- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN LỚP 10 chuyên đề 2: sân khấu hóa tác phẩm văn học kết nối tri thức được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC TIÊU CHUNG CHUYÊN ĐỀ 2
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu.
TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC TỔNG QUÁT
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng.
Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
Chuẩn bị của học sinh: Sách chuyên đề Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem một video ngắn về một vở kịch trong “Chí Phèo” do các học sinh diễn và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tác phẩm văn học được sân khấu hóa trong video vừa rồi là tác phẩm nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: Tác phẩm văn học được sân khấu hóa trong video vừa rồi là Chí Phèo của Nam Cao.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các tác phẩm văn học trước nay vẫn là nguồn cảm hứng cho sân khấu và điện ảnh. Để hiểu rõ hơn về sân khấu hóa tác phẩm văn học, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá Tri thức tổng quát
Mục tiêu: Nắm được khái niệm, hình thức và ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Nội dung: HS sử dụng sách chuyên đề, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm văn học đã được chuyển thể sang kịch hay phim.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: Mê Thảo – Thời vang bóng là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân; Làng Vũ Đại ngày ấy là bộ phim được chuuyển thể từ Chí Phèo và Lão Hạc của Nam Cao;…
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
CHUYÊN ĐỀ 2. SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
Môn: Ngữ văn 10
Số tiết: 10 tiết
Môn: Ngữ văn 10
Số tiết: 10 tiết
MỤC TIÊU CHUNG CHUYÊN ĐỀ 2
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
- Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học.
- Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
- Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu.
TIẾT 1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC TỔNG QUÁT
MỤC TIÊU
Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
Năng lực riêng
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng.
Phẩm chất
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các VB được học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
Chuẩn bị của học sinh: Sách chuyên đề Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem một video ngắn về một vở kịch trong “Chí Phèo” do các học sinh diễn và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tác phẩm văn học được sân khấu hóa trong video vừa rồi là tác phẩm nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: Tác phẩm văn học được sân khấu hóa trong video vừa rồi là Chí Phèo của Nam Cao.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Các tác phẩm văn học trước nay vẫn là nguồn cảm hứng cho sân khấu và điện ảnh. Để hiểu rõ hơn về sân khấu hóa tác phẩm văn học, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khám phá Tri thức tổng quát
Mục tiêu: Nắm được khái niệm, hình thức và ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học.
Nội dung: HS sử dụng sách chuyên đề, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIÊN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận: đọc kiến thức trong phần Tri thức tổng quát, tóm tắt lại bằng sơ đồ tư duy và trình bày trước lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | Sân khấu hóa tác phẩm văn học - Sân khấu là không gian được thiết kế một cách đặc biệt để dành cho hoạt động trình diễn. Sân khấu vừa là không gian dành cho diễn viên, những người đóng vai trò trực quan hóa thế giới hình tượng của văn bản ngôn từ, vừa là không gian dành cho khán giả thưởng thức phần trình diễn. - Sân khấu còn là không gian tạm thời, được thiết lập tùy thời điểm ở một vị trí thích hợp nào đó, phục vụ cho nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của một nhóm khán giả nhất định. - Sân khấu hóa tác phẩm văn học là hoạt động chuyển thể một tác phẩm văn học để đem biểu diễn dưới hình thức một vở kịch, vở chèo, vở cải lương, vở tuồng hay một tiết mục thuộc các loại hình nghệ thuật khác như múa, múa rối, nhạc kịch,… - Sân khấu hóa tác phẩm văn học còn bao gồm các hoạt động trình diễn như ngâm thơ, biểu diễn ca khúc hay vũ đạo lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học. Hiện nay, tác phẩm văn học được sân khấu hóa còn có thể có đời sống trên những nền tảng đa phương tiện như clip video, webdrama (tiểu phẩm công chiếu trên mạng),… Các hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học - Sân khấu hóa để minh họa tác phẩm văn học. - Sân khấu hóa để phóng tác tác phẩm văn học. Ý nghĩa của hoạt động sân khấu hóa Sân khấu hóa tác phẩm văn học chính là hoạt động mở rộng đời sống của tác phẩm văn học, làm cho tác phẩm văn học được sống trong hình thức một loại hình nghệ thuật khác, có thể hiện hữu trong một không gian – thời gian khác. |
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS kể tên những tác phẩm văn học đã được chuyển thể sang kịch hay phim.
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Dự kiến sản phẩm: Mê Thảo – Thời vang bóng là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân; Làng Vũ Đại ngày ấy là bộ phim được chuuyển thể từ Chí Phèo và Lão Hạc của Nam Cao;…
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.