oan. May nghe thấy đại nhân từ kinh sư mới tới, sẽ xét rõ nguyên nhân các tội trạng, có thể mong ngài mở cho con đường sống. Chúng tôi được biết, già trẻ đều mừng vui. Chỉ mong ngài cho làm chức gia nô, để khỏi bị quan huyện làm khổ. Vả lại người xưa có nói: Lấy thù trị thù, tai hoạ không dứt. Đỗ Phú cùng tôi vốn có thù cũ, lại được bổ làm tri huyện bản huyện, đó là cái cớ làm cho chúng tôi phải li tán.
Nay thấy đại nhân, đức kịp tới cả côn trùng, ân kịp tới cả thảo mộc, khơi bùn quét bụi, thù dùng kẻ phản bạn, chiêu nạp kẻ lưu vong, có thể làm cho tôi đổi lỗi theo mới, rửa trí gột ác, thành người dân thời thái bình. Thế tức là làm cho đã chết được sống lại, nắm xương khô được sinh da thịt.
(Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.439, 440).
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Văn bản được viết theo thể loại nào của văn nghị luận trung đại?
A. Hịch B. Biểu C. Thư D. Chiếu
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 3. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Tác giả B. Lê Lợi C. Vương Thông D. Sơn Thọ
Câu 4. Theo tác giả, đạo làm người thể hiện ở những phẩm chất nào?
A. Trọng trung nghĩa, tôn danh tiết. B. Ghét chết, chuộng sống
C. Chết vinh, hơn sống nhục D. Trọng trung nghĩa, ghét tiểu nhân.
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Khuyên răn quân giặc ra hàng. B. Thuyết phục tướng sĩ Tàu ra hàng.
C. Thuyết phục để được làm quan. D. Khuyên răn, trao đổi với tướng sĩ Tàu
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Sơn Thọ cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự coi thường, khiêu khích
C. Sự mềm mỏng, nhún nhường D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Đoạn văn mở đầu (từ “ Xét trong đạo làm người…làm cho chúng tôi phải li tán” chủ yếu nêu lên luận điểm gì?
A. Người dùng binh giỏi phải là người hiểu biết về cách dùng người
B. Người dùng binh giỏi phải dũng cảm chiến đấu đến cùng.
C. Người dùng binh giỏi phải là người biết lấy thù trị thù.
D. Người dùng binh giỏi phải là người biết đồng cam cộng khổ với dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn văn mở đầu sử dụng chủ yếu các thủ pháp lập luận nào?
à Tác giả đã đi từ quy luật về đạo làm người trong cuộc sống từ đó bàn đến cách dùng người, kết hợp cùng các thủ pháp liệt kê, so sánh làm tăng tính thuyết phục cho lập luận.
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: sức hấp dẫn của văn nghị luận là sự kết hợp giữa tính thuyết của lí lẽ với yếu tố biểu cảm. Em hãy chứng minh nhận định này qua văn bản “Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ”?
à Sức hấp dẫn của văn nghị luận là sự kết hợp giữa tính thuyết của lí lẽ với yếu tố biểu cảm, nhận định này được thể hiện qua văn bản “Thư gửi cho thái giám Sơn Thọ”:
- Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện qua hệ thống luận điểm, trình tự lập luận chặt chẽ ( Ví dụ: Mở đầu, tác giả nêu lên đạo làm người trong cuộc sống, tiếp đó, chỉ ra cách dùng người sai trái dẫn đến hậu quả khôn lường, lấy ví dụ để chứng minh cho lời nói của mình)
- Yếu tố biểu cảm thể hiện qua việc Nguyễn Trãi thường diễn đạt những cảm xúc suy tư bằng hình ảnh so sánh ( ví dụ: lấy quan niệm về cách làm người trong cuộc sống liên hệ với bản thân; để nói đến cách dùng người sai, ông lấy ví dụ về Đỗ Phú khi làm quan kiến dân chúng li tán…)
Câu 10. Bức thư của Nguyễn Trãi giúp em hiểu gì về nghệ thuật “tâm công”? Điều đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống hiện nay không? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.
à- Nghệ thuật “tâm công” trong thơ Nguyễn Trãi: Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”.
- Ý nghĩa của nghệ thuật “tâm công”: trong cuộc sống hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vì: giúp thu phục lòng người bằng chính nghĩa, bằng nhân tình, thuyết phục bằng lẽ phải và đạo lý, làm nhụt nhuệ khí của đối phương, giúp con người biết hướng hiện.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hoá ứng xử trong cuộc sống.
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hoá ứng xử trong cuộc sống. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: suy nghĩ của mình về văn hoá ứng xử trong cuộc sống. 1. Mở bài - Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay. - “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào. 2. Thân bài: - Giải thích ứng xử là gì? + Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh. - Ứng xử mang lại điều gì cho con người? + Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. + Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. + Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn? + Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau. - Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt. “Chim khôn hót tiếng rảnh rang 3. Kết luậnNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
ĐỀ 6: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Tôi nghĩ rằng: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi; thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Cho nên người dùng binh giỏi không lấy thắng nhỏ mà mừng, không lấy thua to mà sợ. Nay các ông chỉ có tàn tốt vài nghìn giữ một thành trơ trọi, lương sắp hết mà viện binh không thấy đến, dân chúng ngày một lìa, mà quân sĩ ngày một mòn, cái thế mạnh yếu được thua, có thể ngồi mà tính được. Huống hồ nước Nam ta binh voi thì nhiều, tâm lực đều nhau, vũ khí ngày càng tinh nhuệ, khí quân ngày càng hồ hởi, kẽ sĩ trí mưu, các tướng vũ dũng chẳng khác gì cây rừng, răng lược vậy.
Các ông có thắng một trận nhỏ cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Vừa qua, mấy người tì tướng của ta tuổi trẻ tính ngông, không theo ước thúc, khinh chiến để thất cơ, các ông lấy thế làm đắc chí. Nay đem những tướng hiệu ở các lộ Tân Bình, Thuận Hoá, Diễn Châu, Nghệ An và ở các cơ Tiền Vệ, Tam Giang, Xương Giang, Trấn Di và đem nhiều người bị các ông làm lầm lỡ như thiên hộ, bá hộ quan hơn trăm người, quân một vạn mấy nghìn người, trai gái lớn nhỏ hơn ba vạn người do Thái đô đốc và các quan Tam ti chỉ huy so với vài người tì tướng của ta thì ai hơn ai kém, ai được ai thua? Thế mà ngài không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây nói khoác chẳng khác gì nhà đương cháy mà chim én còn nhơn nhơn cùng nhau vui mừng, há chẳng đáng cười lắm sao!
Và ngày nay ở đất Lưỡng Quảng nghe tin quân ta thừa thắng ruổi dài, bọn đạo tặc đã nhân dịp mà trỗi dậy. Tích Lịch đại vương đã giữ đất xưng đế. Mà binh voi của ta ngày đêm tiến công. Bằng Tường, Long Châu đều vào tay ta. Còn ngài ngày ngày trông đợi viện binh mà nói phao là viện binh sắp đến, nào có khác gì trong mộng nói chuyện mông không. Lại càng đáng cười lắm nữa.
Ngày trước, đô đốc họ Thái và các chỉ huy thiên vạn hộ cùng các quan phủ huyện châu có bảo tôi đem sự lý trong tờ chiếu của Thái Tông hoàng đế cho lập con cháu họ Trần để về Kinh mà tâu bày và tố cáo việc quan tổng binh không biết, trấn thủ phương Nam, lại theo kế của người khác, tự gửi văn thư đi thu binh mã của các vệ, giả làm giảng hòa rồi thì bội ước để đến nỗi bọn ấy nhao nhao kêu la thất sở. Nhưng tôi cứ nghĩ như tờ tâu ngày trước bắt được thì thấy tổng binh đại nhân thực có lòng thành, chỉ vì bọn họ Phương Chính, Mã Kỳ làm cho mê hoặc mới nên nỗi thế. Bởi vậy lời bàn ấy chưa quyết.
Nếu ngài nay lại có thể biết theo ước cũ, thì nên cho quân về ngay, cùng hòa giải với đô đốc họ Thái, một mặt là để khỏi khổ can qua cho hai nước; mặt khác để cởi mở nỗi oán hờn thấy mình bị bán rẻ của ông Thái. Như thế thì ngài được toàn quân mà khỏi họa, há chẳng hay sao? Nếu cứ giữ sự mê muội cho đến chết, không biết biến thông thì cũng như câu Đường Thái Tông bảo “đem hết lòng chung mà chẳng ích gì” (tận trung vô ích) vậy.
Vả chăng, bậc đại trượng phu làm việc nên phải lỗi lạc, đường hoàng. Muốn đánh thủy thì cứ đem hết chiến thuyền bày ở trên sông để quyết tử chiến, muốn đánh bộ thì cứ xuất hết binh mã ra nơi đồng ruộng một hai ngày để quyết sống mái, chứ không nên chúi đầu ở góc thành, chợt ra chợt vào, cướp giật củi cỏ mà cho là kế hay. Như thế là việc làm của đàn bà con gái, không phải là việc làm của đại trượng phu!
(Thư gửi Vương Thông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.548 - 550).
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là ?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản Thư gửi Vương Thông được viết bằng loại chữ nào ?
A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Hán và Quốc ngữ
Câu 3. Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần?
A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần
Câu 4. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Mã Kỳ B. Tích Lịch đại vương C. Vương Thông D. Phương Chính
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Thuyết phục tướng giặc rút quân về nước, tránh được chiến tranh cho nhân dân.
B. Khuyên giặc ra đầu hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp nếu đối phương thực hiện.
C. Tuyên bố chính thức giao chiến với đội quân xâm lược nhà Minh.
D. Tuyên bó đội quân xân lược nhà Minh chính thức thất bại ở Đại Việt.
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Vương Thông cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự coi thường, khiêu khích
C. Sự mềm mỏng, nhún nhường D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Đoạn văn mở đầu (từ “ Tôi nghĩ rằng…răng lược vậy” chủ yếu nêu lên luận điểm gì?
A. Người dùng binh giỏi phải là người hiểu biết về thuật dùng binh
B. Người dùng binh giỏi phải dũng cảm chiến đấu đến cùng.
C. Người dùng binh giỏi phải đồng cam cộng khổ với binh lính
D. Người dùng binh giỏi phải hết lòng gắn bó với nhân dân.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn văn mở đầu sử dụng chủ yếu các thủ pháp lập luận nào?
à Thủ pháp lập luận trong đoạn văn mở đầu: Tác giả đã đi từ quy luật cuộc sống bàn đến thuật dùng binh, kết hợp thủ pháp so sánh, đối lập để tăng tính thuyết phục.
Câu 9. Vấn đề được tác giả đưa ra bàn luận trong bức thư trên là gì? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
à- Vấn đề được tác giả đưa ra bàn luận trong bức thư trên là thuật dùng binh: người dùng binh giỏi không lấy thắng nhỏ mà mừng, không lấy thua to mà sợ. Đây cũng là luận đề của bức thư
- Dựa vào nội dung các phần của bức thư để nêu được vấn đề mà tác giả bàn luận.
Câu 10. Từ văn bản trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
à Bài học (gợi ý)
- Sự mềm dẻo, linh hoạt trong cuộc sống
- Cần có bản lĩnh trước khó khăn
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống.
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: suy nghĩ của mình về vai trò của bản lĩnh trong cuộc sống. 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bản lĩnh. Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình. 2. Thân bài a. Giải thích Bản lĩnh: là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm. b. Phân tích • Lợi ích của bản lĩnh: Người có bản lĩnh là người có nhiều đức tính tốt đẹp khác như dũng cảm, kiên trì, mạnh mẽ,… từ đó dễ dàng theo đuổi mục tiêu của mình hơn. Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế. Người có bản lĩnh là tấm gương sáng để người khác học tập theo nhất là thế hệ trẻ, nếu bản lĩnh của con người được tôi luyện sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. • Biểu hiện của người có bản lĩnh: Dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học. … c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có bản lĩnh và đạt được thành công vang dội để minh họa cho bài làm của mình. Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, theo đuổi những thứ bản thân mình đề ra, lại có những người mới gặp chút khó khăn đã nghĩ đến việc bỏ cuộc, sợ thất bại, sợ vấp ngã,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: bản lĩnh; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Đọc đoạn trích sau:
(Năm Bính Ngọ 1426) tháng năm quân ta tới chân thành Nghệ An. Giặc không ra ứng chiến. Vì thế gửi thư này.)
Bảo cho mày ngược tặc Phương Chính. Ta nghe nói: Phàm đã gọi là danh tướng thì trọng nhân nghĩa mà khinh quyền mưu. Lũ chúng mày quyền mưu thì không có, huống hồ là nhân nghĩa. Trước kia thư mày đưa tới thường cười ta là chuột chui nấp trong rừng núi, không dám đương chiến nơi bình địa. Nay ta đã tới đây. Ngoài thành Nghệ An, chỗ nào cũng là chiến trường được. Mày còn bảo được đó là rừng núi hay đồng bằng. Mày đóng cửa thành cố giữ nhút nhát như một mụ già. Sao vậy. Ta e lũ mày không khỏi cái nhục cân quắc vậy. (Cân quắc: đàn ông mà nhút nhát sợ hãi đáng ăn mặc y phục đàn bà, đây là nói đàn bà thời cổ)
(Lại gửi thư cho Phương Chính, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập, Hoàng Khôi biên dịch, NXB Văn hoá thông tin, 2001, tr.448)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Tác phẩm trên thược thể loại nào?
A. Thơ trữ tình B. Văn ghị luận C. Kịch D. Truyện ngắn
Câu 2. Văn bản Lại gửi thư cho Phương Chính được viết bằng loại chữ nào ?
A. Chữ Nôm B. Chữ Hán C. Chữ quốc ngữ D. Chữ Hán và Quốc ngữ
Câu 3. Đối tượng hướng đến của văn bản trên là ai?
A. Mã Kỳ B. Tích Lịch đại vương C. Vương Thông D. Phương Chính
Câu 4. Theo tác giả, người làm danh tướng trọng nhất điều gì?
A. Yêu nước B. Nhân nghĩa C. Danh lợi D. Bổng lộc
Câu 5. Mục đích hướng đến của văn bản là gì?
A. Thuyết phục tướng giặc rút quân về nước, tránh được chiến tranh cho nhân dân, đem lại hoà bình, độc lập.
B. Khuyên giặc ra đầu hàng, hứa hẹn những điều tốt đẹp nếu đối phương thực hiện, tránh tổn thất cho nhân dân
C. Nhằm mở đường cho kẻ thù đầu hàng, rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, đem lại hoà bình độc lập cho dân tộc
D. Tỏ rõ thái độ, lập trường của ta, tuyên bố đội quân xâm lược nhà Minh chính thức thất bại ở Đại Việt.
Câu 6. Cách xưng hô của Nguyễn Trãi đối với Phương Chính cho thấy điều gì?
A. Sự mỉa mai, khinh bỉ B. Sự mềm mỏng, nhún nhường
C. Sự coi thường, khiêu khích D. Sự tôn trọng, khôn khéo.
Câu 7. Dòng nào sau đây nói không đúng những đặc trưng nào về nghệ thuật của văn nghị luận Nguyễn Trãi trong văn bản trên?
A. Sự kết hợp giữa tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa vì dân với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy.
B. Mang chất trữ tình sâu sắc, tác phẩm của ông tạo ra thế giới thẩm mĩ phong phú, vừa trí tuệ, hào hùng
C. Hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật , đạt tới sự nhuần nhuyễn điêu luyện, sử dụng nhiều điển tích Hán học.
D. Đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng , mục đích sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: “Trước kia thư mày đưa tới thường cười ta là chuột chui nấp trong rừng núi, không dám đương chiến nơi bình địa. Nay ta đã tới đây. Ngoài thành Nghệ An, chỗ nào cũng là chiến trường được. Mày còn bảo được đó là rừng núi hay đồng bằng. Mày đóng cửa thành cố giữ nhút nhát như một mụ già.”.
à Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
- Làm cho câu văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm
- Cho thấy sự yếu hèn, nhút nhát của tướng sĩ giặc, từ đó làm nổi bật khí thế của quân ta.
Câu 9. Bức thư giúp em hiểu biết thêm điều gì về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi?
à Bức thư giúp ta hiểu thêm về tư tưởng và tài năng của Nguyễn Trãi:
Nguyễn Trãi là một ngòi bút chính luận lỗi lạc. Bài Lại gửi thư cho Phương Chính lần nữa thể hiện tác giả là tài năng nghị luận bậc thầy trong lịch sử văn học dân tộc. Nguyễn Trãi đã lấy sự phân tích xác thực về thời thế, lấy chính tinh thần nhân nghĩa, yêu chuộng hoà bình để thuyết phục tướng giặc. Sức mạnh của sách lược “đánh vào lòng người” ở bức Lại gửi thư cho Phương Chính thể hiện một trí tuệ sáng suốt, một tấm lòng nhân ái cao cả, yêu hoà bình chính nghĩa của quân dân Đại Việt.
Câu 10. Theo em, văn bản trên có những nét đặc sắc nghệ thuật nào?
à Những nét đặc sắc nghệ thuật của văn bản:
- Lập luận chặt chẽ.
- Có hệ thống lí lẽ, dẫn chứng minh bạch, rõ ràng, xác thực.
- Tác giả không chỉ dùng lí lẽ mà còn lấy dẫn chứng đánh vào lòng tự trọng, tự tôn của tướng sĩ giặc, khiến chúng cảm thấy hổ thẹn mà ra đầu hàng.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận suy nghĩ của anh/chị về giá trị của hòa bình trong cuộc sống.
II | VIẾT | 4,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận suy nghĩ của anh/chị về giá trị của hòa bình trong cuộc sống. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: giá trị của hòa bình trong cuộc sống. 1. Mở bài - Đặt vấn đề: Hòa bình - sợi dây kết nối toàn cầu. 2. Thân bài a) Giải thích: - Hòa bình là gì? + Hòa bình không đơn giản chỉ là không có chiến tranh. Hòa bình là khi chúng ta đang sống hòa thuận và không có sự đấu đá lẫn nhau. Nếu mỗi người trong thế giới được yên ổn, đó sẽ là một thế giới hòa bình. + Hòa bình còn có nghĩa là đang sống sự thinh lặng nội tâm. Hòa bình là tình trạng bình tĩnh và thư thái của trí óc. + Hòa bình bắt đầu nơi mỗi người chúng ta. Xuyên qua thinh lặng và sự suy nghĩ đúng đắn về ý nghĩa của nó, chúng ta có thể tìm được nhiều cách mới mẻ và sáng tạo để tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả mọi người. - Vì sao hòa bình lại là sợi dây kết nối toàn cầu ? + Về thế giới:
- Khi thế giới sống trong hòa bình thì sẽ ra sao? + Tinh thần yên ổn, sống thoải mái… + Mọi người đều an cư lạc nghiệp, đất nước ngày càng phát triển về mọi mặt. - Khi thế giới không có hòa bình thì sẽ như thế nào? + Tiếng bom đạn sẽ vang lên khắp mọi nơi khiến cho loài người bước đến bên bờ vực của sự chết chóc. + Con người sẽ không thể an cư lạc nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó dẫn đến đất nước sẽ không thể phát triển. + Những tệ nạn xã hội sẽ diễn ra khắp mọi nơi mà không có ai kiểm soát, cướp bóc hoành hành, một xã hội không có đạo đức và pháp luật sẽ diễn ra. + Con người sẽ dần bị tha hóa vì tìm kiếm miếng ăn để nuôi cho cái thân này tồn tại, tha hóa vì tranh chấp quyền lực, sự hơn thua, giết hại chính đồng loại của mình,… -> không có sự bình yên trong tâm hồn. + Môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng -> con người không có nơi để sinh sống, để tìm ra nguồn thức ăn,… - Dẫn chứng những người đã tham gia tích cực việc bảo vệ nền hòa bình trên thế giới: + Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là một minh chứng điển hình cho những người suốt đời bảo vệ hòa bình. + Chủ tich Hồ Chí Minh - người đã hết lòng vì sự hòa bình của nước nhà mà bôn ba khắp mọi miền đất để tìm ra chân lý dìu dắt nhân dân ta đứng lên chiến đấu dành lại nền hòa bình của đất nước. + ... c) Thái độ: - Lên án những hành vi làm tổn hại đến sự hòa bình của thế giới và sự bình yên trong tâm hồn mỗi cá nhân. - Bài học nhận thức và hành động: + Bản thân không làm những việc gây tổn hại đến người khác, bên cạnh đó cần quan tâm nhiều hơn đến mọi người xung quanh. + Tích cực ủng hộ những hành động bảo vệ cho nền hòa bình trên thế giới. + Tham gia các hoạt đông tập thể, giao lưu với các bạn ngoại quốc để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp. 3. Kết bài - Khẳng định lại hòa bình chính là sợi dây kết nối thế giới, đồng thời khuyến khích mọi người bảo vệ nền hòa bình trên thế giới. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2.5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10.0 |
Đọc văn bản sau:
(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)
Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:
- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.
Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:
- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!
Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.
(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1: Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A.Thứ nhất C.Thứ ba
B.Thứ hai D.Không có ngôi kể
Câu 2. Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ đâu?
A. Ruộng của nhà bác Lê B. Đi làm mướn C. Đồng lương của bác Lê D. Đi ăn xin
Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì: Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn ?
A. Nhân hoá C. Ẩn dụ B. So sánh D. Điệp từ
Câu 4.Văn bản viết đề tài gì?
A.Số phận người nông dân B.Hủ tục xã hội
C.Tình yêu thiên nhiên D.Cuộc sống của người trí thức
Câu 5. Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:
A. Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.
B. Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách.
C. Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.
D. Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.
Câu 6. Từ “gia truyền” được hiểu là
A.Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ. B.Truyền từ nhà này sang nhà kia.
C.Lưu truyền trong một gia đình nhất định. D.Bí quyết được truyền qua nhiều đời.
Câu 7. Dòng nào nêu đúng nội dung khái quát của đoạn trích?
A. Nỗi buồn của mẹ con bác Lê khi không có việc làm.
B. Tình mâu tử thiêng liêng, sâu nặng của mẹ con bác Lê.
C. Những ước mơ về cuộc sống ấm no của mẹ con bác Lê
D. Cuộc sống nghèo khổ, đáng thương của gia đình bác Lê
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Đoạn trích đã thể hiện thái độ, tình cảm gì của nhà văn đối với nhân vật
à Thái độ, tình cảm của nhà văn đối với nhân vật:
- Xót xa, thương cảm cho cảnh ngộ nghèo khổ của gia đình nhà bác Lê.
- Tấm lòng yêu thương của nhà văn dành cho nhân vật
Câu 9. Qua đoạn trích, em hiểu được gì về hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945 và tấm lòng của nhà văn Thạch Lam?
à- Hoàn cảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945: Cuộc sống của họ quá cơ cực, nghèo khổ và túng quẫn, cơm ăn không đủ no, áo không đủ mặc, quanh năm đói rét, khổ sở
- Tấm lòng của nhà văn: yêu thương, trân trọng xót xa cho nhà bác Lê nói riêng, và người nông dân Việt Nam nói chung. Qua đó tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây nên thảm cảnh đói khổ cho nhân dân ta.
Câu 10. Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?
à Một số thông điệp gợi ý:
+Cần biết sống lạc quan, yêu thương, chia sẻ
+Cần biết yêu thương, quý trọng gia đình.
+Sống là không ngừng nỗ lực, cố gắng
II.VIẾT (4.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh mẹ Lê trong đoạn trích trên.
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh mẹ Lê trong đoạn trích trên. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận về nhân vật mẹ Lê a. Mở bài: Khái quát về nhà văn Thạch Lam và nói về đoạn trích Mẹ Lê. Giải thích khái quát nội dung của đoạn trích b. Thân Bài: Đi sâu về nội dung của đoạn trích: - Mẹ Lê có gia cảnh khá phổ biến giống bao nhiêu gia đình khác thời bấy giờ là nhà đông con, nheo nhóc - Gia cảnh bần cùng, khốn khó, con nheo nhóc, đứa lớn - Ở trong căn nhà rách nát, mấy mẹ con ngủ trên đống rạ lúc nhúc như “ chó mẹ cùng lúc nhúc với đám chó con”, bị so sánh giống loài động vật => khốn cùng, rách rưới, bị so sánh không khác gì súc vật - Mẹ Lê phải oằn mình làm nụng nuôi con nhưng chưa bao giờ hé miệng than vãn vì bấy giờ ai cũng khốn khó cả như nhau, ấy vậy bà còn lấy niềm vất vả vì làm nụng đó làm niềm vui vì lúc đó có công việc để làm, con bà có vài bát gạo để lót cái bụng đói meo - Mấy ngày đông hết việc, mấy mẹ con lúc nhúc trong cái “ổ” của mình che chắn cho nhau ngày đông giá rét - Hình ảnh của Mẹ Lê là hình ảnh tượng trưng của tất cả người mẹ, sự hy sinh, không kêu ca, than vãn, vui vì con mình có cái ăn, không phải chết đói, lo vì ngày đông hết việc không ai thuê, con đói rét, chỉ có thể lấy thân mình r che chắn cho con. - Rút ra ý nghĩa của đoạn trích muốn gửi gắm chúng ta. c. Kết bài: Lời gửi gắm của tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta. nhất mới mười bảy, đứa bé nhất mới bế trê tay. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
ĐỀ 9: Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
[…]Sư cụ chùa Đồi Mai không nài thêm và vẫn chỉ cười rất thuần hậu.
– Cháu có biết cụ Sáu nhà đến xin nước ở chùa đây đã mấy năm nay rồi không? Gần mười năm. Uống trà tàu như thầy cháu thì cũng có một. Cứ nước giếng chùa đây mới chịu pha trà. Lắm lúc già tự hỏi về cái tiền thân của thầy cháu xem là như thế nào. Nghĩ đến cái nhân duyên của thầy cháu với nhà chùa đây, thực cũng là bền và kỳ lắm cháu ạ.
Thoáng thấy tên lão bộc đã quảy xong gánh nước đang ngơ ngác tìm mình và làm ướt cả khoảng giữa sân chùa lát toàn đá tảng xanh, người con cụ Sáu, với cái từ tốn của một thư sinh ngồi hầu chuyện bực phụ chấp đã xuất gia, liền vội vàng đứng dậy xin phép về.
– Bạch cụ, cháu vội phải về, vì ở nhà hôm nay có khách uống trà. Có lẽ thầy cháu ở nhà đang chờ nước về.
Nhà sư già cũng vội theo bọn xin nước ra tới thềm ngoài. Sư cụ rút trong tay áo vải rộng ra một chiếc quạt thước, xòe rộng hết cả nan quạt, nghiêng che đầu cho đỡ nắng và bảo chú tiểu:
– Chú chạy mau ra vườn, bẻ mấy cành lá đào.
Rồi cụ giữ con cụ Sáu lại:
– Ấy, ấy, thong thả một chút. Thả mấy cành đào có lá vào nồi nước, lúc gánh đi đường xa nó đỡ sóng ra ngoài và về đến nhà, nước vẫn mát.
[…]Ông cụ Sáu, hôm nay lấy làm thích cái người khách lạ đó lắm. Người khách lạ vừa kể cho chủ nhân nghe một câu chuyện cổ tích. Lê trôn chén vào lợi chiếc đĩa cổ vài ba lần, người khách kể:
“Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin. Có một lần hắn gõ gậy vào đến lớp giữa một nhà phú hộ kia, giữa lúc chủ nhà cùng một vài quý khách đang ngồi dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu hình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem tên ăn mày định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi xem hắn muốn xin cơm thừa hay là canh cặn, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến gần lại, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn “uống trà tàu với!”. Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không nỡ đuổi hắn ra và còn gọi hắn lại phía bàn cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một ấm trà mới kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và lạ lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa định xược với bọn họ đến lúc nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trông xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uống một chén thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà: “Là thân phận một kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ty tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa được lấy gì làm khoái hoạt lắm”. Hắn lạy tạ, tráng ấm chén, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kỹ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái lạy chủ nhân và quan khách, cắp gậy tập tễnh lên đường. Mọi người cho là một thằng điên không để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm được ra đến mươi mảnh trấu”.
Ông cụ Sáu nghe khách kể đến đấy, thích quá, vỗ đùi mình, vỗ đùi khách, kêu to lên:
– Giá cái lão ăn mày ấy sinh vào thời này, thì tôi dám mời anh ta đến ở luôn với tôi để sớm tối có nhau mà thưởng thức trà ngon. Nhà, phần nhiều lại toàn là ấm song ấm quý.
– Cổ nhân cũng bịa ra một chuyện cổ tích thế để làm vui thêm cái việc uống một tuần nước đấy thôi. Chứ cụ tính làm gì ra những thứ người lạ ấy. Ta chỉ nên cho nó là một câu giai thoại.
[...]Phải, bây giờ ông cụ Sáu sa sút lắm rồi. Bây giờ ông cụ lo lấy bữa cơm cũng khó, chứ đừng nói đến chuyện uống trà. Thỉnh thoảng có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt kỹ trong mình, đợi lúc nào vắng vẻ một mình mới đem ra pha uống. Vẫn còn quen cái thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ.
Những buổi có phiên chợ, cụ Sáu ngồi ghé vào nhờ gian hàng tấm của người cùng làng, bày ra trên mặt đất có đến một chục chiếc ấm mà ngày trước, giá có giồng ngay cọc bạc nén cho trông thấy, chửa chắc cụ đã bán cho một chiếc. Có một điều mà ai cũng lấy làm lạ, là cụ bán lũ ấm đất làm hai lớp. Mấy kỳ đầu, cụ bán toàn thân ấm và bán rất rẻ. Còn nắp ấm cụ để dành lại. Có lần vui miệng, cụ ghé sát vào tai người bà con: “Có thế mới được giá. Có cái thân ấm rồi, chẳng nhẽ không mua cái nắp vừa vặn sao? Bán thân ấm rẻ, rồi đến lúc bán nắp ấm, mới là lúc nên bán giá đắt. Đó mới là cao kiến”.
Cụ Sáu cười hề hề, rồi vội quay ra nói chuyện với bạn hàng đang mân mê những cái thân ấm đất đủ màu, cái thì dáng giỏ dâu, cái thì múi na, hình quả vả, quả sung, quả hồng. Cụ đang bảo một ông khách:
– Thế nào tôi cũng tìm được nắp cho ông. Cứ phiên sau lại đây thế nào cũng có nắp. Không, đúng ấm tàu đấy mà. Nếu không tin ông cứ úp ấm xuống mặt miếng gỗ kia. Cho ấm ngửa trôn lên. Cứ xem miệng vòi với quai và gờ miệng ấm đều cắn sát mặt bằng miếng gỗ thì biết. Nếu muốn thử kỹ nữa, quý khách thả nó vào chậu nước, thấy nó nổi đều, cân nhau không triềng, thế là đích ấm tàu
(Trích Những chiếc ấm đất, Nguyễn Tuân, Tạp chí Tao đàn, số 8, ngày 16/6/1939)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A.Thứ nhất B.Thứ hai C.Thứ ba D.Không có ngôi kể
Câu 2. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Cụ Ấm. B. Cụ Sáu C. Sưu cụ chùa Đồi Mai D. Con trai cụ Sáu
Câu 3. Thú vui thưởng trà của nhân vật của cu Sáu gợi cho em nhớ đến tên tập truyện nào của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Chữ người tử tù B. Ngọn đèn dầu lạc C. Vang bóng một thời D. Một chuyến đi
Câu 4. Để pha trà, cụ Sáu sai con đi lấy nước ở đâu?
A. Ở trên đồi B. Giếng ở làng C. Nhà cậu con trai D. Chùa Đồi Mai
Câu 5. Nêu tình cảm, thái độ của cụ Sáu khi nghe người khách kể về câu chuyện cổ tích?
A. Yêu mến, trân trọng. B. Thích thú, say mê.
C. Tiếc nuối, trân trọng D. Thản nhiên, không quan tâm.
Câu 6. Dòng nào sau đây nói đến thú phong lưu thưởng trà của cụ Sáu?
A. Có xin được người nào quen một vài ấm, cụ lấy làm quý lắm: gói giấy giắt kỹ trong mình, đợi lúc nào vắng vẻ một mình mới đem ra pha uống
B. Đang mân mê những cái thân ấm đất đủ màu, cái thì dáng giỏ dâu, cái thì múi na, hình quả vả, quả sung, quả hồng.
C. Mặt đất có đến một chục chiếc ấm mà ngày trước, giá có giồng ngay cọc bạc nén cho trông thấy, chửa chắc cụ đã bán cho một chiếc.
D. Khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ lại còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ.
Câu 7. Kể cả khi thất cơ lỡ vận, ông cụ Sáu vẫn “quen thói phong lưu, nhiều khi qua chơi ao sen nhà ai, gặp mùa hoa nở, cụ còn cố bứt lấy ít nhị đem ướp luôn vào gói trà giắt trong mình, nếu đấy là trà mạn cũ”, cho thấy điều gì ở con người cụ Sáu?
A. Xem việc uống trà như là một công việc quan trọng nhất của đời mình
B. Xem việc thưởng trà như một lễ nghi để thưởng thức
C. Sự say mê, lưu luyến với thú vui thưởng trà
D. Tiếc nuối về quá khứ một thời của cụ Sáu.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Nhận xét quan niệm của Nguyễn Tuân về cách thưởng trà được thể hiện trong đoạn trích?
à Nguyễn Tuân quan niệm việc thưởng trà là một nghệ thuật trong văn hóa ẩm thực của người Việt và người thưởng thức trà giống như một nghệ sĩ.
Câu 9. Tại sao Nguyễn Tuân lại đưa thú thưởng trà này gắn kết với một ngôi chùa?
à Nguyễn Tuân lại đưa thú thưởng trà này gắn kết với một ngôi chùa vì: hồn của người ưu trà đạo đều thực sự đã thanh tâm tĩnh tại, như lời của sự cụ nói về cụ Sáu, nếu cụ bỏ được thứ vui này thì cụ cũng chính là một vị tu tại gia.
Câu 10. Trình bày thông điệp có ý nghĩa nhất qua văn bản.
à Gợi ý
- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Phát huy nét đẹp cổ truyền
- Tôn vinh giá trị văn hoá tinh thần…..
- Nuôi dưỡng niềm đam mê
II.VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “ Những chiếc ấm đất” trích trong “ Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá truyện ngắn “Những chiếc ấm đất” trích trong “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: phân tích, đánh giá truyện ngắn “Những chiếc ấm đất” 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 2. Thân bài: a. Khái quát chung: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, tóm tắt nội dung chính của truyện b. Nội dung của truyện * Một cụ Sáu mê uống trà tàu - một nét đẹp truyền thống không thể nào phai nhạt được trong thói quen sống của dân tộc ta. Một thú vui tao nhã không chỉ còn là ở mặt hình thức bên ngoài nữa, mà để cảm được cái sự thanh cao thoát tục của thưởng trà phải có một tâm hồn thực sự say mê và am hiểu đối với trà đạo. Đấy mới thực sự là cái đẹp truyền thống lưu giữ, thật vậy, là lưu giữ về hình thức lẫn giá trị tâm hồn của những dân thưởng trà. Ở “Những chiếc ấm đất” của Nguyễn Tuân đã đào được tận gốc tinh hoa của sự tinh túy trong trà đạo. * Ngôi kể Đầu tiên, tác giả xây dựng lên một ngôi chùa Đồi Mai ở “cửa đào” thoát tục, mượn lời của vị sư già ở đấy - Ngôi thứ 3 quan sát khách quan chân thực từ đầu đến cuối để kể về một cụ Sáu ham mê uống trà tàu như thế nào * Nhân vật cụ Sáu được miêu tả qua 3 sự việc - Cái cách uống trà tàu với thú thanh cao, mà là đam mê thực thụ, cái thanh cao từ trong con người: khăng khăng trong hơn mười năm liền là một thứ nước ngọt mát ở trên chùa Đồi Mai xa xôi, vì một tuần trà mời khách mà bất chấp cái trưa nắng của ngày hè, bất chấp đường núi để đi xin một gánh nước chùa. - Hay trong lời kể của một vị khách, cụ Sáu cười khoái chí khi bắt gặp được một tâm hồn yêu mê trả tàu như cụ. Bắt gặp được một mảnh hồn đồng điệu, cụ Sáu không ngần ngại mà nghĩ rằng hắn người ăn xin này hắn là một tay sảnh sỏi vì trà mà tiêu tốn mất cá sản nghiệp; - Cái cách cụ Sáu bán đi những chiếc ẩm đất mà mình yêu quý nâng niu, những chiếc ấm mà dù cho ngày trước người ta có quãng cho cụ cả cục bạc nén cụ còn không thèm ngó; bản đi ẩm với giá rẻ, giữ lại nắp để rồi người thực sự yêu quý cái ấm trà ấy sẽ quay lại và bằng lòng trả với giá đắt hơn, không chỉ là vì bản ấm trà được giá nữa. Ở phần cuối câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh cụ Sáu bản ẩm đất cho một người khách, khách không am hiểu ấm trà tàu cụ vẫn khẳng định lại cái sự thức tài bảo của mình thuộc trước cổ tà đạo. Nhung ta có thể cảm nhận được một điều gì đó thê lương, buồn bã của những điều xa xôi xa mãi của một tài hoa của một cái đẹp dẫn đi vào dĩ vãng để rồi chỉ còn là chiếc bóng cho một thời đã qua như chính “Vang bóng một thời” c. Đánh giá: * Nội dung: “Những chiếc ấm đắt Nguyễn Tuân đã khơi dậy một vẻ đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – thưởng trà – thú vui phong nhã. Vừa đẹp ở cung cách thưởng trà vừa đẹp ở tâm hồn người thưởng. Một vẻ đẹp duy mỹ gắn liền với tài hoa. * Nghệ thuật: Tài năng của Nguyễn Tuân khi miêu tả một cách tinh tế các thú chơi tao nhã của ông cha ta hồi xưa “Nguyễn Tuân đã mô tả một cách tinh tế các thú vui tao nhã của tầng lớp quý tộc phong kiến, cũng như những phong tục tốt đẹp của dân tộc. Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm…trong tập truyện “Vang bóng một thời” đã bộc lộ được những nét tài hoa của Nguyễn Tuân về phương diện này nghệ thuật dựng truyện, nghệ thuật tạo dựng chi tiết, nghệ thuật miêu tả, nghệ thuật xây dựng nhân vật… Từ đó, chúng ta mới có thể nhận ra tài năng sáng tạo của nhà văn. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu đề tài này, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về con người, về phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân, về những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc thời xa xưa để chúng ta thêm yêu, thêm quý. Chính vì vậy, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy những cái hay, cái đẹp của nó trong thời đại hiện nay c. Kết bài: Đánh giá và nhân vật và nêu cảm nghĩ của bản thân. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |
Đọc văn bản sau:
Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.
Tôi theo con đường nhỏ ở ven đồi, qua hai dẫy phố, một cái chợ nhỏ, rồi rẽ về bên phải. Nhà ông Ba ở ngay chân đồi, trông xuống chợ, một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh. Tôi không lưỡng lự, bước đến đẩy cổng vào.
[...] Phố chợ ở ngay đầu cầu. Con sông Cống uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi, rồi lại loáng loáng đằng xa, chạy giữa những giải ruộng eo hẹp. Bấy giờ sương đã xuống, dặng núi ở chân trời đã bị che lấp. Chúng tôi dạo qua một lượt ở phố, hay dẩy nhà lá nhỏ bé, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ, trông rất vui mắt.
Sẩm tối, ông Ba cùng tôi về, một mâm cỗ đầy đã thấy bầy trên chiếc bàn ở giữa sân, bà Ba đang chạy loăng quăng sửa soạn các thức ăn. Thấy tôi, bà vội vã mời:
- Cậu về ăn cơm. Có bữa ăn xoàng, xin cậu ăn thực bụng nhé.
Tôi mỉm cười, rồi ngồi vào bàn, tuy trong người mệt mỏi và không thấy đói mà cũng phải cố ăn để vui lòng bà chủ. Ông Ba thì vui vẻ lắm, như rất thích được có người đến chơi, nhất người ấy lại là tôi. Ông uống từng chén rượu lớn, cười nói vang lên. Bà Ba ngồi yên lặng bên cạnh, luôn luôn gắp thức ăn vào bát, ép tôi ăn. Bà cũng hình như vui vẻ lắm vì thấy chồng vui vẻ.
[…]Bữa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn - chắc hẳn là một công trình của hai cô thiếu nữ - để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nổi trắng mấy gốc trè cằn cỗi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Ðêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lẹ làng của cảnh rừng nói chung quanh.
Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chỉ là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.
(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB Hội Nhà văn & Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Đoạn trích được kể bằng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Không có ngôi kể
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
A. Nghị luận B. Biểu cảm C. Tự sự D. Miêu tả
Câu 3 Cảnh vật được miêu tả vào thời gian nào trong ngày?
A. Buổi trưa B. Buổi sang C. Buổi tối D. Buổi chiều
Câu 4. Dòng nào sau đây miêu tả đúng ngôi nhà của ông Ba?
A. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng B. Uốn éo trong dẫy đồi, khuất đi
C. Chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng D. Một cái nhà gạch cũ, tường phủ rêu xanh
Câu 5. Khi được vợ chồng ông Ba mời dùng cơm, thái độ của nhân vật tôi như thế nào?
A. Vui vẻ, nhưng miễn cưỡng B. Thích thú, trân trọng
C. Vui vẻ, nhưng mệt mỏi D. Thản nhiên, không quan tâm.
Câu 6. Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
A. Phép liên tưởng B. Phép thế C. Phép lặp D. Phép nghịch đối
Câu 7. Dòng nào sau đây nêu không đúng về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn trích?
A. Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn B. Giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha
C. Sử dụng hình ảnh nhiều hình ảnh ước lệ D. Diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 8: Nêu tâm trạng của nhân vật tôi khi trải nghiệm những ngày ở quê?
à Tâm trạng của nhân vật tôi: thích thú, vui sướng và thư thái trong lòng.
Câu 9. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên qua đoạn trích trên?
à Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích: bức tranh làng quê yên ả, thanh bình, có phần êm đềm và tĩnh lặng được cảm nhận qua những cảnh vật quen thuộc: buổi chiều êm ả, đàn chim vỗ cánh rào rào, mây trời ven đồi, cái chợ nhỏ, con sông uốn éo, đồng ruộng eo hẹp…qua những cảnh vật. Qua đó người đọc vảm nhận được một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng.
Câu 10. Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hãy trình bày tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.
à Tác dụng của việc trải nghiệm đối với bản thân.
(Hs có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một vài gợi ý)
Sự trải nghiệm đem lại hiểu biết, kinh nghiệm thực tế; đời sống bảnthân phong phú, sâu sắc hơn.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích trên.
II | VIẾT | 4.0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề | 0,25 | ||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. Viết bài văn nghị luận trình bày cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích trên. | 0,5 | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: – Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận. – Xác định đúng vấn đề: Cảm nhận về đoạn trích ở phần đọc hiểu 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận, đoạn trích 2. Thân bài: Đoạn trích trong truyện ngắn Nắng trong vườn thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà văn Thạch Lam khi miêu tả cảnh vật thay đổi vào buổi chiều và buổi tối. Chất thơ toát lên trong đoạn trích thể hiện ở vẻ đẹp của cảnh vật trong những khía cạnh tinh tế nhất. Cảnh quê được miêu tả rất tự nhiên và rất đỗi chân thực với nững hình ảnh quen thuộc với thôn quê: - Đó là bầu trời đêm với ngàn ngôi sao lấp lánh, những con bướm nhỏ vụt từ trong bóng tối bay ra hay cảnh núi rừng chập chờn trong đêm tối , kết hợp với những hình ảnh quen thuộc là là hệ thống âm thanh vang động như tiếng đàn, có thể là những ánh sáng còn sót lại của một ngày và cảnh những cánh chim tìm đi ăn về: Buổi chiều rất êm ả. Về phía Tây, mây trời rực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông nhẹ như một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. - Đó có thể là những cảm nhận tinh tế của nhà văn về sự lấn chiếm của đêm tối vào cảnh vật khi đêm xuống: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối. Chất thơ của đoạn trích toát lên từ cách sử dụng những hình ảnh sinh động về cảnh vật thiên nhiên. - Đánh giá: Nhà văn dường như đã hoà mình vào cảnh vật , cảm nhận được sự bình yên trong đêm tối để rồi gắn bó với nó như một người bạn. Tấm lòng của nhà văn thật đáng quý, đó dường như là một tấm lòng luôn nhạy cảm trước biến đổi của thiên nhiên, của đất trời - Trong văn xuôi của Thạch Lam , hình ảnh thôn quê xuát hiện nhiều lần, mỗi lần một dáng vẻ khác nhau nhưng đều gặp gõ ỏ tấm lòng nhạy cảm đáng quý ấy. - Câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn, giọng văn thủ thỉ trầm lắng, thiết tha, diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình khiến người đọc cảm nhận được chất thơ say đắm. c. Kết bài: Khái quát về đoạn trích, nêu cảm nghĩ của bản thân. – Diễn đạt rõ ràng, dùng từ đặt câu đúng nghĩa, đúng ngữ pháp, đúng chính tả. – Có những sáng tạo về ý tưởng hoặc có sự độc đáo về diễn đạt. | 2,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | ||
Tổng điểm | 10,0 |