Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Giáo án chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức cả năm 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 132 trang. Các bạn xem và tải giáo án chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Tiết 1,2

PHẦN I: TẬP NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM



I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:
Giúp HS

- Nắm được một số tri thức về lịch sử văn học, về tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả, về đặc điểm các thể loại của văn học trung đại để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình.

- Hiểu được các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

-
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các văn bản văn học trung đại Việt Nam

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản văn học trung đại.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản văn học trung đại cùng thời kỳ.

3. Về phẩm chất:

-
Trân trọng những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam

- Có ý thức giữ gìn các giá trị văn hóa cha ông để lại.

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng, với công việc hằng ngày của mình.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

-
Tranh, ảnh, bảng biểu, video clip, máy tính có kết nối internet, máy chiếu.

- Phiếu học tập để HS chuẩn bị nội dung thảo luận.

- Bút màu, giấy để trình bàỵ sản phẩm.

2. Học liệu:

- CĐHT Ngữ văn lớp 11.

- Tài liệu tham khảo (sách báo, tạp chí về văn học trung đại Việt Nam

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Tổ chức: ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a
. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS huy động hiểu biết, vốn sống, trải nghiệm, cảm xúc cá nhân để trả lời các câu hỏi trước khi tìm hiểu các yêu cầu và cách thức nghiên cứu về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam

b. Nội dung:

- GV tổ chức dạng câu hỏi trắc nghiệm với trò chơi: Hộp quà bí mật

- HS tham gia trò chơi, trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm về văn học trung đại

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1:
Văn học Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?
A. Văn học dân gian,văn học viết, văn học trung đại
B. Văn học dân gian, văn học trung đại, văn học cận đại
C. Văn học viết, văn học trung đại, văn học hiện đại
D. Văn học dân gian,văn học viết
Câu 2: Văn học trung đại Việt Nam tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ X đến thế kỉ XI
B. Cuối thế kỉ XIX
C. Từ thế kỉ X- hết XIX
D. Thế kỉ XIII- hết XIX
Câu 3: Hai thành phần chủ yếu của văn học Trung đại là:
A. Văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ
B. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
C. Văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ
D. Văn học chữ Quốc ngữ
Câu 4: Đây là những tác giả thuộc văn học trung đại Việt Nam:
A. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bính
B. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính, Nguyễn Bỉnh Khiêm
C. Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Nguyễn Dữ
D. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du
Câu 5. Tác phẩm nào sau đây không nằm trong thời kì văn học Trung đại Việt Nam?
A. Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
C. Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
D. Bánh trôi nước( Hồ Xuân Hương)
B2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ chọn câu trả lời đúng
B3. Báo cáo thảo luận:
-
HS nhận xét câu trả lời của bạn, phản biện, tranh luận để đua ra đáp án đúng
B4. Đánh giá kết quả thực hiện:

- Chốt đáp án đúng
Đáp án:
1. D
2. C
3. B
4. D
5. B
6. B
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC TỔNG QUÁT

Mục tiêu:


- HS có một số kiến thức nền tảng để thực hành tập nghiên cứu và báo cáo về một vấn đề văn học trung đại Việt Nam.

- Biết vận dụng những hiểu biết về lịch sử văn học, về tác giả, phong cách nghệ thuật của tác giả, về đặc điểm các thể loại,…để thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu của mình.

Nội dung:

- HS sử dụng SGK, tự đọc và chắt lọc kiến thức tổng quát về văn học trung đại: Ngôn ngữ và chữ viết, diễn trình, một số xu hướng vận động chủ yếu..

Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được

- Kết luận về phương pháp làm việc nhóm sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs
Dự kiến sản phẩm

Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tri thức tổng quát
Nhiệm vụ 1:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ

-Yêu cầu 3 nhóm rà soát hồ sơ tài liệu của nhóm mình ( đã chuẩn bị ở nhà ):
Ngôn ngữ và chữ viết, diễn trình, một số xu hướng vẫn động chủ yếu của văn học trung đại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm để thống nhất cách trình bày

Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm còn lại góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
-GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2:
B1. Chuyển giao nhiệm vụ

- HS rút ra những lưu ý trong quá trình triển khai báo cáo tìm hiểu Tri thức tổng quát
- Cá nhân chia sẻ
- Câu hỏi gợi ý:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời cá nhân học sinh trình bày.
- Các học sinh khác tranh luận, phản biện, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
-GV nhận xét, chốt kiến thức.
Lưu ý cần có các minh họa để vấn đề trình bày được sâu sắc, cụ thể hơn
































Hoạt động 2: Thực hành
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm:
Nhóm 1: Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu:
Câu hỏi gợi ý:
-Có những hướng lựa chọn đề tài nào?
- Bạn chọn đề tài, vấn đề nào?( có liên quan đến nội dung học tập của chương trình? Đã có nhiều người nghiên cứu chưa? Dự kiến triển khai và đóng góp? Có khả năng tìm kiếm tài liệu từ những nguồn nào để phục vụ đề tài nghiên cứu.








Nhóm 2: Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu
Gợi ý câu hỏi:

Thực hiện đề tài, vấn đề nghiên cứu này hướng tới điều gì?
Những công việc cần tiến hành để xác định mục tiêu?
Nội dung chính sẽ chia thành mấy luận điểm? Các luận điểm có liên quan với nhau như thế nào?



Nhóm 3: Phương pháp nghiên cứu
Gợi ý

Chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài, vấn đề mục tiêu nghiên cứu

Nhóm 4. Lập kế hoạch nghiên cứu
- Các nhóm thực hiện trong thời gian: 10’

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, chốt kiến thức

A. Tri thức tổng quát
1. Ngôn ngữ và chữ viết của văn học trung đại ( Nhóm 1)

- Văn học viết Việt Nam thời trung đại chủ yếu dùng hai loại chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm
- Kể tên được một số tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ Nôm
2. Diễn trình văn học trung đại Việt Nam( Nhóm 2)
4 giai đoạn làm nên diễn trình của văn học trung đại VN:
Giai đoạnGiai đoạn từ X-XIVGiai đoạn từ XV-XVIIGiai đoạn từ XVIII- nửa đầu XIXGiai đoạn cuối XIX
Hoàn cảnh lịch sử-Đất nước giành độc lập, xây dựng nèn học thuật Đại Việt buổi đầu
-Các hệ tư tưởng Nho- Phật- Đạo thịnh hành
-Sự nghiệp phục hung dân tộc, chấn hưng văn hóa
-Nho học và văn hóa Nho giáo là hệ tư tưởng chủ lưu
-Nhiều biến động dữ dội của lịch sử xã hội
-Những vấn đề về số phận con người được quan tâm
Thực dân Pháp xâm lược, vấn đề tồn vng dân tộc đặt ra cấp thiết
Đội ngũ tác giảChủ yếu các nhà sư và trí thức cung đìnhTầng lớp trí thức xuất thân từ nhiều giai tầng xã hộiTầng lớp trí thứcXuất hiện Nho sĩ bình dân,
Sĩ phu yêu nước
Đặc điểmThể loại chủ yếu văn học chức năng
-Cảm hứng chủ đạo: yêu nước tự hào dân tộc
Văn học chữ Nôm ngày càng phổ biến
-Cảm hứng ngợi ca nền thái bình ở thế kỉ XV
Thể loại phong phú viết bằng cả chữ Hán và Nôm
- Phản ánh được hiện thực đời sống rộng lớn.
-Trào lưu tư tưởng nhân đạo
Xuất hiện sáng tác bằng chữ quốc ngữ
Cảm hứng yêu nước âm hưởng bi tráng
Xu hướng cách tân hiện đại hóa
3. Một số xu hướng vận động chủ yếu
- Văn học chữ Nôm ngày càng phát triển mạnh mẽ bênh cạnh văn học viết bằng chữ Hán, tạo nên hiện tượng song ngữ độc đáo
- Từ các đề tài, chủ đề quan phương đến các đề tài, chủ đề hướng vào sự đa dạng của đời sống
- Từ trí thức cung đình đến nho sĩ bình dân
- Từ sáng tác mang tính chức năng đến sáng tác theo cảm hứng thẩm mĩ
- Từ khuynh hướng quy phạm, trang nhã đến khuynh hướng phá cách,bình dị
- Từ việc chỉ dùng thể loại vay mượn đến việc sáng tạo thêm các thể loại mới
- Từ văn- sử- triết bất phân đến việc phân định ranh giới rõ nét giữa văn chương với các văn bản ngôn từ khác
=> Văn học trung đại Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa, văn học dân gian…có một số đặc trưng:
+ Tính cộng đồng
+Tính thống nhất trong sự đa dạng
+Tính dung hòa
+Tính hướng nội
B. THỰC HÀNH
I. Xác định đề tài, vấn đề, mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lập kế hoạch nghiên cứu.
1. Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu
- Một số “hướng” lựa chọn đề tài, vấn đề có thể tham khảo:

+ Nghiên cứu theo hướng “giải mã’, phân tích lí giải giá trị của một tác phẩm hoặc đoạn trích
+ Nghiên cứu một loại hình tượng hoặc một phương diện giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm
+ Nghiên cứu, lí giải cách hiểu về một hoặc một số chi tiết , hình ảnh…trong tác phẩm
+ Nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật , một đặc điểm phong cách hoặc một vấn đề mang tính lí luận trong tác phẩm
+ Nghiên cứu theo hướng so sánh văn học
  • Xác định đề tài, vấn đề nghiên cứu:
  • Ví dụ: Đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì trong truyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
  • + Đề tài trên nghiên cứu về đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm
  • + Đề tài học sinh có thể triển khai nghiên cứu sâu vì đã được học trong chương trình
  • + Ngữ liệu dễ dàng tìm kiếm
2. Xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu
- Mục tiêu:
Xác định dựa vào đề tài, vấn đề nghiên cứu.
VD: Nếu chọn đề tài của nhóm 1 thì cần xác định các mục tiêu sau:
+ Về kiến thức: Tìm hiểu các đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì. Từ đó phân tích tác dụng của chúng trong tác phẩm và bước đầu nhận xét về đóng góp của nhà văn ở thể loại này.
+ Về kĩ năng: Ngoài những kĩ năng cơ bản cần hình thành khi thực hiện các khâu của quá trình tập nghiên cứu còn có các kĩ năng mới hình thành: nhận diện và phân tích được các biểu hiện cụ thể của các hình thức nghệ thuật của thể loại truyền kì
+ Về thái độ: Chủ động khám phá được các đặc sắc nghệ thuật của thể loại truyền kì, thấy được tài năng và tấm lòng của tác giả, từ đó trân trọng những tác phẩm văn học trung đại.
Xác định nội dung cần triển khai:
+ Những biểu hiện cụ thể về mặt nghệ thuật của thể loại truyền kì trong truyện Người con gái Nam Xương: Tình huống truyện giàu kịch tính, khắc họa nhân vật sinh động thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, sự đan xen giữa các yếu tố hiện thực và các yếu tố kì ảo…
+ Những đặc sắc nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của nhà văn và đóng góp vào thành công của tác phẩm.
+ Những đặc sắc nghệ thuật đó còn có ý nghĩa đối với việc tiếp nhận giá trị của thể loại truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam.
3. Xác định phương pháp nghiên cứu
- Có nhiều phương pháp nghiên cứu song lựa chọn phương pháp nào cần phù hợp với đề tài, vấn đề, nội dung nghiên cứu.
- Ví dụ: Với đề tài như nhóm 1 cần sử dụng các phương pháp: Nghiên cứu văn học sử, phương pháp phân tích tác phẩm văn học…các thao tác như khảo sát, thống kê…về các chi tiết kì ảo, chi tiết cái bóng…
4. Lập kế hoạch nghiên cứu
-
Viêc lập được kế hoạch nghiên cứu một cách chi tiết, xác định được hướng bổ sung và điều chỉnh…thể hiện rõ phẩm chất và năng lực của người nghiên cứu
- Gợi ý:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
S STTHoạt độngKết quả, sản phẩm dự kiếnThời gian thực hiệnPhân công nhiệm vụ
1Sưu tầm. phân loại sơ bộ tài liệu-Văn bản ngữ liệu, tài liệu nghiên cứu có liên quan, tranh ảnh, số liệu1 tuầnNhóm
2Đọc tổng hợp, phân tích tài liệu-Phiếu khảo sát văn bản ngữ liệu
- Bảng thống kê, khảo sát
-Phiếu đề xuất trích dẫn ý kiến
1 tuầnNhóm (phân công kiểm tra chéo sản phẩm của nhau)
3Thống nhất đề cương nghiên cứu-Bản đề cương chi tiết
-Các mẫu phiếu đọc tài liệu
1 buổiNhóm trưởng điều hành
Thành viên thảo luận, thống nhất
4Tham khảo ý kiến chuyên gia về các việc đã thực hiện-Bản ghi chép
-Bản tiếp thu và điều chỉnh
1 ngàyNhóm
5Hoàn thành hồ sơ tài liệu nghiên cứu-Danh mục tài liệu tham khảo
-Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan
1 ngàyNhóm
6Phân công viết báo cáo nghiên cứu-Bảng phân công chi tiết công việc của thành viên1 tuầnNhóm trưởng điều hành
Thành viên thảo luận, thống nhất
7Hoàn chỉnh báo cáo và đọc góp ý-Chỉnh lí sơ bộ về hình thức và nội dung hình thành bản báo cáo lần 1
-Bản ghi chép góp ý của từng thành viên và chuyên gia
3 ngàyNhóm trưởng( điều hành)
Thư kí(ghi chép)
Phân công đọc chéo các sản phẩm riêng

1701530755766.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GA. Chuyên đề học tập 11 _KNTT.docx
    1.5 MB · Lượt xem: 4
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án dạy học theo chủ đề ngữ văn 11 giáo án dạy ngữ văn lớp 11 giáo án dạy thêm ngữ văn 11 giáo án môn ngữ văn lớp 11 giáo án ngữ cảnh soạn văn 11 giáo án ngữ văn 11 giáo án ngữ văn 11 bài ca ngất ngưởng giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo phần 1 giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo phần 2 giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo tác giả giáo án ngữ văn 11 bài chí phèo violet giáo án ngữ văn 11 bài chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ violet giáo án ngữ văn 11 bài hầu trời giáo án ngữ văn 11 bài lẽ ghét thương giáo án ngữ văn 11 bài sa hành đoản ca giáo án ngữ văn 11 bài tiếng mẹ đẻ giáo án ngữ văn 11 bài tiểu sử tóm tắt giáo án ngữ văn 11 bài tôi yêu em giáo án ngữ văn 11 bài tự tình giáo án ngữ văn 11 bài vội vàng giáo án ngữ văn 11 bài xin lập khoa luật giáo án ngữ văn 11 câu cá mùa thu giáo án ngữ văn 11 chí phèo giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần 1 giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần 2 giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần tác giả giáo án ngữ văn 11 chí phèo phần tác phẩm giáo án ngữ văn 11 chí phèo tác giả giáo án ngữ văn 11 chí phèo tác phẩm giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 1 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 2 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 3 giáo án ngữ văn 11 chí phèo tiết 54 giáo án ngữ văn 11 chí phèo violet giáo án ngữ văn 11 chiếu cầu hiền giáo án ngữ văn 11 chiều tối giáo án ngữ văn 11 chữ người tử tù giáo án ngữ văn 11 chuẩn cả năm giáo án ngữ văn 11 filetype pdf giáo án ngữ văn 11 hai đứa trẻ giáo án ngữ văn 11 hạnh phúc của một tang gia giáo án ngữ văn 11 hạnh phúc một tang gia giáo án ngữ văn 11 hầu trời giáo án ngữ văn 11 hk2 giáo án ngữ văn 11 học kì 2 giáo án ngữ văn 11 học kì 2 mới nhất giáo án ngữ văn 11 khái quát văn học việt nam giáo án ngữ văn 11 kì 1 giáo án ngữ văn 11 kì 2 giáo án ngữ văn 11 kịch giáo án ngữ văn 11 lẽ ghét thương giáo án ngữ văn 11 lưu biệt khi xuất dương giáo án ngữ văn 11 luyện tập viết bản tin giáo an ngữ văn 11 mới nhất giáo án ngữ văn 11 một số thể loại văn học giáo án ngữ văn 11 năm 2021 giáo án ngữ văn 11 nam cao giáo án ngữ văn 11 nâng cao giáo án ngữ văn 11 nâng cao tập 1 giáo án ngữ văn 11 ngắn gọn giáo án ngữ văn 11 nghĩa của câu giáo án ngữ văn 11 nghĩa của câu tiếp theo giáo án ngữ văn 11 ngữ cảnh giáo án ngữ văn 11 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 11 phong cách ngôn ngữ báo chí giáo án ngữ văn 11 phỏng vấn và trả lời phỏng vấn giáo án ngữ văn 11 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 11 tập 1 giáo án ngữ văn 11 tập 2 giáo án ngữ văn 11 theo 5 bước giáo án ngữ văn 11 theo 5 bước mới giáo án ngữ văn 11 thương vợ giáo án ngữ văn 11 tiểu sử tóm tắt giáo án ngữ văn 11 tình yêu và thù hận giáo án ngữ văn 11 tôi yêu em giáo án ngữ văn 11 từ ấy giáo án ngữ văn 11 tự tình giáo án ngữ văn 11 văn tế nghĩa sĩ cần giuộc giáo án ngữ văn 11 vào phủ chúa trịnh giáo án ngữ văn 11 vietjack giáo án ngữ văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài giáo án ngữ văn 11 vĩnh biệt cửu trùng đài violet giáo án ngữ văn 11 vịnh khoa thi hương giáo án ngữ văn 11 violet giáo án ngữ văn 11 vội vàng giáo án ngữ văn 11 xin lập khoa luật giáo án ngữ văn 11 đây thôn vĩ dạ giáo án ngữ văn lớp 11 giáo án ngữ văn lớp 11 bài chí phèo giáo án ngữ văn lớp 11 bài chiều tối giáo án ngữ văn lớp 11 bài tôi yêu em giáo án ngữ văn lớp 11 bài tự tình giáo án ngữ văn lớp 11 chí phèo giáo án ngữ văn lớp 11 thương vợ giáo án điện tử ngữ văn 11 chí phèo soạn giáo án ngữ văn 11 soạn giáo án ngữ văn 11 bài ca ngất ngưởng soạn giáo án ngữ văn 11 bài hai đứa trẻ soạn giáo án ngữ văn 11 bài tôi yêu em
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,760
    Thành viên mới nhất
    Vantk123

    Thành viên Online

    Top