Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH TỰ CHỦ CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Đổi mới giáo dục phổ thông là một vấn đề đang được Đảng, nhà nước, ngành giáo dục và cả xã hội hết sức quan tâm. Công tác này đã được triển khai mạnh mẽ từ năm 2002 khởi đầu bằng việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Trong 8 năm qua, sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng cao rõ rệt. Các điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác quản lý giáo dục cũng đã được quan tâm đổi mới.
Đổi mới giáo dục phổ thông chỉ có thể thành công khi chương trình giáo dục cùng với các điều kiện thực hiện được đổi mới một cách đồng bộ. Nghĩa là bên cạnh việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì các điều kiện để tổ chức triển khai như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh phí cho giáo dục và công tác quản lý nhà trường cần được quan tâm đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa. Từ năm 2002 đến nay, đổi mới giáo dục phổ thông nhìn chung chỉ mới tập trung chủ yếu vào việc thay sách giáo khoa, đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Để chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai một cách có chất lượng, nhà nước đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Công tác quản lý trường học cũng đã có những đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Công tác quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Người quản lý đồng thời là người lãnh đạo có vai trò định hướng, “dẫn đường” các hoạt động đó. Chất lượng, hiệu quả giáo dục của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý. Muốn đổi mới thành công thì công tác quản lý phải đi trước một bước. Xác định được vai trò của công tác quản lý nói chung, công tác quản lý của Hiệu trưởng nói riêng, trong những năm qua bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu đổi mới công tác quản lý tại Trường Tiểu học Diễn Kỷ. Từ năm học 2009-2010, với chủ đề “năm học đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” thì việc đổi mới công tác quản lý càng được quan tâm nhiều hơn. Đổi mới công tác quản lý bao gồm rất nhiều nội dung, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung trình bày một số vấn đề về đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Đổi mới giáo dục phổ thông là một vấn đề đang được Đảng, nhà nước, ngành giáo dục và cả xã hội hết sức quan tâm. Công tác này đã được triển khai mạnh mẽ từ năm 2002 khởi đầu bằng việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Trong 8 năm qua, sự nghiệp giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng, đã có những chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng cao rõ rệt. Các điều kiện như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, công tác quản lý giáo dục cũng đã được quan tâm đổi mới.
Đổi mới giáo dục phổ thông chỉ có thể thành công khi chương trình giáo dục cùng với các điều kiện thực hiện được đổi mới một cách đồng bộ. Nghĩa là bên cạnh việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì các điều kiện để tổ chức triển khai như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, kinh phí cho giáo dục và công tác quản lý nhà trường cần được quan tâm đổi mới một cách mạnh mẽ hơn nữa. Từ năm 2002 đến nay, đổi mới giáo dục phổ thông nhìn chung chỉ mới tập trung chủ yếu vào việc thay sách giáo khoa, đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Để chương trình, sách giáo khoa mới được triển khai một cách có chất lượng, nhà nước đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các nhà trường. Công tác quản lý trường học cũng đã có những đổi mới cho phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Công tác quản lý có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Người quản lý đồng thời là người lãnh đạo có vai trò định hướng, “dẫn đường” các hoạt động đó. Chất lượng, hiệu quả giáo dục của một nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý. Muốn đổi mới thành công thì công tác quản lý phải đi trước một bước. Xác định được vai trò của công tác quản lý nói chung, công tác quản lý của Hiệu trưởng nói riêng, trong những năm qua bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu đổi mới công tác quản lý tại Trường Tiểu học Diễn Kỷ. Từ năm học 2009-2010, với chủ đề “năm học đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” thì việc đổi mới công tác quản lý càng được quan tâm nhiều hơn. Đổi mới công tác quản lý bao gồm rất nhiều nội dung, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung trình bày một số vấn đề về đổi mới trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường.