- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi hk1 văn 12 Quảng Nam NĂM 2022 - 2023 CÓ ĐÁP ÁN, Đề thi HK1 môn Văn 12 Quảng Nam 2022-2023 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023
TỈNH QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy (…).
Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 1200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu “Tôi yêu em” thì phải nói từ "Tôi” trước đã”. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 40-41)
Câu 1 (0.75 điểm). Theo tác giả, ai là những người cảm thấy yên lòng, lạc quan, vui vẻ khi nghĩ về hạnh phúc của bạn?
Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra lí do làm cho tác giả yêu thích triết lý: “Nếu muốn nói câu “Tôi yêu em” thì phải nói từ "Tôi” trước đã”.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các câu: “Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó (…)”.
Câu 4 (0.5 điểm). Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, SGK Ngữ văn 12, Tập một,
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023
TỈNH QUẢNG NAM Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
ĐỀ CHÍNH TH ỨC |
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.
Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy (…).
Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 1200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu “Tôi yêu em” thì phải nói từ "Tôi” trước đã”. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà Văn, 2018, trang 40-41)
Câu 1 (0.75 điểm). Theo tác giả, ai là những người cảm thấy yên lòng, lạc quan, vui vẻ khi nghĩ về hạnh phúc của bạn?
Câu 2 (0.75 điểm). Chỉ ra lí do làm cho tác giả yêu thích triết lý: “Nếu muốn nói câu “Tôi yêu em” thì phải nói từ "Tôi” trước đã”.
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong các câu: “Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó (…)”.
Câu 4 (0.5 điểm). Anh/Chị có đồng ý với quan điểm “ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai” không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Dẫu xuôi về phương bắc Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở | Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. |
NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.156)