Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
Giáo án dạy thêm văn 6 chân trời sáng tạo HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 199 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
  • Ngày soạn:
  • Ngày dạy:

  • Tiết 1, 2, 3: Ôn tập: VĂN BẢN “GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA”( THẠCH LAM)
I. MỤC TIÊU

a.
Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ………..” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập..

b. Năng lực chung

-
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

2.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hoà nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH

1. Hoạt động 1: Mở đầu


a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề

b) Nội dung hoạt động: Hs xem hình ảnh

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

* Chuyển giao nhiệm vụ: Hình ảnh gợi em nhớ đến nhân vật nào các em đã học? Em có ấn tượng gì về nhân vật đó?



* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi

* Báo cáo kết quả:
HS trình bày kết quả (cá nhân).

* Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng đi ôn tập văn bản “ Gió lạnh đầu mùa”

2. Hoạt động 2+ 3+ 4: Luyện tập+ Vận dụng

a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức chung về về tác giả, tác phẩm.

b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập nhóm

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ

d) Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm bàn
Điền thông tin còn thiếu vào phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Văn bản :
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời vb
Thể loại
Ngôi kể
Người kể chuyện
Cốt truyện
Nghệ thuật
Nội dung


* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả:
HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét. Chốt kiến thức( chiếu)
I, KIẾN THỨC CHUNG VỀ TÁC GỈẢ- VĂN BẢN
1, Tác giả:

- Tác giả Thạch Lam(1910 - 1932).
- Tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910, mất năm 1942.
- Quê gốc Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại Hải Dương.
- Phong cách : nhẹ nhàng
tinh tế, nhạy cảm đặc biệt trong việc khai thác thế giới cảm xúc, cảm giác của con người .
Một số tác phẩm tiêu biểu : Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường, Hai đứa trẻ, Nắng trong vườn, Sợi tóc….
2, Văn bản
a, Xuất xứ
: “Gió lạnh đầu mùa” là truyện ngắn đặc sắc rút ra từ tập truyện cùng tên của Thạch Lam, năm 1937
b, Ngôi kể và người kể chuyện
Ngôi kể thứ 3
Người kể chuyện:
Không xuất hiện trực tiếp mà “giấu mình”. Người kể chuyện có mặt ở khắp mọi nơi, chứng kiến và thấu hiểu tất cả.
-> Kể lại câu chuyện một cách khạch quan và toàn diện.
c, Cốt truyện
Các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian. Các sự việc có mối quan hệ nguyên nhân- kết quả, từ sự việc này sẽ dẫn đến các sự việc khác.
Câu chuyện giản dị, không có những đột biến gây cắng thẳng, kịch tính.
Bên cạnh sự việc, còn những đoạn văn miêu tả thiên nhiên rất sinh động, tinh tế, giàu cảm xúc.
Sự việc kết thúc truyện sâu sắc, thể hiện tấm lòng nhân ái sẻ chia với những hoàn cảnh khó khắn trong cuộc sống.
3, Nghệ thuật, nội dung.
a, Nghệ thuật
- Xây dựng nhân vật qua lời nói, hành động, suy nghĩ, đặc biệt là qua những cảm xúc tinh tế về thiên nhiên cảnh vật.
- Kết hợp giữa tự sự với miêu tra, biểu cảm tinh tế cùng thủ pháp đối lập, tương phản.
b, Nội dung
Ca ngợi tình yêu thương, sự sẻ chia và đồng cảmvới những hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo khổ và bất hạnh trong cuộc sống.
a) Mục tiêu: Hs khái quát những kiến thức trọng tâm của văn bản.
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
II, KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
* Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1:
Nhận xét về cảm xúc của Sơn trước khung cảnh
Nhóm 2: Nhận xét về cảm xúc của Sơn trước cảnh sinh hoạt
Nhóm 3: Nhận xét về thái độ và suy nghĩ của hai chị em Sơn với những người bạn nghèo
Nhóm 4: Nhận xét về hành động cho áo của hai chị em Sơn

* Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả:
HS trình bày kết quả (cá nhân).
* Đánh giá nhận xét. Chốt kiến thức( chiếu)
1, Nhân vật Sơn
a, Cảm xúc của Sơn trước khung cảnh thiên nhiên và sự thay đổi của thời thời tiết
Những chi tiết chân thực, sống động gợi lên khung cảnh đặc trưng của những ngày đầu đông ở miền bắc. Những cơn gió mùa đông bắc đã quét sạch cái ấm áp, hanh hao còn sót lại của mùa thu, mang cái giá rét về khắp đất trời.
Những cảm nhận của nhân vật Sơn trước sự thay đổi của thời tiết lúc chuyển mùa giúp ta thấy được đây là cậu bé có sự quan sát tinh tế và có tâm hồn nhạy cảm.
b, Cảm xúc của Sơn trước cảnh sinh hoạt trong gia đình
- Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn hết sức ấp ám và bình yên.Mọi người đã chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông đang tới.
- Cậu bé Sơn cũng cảm nhận được khung cảnh đầm ấm với sự quây quần và quan tâm, chăm sóc, yêu thương của những người thân trong nhà (mẹ, chị, vú già) dành cho cậu. Đồng thời đây cũng là cậu bé nhạy cảm trước sự thay đổi cảm xúc người sống tình cảm.
c, Thái độ và suy nghĩ của hai chị em Sơn với những người bạn nghèo
+ Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với chúng, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh.
+ Sơn nhận ra những người bạn nghèo của mình tím tái lại vì cái lạnh đầu mùa
d, Hành động cho áo của hai chị em Sơn
+ “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp, vui vui”
=> Niềm vui khi được chia sẻ, giúp đỡ người khác.
e, Hành động đòi áo của hai chị em Sơn
+ Hành động thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và rất tự nhiên theo tâm lí của con trẻ.
+ Hai chị em làm việc tốt không hề suy xét nên khi nghe nói mẹ sẽ giận thì hai chị em lại hốt hoảng đi tìm để đòi lại áo
=> Hành động ấy không đáng trách.
=> Hai chị em chưa ý thức rõ về những việc mình làm, về những kết quả mà hành động của mình mang lại. Hai chị em vẫn chưa có lòng tin mạnh mẽ vào những việc tốt sẽ nhận được sự đồng tình của mọi người.
? Em có nhận xét gì về cách ứng xử của hai bà mẹ?
2, Câu chuyện về cách ứng xử của hai người mẹ
=> Mẹ Hiên:
+ Người mẹ thương con nhưng lực bất tòng tâm.
+ Đây là người mẹ nghèo khổ nhưng có cách cư xử đúng đắn, đầy tự trọng - "đói cho sạch, rách cho thơm".
=> Mẹ Sơn
+ Người mẹ thương con nhưng lực bất tòng tâm.
+ Đây là người mẹ nghèo khổ nhưng có cách cư xử đúng đắn, đầy tự trọng - "đói cho sạch, rách cho thơm".
+ Mẹ Sơn có lòng đồng cảm, sẻ chia, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn.
+ Hành động thể hiện sự tế nhị, khéo léo khi “của cho không bằng cách cho”.
=> Người mẹ khá giả và có cách cư xử vừa tế nhị vừa nhân hậu.
a) Mục tiêu: Hs thực hiện các phiếu học tập tìm hiểu từng đoạn văn bản của truyện nhằm hiểu sâu hơn về văn bản.
b) Nội dung hoạt động: HS thực hiện phiếu học tập
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
d) Tổ chứchoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập…
- Làm việc nhóm
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm trình bày
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
III, LUYỆN TẬP
BÀI TẬP 1

Câu 1 :
Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa trong SGK (tr. 7 - 10) và trả lời các câu hỏi:


Sắp xếp lại các sự việc sau theo trình tự diễn biến của câu chuyện:
A. Hai chị em Sơn ra xóm chợ chơi và thấy những người bạn ở xóm chợ nghèo mặc những bộ quần áo bạc, vá nhiều chỗ; đặc biệt em Hiên chỉ mặc manh áo rách tả tơi, co ro chịu rét.
B. Mùa đông giá lạnh đã đến, hai chị em Sơn và Lan được mặc những bộ quần áo đẹp và ấm áp.
C. Chuyện cho áo đến tai người thân. Lo sợ bị mẹ mắng, Sơn và Lan đi tìm Hiên để đòi áo.
D. Chị Lan hăm hở về lấy áo cho Hiên, Sơn thấy lòng ấm áp, vui vui.
E. Sơn thấy động lòng thương Hiên, hỏi chị về việc đem cho Hiên cái áo bông cũ của người em đã mất.
F. Mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại chiếc áo bông.
G. Biết hoàn cảnh của gia đình Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên mượn tiền để may áo cho con.

BÀI TẬP 1
Gợi ý
Câu 1 :
Sắp xếp lại các sự việc theo trình tự diễn biến của câu chuyện: B, A, E, D, C, F, G.
Câu 2 : Theo em, nhân vật Sơn là người như thế nào? Em dựa vào những sự việc, chi tiết nào trong tác phẩm để đưa ra nhận xét đó?
Câu 2 : Sơn là một bạn nhỏ rất tình cảm, giàu lòng trắc ẩn, biết quan tâm và yêu thương người thân, bạn bè.
Câu 3 : Em đồng tình hay không đồng tình với hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông của nhân vật Sơn? Vì sao?Câu 3 : Hành động vội vã đi tìm Hiên để đòi lại chiếc áo bông cũ không làm em giảm bớt thiện cảm với nhân vật Sơn không. Bởi vì đó là tâm lý và hành động bình thường của một đứa trẻ khi tự ý mang đồ dùng ở nhà đi cho người khác và sợ bị mẹ mắng.
Câu 4 : Trong tác phẩm, em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?Câu 4 : Trong tác phẩm, em thích nhất là nhân vật Sơn. Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm khi nhớ và thương về em Duyên. Sơn còn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt
Câu 5 : Nếu được đặt lại nhan đề cho tác phẩm, em sẽ chọn nhan đề gì? Giải thích lí do em chọn nhan đề đó.Câu 5 : Đặt tên cho tác phẩm: Tình bạn ấm áp, Yêu thương giữa ngày đông,…
BÀI TẬP 2 : Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (Từ Sơn bấy giờ mới chợt nhớ ra đến ấm áp vui vui (tr. 9) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 :
Người kể chuyện trong đoạn trích có trực tiếp tham gia vào câu chuyện không? Đó là người kể chuyện ngôi thứ mấy?
BÀI TẬP 2
Gợi ý
Câu 1 :
Người kể chuyện trong đoạn trích không trực tiếp tham gia vào câu chuyện. Đó là người kể chuyện ngôi thứ ba.
Câu 2 : Sơn hiểu được điều gì khi chợt nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của mẹ con bé Hiên?Câu 2 : Khi chợt nhớ ra cảnh sống nghèo khổ của mẹ con bé Hiên, Sơn hiểu rằng mẹ Hiên không thể có tiền mua áo rét cho con.
Câu 3: Vì sao Sơn nảy ra ý định rủ chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên cho bé Hiên?Câu 3 : Sơn nảy ra ý định rủ chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên cho bé Hiên vì thương bé Hiên phải chịu rét.
Câu 4 : Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của Sơn trong đoạn trích. Miêu tả những suy nghĩ, cảm xúc đó, tác giả đã làm nổi bật được điều gì ở nhân vật này?Câu 4 :
- Suy nghĩ, cảm xúc của Sơn trong đoạn trích: hiểu cảnh sống nghèo khổ của mẹ con bé Hiên, thương bé Hiên, vui sướng khi làm một việc tốt, giúp đỡ được người khác.

- Qua đó, có thể thấy tác giả nhấn mạnh lòng nhân hậu, sự quan tâm, yêu thương, chia sẻ của Sơn với những người nghèo khổ, đáng thương.
Câu 5: Em đã bao giờ trải qua cảm xúc giống như niềm vui của Sơn khi cùng chị mang chiếc áo bông cũ cho bé Hiên? Hãy chia sẻ vì sao em có hoặc chưa có trải nghiệm đó.Câu 5:
Em đã bao giờ trải qua cảm xúc giống như niềm vui của Sơn khi cùng chị mang chiếc áo bông cũ cho bé Hiên? Hãy chia sẻ vì sao em có hoặc chưa có trải nghiệm đó.
Câu 6: Tìm cụm danh từ trong những câu sau. Xác định trung tâm của cụm danh từ và những ý nghĩa mà trung tâm đó được bổ sung.
a. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gân chị thì thâm.
b. Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.
Câu 6:
a. Cụm danh từ: một ý nghĩ tốt.
- Trung tâm của cụm danh từ: ý nghĩ.
- Phần phụ trước: một, có ý nghĩa chỉ số lượng.
- Phần phụ sau: tốt, chỉ đặc điểm của ý nghĩ.
b. Cụm danh từ: cái áo bông cũ.
- Trung tâm của cụm danh từ: cái áo.
- Phần phụ sau: bông, cũ, chỉ đặc điểm của áo.
BÀI TẬP 3 : Đọc lại văn bản Gió lạnh đầu mùa (từ Hai chị em lo lắng dắt nhau đến không sợ mẹ mắng ư?) trong SGK (tr. 10-11) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 :
Tìm các từ ngữ miêu tả tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà.
BÀI TẬP 3 :
Gợi ý
Câu 1 :
Tâm trạng của hai chị em Sơn khi về nhà được thể hiện qua các từ ngữ: "lo lắng dắt nhau lẻn về nhà ","Lan dắt tay Sơn khép nép" bước vào nhà, hai chị em "ngạc nhiên đứng sững ra" khi thấy mẹ con Hiên trong nhà mình.
Câu 2 : Thái độ của mẹ Sơn trong hai lần nói với các con khác nhau như thế nào?Câu 2 : Lần đầu, mẹ Sơn "nghiêm nghị" nói với hai con. Sau đó, mẹ Sơn "vẫy hai con lại gần", "âu yếm ôm vào lòng" và nói. Với các con, thái độ của mẹ Sơn vừa nghiêm khắc vừa ấm áp, yêu thương.
Câu 3: Vì sao khi về đến nhà, Sơn “sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị”?Câu 3 : Khi về đến nhà, Sơn "sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị" vì Sơn đã biết lỗi của mình và sợ bị mẹ mắng. Có lẽ lúc đó Sơn mới hiểu rằng mẹ rất quý chiếc áo bông cũ ấy.
Câu 4 : Việc mẹ Hiên sang nhà Sơn trả lại chiếc áo bông giúp em cảm nhận như thế nào về nhân vật này?Câu 4 :
Mẹ Hiên sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông mà Sơn đã cho Hiên. Mẹ Hiên dù rất nghèo và thương con nhưng không lợi dụng lòng tốt thơ ngây của trẻ nhỏ. Hành động này cho ta cảm nhận được cách cư xử đúng đắn và giàu lòng tự trọng của một người mẹ nghèo.
Câu 5: Nhận xét về cách ứng xử của mẹ Sơn với mẹ Hiên trong đoạn trích trên.Câu 5:
Mẹ của Sơn đã cho mẹ Hiên vay năm hào để mua áo rét cho con như một cách giúp đỡ chân tình. Mẹ Sơn là người phụ nữ nhân hậu, tốt bụng.
Câu 6: Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ Hiên không sang nhà Sơn để trả lại chiếc áo bông cũ?Câu 6:
Có thể mẹ Sơn sẽ phân tích cho hai con hiểu về ý nghĩa của chiếc áo bông cũ với gia đình, hoặc mẹ Sơn sẽ cùng hai con mang sang nhà Hiên một chiếc áo ấm khác.
Câu 7: Em có cho rằng cách kết thúc truyện của tác giả là hợp lí không? Vì sao?

Câu 7: Truyện kết thúc với hình ảnh người mẹ ôm con vào lòng và ngợi khen tấm lòng nhân hậu của các con "Hai con tôi quý quá". Đây là một kết thúc truyện hợp lí, trọn vẹn, giàu chất thơ, truyền đi thông điệp về tình người ấm áp.
Câu 8:
Tìm một cụm tính từ trong đoạn trích. Với trung tâm của cụm tính từ đó, hãy tạo ra ba cụm tính từ khác.
Câu 8:
Cụm tính từ trong đoạn trích: khổ lắm, quý quá
Với trung tâm của cụm tính từ đó, tạo ra ba cụm tính từ khác: rất khổ, khổ vô
cùng, khổ quá,...
* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

  • - Học bài, nắm chắc kiến thức văn bản và kiến thức vừa ôn tập
  • - Chuẩn bị nội dung ôn tập buổi sau: Ôn tập: VĂN BẢN “TUỔI THƠ TÔI”


  • Ngày soạn:
  • Ngày dạy:


Tiết 4,5: Ôn tập: VĂN BẢN “TUỔI THƠ TÔI”( Nguyễn Nhật Ánh)​

I. MỤC TIÊU

a.
Năng lực đặc thù:

Đọc và tóm tắt được sự việc chính của văn bản.Ý nghĩa của văn bản.

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại, về Văn bản “ ………..” mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập và các đề luyện tập..

b. Năng lực chung

-
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về văn bản đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện p

1706191230652.png

 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN----GA DTHT VĂN 6 CTST KÌ 2.doc
    2.9 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 6 giáo án anh văn 6 học kì 2 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án bài mở đầu văn 6 sách cánh diều giáo án toán 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án bồi giỏi văn 6 giáo án chân trời sáng tạo giáo án chân trời sáng tạo môn toán giáo án dạy thêm ngữ văn 6 bộ cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức giáo án dạy thêm văn 6 mới nhất giáo án dạy thêm văn 6 sách cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 violet giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 6 giáo án kết nối tri thức giáo án làm quen văn học 5 6 tuổi giáo án lớp 1 trọn bộ mới nhất violet giáo án môn tiếng việt chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 giáo án ngữ văn 6 bài con rồng cháu tiên giáo án ngữ văn 6 bài thầy bói xem voi giáo án ngữ văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 cánh diều giáo án ngữ văn 6 cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án ngữ văn 6 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 có tích hợp giáo án ngữ văn 6 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 6 hk2 mới nhất giáo án ngữ văn 6 học kì 1 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án ngữ văn 6 mới chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 6 mới nhất violet giáo án ngữ văn 6 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 phụ đạo giáo án ngữ văn 6 phương pháp tả người giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 sách kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 6 thánh gióng giáo án ngữ văn 6 theo chương trình gdpt mới giáo án ngữ văn 6 vnen tập 1 giáo án ngữ văn 6 vnen tập 2 giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 cánh diều giáo án ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức giáo án on tập giữa kì 1 văn 6 giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 giáo án on tập ngữ văn 6 học kì 1 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 6 giáo án on tập văn 6 kì 1 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 6 giáo án phụ đạo văn 6 kì ii giáo án powerpoint ngữ văn 6 cánh diều giáo án powerpoint ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án powerpoint văn 6 cánh diều giáo án powerpoint văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint văn 6 kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án tiếng việt cánh diều giáo án tiếng việt sách cánh diều giáo án tin 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án toán 6 cánh diều giáo án toán 6 chân trời sáng tạo giáo án toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án toán kết nối tri thức giáo án văn 6 giáo án văn 6 2 cột giáo án văn 6 bài cây tre việt nam giáo án văn 6 bài chỉ từ giáo án văn 6 bài cô tô giáo án văn 6 bài danh từ tiếp theo giáo án văn 6 bài hang én giáo án văn 6 bài hoán dụ giáo án văn 6 bài học đường đời đầu tiên giáo án văn 6 bài thánh gióng giáo án văn 6 bài vượt thác giáo án văn 6 bài đêm nay bác không ngủ giáo án văn 6 bộ cánh diều giáo án văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án văn 6 bộ kết nối giáo án văn 6 bộ kết nối tri thức giáo án văn 6 bộ sách kết nối tri thức giáo án văn 6 cánh diều giáo án văn 6 cánh diều bài 3 giáo án văn 6 cánh diều bài 4 giáo án văn 6 cánh diều bài 5 giáo án văn 6 cánh diều bài 6 giáo án văn 6 cánh diều bài mở đầu giáo án văn 6 cánh diều kì 2 giáo án văn 6 cánh diều violet giáo án văn 6 cây tre việt nam giáo án văn 6 chân trời sáng tạo giáo án văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án văn 6 danh từ giáo án văn 6 dạy thêm giáo án văn 6 gió lạnh đầu mùa giáo án văn 6 hang én giáo án văn 6 kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 5 giáo án văn 6 kết nối tri thức kì 2 giáo án văn 6 kết nối tri thức violet giáo án văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo an văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án văn 6 kì 1 giáo án văn 6 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 6 kì 2 giáo án văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 6 giáo án văn 6 mây và sóng giáo án văn 6 mới giáo án văn 6 mới nhất giáo án văn 6 năm 2020 giáo án văn 6 phát triển năng lực giáo án văn 6 phó từ giáo án văn 6 sách cánh diều giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo theo vọng văn 5512 giáo án văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án văn 6 so sánh giáo án văn 6 tập 1 giáo án văn 6 theo chủ đề giáo án văn 6 theo công văn 5512 giáo an văn 6 theo công văn 5512 violet giáo án văn 6 theo mô hình trường học mới giáo án văn 6 treo biển giáo án văn 6 vietjack giáo án văn 6 violet giáo án văn 6 vnen giáo án văn lớp 6 giáo án văn lớp 6 bài hoán dụ giáo án văn lớp 6 bài luyện nói kể chuyện giáo án văn lớp 6 bài phó từ giáo án văn lớp 6 bài so sánh tiếp theo giáo án văn lớp 6 bài số từ và lượng từ giáo án văn lớp 6 bài thầy bói xem voi giáo án văn lớp 6 bài từ mượn giáo án văn lớp 6 sách mới giáo án văn lớp 6 violet giáo án điện tử ngữ văn lớp 6 giáo án điện tử văn 6 cánh diều giáo án điện tử văn 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử văn 6 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,763
    Thành viên mới nhất
    VuHaAnhh

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top