- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ CƯƠNG Ôn tập ngữ văn 12 thi tốt nghiệp 2023: ĐỀ CƯƠNG ÔN CẤP TỐC THI ĐH-TN NĂM 2023 (ĐỌC HIỂU + NLXH + NLVH) được soạn dưới dạng file word gồm 75 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I.Tác giả Quang Dũng:
- Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc.
- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Hồn thơ : phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn , tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài ( Sơn Tây ) .
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh ra đời :
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp , thành lập năm 1947 ; Quang Dũng làm đại đội trưởng .
- Thành phần : đa phần là thanh niên Hà Nội hào hoa , lãng mạn .
- Đóng quân và hoạt động khá rộng ( Sơn La , Lai Châu , Hoà Bình , miền Tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào.
- Nhiệm vụ : phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp .
- Trung đoàn Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện gian khổ , thiếu thốn về vật chất , bệnh sốt rét hoành hành dữ dội . Tuy vậy , họ sống lạc quan và chiến đấu anh dũng.
- Đoàn quân TâyTiến, sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 .
- Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn vị cũ ông sáng tác bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” vào cuối năm 1948 🡪 Bài thơ ra đời trong nỗi nhớ trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- Ban đầu có tên “ Nhớ Tây Tiến”🡪 sau đổi thành “ Tây Tiến “ và in trong tập “ Mây đầu ô”.
2. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên thơ, trữ tình.
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến: tâm hồn lãng mạn, khí phách anh hùng, lí tưởng cao cả 🡪 Vẻ đẹp của chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và quê hương Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!............Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Nỗi nhớ của tác giả:
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến . Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết:
- Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết , ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị “ Tây Tiến” , gọi tên con sông vùng Tây Bắc “ sông Mã” mà thân thiết , dạt dào cảm tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đoàn Tây Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi , thân thương với tác giả và khi xa thì Tây Bắc, Tây Tiến trở thành một “ mảnh tâm hồn” của tác giả.
- Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ “ nhớ “ và từ láy “ chơi vơi”, tác giả “ nhớ chơi vơi” nỗi nhớ ấy không xác định được hết đối tượng , nhớ sông Mã , nhớ Tây Tến, nhớ núi rừng Tây Bắc , ... nhớ tất cả. Những nơi trung đoàn Tây Tiến đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó,...tất cả đều trở thành kỉ niệm không thể nào quên.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong tâm hồn tác giả trào dâng nỗi nhớ da diết, mãnh liệt.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ , con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ nét.
- Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với một nét riêng không dễ gì quên:
+ Ở Sài Khao thì sương nhiều như muốn che lấp cả đoàn quân khiến cho đoàn quân mỏi mệt🡪 Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vượt qua.
+ Nếu như ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mường Lát thật ấm áp, lãng mạn bởi “ hoa về trong đêm hơi”. “ Hoa”, “ hơi” là hai hình ảnh làm cho bức tranh Mường Lát thêm gần gũi, trìu mến.
+ Về Pha Luông thì mưa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dưới mưa thật lãng mạn, trữ tình.
+ Có lẽ “ấm lòng” nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu , hương vị đặc sản “ nếp xôi”của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng không thể nào quên.
+ Còn ghê rợn nhất là khi về Mường Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy thật là khiến cho con người cảm giác bất an : “cọp trêu người”.
Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến được tác giả khái quát rõ nhất qua đoạn thơ:
.....
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ ngắn nhưng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ông thành công trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bút pháp,...
+ Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”, “ Heo hút”
+ Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thường như dốc cao khiến súng chạm trời – “ súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu “ ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống” .
+ Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc như “ thác gầm thét”, “ cọp trêu người”
+ Sử dụng nhiều thanh Trắc.
+ Đoạn thơ đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
🡪 Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đường hành quân- chiến đấu của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp , con đường ấy thật gian khổ, hiểm nguy với đèo cao , dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhưng cũng thật lãng mạn, khó quên.
- Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ toàn thanh Bằng khá độc đáo “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Phải chăng sau những đoạn đường hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây Tiến được thưởng thức nét lãng mạn của cơn mưa rừng, được thưởng thức nét đẹp của nhà ai thấp thoáng trong màn mưa. Những giây phút lãng mạn , thơ mộng trên con đường hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vượt qua gian lao, thử thách.
Qua con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận được vẻ đẹp riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt gian lao thử thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
- Và trên con đường hành quân, chiến đấu , cũng có những chiến sĩ không còn đủ sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tưởng của mình:
Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác , đau thương . Nhưng dẫu các anh “ không bước nữa”, “ bỏ quên đời “ thì vẫn trong tư thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây Tiến không tiếp tục sự nghiệp , lí tưởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn thuốc men, lương thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành nên không còn đủ sức để tiếp bước. Đây là hiện thực đau thương khó tránh khỏi trong những năm kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc đến. sự ra đi của đồng đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trưởng Quang Dũng. Tác giả nhắc đến để tưởng nhớ, buồn thương , tự hào về đồng đội của mình và càng thôi thúc tinh thần chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh phúc, độc lập, tự do.
Đoạn mở đầu bài thơ “ Tây Tiến” da diết nỗi nhớ đồng đội , nhớ núi rừng Tây Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét.
🡪 Đó cũng chính là cái “Tình “ mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến ,Tây Bắc : Yêu mến, gắn bó và tự hào.
( Chế Lan Viên : Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn )
* Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây Tiến. Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng như chính tác giả cũng không thể nào quên những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân. Kỉ niệm khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.......Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Đêm “ hội đuốc hoa” là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng bào ( Tây Bắc, Lào) .
“ Doanh trại bừng lên “ – tác giả sử dụng từ “ bừng lên” thật hay, làm bừng sáng và tỏa hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của “ đuốc hoa”, có tiếng khèn, điệu nhạc và có “em” trong trang phục xiêm áo đang yểu điệu , thướt tha , e ấp, dịu dàng. “ Em” ở đây là cô gái, có thể là các cô gái miền núi Tây Bắc nước ta, có thể là các cô gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm cho đêm hội thêm vui vẻ, ấm áp và quyến rũ, say lòng người.
+ Chiến sĩ Tây Tiến đa phần là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn và có chút đa tình nên khi các cô gái xuất hiện trong ánh lửa, tiếng khèn điệu nhạc khiến các anh ngạc nhiên , thích thú, say mê. Niềm vui, thái độ thích thú của các anh được tác giả diễn tả ở từ “ Kìa”. Phải chăng các anh ngạc nhiên vì nơi núi rừng ấy lại có những “ đóa hoa” say lòng người đến thế.
+ Say mê , thích thú trong đêm hội để về “ xây hồn thơ” 🡪 các chiến sĩ xây mộng với các cô gái 🡪 Các chiến sĩ thật là lãng mạn.
+ Tài hoa của Quang Dũng trong đoạn thơ là kết hợp hài hòa hình ảnh, âm thanh, ánh sáng,... 🡪 Đoạn thơ là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ ,ấm áp , lãng mạn . Và đó cũng chính là một trong những kỉ niệm không thể nào quên của trung đoàn Tây Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm thiết. Giây phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là hành trang của các chiến sĩ trên chiến trường ác liệt.
* Trung đoàn Tây Tiến qua nhiều vùng đất nơi Tây Bắc, mỗi vùng đất với nét đẹp riêng khó quên. Nếu Sài Khao có sương nhiều như che lấp cả đoàn quân Tây Tiến , Mường Hịch có tiếng cọp khiến con người ghê sợ , vùng Mai Châu có hương vị cơm nếp thật hấp dẫn ,...thì Châu Mộc cũng thật lãng mạn, trữ tình.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy....Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Bốn câu thơ theo dòng hồi tưởng “trôi” về miền đất lạ, đó là C
ĐỀ CƯƠNG ÔN CẤP TỐC THI ĐH-TN NĂM 2023
(ĐỌC HIỂU + NLXH + NLVH)
----------
1. PHẦN NLVH
BÀI 1 : TÂY TIẾN ( Quang Dũng )
(ĐỌC HIỂU + NLXH + NLVH)
----------
1. PHẦN NLVH
BÀI 1 : TÂY TIẾN ( Quang Dũng )
I.Tác giả Quang Dũng:
- Là nghệ sĩ đa tài: làm thơ , viết văn , vẽ tranh , soạn nhạc.
- Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Hồn thơ : phóng khoáng , hồn hậu , lãng mạn , tài hoa – đặc biệt khi viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài ( Sơn Tây ) .
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh ra đời :
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội trong kháng chiến chống Pháp , thành lập năm 1947 ; Quang Dũng làm đại đội trưởng .
- Thành phần : đa phần là thanh niên Hà Nội hào hoa , lãng mạn .
- Đóng quân và hoạt động khá rộng ( Sơn La , Lai Châu , Hoà Bình , miền Tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào.
- Nhiệm vụ : phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng Pháp .
- Trung đoàn Tây Tiến chiến đấu trong điều kiện gian khổ , thiếu thốn về vật chất , bệnh sốt rét hoành hành dữ dội . Tuy vậy , họ sống lạc quan và chiến đấu anh dũng.
- Đoàn quân TâyTiến, sau thời gian hoạt động ở Lào trở về Hoà Bình thành lập trung đoàn 52 .
- Khi Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác ở Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ đơn vị cũ ông sáng tác bài thơ “ Nhớ Tây Tiến” vào cuối năm 1948 🡪 Bài thơ ra đời trong nỗi nhớ trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
- Ban đầu có tên “ Nhớ Tây Tiến”🡪 sau đổi thành “ Tây Tiến “ và in trong tập “ Mây đầu ô”.
2. Nội dung và nghệ thuật:
a. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ vừa nên thơ, trữ tình.
- Khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh người lính Tây Tiến: tâm hồn lãng mạn, khí phách anh hùng, lí tưởng cao cả 🡪 Vẻ đẹp của chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và quê hương Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
* Đoạn 1: Nỗi nhớ của tác giả và con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến:
“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!............Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
- Nỗi nhớ của tác giả:
Nhà thơ Quang Dũng gắn bó với trung đoàn Tây Tiến, gắn bó với núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến . Vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc – xa đơn vị bộ đội , xa vùng đất nhiều kỉ niệm kháng chiến tác giả nhớ nhung da diết:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Mở đầu bài thơ là lời gọi tha thiết , ngọt ngào. Tác giả gọi tên đơn vị “ Tây Tiến” , gọi tên con sông vùng Tây Bắc “ sông Mã” mà thân thiết , dạt dào cảm tình như gọi tên những người thân thương trong cuộc đời mình.Phải chăng trung đoàn Tây Tiến, núi rừng Tây Bắc gần gũi , thân thương với tác giả và khi xa thì Tây Bắc, Tây Tiến trở thành một “ mảnh tâm hồn” của tác giả.
- Tác giả rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật điệp từ “ nhớ “ và từ láy “ chơi vơi”, tác giả “ nhớ chơi vơi” nỗi nhớ ấy không xác định được hết đối tượng , nhớ sông Mã , nhớ Tây Tến, nhớ núi rừng Tây Bắc , ... nhớ tất cả. Những nơi trung đoàn Tây Tiến đã đi qua, những đồng đội từng gắn bó,...tất cả đều trở thành kỉ niệm không thể nào quên.Chính vì thế mà khi xa Tây Tiến, xa Tây Bắc trong tâm hồn tác giả trào dâng nỗi nhớ da diết, mãnh liệt.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến: Qua nỗi nhớ da diết của nhà thơ , con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến nơi Tây Bắc hiện lên khá rõ nét.
- Trước hết là những vùng đất mà đoàn quân đã đi qua, gắn bó, mỗi vùng đất với một nét riêng không dễ gì quên:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
....
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
.....
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
......
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
....
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
.....
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
......
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
+ Ở Sài Khao thì sương nhiều như muốn che lấp cả đoàn quân khiến cho đoàn quân mỏi mệt🡪 Đó cũng chính là những gian khổ mà chiến sĩ phải vượt qua.
+ Nếu như ở Sài Khao đoàn quân phải vất vả, mệt nhọc thì khi về Mường Lát thật ấm áp, lãng mạn bởi “ hoa về trong đêm hơi”. “ Hoa”, “ hơi” là hai hình ảnh làm cho bức tranh Mường Lát thêm gần gũi, trìu mến.
+ Về Pha Luông thì mưa rừng thật thú vị, vừa hành quân vừa ngắm cảnh vật dưới mưa thật lãng mạn, trữ tình.
+ Có lẽ “ấm lòng” nhất là khi hành quân về vùng Mai Châu , hương vị đặc sản “ nếp xôi”của vùng đất ấy khiến các anh chiến sĩ dẫu có xa cũng không thể nào quên.
+ Còn ghê rợn nhất là khi về Mường Hịch, cái âm thanh phát ra từ núi rừng ấy thật là khiến cho con người cảm giác bất an : “cọp trêu người”.
Mỗi vùng đất trung đoàn Tây Tiến đi qua đều để lại dấu ấn trong tâm hồn, tuy có nhiều gian nan, vất vả nhưng cũng rất lãng mạn, trữ tình.
- Con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến được tác giả khái quát rõ nhất qua đoạn thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
.....
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Đoạn thơ ngắn nhưng thể hiện nét bút tài hoa của Quang Dũng. Ông thành công trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bút pháp,...
+ Hàng loạt từ láy gợi hình ảnh, cảm xúc “khúc khuỷu”, “ thăm thẳm”, “ Heo hút”
+ Hình ảnh vừa hiện thực vừa táo bạo, phi thường như dốc cao khiến súng chạm trời – “ súng ngửi trời”, dốc lên bao nhiêu thì xuống bấy nhiêu “ ngàn thước lên cao , ngàn thước xuống” .
+ Kết hợp hình ảnh với những âm thanh đặc sắc như “ thác gầm thét”, “ cọp trêu người”
+ Sử dụng nhiều thanh Trắc.
+ Đoạn thơ đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
🡪 Nét bút tài hoa của Quang Dũng đã vẽ lại con đường hành quân- chiến đấu của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp , con đường ấy thật gian khổ, hiểm nguy với đèo cao , dốc hiểm và thú rừng dữ tợn nhưng cũng thật lãng mạn, khó quên.
- Sau hàng loạt những câu thơ sử dụng thanh Trắc tác giả phóng bút một câu thơ toàn thanh Bằng khá độc đáo “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Phải chăng sau những đoạn đường hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây Tiến được thưởng thức nét lãng mạn của cơn mưa rừng, được thưởng thức nét đẹp của nhà ai thấp thoáng trong màn mưa. Những giây phút lãng mạn , thơ mộng trên con đường hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vượt qua gian lao, thử thách.
Qua con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến ta cảm nhận được vẻ đẹp riêng của núi rừng Tây Bắc và trung đoàn Tây Tiến. Tây Bắc vừa hùng vĩ, tráng lệ vừa nên thơ, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến kiên cường, bất khuất, sẵn sàng vượt gian lao thử thách để thực hiện nhiệm vụ trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
- Và trên con đường hành quân, chiến đấu , cũng có những chiến sĩ không còn đủ sức để tiếp tục nhiệm vụ, lí tưởng của mình:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Hai câu thơ gợi cái bi, sự mất mác , đau thương . Nhưng dẫu các anh “ không bước nữa”, “ bỏ quên đời “ thì vẫn trong tư thế cầm súng. Một số chiến sĩ Tây Tiến không tiếp tục sự nghiệp , lí tưởng bởi lẽ sức đã kiệt. Các anh sống và chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn thuốc men, lương thực, lại bị những cơn sốt rét rừng hoành hành nên không còn đủ sức để tiếp bước. Đây là hiện thực đau thương khó tránh khỏi trong những năm kháng chiến nên Quang Dũng cũng không ngần ngại khi nhắc đến. sự ra đi của đồng đội là mất mác không thể nào quên của đại đội trưởng Quang Dũng. Tác giả nhắc đến để tưởng nhớ, buồn thương , tự hào về đồng đội của mình và càng thôi thúc tinh thần chiến đấu để giành lấy sự bình yên, hạnh phúc, độc lập, tự do.
Đoạn mở đầu bài thơ “ Tây Tiến” da diết nỗi nhớ đồng đội , nhớ núi rừng Tây Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đường hành quân của trung đoàn Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét.
🡪 Đó cũng chính là cái “Tình “ mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến ,Tây Bắc : Yêu mến, gắn bó và tự hào.
( Chế Lan Viên : Khi ta ở , chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn )
* Đoạn 2: Những kỉ niệm đẹp của trung đoàn Tây Tiến trong những năm kháng chiến chống Pháp.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa..........
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
* Kỷ niệm đẹp một thời trận mạc đã trở thành hành trang của người lính Tây Tiến. Đúng vậy, các chiến sĩ Tây Tiến cũng như chính tác giả cũng không thể nào quên những kỉ niệm trong những năm kháng chiến cùng đồng đội, quân dân. Kỉ niệm khó quên nhất có lẽ là những đêm liên hoan lửa trại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa.......Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
+ Đêm “ hội đuốc hoa” là đêm liên hoan lửa trại giữa chiến sĩ Tây Tiến với đồng bào ( Tây Bắc, Lào) .
“ Doanh trại bừng lên “ – tác giả sử dụng từ “ bừng lên” thật hay, làm bừng sáng và tỏa hơi ấm cho không gian đêm hội. Đêm hội có ánh sáng, hơi ấm của “ đuốc hoa”, có tiếng khèn, điệu nhạc và có “em” trong trang phục xiêm áo đang yểu điệu , thướt tha , e ấp, dịu dàng. “ Em” ở đây là cô gái, có thể là các cô gái miền núi Tây Bắc nước ta, có thể là các cô gái Lào. Sự xuất hiện của các cô gái làm cho đêm hội thêm vui vẻ, ấm áp và quyến rũ, say lòng người.
+ Chiến sĩ Tây Tiến đa phần là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn và có chút đa tình nên khi các cô gái xuất hiện trong ánh lửa, tiếng khèn điệu nhạc khiến các anh ngạc nhiên , thích thú, say mê. Niềm vui, thái độ thích thú của các anh được tác giả diễn tả ở từ “ Kìa”. Phải chăng các anh ngạc nhiên vì nơi núi rừng ấy lại có những “ đóa hoa” say lòng người đến thế.
+ Say mê , thích thú trong đêm hội để về “ xây hồn thơ” 🡪 các chiến sĩ xây mộng với các cô gái 🡪 Các chiến sĩ thật là lãng mạn.
+ Tài hoa của Quang Dũng trong đoạn thơ là kết hợp hài hòa hình ảnh, âm thanh, ánh sáng,... 🡪 Đoạn thơ là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ ,ấm áp , lãng mạn . Và đó cũng chính là một trong những kỉ niệm không thể nào quên của trung đoàn Tây Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm thiết. Giây phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là hành trang của các chiến sĩ trên chiến trường ác liệt.
* Trung đoàn Tây Tiến qua nhiều vùng đất nơi Tây Bắc, mỗi vùng đất với nét đẹp riêng khó quên. Nếu Sài Khao có sương nhiều như che lấp cả đoàn quân Tây Tiến , Mường Hịch có tiếng cọp khiến con người ghê sợ , vùng Mai Châu có hương vị cơm nếp thật hấp dẫn ,...thì Châu Mộc cũng thật lãng mạn, trữ tình.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy....Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Bốn câu thơ theo dòng hồi tưởng “trôi” về miền đất lạ, đó là C