Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục [1].
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng là một đòi hỏi của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nội dung các công việc liên quan đến công tác chất lượng giáo dục từ trước đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo nội dung các văn bản chỉ đạo, điều lệ, qui chế, làm đến đâu hay đến đó. Chất lượng lượng giáo dục chưa được đặt ra như là một nhu cầu thiết thân liên quan đến sự tồn tại hay không tồn tại của đơn vị đó.
Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [2].
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu
mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí (mức độ yêu cầu cụ thể của mỗi tiêu chuẩn), trong mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (mức độ yêu cầu cụ thể cần đáp ứng của mỗi tiêu chí).
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trình tự theo các bước sau đây:
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.
- Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông.
- Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông.
- Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và
cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, nhất là tình trạng chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, và đẩy mạnh công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục [1].
Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng là một đòi hỏi của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Nội dung các công việc liên quan đến công tác chất lượng giáo dục từ trước đến nay ngành Giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều đơn vị thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo nội dung các văn bản chỉ đạo, điều lệ, qui chế, làm đến đâu hay đến đó. Chất lượng lượng giáo dục chưa được đặt ra như là một nhu cầu thiết thân liên quan đến sự tồn tại hay không tồn tại của đơn vị đó.
Mục đích kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục [2].
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông là mức độ yêu cầu
mà cơ sở giáo dục phổ thông phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí (mức độ yêu cầu cụ thể của mỗi tiêu chuẩn), trong mỗi tiêu chí có các chỉ số đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (mức độ yêu cầu cụ thể cần đáp ứng của mỗi tiêu chí).
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trình tự theo các bước sau đây:
- Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông.
- Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông.
- Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) cơ sở giáo dục phổ thông.
- Công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và
cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.